Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Tàng kinh các
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Tàng kinh các Nơi lưu trữ sách dạy võ thuật, video võ thuật. Chỉ thành viên thuộc nhóm quản lý mục mới có quyền gửi bài trong mục này.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 10-12-2004   #1
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.675.402
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Thuần Chính Thập Nhị Thủ (Sách tham khảo)

Mục lục

I - Khái quát
- Nguồn gốc
- Tiểu sử tác giả
- Phân tích các thủ
- Nội công, khí công sử dụng
- Huấn thị tổng quát

II - Thuần chính Đệ nhất thủ: Tỏa thủ phá thức (còn gọi Việt nữ chính thủ)
- Dẫn nhập
- Nội công, khí công áp dụng
- Các chiêu thức
1 - Đối diện chính tâm, hữu chiêu
2 - Đối diện chính tâm, tả chiêu
3 - Nhân ngã đối diện, hữu chiêu
4 - Nhân ngã đối diện, tả chiêu
5 - Ngã Việt, Nhữ Đát, hữu chiêu
6 - Ngã Việt, Nhữ Đát, tả chiêu
7 - Cản tiền chế hậu
8 - Đối cản chế tiền
9 - Ngã nhân, nhĩ ngưu
10 - Thuận thủ bảo thân
11 - Nghịch thủ trấn địa
12 - Việt nữ bảo tiết

III - Thuần chính đệ nhị thủ: Tỏa hầu phá thức (Việt nữ phản thủ)
- Dẫn nhập
- Nội công, khí công áp dụng
- Các chiêu thức
1 - Mãnh hổ cùng đồ, đơn thủ
2 - Mãnh hổ cùng đồ, song thủ
3 - Mãnh hổ cùng đồ, đơn thủ hậu (phải)
4 - Mãnh hổ cùng đồ, đơn thủ hậu (trái)
5 - Mãnh hổ cùng đồ, song thủ hậu
6 - Tọa hổ chế viên, đơn thủ tiền
7 - Tọa hổ chế viên, song thủ tiền
8 - Tọa hổ chế viên, đơn thủ hậu
9 - Tọa hổ chế viên, song thủ hậu
10 - Ngọa long chế viên, đơn thủ
11 - Ngọa long chế viên, song thủ
12 - Phục long chế viên thủ

IV - Thuần chính Đệ tam thủ: Tỏa thủ cầm hồ
- Dẫn nhập
- Nội công, khí công áp dụng
- Các chiêu thức
1 - Mai hoa chiết thủ hữu tỏa
2 - Mai hoa chiết thủ, tả tỏa
3 - Liên hoa tỏa trửu, tả biên
4 - Liên hoa tỏa trửu, hữu biên
5 - Ngọc lan tỏa kiên, tả cố
6 - Ngọc lan tỏa kiên, hữu cố
7 - Dạ hương tỏa thủ, tả khuynh
8 - Dạ hương tỏa thủ, hữu khuynh
9 - Đào hoa qui xà, hữu cầm
10 - Đào hoa qui xà, tả cầm
11 - Hoa trung hữu tiễn, tả thích
12 - Hoa trung hữu tiễn, hữu thích

Vui lòng click vào đường link để đọc.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB_Vô tình tiên tử vì bài viết hữu ích này:
dovuhai1 (23-12-2010)
Cũ 10-12-2004   #2
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.675.402
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Nghiên Cứu Võ Thuật Cổ Việt-Nam

Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Tác giả : Thủy Tiên Công Chúa (1254 – 1329)
Xuất xứ : Vạn Pháp Quy Nguyên và Đông A Di Sự (phần Vũ-kinh)
Dịch, biên tập chú giải : Trần Đại Sỹ
Với sự trợ giúp của võ sư Trần Huy Quyền, Lê Như Bá
Copyright by Trần Đại Sỹ – Trần Huy Quyền – Lê Như Bá


