Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Danh môn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Danh môn Bàn luận về các môn phái và nhân vật. (Cấm bàn về VLTK).

 
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 01-09-2008   #25
Ảnh thế thân của m0ney
m0ney
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-05-2008
Bài viết: 62
Điểm: 19
L$B: 13.121
m0ney đang offline
 
Thumbs up

23 ."Chỉ dạy võ cho người có tư cách đúng mực, nếu không sẽ có hại cho môn phái và xã hội"



Võ sư Ngô Bông sinh năm 1932, là con duy nhất của một gia đình nông dân nghèo khổ ở xã Nghĩa Điền, huyện Tuy Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Khi còn niên thiếu ông Ngô Bông sớm gặp hoạn nạn phải về sống với ngoại vì cha của ông là cụ Ngô Cưởng bị thực dân Pháp bắt rồi mất tích năm 1941 còn mẹ qua đời sớm.

Vốn gia tộc nội ngoại đều có truyền thống thượng võ, đến năm 11 tuỏi, ông Ngô Bông được hai người cậu ruột là Lê Chót và Lê Thuỳ truyền dạy võ Tây Sơn. Nhớ lại những ngày khổ luyện ban đầu, ông nói : lớp võ mở tại nhà ông nội tôi, từ 5 giờ sáng chúng tôi phải tập hít đất, xà đơn, xà kép, tập nhẩy xa, nhẩy dây, nhào lộn, tập chạy bền ( lúc đầu 2-3 km về sau tăng dần lên hàng chục km), đào hố ( sâu 3 tấc, 5 tấc) tập nhẩy cao, khoảng 6 giờ 30 thì nghỉ để lo việc đồng áng. Đến 5 giờ chiều mới tập kỹ thuật cho đến gần nửa đêm. Đầu tiên 2 cậu dạy cách đứng tấn, học một bộ tấn hết 3 tháng, học hết các bộ tấn hết khoảng 3 năm. Tấn vững rồi mới học bài thảo, kỹ thuật giao đấu. Những bài võ dân tộc hay tôi đã tiếp thu được trong thời kỳ này là Hùng Kê Quyền, Ngân quyền, Khải ất quyền, Bảo Chơn đao, Đoản công trường khúc, Song thương hóa nguyệt, Thanh long kiếm , Hắc long kiếm, Thiên bảo đơn đao. Đến 16 tháng chạp hàng năm, quý thầy kiểm tra các bài bản đã học, giỗ tổ rồi cho nghỉ tết.

Với tinh thần hiếu học, khoảng từ năm 17 tuổi đến năm 40 tuổi, võ sư Ngô Bông vừa làm ruộng vừa luyện thêm võ Thiếu Lâm cùng hai võ sư nổi tiếng của Quảng Ngãi là thầy Bảo Tuy Phong và thầy Lâm Võ. Nhờ vậy ông đã bắt thêm một số bài của Bắc Phái như : Mỹ nữ soi gương, Tiểu lai La Thành, Lộ tam chiến ( đánh 3 mặt), Hắc Hổ du sơn, Mãnh hổ hạ sơn, Hồi sơn kiếm, Thái cực kiếm, Thanh Long đao. Ông cho biết thêm lúc ngoài 20 tuổi, thỉnh thoảng tôi có tham gia võ đài quyền anh, quyền tự do và từng thắng một số võ sĩ thời đanh như : Đinh Hổ ( Campuchia, Đinh Đam (Huế) tại Thị Nghè - Sài Gòn, Trực Hùng, Trực Ninh tại Đà Nẵng. Ngoài 30 tuổi ông Ngô Bông nghỉ thi đấu và mãi đến năm 40 tuổi mới bắt đầu dạy võ cho dăm ba thanh thiếu niên cùng làng. Sau năm 1975, võ sư tạm nghỉ vài năm rồi tiếp tục mở lớp tại quê nhà. Các học trò của ông có kỹ thuật khá tốt (Ngô Ân, Ngô Lâm, Ngô Sĩ, Ngô Ngân, Nguyễn Văn Thiều, Ngô Dung...) từng đoạt huy chương vàng, bạc tại các giải võ cổ truyền Quảng Ngãi hoặc giải vô địch toàn quốc.



