Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 14-07-2004   #1
Ảnh thế thân của Good_father
Good_father
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-07-2004
Bài viết: 122
Điểm: 7
L$B: -24.213
Good_father đang offline
 
Thời nay các bạn đã học nhiều thứ tiếng của các nước nhưng trong số đó có rất nhiều thứ tiếng khó học và khó phát âm trong đó có tiếng của các dân tộc trên nhiều vùng núi vùng rừng rậm của toàn thế giới những ngôn ngữ đó rất khó đọc và khó viết chỉ có những con người thật sự muốn gắn bó với các dân tộc đó mới có thể học dần và có sự thành đạt trong khả năng phát âm.
Các bạn có thể cho mình biết thêm về một số loại ngôn ngữ khó đọc khó viết của những con người đó không.
Good_father

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2004   #2
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.253
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Tuỳ theo ý của mỗi người mà ngôn ngữ này khó học hơn thứ tiếng kia. Chẳng hạn một số người nghĩ rằng tiếng Ý (Italian) mất rất nhiều thời gian để làm quen, số khác lại cảm thấy học tiếng Nga (Russian) là một việc tưởng như không thể đối với họ.

Đối với những người mà ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là tiếng Anh hay Mỹ (American English speakers), thống kê dựa trên nhận định của học sinh chỉ ra rằng tiếng Hoa là thứ tiếng khó học nhất. Tiếng Ả Rập (Arabic) đứng hàng thứ 2. Tiếp tới là tiếng Nhật, tiếng Hy Lạp cổ (Ancient Greek), Hebrew, Nga, Đức, Latin, Ý, Pháp và sau cùng là tiếng Tây Ban Nha. Thống kê trên nhận định của các giáo viên cũng gần giống như của học sinh, chỉ khác về thứ tự, nhưng tiếng Hoa, theo họ, vẫn là ngôn ngữ dẫn đầu về độ khó.

Tuy nhiên, có giả thuyết cho rằng Basque là thứ tiếng khó học nhất thế giới. Ngôn ngữ này chỉ được sử dụng ở vùng tây bắc Tây Ban Nha và miền đông nam nước Pháp. Nó không có một chút dây mơ rễ má gì với các thứ tiếng còn lại trên thế giới.

Lại một giả thuyết khác nói rằng tiếng Na Uy là một thứ tiếng "kỳ khôi" (ridiculous) và "bất thường" (unusual). Chính người dân Na Uy cũng đồng ý như vậy. Người ta khó có thể tưởng tượng được ngôn ngữ của cái đất nước nhỏ bé trên bán đảo Scandinavia lại phân thành rất nhiều dialects.

"Chín người mười ý". Quả thật làm sao có thể xác định được ngôn ngữ khó đọc khó viết nhất! Trui rèn với thời gian thì khó cũng thành dễ mà thôi.


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-07-2004   #3
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.072
LSB-VanThang đang offline
 
Theo tại hạ thì loại tiếng Ai Cập là khó nhất. Tiếng Trung Quốc là đa dạng nhất (nhiều dân tộc quá ). Na Uy có nhiều dialect nhưng đâu có nhiều bằng Trung Quốc đuợc.
Sử huynh đài! Theo nhận định khách quan của tại hạ tiếng Nga có vẻ khó hơn nhưng đi sâu thì lại dễ hơn tiếng Đức rất nhiều. Môn nào khó nhất thì khó biết nhưng tại hạ thấy học dễ nhất là tiếng Anh Cũng may ngày trước người ta chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thế giới chớ chọn tiếng Đức thì khối người... trầy trật :P

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-07-2004   #4
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.253
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Chính thế, Vạn huynh! Tiếng Anh có vẻ suông sẻ nhất; cấu trúc ngữ pháp không lấy gì làm rắc rối, phát âm cũng chẳng đến nổi "trầy vi tróc vảy" , alphabet rất ư là bình thường, không như tiếng Đức và tiếng Nga, lại không có ba cái nhì nhằng phân biệt trống mái, đực cái... "dễ thở" hơn những ngôn ngữ khác rất nhiều.