1. NGUỒN GỐC

Năm 1280, quân Mông Cổ chuẩn bị sang xâm lăng Việt Nam. Vua ra lệnh cho các vương hầu, tướng sĩ, võ phái đều được mộ binh, tổ chức huấn luyện. Trong hoàng cung, bà Linh Từ (Vương phi của Trung Vũ đại vương, lĩnh Thái sư Trần Thủ Độ) họp tất cả các phi tần, công chúa, cung nga, quận chúa lại và ban huấn từ :

"Giặc sắp đến, các người phải luyện tập võ nghệ để có thể xuất trận chống xâm lăng. Nếu võ không tinh thì ít ra cũng tự bảo vệ được bản thân, không làm bận đến tướng sĩ để bảo vệ"

Bà chỉ định : Khâm Từ hoàng hậu, Thiên Thụy công chúa (vương phi Hưng Võ Vương, con Hưng Đạo Vương) và Thủy Tiên công chúa dạy các cung phi, cung nga. Còn công chúa, quận chúa thì đích thân bà dạy.

Khi dạy võ, Thủy Tiên công chúa thấy dạy cương quyền cho phái nữ để chuẩn bị chống với binh sĩ Mông Cổ là loại người to lớn, dũng mãnh, thì khó mà bảo toàn thân thể. Vì vậy bà mới tìm ra tất cả thế nhu, chống lại đủ hình thức tấn công của đối thủ. Sau khi thắng Mông Cổ, bà chép lại thành bộ "Thuần Chính Thập Nhị Thủ" là những phương pháp hiền hậu để tỏ ra mình là người trinh tĩnh, tiết hạnh.

Năm Xương Phù thứ 11 (1387) Thái sư Trần Nguyên Đán chép vào bộ Đông A Di Sự, chú thích, vẽ đồ hình đầy đủ, và cho khắc bản in. Nay còn lưu truyền.




Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-12-2004   #3
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.675.402
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
2. TIỂU SỬ TÁC GIẢ

Thủy Tiên Công Chúa là dưỡng nữ Hưng Đạo Vương. Không rõ bà xuất thân từ đâu, cha mẹ là ai. Chỉ biết bà được Hưng Đạo Vương yêu thương nhận làm con nuôi. Bà sinh niên hiệu Nguyên Phong thứ tư (1254) đời vua Trần Thái Tông. Lên sáu tuổi bắt đầu học võ với Hưng Đạo Vương. Sau này bà học với Khâm Từ hoàng hậu (vợ vua Nhân Tông, và là con đẻ Hưng Đạo Vương). Nhưng sự thực tất cả võ công và nội công của bà do Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dạy. Hưng Đạo Vương gả bà cho danh tướng Phạm Ngũ Lão. Sử chép rằng võ công của bà được liệt vào hàng thứ 15 đời Trần, trong khi Phạm Ngũ Lão đứng hạng thứ 17, tức võ công thua bà hai bậc. Bà có công huấn luyện võ thuật cho toàn thể cung phi, cung nga đời Trần. Chính vì vậy, khi mà quân Mông Cổ chiếm Thăng Long, các cung phi, cung nga tự bảo vệ, di tản an toàn, không cần hộ tống.

Tuy nhiên, bà không hoàn toàn đi theo hoàng cung. Bà theo sát phu quân là danh tướng Phạm Ngũ Lão đánh trận Chương Dương, Nội Bàng, sau này cũng chính bà theo phu quân chinh phạt Ai Lao và Chiêm Thành.

Sách Đông A Di Sự, Thủy Tiên Công Chúa liệt truyện chép :

"Công chúa mặt đẹp như ngọc, dáng người thanh nhã, tiếng nói khoan thai, lòng đầy nhân ái, nhưng khi xung trận thì dũng mãnh phi thường".

Bộ Mông Thát Cáo Lục chép :

"Vợ tướng họ Phạm là con gái của Hưng Đạo Vương, không biết tên là gì, tước phong Thủy Tiên Công Chúa. Thủy Tiên dáng người thanh thoát, mặt đẹp ; nói thông thạo tiếng Mông Cổ âm Hoa Lâm, tiếng Hán âm Lâm An. Khi lâm trận đối đáp với tướng Mông Cổ bằng ngôn từ nhẹ nhàng, nhưng khi giao tranh thì dũng mãnh phi thường. Nhiều tướng Mông Cổ không đề phòng, bị Thủy Tiên giết. Tướng Nguyễn Linh Nhan bị Thủy Tiên bắt sống".

