Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 22-02-2009   #1
Ảnh thế thân của hiepkhachcaibang
hiepkhachcaibang
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-10-2008
Bài viết: 12
Điểm: 6
L$B: 3.724
Tâm trạng:
hiepkhachcaibang đang offline
 
Các nhân vật nước Ngô

Tôn Kiên (155-193), tự Văn Đài, là một người trong lịch sử Trung Quốc đã đặt nền móng xây dựng nên nhà Đông Ngô vào đời Tam Quốc. Ông làm chủ vùng Giang Đông và còn là vị tướng quân đội tài giỏi.


Tôn Kiên sinh năm 155 ở Ngô Quận, đất Phú Xuân, thuộc dòng dõi Tôn Tử, nhà quân sự lừng danh đời Chiến quốc. Năm 172, Tôn Kiên tham gia dẹp loạn ở Cối Kê nên được triều đình nhà Hán phong cho chức Hạ Bì thừa.

Năm 190, liên quân miền Đông gồm 18 đạo chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu tiến đánh Lạc Dương với ý định tiêu diệt Đổng Trác, loạn thần nhà Hán. Tại đây, trong trận chiến ở Dĩ Thủy Quan, Tôn Kiên đã chém chết tướng của Đổng Trác là Hoa Hùng khiến Đổng Trác phải chạy trốn về Trường An. 18 đạo chư hầu tan rã vì những mâu thuẫn nội bộ trong đó có mâu thuẫn giữa Viên Thiệu và Tôn Kiên về vấn đề ngọc tỉ. Tôn Kiên bỏ về Giang Đông. Viên Thiệu xúi Lưu Biểu là thái thú Kinh Châu chặn đường Tôn Kiên lấy lại ngọc tỉ. Tôn Kiên thua trận, mang mối thù với Lưu Biểu từ đó.

Năm 191, Viên Thuật là em của Viên Thiệu xui Tôn Kiên tấn công Lưu Biểu. Tôn Kiên cùng con trai là Tôn Sách kéo quân đến Kinh Châu nhưng chẳng may năm 193, Tôn Kiên bị lọt vào trận mai phục của Lã Công, tướng Lưu Biểu nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân núi Hiện Sơn, thọ 38 tuổi.

Tôn Sách (175 - 200) là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là con trai trưởng của Tôn Kiên, người đã bị giết chết trong một trận đánh khi Tôn Sách mới 16 tuổi. Tôn Sách sau này rời bỏ khỏi người bạn đồng thời có thể coi là chủ cũ của cha mình là Viên Thuật để tiến về vùng đông nam Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với sự giúp đỡ của một số người có khả năng, như Trương Chiêu và Chu Du, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô, mà tại đó em trai của ông là Tôn Quyền cuối cùng đã xưng đế. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi vua, ông đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương .

Năm 200, khi lãnh chúa đang nổi lên là Tào Tháo đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại Quan Độ, thì Tôn Sách dường như đã có kế hoạch tấn công kinh đô và căn cứ quân sự của Tào Tháo tại Hứa Xương. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát và chết trước khi có thể thực hiện được kế hoạch này.

Tam Quốc Chí miêu tả Tôn Sách là một người thông minh và luôn cười. Ông cũng là người rộng lượng và có đầu óc dễ tiếp thu, có khả năng sử dụng con người theo khả năng của họ. Vì thế các bộ hạ của ông đều luôn luôn sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì ông. Một nhân vật cùng thời là Hứa Cống , trong một bức thư gửi cho Hán Hiến Đế, đã so sánh Tôn Sách với Hạng Vũ, một mãnh tướng cuối thời kỳ nhà Tần. Do Hạng Vũ thường được gọi là Sở Bá Vương nên Tôn Sách vì thế mà còn được gọi là Tiểu Bá Vương trong văn hóa dân gian Trung Quốc.

Tôn Quyền, tự Trọng Mưu, người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là người xây dựng nước Ngô thời Tam Quốc

Cuối đời Đông Hán, cha Tôn Quyền là Tôn Kiên, anh là Tôn Sách, đã chiếm cứ 6 quận Giang Đông làm căn cứ kình chống nhau giữa các phe phái quân phiệt. Tôn Kiên chết, không lâu sau Tôn Sách cũng bị giết hại trong một cuộc đi săn. Trước khi chết, Tôn Sách nói với bọn mưu thần Trương Chiêu: "Các ngươi nên gắng sức giúp em ta".

Tôn Quyền mới 18 tuổi đã nối chức vụ của anh mình, trở thành người thống trị tối cao ở tỉnh Giang Đông. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng các phe, nên nhanh ng dành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định trong thời hỗn loạn.


