Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-06-2009   #1
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 7.125
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Có phải "thương cho roi cho vọt"?

Gần đây, đọc một bài viết trên báo Dân Trí, mà cứ thấy khó chịu thế nào, bất an thế nào về tình hình cha mẹ dạy dỗ con cái ngày nay. Họ làm cho con mình sợ sệt quá độ bởi cách cư xử thiếu chuẩn mực của mình. Có lẽ, đó là điều ám ảnh người con suốt cuộc đời. Một phút bất cẩn và thiếu chín chắn sẽ làm cho con mất đi phần nào niềm tin vào cha mẹ. Hoặc, cũng có thể, họ quá chiều chuộng con cái, làm hư hỏng chúng.

Fuu xin được trích bài báo như sau:

"Kinh dị từ quan điểm giáo dục con

Cuối tuần, vợ chồng chị Lê Mỹ An cho hai đứa nhỏ đi chơi ở khu du lịch Bình Quới cùng gia đình mấy người bạn. Đang ngồi nói dở câu chuyện, chị An nghe thấy tiếng cu Bin, 4 tuổi, khóc om sòm. Chạy vội đến chỗ con, chị thấy thằng bé đang nằm giãy đành đạch dưới đất. Bên cạnh Bin là một cô bé cũng chạc tuổi nó.
Chị An vội đỡ con dậy, bố thằng bé cũng kịp có mặt để bảo vệ cậu quý tử nhà mình.
Nếu không có mọi người đứng gần đấy chứng kiến và kể lại mọi chuyện chắc vợ chồng chị đã lôi con bé ra để “dạy dỗ” cho một trận ra trò.
Hóa ra cu Bin giành lấy cây kem bạn đang ăn nhưng con bé không chịu. Bin đẩy bạn một cái và bị bạn đẩy lại, mất thăng bằng nên ngã xuống đất nằm ăn vạ.
Biết được sự việc, vợ chồng chị An vẫn khăng khăng: “Nếu con bé chịu nhường cây kem cho thằng bé thì làm gì có chuyện”.
Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua mọi lỗi lầm của con cái, cho rằng chúng chỉ là trẻ con chưa biết gì. Suy nghĩ này thật nguy hiểm vì như vậy là họ đang dung túng và tiếp tay cho con trẻ đi sai đường. Không phải vô cớ mà người xưa có câu nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Trẻ cần được dạy dỗ và uốn nắn ngay từ bé, nếu không lớn lên dễ trở nên bất trị. Nếu bạn bỏ qua những lỗi lầm của trẻ khi ở nhà, ra ngoài đường chúng cũng sẽ cứ thế phát huy.
Trường hợp bé Bin nhà chị An cũng vậy. Tuy là em nhưng ở nhà, thằng bé thường hay bắt nạt chị Bo. Mười lần như một, bé Bo luôn là kẻ tội đồ: Lớn mà không biết nhường nhịn đồ chơi, đồ ăn cho em, em có đánh cũng không được đánh lại…
Lần nào con bé cũng bị bắt xin lỗi em với một lý do duy nhất: “Mau xin lỗi em đi, không nó khóc bây giờ”.
Thì ra vợ chồng chị An rất sợ để cho cu Bin khóc vì thằng bé khóc rất dai, càng khóc càng khó dỗ."

Hay,

"Mỗi lần vào siêu thị, Bin rất thích thú với trò quơ hết những sản phẩm đang trưng bày trên kệ xuống. Lẽ ra khi thấy như vậy chị An phải mắng con, nhưng đằng này chị vừa cười vừa vỗ tay khen con giỏi. Có lần chị Bình còn chứng kiến mẹ Bin đưa cho nó vài món đồ để ném xuống đất.
Hỏi tại sao lại để con làm vậy, chị An cười: “Thằng bé thích trò đó, cứ để nó chơi. Chẳng phải các nhà khoa học đã bảo phải để trẻ con tự do chơi đùa thì chúng mới phát triển còn gì”. Nghe vậy, chị Bình chỉ còn biết lắc đầu."

Hay,

"Chị Nguyễn Ngọc Hạnh nhà ở Q. Bình Tân, TPHCM, sinh con xong thì nghỉ việc, ở nhà. Chị động viên mình: “Nghỉ việc thế lại hay. Mình có thể toàn tâm toàn ý lo cho con”.
Sinh con đầu lòng, chị chẳng có chút kinh nghiệm chăm con. Ngoài tháng, thằng bé bị nổi mụn nước trong lưỡi, chị nghe lời hàng xóm, bắt ba con ốc bươu cho vào bát để lấy nhớt của chúng. Sau đó, chị chưng nước nhớt đó với đường phèn rồi rơ lưỡi cho con.
Được hai hôm. Thàng bé không những không hết sưng lưỡi mà còn chuyển qua nóng sốt. May mà chồng chị phát hiện, đưa đi bệnh viên kịp thời nên không sao."