Lưu ý độc giả, trong tất cả các sách của Trung Quốc viết về cuộc chiến Mông-Việt, họ gọi thẳng tên các vua Trần. Như vua Trần Thái Tông họ gọi là Trần Cảnh, trong khi họ gọi Trần Quốc Tuấn bằng tước Hưng Đạo Vương, để tỏ lòng kính trọng.

Công chúa mất vào niên hiệu Khai Thái năm thứ sáu đời Trần Minh Tông (1329), thọ 75 tuổi. Huyền sử Việt Nam kể rằng sau khi mất bà hiển thánh. Cho nên ngày nay tại tất cả các đền thờ Hưng Đạo Vương trên toàn Việt Nam đều có tượng thờ bà. Tại đền thờ nói đến Tứ Vị Vương Tử, Nhị Vị Vương Cô, bà là một trong Nhị Vương Cô. Chính bà đã dùng một chiêu trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ bắt một danh tướng Mông Cổ là Nguyễn Linh Nhan, cho nên ngày nay mỗi khi về đồng bà, người ta còn diễn lại tích này.

Về võ học, bà có để lại các phát minh sau :
  • - Thuần Chính Thập Nhị Thủ,
    - Thủy Tiên Liên Hoa quyền,
    - Thủy Tiên Trường Xuân Công,
    - Thủy Tiên Trị Liệu Thủ (phương pháp dùng chỉ lực chữa bệnh, rất thần diệu).(Thất truyền)


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-12-2004   #4
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.675.402
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
3. PHÂN TÍCH CÁC THỦ

Thủ nghĩa đen là tay. Mỗi thủ có một tên, 12 thủ có 12 tên nguyên thủy do công chúa đặt ra. Nhưng khi chép vào bộ Đông A Di Sự, Thái sư Trần Nguyên Đán lại đổi tên đi để cho hợp với các hoạt động cơ thể.

Đệ nhất: Việt nữ chính thủ gồm 12 chiêu phá các thế nắm tay,
Đệ nhị: Việt nữ phản thủ gồm 12 chiêu chống lại bóp cổ,
Đệ tam: Việt nữ tịch tà gồm 12 chiêu khóa tay chân,
Đệ tứ: Việt nữ bảo tiết gồm 12 chiêu nằm tự vệ,
Đệ ngũ: Việt nữ phản chế gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm áo,
Đệ lục: Thiên cẩu nhập nội gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm tóc,
Đệ thất: Việt nữ phục hổ gồm 12 chiêu tự vệ khi bị tấn công bằng thủ pháp,
Đệ bát: Anh thư bảo quốc gồm 12 chiêu thức tuyệt diệu của nhu quyền,
Đệ cửu: Việt nữ thuần chính gồm 12 chiêu tự vệ khi bị ôm,
Đệ thập: Ô nha phạm cảnh gồm 12 chiêu tự vệ chống cước,
Đệ thập nhất: Việt điểu nam phi gồm 12 chiêu tự vệ chống dao,
Đệ thập nhị: Nam thiên anh kiệt gồm 12 chiêu tự vệ khi bị trói,

Ngoại trừ thủ thứ 11 và 12, các thủ đều nằm trong tư thế chống lại các loại quyền cước. Khi luyện tập Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải nhớ các nguyên tắc sau :
  • MỘT LÀ, đọc, nhớ kỹ danh hiệu các chiêu thức. Mỗi chiêu thức có một tên, tên đó nhắc nhở cho biết nội dung động tác.
    HAI LÀ, thuộc các nguyên lý võ học.
    BA LÀ, luyện tập theo thứ tự từ chiêu thứ nhất đến chiêu thứ 12.
    BỐN LÀ, trước khi luyện, phải luyện Nội công, Khí công chỉ định. Sau khi nhuần nhuyễn Nội công, Khí công mới luyện các chiêu.
    NĂM LÀ, phải luyện theo thứ tự, từ thủ thứ nhất, đến thủ thứ nhì...
    Vì là loại nhu quyền, nên tuyệt đối tránh dùng cương giải quyết, không được xử dụng những đòn, thế của cương quyền. Luôn luôn nhớ rằng : người xử dụng nhỏ bé, không biết võ, chống lại người to lớn khỏe mạnh.
Mỗi chiêu thức bao giờ cũng có ba phần, đó là một nguyên lý căn bản của Võ Việt đời Trần, để phân biệt với các võ khác. Đó là : Công, Nghinh, Thủ.