Tiếng Ai Cập cổ thì khó học thật. Nó cũng tương tự như chữ tượng hình của Trung Quốc cổ đại, nghĩa là chẳng theo luật lệ khuôn phép gì hết, cứ nhìn hình vẽ mà đoán ý. "May mắn" kể từ thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên trở đi, người Ả Rập theo thần chiến tranh xâm phạm cương thổ Ai Cập và truyền bá ngôn ngữ của họ. Dần dà cho tới ngày nay, tiếng Ả Rập trở thành official written and spoken language, được người dân Ai Cập dùng rộng rãi.

Tiếng Hoa và tiếng Na Uy, chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào" về sự cạnh tranh số lượng dialects. Trước hết hãy nói đến ngôn ngữ viết. Na Uy "sang" lắm, có tới 2 lận: Bokmål (national language, chịu ảnh hưởng nhiều của tiếng Đan Mạch) và Nynorsk (country language). Tuy rằng người dân bản xứ có vẻ "thiên vị" Bokmål nhưng Nysork vẫn phổ biến ở miền duyên hải phía tây Na Uy. Trong khi đó thì Mandarin (tiếng phổ thông hay còn gọi là bạch thoại, quốc ngữ) được dùng làm ngôn ngữ nói và viết thống nhất cho đất nước 1 tỷ người này. Tiếng Hoa có 7 nhóm dialects chính và rất nhiều dialects phụ (khó có thể biết được con số chính xác). Tiếng Na Uy không chịu lép vế, cũng phân ra tứ tán. Người ta đếm được tới 11 nhóm dialects chính và trên dưới 4000 dialects phụ. Tuy nhiên, những Norwegian dialects này không nhiêu khê; chúng chỉ bị đọc trại đi mà thôi, người dân bản xứ vẫn có thể đoán và hiểu được những vị khách đến từ vùng khác muốn nói cái gì. Còn Chinese dialects: nếu huynh đài là dân Quảng Đông (Cantonese), du lịch qua vùng Phúc Kiến, khả năng không bệnh mà tật rất cao: hóa câm điếc trước dân Fukienese, trở thành "thằng ngọng xem chuông" như chơi. Lúc đó chỉ có nước kè kè theo giấy viết, chẳng may lạc đường thì có cái mà "hỏi" người ta, vì rằng ngôn ngữ nói thì khác, nhưng ngôn ngữ viết chỉ có một mà thôi.


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-07-2004   #5
Ảnh thế thân của LSB-TruongThanh
LSB-TruongThanh
-=[ Chưởng Quản ]=-
Nhất Kiếm Lăng Vân
Gia nhập: 29-04-2004
Bài viết: 2.567
Điểm: 1098
L$B: 4.692.601
Tâm trạng:
LSB-TruongThanh đang offline
 
Sử huynh cho rằng tiếng Hoa, Nauy khó học thì hữu lý lắm. Nhưng tiểu đệ lại nghĩ rằng chính Việt ngữ mà nhà ta mới là nuốt mãi không trôi. Luận về cách phát âm thì tiếng phổ thông hay Quảng Đông đều phải nhượng vị hết. Ở đây tiểu đệ không hiểu biết gì nhiều về đa âm, đơn âm, chỉ thông qua thực tiễn cuộc sống mà kết luận. Người nói tiếng Anh sẽ dễ dàng phát âm một câu tiếng Trung Quốc hơn là một câu tiếng Việt. Ngay cả những người Á Đông như Indonesia, Hàn Quốc,....v...v....cũng đọc tiếng Việt ngọng nghịu đến nực cười. Cái tên "Phương" của tiểu đệ thì toàn trường không có ai (kể cả các thầy cô giáo thông thạo 4,5 thứ tiếng) gọi được cả.
Hơn nữa, Việt ngữ lại muôn ngàn ý nghĩa, thiên biến vạn hoá. Ta xưng hô, ông - cháu, cô - cháu, chị - em, mày - tao, tôi - anh trong khi Trung Quốc chỉ dễ dàng ngộ - nị, Anh thì i- you. Bởi vậy mới nói, ngôn ngữ khó học không chỉ ở cách phát âm, cách viết, cách tạo câu mà còn cái hồn bên trong nữa.
Tiểu đệ đây sống 16 năm trên đất Việt mà còn chưa thông đến nữa phần thì nói chi bọn ngoại quốc tập tành vào học! Nghĩ ra lại thương cho mấy đứa trẻ gia đình người Việt sinh sống ở nước ngoài. Học tiếng mẹ đẻ đối với chúng là một cực hình!
Việt ngữ là ngôn ngữ khó nhất và đẹp nhất!