Một trong những đặc điểm của võ sư Ngô Bông là chọn và dạy học trò rất kỹ lưỡng vì song song với dạy võ, người thầy phải dạy cho võ sinh cách sống ở đời, do vậy tôi phải tìm hiểu và thử thách võ sinh một thời gia, nếu xét thấy xiêng năng, cần cù, biết vâng lời, chung thuỷ, có tư cách, không tự ái, không bê tha tửu sắc thì mới nhận làm học trò chính thức. Còn không đạt những điều nêu trên tôi rất khoát cho nghỉ vì nếu không sẽ có hại cho môn phái và xã hội. Thế nên lớp võ của tôi đông nhất cũng chưa đến 20 em. Nhớ lại trước kia, quý thầy của tôi dạy dỗ rất chu đáo, theo sát từng người và kèm cặp, uốn nắn ngay từng động tác sai lệch. Sau giờ luyện võ bao giờ cũng giảng giải về đạo lý làm người và y học. Nhờ vậy tôi mới biết chữa trị nội thương, trật đả để giúp học trò và bà con lối xóm. Đối với quý thầy tôi luôn một lòng tôn kính, lúc còn tập võ chúng tôi vẫn thường xuyên phụ gia đình thầy một số công việc đồng áng như làm vườn, dọn cấy, đạp lúa, đốn mía và hầu nước đấm bóp cho thầy nữa.

Võ sư Ngô Bông lập gia đình năm 1958, có 8 người con (4 trai), tất cả đều được học võ. Giỏi võ, bản tính khiêm tốn, hiền hòa và cuộc sống thanh bạch ông có uy tín trong làng võ cổ truyền và được mời tham gia ban cố vấn Liên đoàn VTCT. Trong Hội nghị chuyên môn toàn quốc võ cổ truyền năm 1993, bài Hùng Kê Quyền tương truyền của Nguyễn Lữ, một trong Tây Sơn tam Kiệt do ông nội võ sư truyền dạy được bình chọn vào danh sách các bài võ thống nhất của võ cổ truyền Việt Nam. Một người bạn của võ sư Ngô Bông nhận xét : Anh Bông là con người điềm đạm, tế nhị và sống có tình, có nghĩa. Về võ nghệ anh nắm khá vững bài bản của võ Tây Sơn, di chuyển bộ ngựa rất linh hoạt, có thể khống chế, hóa giải các đòn tấn công của đối thủ. Dù tuổi cao nhưng các động tác đâm, gạt, đỡ thương của anh gọn gàng và nhuần nhuyễn. Anh sở đắc mấy bài thương có giá trị như : Đệ nhất kim thương, Đệ nhị mai hoa thương ... rất cần được bảo tồn. Một huấn luyện viên võ cổ truyền cho biết : thầy Ngô Bông không hề giấu nghề, ai có tâm huyết đều được thầy tận tình hướng dẫn, ông còn có nhiều kỹ thuật đấu dối kháng rất hiệu quả.



Với những đóng góp cho phong trò võ thuật, võ sư Ngô Bông được Uỷ ban TDTT tặng huy chương "vì sự nghiệp TDTT". Sắp bước dang tuổi 80 ông bị lãng tai khá nặng, võ sư vẫn siêng năng ôn luyện võ nghệ mỗi ngày và đủ sức tham gia công việc đồng áng. Đối với võ sư, cốt lõi của việc học võ là " quý hồ đa tinh, bất quý hồ đa" và luôn luôn đi đôi với rèn luyện đạo đức.

Theo vocotruyen.vn

Trả lời kèm theo trích dẫn
 


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:04
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,42683 seconds with 16 queries