Qua những mẩu chuyện trên và rất rất nhiều mẩu chuyện khác nữa, ta nhận ra thực trạng rằng, có nhiều bậc phụ huynh chăm lo con mình:
- Quá chu đáo, sinh ra chiều chuộng và hư hỏng con.
- Dạy dỗ con "quá trớn", đánh đập "tự nhiên", để lại trong bụng trẻ nhỏ nhiều ảnh hưởng về tâm lý.

Nói về "những điều kỳ dị" này, ta phải nói đến nguyên nhân sâu xa chính là "không hiểu tâm lý trẻ nhỏ" ở các bậc phụ huynh. Phụ huynh thường cho rằng mình hiểu được tất cả những "tâm tư tình cảm" của con em mình, nhưng điều này là hoàn toàn vô lý, bởi vì mỗi người là một cá thể riêng biệt, và khó ai có thể hiểu hết chúng...

Nói về chuyện quá chiều chuộng con, ta nghĩ ngay đến những công chức giàu có và cho con lối sống buông thả. Họ không ngờ chính cái sự "thương con" đó khiến cho nó ngày một lêu lổng và trở thành thói hư tật xấu từ tận lúc nào...

Nói về việc đánh đập con quá trớn, người ta nhắc đến câu "thương cho roi cho ngọt, ghét cho ngọt cho bùi". Câu ca dao này không hoàn toàn đúng, nó chỉ chính xác cho một số trường hợp mà thôi. Còn nếu "hành quyết" quá kinh dị thì sẽ để lại những hậu quả không thể lường trước được...

Còn bạn, bạn nghĩ gì về việc "thương con" ngày nay?


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-06-2009   #2
Ảnh thế thân của LSB-manuvotinh
LSB-manuvotinh
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 03-04-2004
Bài viết: 1.429
Điểm: 263
L$B: 18.860
Tâm trạng:
LSB-manuvotinh đang offline
 
Có 1 tồ bích nói về việc này rồi,làm ơn đừng mở thêm chủ đề tương tự nữa nhé.Tìm bài cũ mà góp ý kiến vào là ok.

Tài sản của LSB-manuvotinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-06-2009   #3
Ảnh thế thân của thieuphu_phankimlien
thieuphu_phankimlien
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 28-02-2007
Bài viết: 2.178
Điểm: 89
L$B: 17.996
Tâm trạng:
thieuphu_phankimlien đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Fuu_np Xem bài viết
Gần đây, đọc một bài viết trên báo Dân Trí, mà cứ thấy khó chịu thế nào, bất an thế nào về tình hình cha mẹ dạy dỗ con cái ngày nay. Họ làm cho con mình sợ sệt quá độ bởi cách cư xử thiếu chuẩn mực của mình. Có lẽ, đó là điều ám ảnh người con suốt cuộc đời. Một phút bất cẩn và thiếu chín chắn sẽ làm cho con mất đi phần nào niềm tin vào cha mẹ. Hoặc, cũng có thể, họ quá chiều chuộng con cái, làm hư hỏng chúng.

Fuu xin được trích bài báo như sau:

"Kinh dị từ quan điểm giáo dục con

Cuối tuần, vợ chồng chị Lê Mỹ An cho hai đứa nhỏ đi chơi ở khu du lịch Bình Quới cùng gia đình mấy người bạn. Đang ngồi nói dở câu chuyện, chị An nghe thấy tiếng cu Bin, 4 tuổi, khóc om sòm. Chạy vội đến chỗ con, chị thấy thằng bé đang nằm giãy đành đạch dưới đất. Bên cạnh Bin là một cô bé cũng chạc tuổi nó.
Chị An vội đỡ con dậy, bố thằng bé cũng kịp có mặt để bảo vệ cậu quý tử nhà mình.
Nếu không có mọi người đứng gần đấy chứng kiến và kể lại mọi chuyện chắc vợ chồng chị đã lôi con bé ra để “dạy dỗ” cho một trận ra trò.
Hóa ra cu Bin giành lấy cây kem bạn đang ăn nhưng con bé không chịu. Bin đẩy bạn một cái và bị bạn đẩy lại, mất thăng bằng nên ngã xuống đất nằm ăn vạ.
Biết được sự việc, vợ chồng chị An vẫn khăng khăng: “Nếu con bé chịu nhường cây kem cho thằng bé thì làm gì có chuyện”.
Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua mọi lỗi lầm của con cái, cho rằng chúng chỉ là trẻ con chưa biết gì. Suy nghĩ này thật nguy hiểm vì như vậy là họ đang dung túng và tiếp tay cho con trẻ đi sai đường. Không phải vô cớ mà người xưa có câu nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Trẻ cần được dạy dỗ và uốn nắn ngay từ bé, nếu không lớn lên dễ trở nên bất trị. Nếu bạn bỏ qua những lỗi lầm của trẻ khi ở nhà, ra ngoài đường chúng cũng sẽ cứ thế phát huy.
Trường hợp bé Bin nhà chị An cũng vậy. Tuy là em nhưng ở nhà, thằng bé thường hay bắt nạt chị Bo. Mười lần như một, bé Bo luôn là kẻ tội đồ: Lớn mà không biết nhường nhịn đồ chơi, đồ ăn cho em, em có đánh cũng không được đánh lại…
Lần nào con bé cũng bị bắt xin lỗi em với một lý do duy nhất: “Mau xin lỗi em đi, không nó khóc bây giờ”.
Thì ra vợ chồng chị An rất sợ để cho cu Bin khóc vì thằng bé khóc rất dai, càng khóc càng khó dỗ."