Chữ ký của LSB-TruongThanh
Bốn phương đâu chẳng là nhà
Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên

Tài sản của LSB-TruongThanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-07-2004   #6
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.253
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Những posts trước, huynh chỉ liệt kê ý kiến, nhận xét về việc học ngoại ngữ của những nhóm người, thành phần tiêu biểu mà thôi, chứ chưa có đưa ra ý kiến cá nhân rằng tiếng Na Uy hay tiếng Hoa, hay bất cứ thứ tiếng gì trên thế giới là khó học cả. Nhân tiện huynh sẽ đề cập tới quan điểm của mình trong post này.

Tiếng Việt khó ư? Không hẳn thế! Huynh biết một vài người Indonesian làm việc cho những cơ quan chi nhánh của Mỹ tại Việt Nam, nói và viết tiếng Việt rành mạch như thể họ là người Việt chính thống. Một ví dụ nữa chẳng đâu xa xôi, huynh tình cờ xem được cuộn băng giải trí Paris By Night, trong đó có tiết mục một người da trắng, mũi lõ, mắt xanh lên nói tiếng Việt, cũng đầy đủ sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, duyên dáng như bất cứ người Việt nói tiếng Việt nào.

Đứng trên phương diện người Việt trưởng thành trên đất nước Việt, sở hữu một bộ óc mà những tế bào thần kinh đã phát triển đầy đủ, không thể nào nói rằng ngôn ngữ mẹ đẻ là "khó nuốt", là "chưa thông", bởi vì tiếng Việt đã trở thành phản xạ tự nhiên. Cũng giống như đệ tập bơi vậy. Một khi đã biết bơi rồi thì cho dù bẵng đi một khoảng thời gian thật dài không hề có bất cứ hoạt động dưới nước nào, đệ vẫn nổi lềnh bềnh như thường khi trở lại môi trường nước.

Còn những thứ tiếng kia, Nhật, Pháp, Nga, Ba Lan... khó ư? Không hẳn vậy. Bà Lara Lomubus chẳng phải thông thạo trên dưới 10 thứ tiếng đó sao? Ngành ngôn ngữ học đã chẳng sáng ngời tên tuổi Trương Sĩ Tải của Việt Nam đó sao? Joseph Conrad sinh trưởng ở Ba Lan, nhưng lại là một nhà văn nổi tiếng ở Anh. Henry Troiyat của Nga qua Pháp, xuất bản sách bằng tiếng Pháp, tự gầy dựng tên tuổi của mình ở Pháp... Thế giới còn nhiều lắm những ví dụ như thế nữa.

Tóm lại, khó hay không tùy quan điểm mỗi người. Dẫu biết rằng vạn sự khởi đầu nan, nhưng nếu "sở hữu" được chữ "nhẫn", con người ta sẽ không chỉ thuận một tay mà thôi!