Nhiều võ phái khác, mỗi chiêu thức của họ chỉ CÔNG không, hoặc NGHINH không, hoặc THỦ không. Nhưng môn võ này là võ Trấn Bắc Bình Nam nghĩa là bảo vệ quốc gia, cho nên :

- Trong thế CÔNG bao giờ cũng kín đáo, không để hở cho địch tấn công vào, như thế là trong thế công có thế thủ.
- Trong thế THỦ bao giờ cũng dự trù một thức phản công, như thế là trong thế thủ có thế công.
- Trong một chiêu, mà chúng ta xuất phát, không bao giờ tấn công trước. Đợi đối thủ xuất chiêu rồi nhân đó phản công. Thế là trong thế công bao hàm chống đỡ, đó là NGHINH.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB_Vô tình tiên tử vì bài viết hữu ích này:
dovuhai1 (23-12-2010)
Cũ 10-12-2004   #5
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.675.402
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
4. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG SỬ DỤNG

Cũng như hầu hết các pho võ thuật cổ của tộc Việt: Mỗi pho đều đính kèm phần Nội công, Khí công áp dụng. Trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ, Công chúa Thủy Tiên có đính kèm:

– Mỗi Thủ đều có phần Nội công bắt buộc người luyện phải tập, để có thể sử dụng những chiêu thức sao cho linh hoạt, dẻo dai, thăng bằng và có lực.

– Một phần Khí công bắt buộc phải luyện mới có thể phát lực. Hơn nữa sau mỗi buổi tập, sao cho cơ thể không mệt mỏi, cùng quy tụ chân khí.

– Muốn luyện Nội công, Khí công của Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải hội đủ các điều kiện sau:
  • Một là, phải hiểu thấu đáo một trong các kinh Kim cương, Lăng già hay Bát nhã, sau buổi tập dùng quy liễm chân khí. Theo quan niệm các võ học danh gia thời Đông A (Trần) thì khi luyện võ trong tâm đều nảy sinh ra ác nghiệp: muốn giết, muốn đánh đối thủ. Cái ác tâm đó dần dần tích tụ sẽ sinh ra những phản ứng tai hại trong cơ thể. Sau này được gọi là nhập ma chướng. Cho nên khi luyện Thuần chính Thập Nhị Thủ phải dùng tinh hoa của ba kinh Kim cương, Lăng già và Bát nhã hóa giải.
    Hai là, phải biết dẫn khí.
    Ba là, phải biết điều khí thông qua 12 chính kinh, Kỳ kinh bát mạch, vòng Tiểu Chu thiên, vòng Đại Chu thiên.
Phần này chúng tôi không dịch, không chú giải, vì quá dài. Nếu biên tập hết, chẳng hóa ra phải soạn một pho Võ học toàn thư ư? Chúng tôi không có thời gian để làm công việc này. Vì cuộc đời tôi đã dành để viết về năm thời đại oanh liệt của tộc Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Xin độc giả niệm thứ.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-12-2004   #6
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.675.402
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
5. HUẤN THỊ TỔNG QUÁT

Đây chỉ là một Võ học bậc trung, không phải là loại tuyệt học, tức võ học tối cao. Tuy nhiên trong cũng có 40% là những chiêu giết người trong chớp mắt. Nhất là những chiêu điểm huyệt. Các võ sư, giáo sư không nên dạy cho võ sinh cấp nhỏ học. Vì muốn điểm huyệt phải :
  • – Hiểu rõ 12 kinh mạch, Nhâm, Đốc (kinh, kỳ kinh bát mạch). Hơn nữa phải học thần công biết phát lực đã.
    – Điểm huyệt không trúng, thì rất nguy hiểm cho bản thân.
    – Điểm mạnh quá làm đối thủ chết hoặc thành phế tật, thiếu nhân đạo. Dầu đối với kẻ thù.
    – Điểm trúng rồi làm sao giải huyệt ? Nếu thần công không có ?
Sài Gòn, ngày 6 tháng 8 năm 1970