Hay,

"Mỗi lần vào siêu thị, Bin rất thích thú với trò quơ hết những sản phẩm đang trưng bày trên kệ xuống. Lẽ ra khi thấy như vậy chị An phải mắng con, nhưng đằng này chị vừa cười vừa vỗ tay khen con giỏi. Có lần chị Bình còn chứng kiến mẹ Bin đưa cho nó vài món đồ để ném xuống đất.
Hỏi tại sao lại để con làm vậy, chị An cười: “Thằng bé thích trò đó, cứ để nó chơi. Chẳng phải các nhà khoa học đã bảo phải để trẻ con tự do chơi đùa thì chúng mới phát triển còn gì”. Nghe vậy, chị Bình chỉ còn biết lắc đầu."

Hay,

"Chị Nguyễn Ngọc Hạnh nhà ở Q. Bình Tân, TPHCM, sinh con xong thì nghỉ việc, ở nhà. Chị động viên mình: “Nghỉ việc thế lại hay. Mình có thể toàn tâm toàn ý lo cho con”.
Sinh con đầu lòng, chị chẳng có chút kinh nghiệm chăm con. Ngoài tháng, thằng bé bị nổi mụn nước trong lưỡi, chị nghe lời hàng xóm, bắt ba con ốc bươu cho vào bát để lấy nhớt của chúng. Sau đó, chị chưng nước nhớt đó với đường phèn rồi rơ lưỡi cho con.
Được hai hôm. Thàng bé không những không hết sưng lưỡi mà còn chuyển qua nóng sốt. May mà chồng chị phát hiện, đưa đi bệnh viên kịp thời nên không sao."

Qua những mẩu chuyện trên và rất rất nhiều mẩu chuyện khác nữa, ta nhận ra thực trạng rằng, có nhiều bậc phụ huynh chăm lo con mình:
- Quá chu đáo, sinh ra chiều chuộng và hư hỏng con.
- Dạy dỗ con "quá trớn", đánh đập "tự nhiên", để lại trong bụng trẻ nhỏ nhiều ảnh hưởng về tâm lý.

Nói về "những điều kỳ dị" này, ta phải nói đến nguyên nhân sâu xa chính là "không hiểu tâm lý trẻ nhỏ" ở các bậc phụ huynh. Phụ huynh thường cho rằng mình hiểu được tất cả những "tâm tư tình cảm" của con em mình, nhưng điều này là hoàn toàn vô lý, bởi vì mỗi người là một cá thể riêng biệt, và khó ai có thể hiểu hết chúng...

Nói về chuyện quá chiều chuộng con, ta nghĩ ngay đến những công chức giàu có và cho con lối sống buông thả. Họ không ngờ chính cái sự "thương con" đó khiến cho nó ngày một lêu lổng và trở thành thói hư tật xấu từ tận lúc nào...

Nói về việc đánh đập con quá trớn, người ta nhắc đến câu "thương cho roi cho ngọt, ghét cho ngọt cho bùi". Câu ca dao này không hoàn toàn đúng, nó chỉ chính xác cho một số trường hợp mà thôi. Còn nếu "hành quyết" quá kinh dị thì sẽ để lại những hậu quả không thể lường trước được...

Còn bạn, bạn nghĩ gì về việc "thương con" ngày nay?
cách dạy con này chỉ có ở gd khá giả thường ko nghỉ đến hậu quả chỉ lo cho con mỉnh là dc mà ko quang tâm đến người chung quanh ! làm cha mẹ mà ko dạy dc con mình thì thiết nghỉ ..... ! xưa nay củng có câu cha mẹ sinh con trời sinh tánh ! nhưng củng có một số con cái rất yêu thương và nghe lời cha mẹ ! còn những đứa như trường hợp trên thì sau này chỉ sống bám theo cha mẹ thôi ko lớn nổi ! đúng là dạy con từ thuở còn thơ ! chính vì nó nhỏ nên cẩn uống nắng , còn đợi nó lên có mà nghe theo nó thôi !


Chữ ký của thieuphu_phankimlien
...! Thương sao cho trọn thì thương !
Tín sao thì tín mọi đường yên vui !
Lòng này củng nặng chữ thương !
Liệu không vác nổi thì đừng đốn cây !

Tài sản của thieuphu_phankimlien
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:06
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05751 seconds with 17 queries