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-07-2004   #7
Ảnh thế thân của LSB-TruongThanh
LSB-TruongThanh
-=[ Chưởng Quản ]=-
Nhất Kiếm Lăng Vân
Gia nhập: 29-04-2004
Bài viết: 2.567
Điểm: 1098
L$B: 4.692.601
Tâm trạng:
LSB-TruongThanh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Sử huynh
Tiếng Việt khó ư? Không hẳn thế! Huynh biết một vài người Indonesian làm việc cho những cơ quan chi nhánh của Mỹ tại Việt Nam, nói và viết tiếng Việt rành mạch như thể họ là người Việt chính thống. Một ví dụ nữa chẳng đâu xa xôi, huynh tình cờ xem được cuộn băng giải trí Paris By Night, trong đó có tiết mục một người da trắng, mũi lõ, mắt xanh lên nói tiếng Việt, cũng đầy đủ sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, duyên dáng như bất cứ người Việt nói tiếng Việt nào.
Vâng, dĩ nhiên là không ít người ngoại quốc nói rành Tiếng Việt. Nhưng bao nhiêu trong số những người cố học đạt được thành tựu? Cái anh Mỹ trong chương trình Paris by night quả đúng là am tường Việt Ngữ. Anh ta nói "nghề cầm bút" với 2 nghĩa là "người viết lách" và "kẻ đánh đề". Cái này hay thật, đệ không phủ nhận. Tuy nhiên, số người thành công trong việc học tiếng Hoa còn nhiều hơn gấp bội

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Sử huynh
Đứng trên phương diện người Việt trưởng thành trên đất nước Việt, sở hữu một bộ óc mà những tế bào thần kinh đã phát triển đầy đủ, không thể nào nói rằng ngôn ngữ mẹ đẻ là "khó nuốt", là "chưa thông", bởi vì tiếng Việt đã trở thành phản xạ tự nhiên. Cũng giống như đệ tập bơi vậy. Một khi đã biết bơi rồi thì cho dù bẵng đi một khoảng thời gian thật dài không hề có bất cứ hoạt động dưới nước nào, đệ vẫn nổi lềnh bềnh như thường khi trở lại môi trường nước
Người Việt sinh thành tại quê nhà thì chắc chắn là không gặp khó khăn trong phát âm. Nhưng còn cái ý nghĩa trong tiếng Việt. Mấy ai dám bảo là mình hiểu hết, kể cả những người suốt ngày dùi mài sách vở? Ý đệ là phần hồn của Việt ngữ còn trăm vạn khó khăn hơn là phần phát âm.
Còn chuyện học bơi cũng có khác chứ huynh. Lúc năm tuổi đệ cũng bơi ầm ầm.....bỏ khoảng 2 năm, quay ra bơi lại vẫn.......chìm như thường. Haha

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Sử huynh
Tóm lại, khó hay không tùy quan điểm mỗi người. Dẫu biết rằng vạn sự khởi đầu nan, nhưng nếu "sở hữu" được chữ "nhẫn", con người ta sẽ không chỉ thuận một tay mà thôi!
Hoàn toàn chính xác. Có điều, chữ "nhẫn" rất khó rèn. Hoạ chăng trong muôn người mới có một!


Chữ ký của LSB-TruongThanh
Bốn phương đâu chẳng là nhà
Sao cho thảo mộc sơn hà biết tên

Tài sản của LSB-TruongThanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-07-2004   #8
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.253
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Trương hiền đệ cũng nhìn nhận "không ít người ngoại quốc nói rành tiếng Việt" đó thôi. Đã có người đạt thành tựu, chứng tỏ học ngôn ngữ Việt không khó, mà những cá nhân đó có phải người trời hay thần thánh gì đâu. Vậy tại sao những người khác không đạt kết quả? Đó là họ chưa tận dụng hết khả năng của mình; chỉ mới gặp chút rắc rối bước đầu học nói, đã vội vã mạ chữ khó lên ngôn ngữ đó rồi.