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại Sỹ


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-12-2004   #7
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.675.402
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Thuần Chính Đệ Nhất Thủ

TỎA THỦ PHÁ THỨC

1. DẪN NHẬP

Thủy Tiên Công Chúa sáng chế ra 12 thủ nhu quyền, gồm 114 chiêu, đặt tên thủ thứ nhất là Việt nữ chính thủ. Khi chép vào phần Vũ kinh trong bộ Đông A Di Sự, thì Thái sư Trần Nguyên Đán lại chép là Tỏa thủ phá thức. Nhân đó các đời sau gọi là Tỏa Thủ Phá Thức thành quen.
Việt nữ chính thủ gồm có 12 chiêu tự vệ khi bị đối thủ nắm tay.

12 chiêu có tên như sau :
  • Chiêu thứ nhất : Đối diện chính tâm, hữu chiêu.
    Chiêu thứ nhì : Đối diện chính tâm, tả chiêu.
    Chiêu thứ ba : Nhân ngã đối diện, hữu chiêu.
    Chiêu thứ tư : Nhân ngã đối diện, tả chiêu.
    Chiêu thứ năm : Ngã Việt, Nhữ Đát, hữu chiêu.
    Chiêu thứ sáu : Ngã Việt, Nhữ Đát, tả chiêu.
    Chiêu thứ bảy : Cản tiền, chế hậu.
    Chiêu thứ tám : Đối cản, chế tiền.
    Chiêu thứ chín : Ngã nhân, nhĩ ngưu.
    Chiêu thứ mười : Thuận thủ bảo thân.
    Chiêu thứ mười một : Nghịch thủ trấn địa.
    Chiêu thứ mười hai : Việt nữ bảo tiết.
Tất cả 12 chiêu đều ở vào tư thức : đối thủ ra tay trước, ta phản ứng lại.
  • - 4 chiêu đối thủ đứng trước dùng một tay nắm ta.
    - 2 chiêu đối thủ đứng ngang hông dùng một tay nắm tay ta.
    - 1 chiêu đối thủ đứng sau nắm tay ta.
    - 2 chiêu đối thủ cản đường.
    - 3 chiêu đối thủ dùng hai tay nắm tay ta.
Tất cả các chiêu đều tự vệ, không dùng để tấn công. Khi đối thủ nắm tay ta, cản đường ta, là ỷ mạnh, có ý khinh thường, không phòng bị. Trong ý, nghĩ rằng như vậy đủ uy hiếp ta rồi. Cho nên tất cả các thế phá đều căn cứ vào các nguyên lý võ học Việt Nam như sau :
- Dĩ nhu chế cương, lấy mềm thắng cứng.
- Dĩ nhược chế cường: lấy yếu thắng mạnh.

Động tác xử dụng, nằm trong nguyên lý :

- Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị : ra chiêu bất thần, đánh vào chỗ địch không
phòng bị.
- Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi ư bỉ thân : lấy cái sở trường của địch mà trị địch. Tức đối thủ nắm tay cậy mạnh thì tấn công ngay vào tay đối thủ.

Trong phần diễn giảng, chúng tôi không dùng tên cổ nhân đặt ra, mà nêu rõ từng chi tiết, nội dung của chiêu, để Quý độc giả dễ nhớ. Tuy nhiên những động tác, chiêu số, gia tốc không được đổi. Vì khi Thủy Tiên Công Chúa sáng chế ra đã dùng khí công để nghiên cứu về phương diện y khoa rồi, không có hại cho cơ thể, tâm mạch, cũng như thần kinh. Vì vậy sửa đổi có thể đi vào sai lạc, rất có hại.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
tài liệu, tham khảo, thuần chính thập nhị thủ


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:24
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08929 seconds with 15 queries