Tiếng Hoa là thứ tiếng được nói nhiều nhất trên thế giới (khoảng 1,075 triệu người sử dụng ngôn ngữ này). Tiếng Tây Ban Nha tuy không phổ biến bằng nhưng cũng đứng hàng thứ 4 (425 triệu người), tiếng Pháp xếp thứ 10 (129 triệu người). Nhìn lại bảng thống kê 10 ngôn ngữ khó học nhất, Hoa ngữ "bị" liệt vô hàng đầu danh sách, trong số đó, tiếng Tây Ban Nha ở vị trí thứ 10, và tiếng Pháp chiếm vị trí thứ 9. Lầm lẫn gì đây chăng? Những thứ tiếng đó bị đánh giá khó lắm mà? Số người thành công trong việc học tiếng Hoa nhiều hơn gấp bội so với những cá nhân học tiếng Việt đâu có nghĩa là Hoa ngữ dễ hơn Việt ngữ hay dễ hơn những thứ tiếng khác!

Cũng nên biết, Trung Quốc là một thị trường giao dịch thương mại lớn nhất nhì thế giới. Giả dụ Việt Nam cũng là một thị trường tương đương như vậy, chưa chắc sự chênh lệch giữa số lượng người ngoại quốc nói tiếng Việt và người nước ngoài nói tiếng Hoa một trời một vực đâu.

Đệ còn nhớ chuyện Pho triển ngọc Quan Âm của Lâm Ngữ Đường chứ? Trương Bạch lên nhà Trương Thượng thư học tạc tượng. Anh ta ban đầu học cách đẽo gọt, tạo hình dáng bức tượng. Tới khi thạo rồi, quan lại ở kinh đô tấp nập đem ngọc tới, mong ước trong tư dinh có một bức tượng do chính tay anh ta làm, bởi vì một khối ngọc lạnh lẽo nhẵn nhụi khi qua tay họ Trương lại trở nên một pho tượng tinh xảo, sống động.

Trương Bạch mượn ngọc làm phương tiện, qua việc tạc tượng mà phổ cái thần vào. Không ngọc, có Trương Bạch, tài hoa của Trương e rằng trong tam tài chỉ có trời biết, đất biết. Có ngọc, không Trương Bạch, ngọc cũng chỉ là một loại quý thạch mà thôi.

Trở lại vấn đề ngôn ngữ. Làm sao để gọi là thông thạo một thứ tiếng? Nói năng lưu loát, câu cú chuẩn xác. Đủ rồi!! Hiểu, nên mới nói năng lưu loát. Hiểu, nên câu cú mới chuẩn xác. Bắt đầu thuần thục rồi thì dần dà mới trở nên khéo léo, uyển chuyển trong cách phát âm, cấu trúc ngữ pháp, dùng đó làm phương tiện trang trải phần "hồn", phần "ý nghĩa" của ngôn ngữ lên mặt giấy, qua lời ăn tiếng nói tới người đọc, người nghe. Ý kiến, suy nghĩ đầy dẫy trong đầu, lại chẳng thể nào trình bày cho gãy gọn ra hồn thì cũng cầm bằng vô dụng. Ngôn ngữ nào, tiếng nói nào lại không có "hồn", nhưng cái đó đâu ở việc chăm chăm dùi mài sách vở, mà nó nằm ngay trong cách sử dụng, sắp xếp ngôn từ, ngữ pháp của chính bản thân. Muốn như vậy thì trước tiên phải thông thạo những cái cơ bản. Có cái này rồi, ít nhiều mới nảy sinh cái kia. Mà chưa gì hết đã ỏng ẹo chê khó thì còn kể gì đến "hồn" với chả "phách" .

Kể ra đệ cũng lạ... Những đứa trẻ 4, 5 tuổi bên này cứ hễ hè là phần đông lại ra biển, hồ vùng vẫy. Chúng đâu có dịp bơi quanh năm suốt tháng, mà đâu phải năm nào cũng ra biển, chẳng lẽ mỗi khi xuống nước chúng cũng... chìm cái đã .

Chữ "nhẫn" mà huynh nói, không phải là nhẫn nhục chịu đựng, hay là kiên trì nhẫn nại làm một việc quá khả năng. Chỉ cần mỗi ngày bỏ ra 15 phút học ngoại ngữ, đều đặn tuần tự năm này tháng nọ như vậy có khó lắm không?


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:29
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07505 seconds with 17 queries