Năm 208, Tôn Quyền nghe nói Tào Tháo tiến vào Kinh Châu, lập tức phái Lỗ Túc lấy danh nghĩa viếng Lưu Biểu bị bệnh vừa mất để dò xét thực hư. Sau đó Lỗ Túc tìm gặp Lưu Bị bàn việc liên hiệp chống Tào.

Trong khi nội bộ Đông Ngô thảo luận, có người sợ uy lực Tào Tháo, đề nghị hàng Tào, bị bọn Lỗ Túc, Chu Du kiên quyết phản đối. Họ kiên trì chủ trương chống Tào, do đó củng cố quyết tâm của Tôn Quyền. Ông rút gươm báu chém sạt một góc án thư, lơn tiếng nói: "Ai còn bàn đầu hàng Tào Tháo thì kết cục như cái án này!". Kết quả trong trân Xích Bích, liên minh Tôn-Lưu đại thắng quân Tào, củng cố nên thống trị của Tôn Quyền ở Giang Đông. Mùa hạ năm 219, Tôn Quyền thừa lúc Quan Vũ dốc quân Kinh Châu đánh Tào Nguỵ ở phía Bắc giành được thắng lợi nhỏ nhặt, phái Lã Mông dẫn 2 vạn quân kéo đến đánh lấy Kinh Châu.

Tháng 7 năm 221, Tôn Quyền lại phái một tướng lĩnh không tên tuổi là Lục Tốn đến đánh chặn đại quân Lưu Bị. Hai bên giằng co 7, 8 tháng. Lục Tốn dùng chiến thuật "Thành cao hào sâu", không chịu ra đấu, dùng hoả công đánh quân Thục ở Di Lăng, giành được đại thắng. Điều này phản ảnh tài dùng người của Tôn Quyền.

Năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, lấy quốc hiệu là Ngô, sau dời đô đến Kiến Nghiệp (nay là thành phố Nam Kinh, Giang Tô).

Tôn Quyền đối nội thống trị rất nghiêm khắc, đánh thuế nhiều và nặng. Có người khuyên ông: "Ra uy với kẻ tiểu nhân cần dùng hình phạt nặng, nếu đơn độc ngồi giữ Giang Đông thì binh lực hiện có cũng đủ dùng rồi, nhưng đơn độc ngồi giữ Giang Đông không khỏi là hạn hẹp, vẫn cần điều binh trước". Do đó, Tôn Quyền hết sức phát triển xuống dải đất Đông Nam. Để mở mang miền ven. Năm 230, Tôn Quyền phái đội thuyền người, do tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực suất lĩnh ra biển, đến Di Châu (nay là Đài Loan). Đó là sự ghi chép sớm nhất, minh xác nhất trong văn hiến hiện có liên quan đến việc qua lại giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan. Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc. Tôn Quyền đã từng sai thứ sử Lục Dận sang Việt Nam để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Tài năng chính trị của ông thậm chí Tào Tháo cũng phải khen ngợi, tuy rằng Tôn Sách anh của Tôn Quyền cũng là một người tài giỏi gần như vẹn toàn nhưng Tào Tháo không hề xem trọng, ông từng khen "Sinh con nên như Tôn Trọng Mưu".

Năm 252, Tôn Quyền qua đời, thọ 71 tuổi. Sau khi chết được truy tôn là Ngô Đại Đế.



Tôn Thượng Hương vợ Lưu Bị ngoài ra ko biết





Thái Sử Từ ko rỏ lắm



Lã Mông (,178-219) tự Tử Minh, là vị tướng quân đội của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành người đứng đầu của quân đội Đông Ngô sau cái chết của Chu Du và Lỗ Túc và nổi tiếng qua việc chiếm Kinh Châu dẫn đến cái chết của Quan Vũ, người đứng đầu trong ngũ hổ tướng phe Thục Hán.

Lã Mông sinh năm 178 tại Nhữ Dương. Ông gia nhập Đông Ngô sau khi Tôn Quyền lên nối nghiệp Tôn Sách. Năm 208, ông tham gia trận chiến tại Hạ Khẩu chống lại Hoàng Tổ và trận Xích Bích chống lại Tào Tháo dưới quyền chỉ huy của đại đô đốc Đông Ngô là Chu Du.

Sau khi Chu Du mất quyền điều khiển quân đội thuộc về Lỗ Túc. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì sai Lã Mông đi theo. Lã Mông dùng kế chiếm được Uyển Thành nhưng quân Đông Ngô sau đó vấp phải sự kháng cự của Trương Liêu nên không chiếm được Hợp Phì. Sau đó Tào Tháo đem quân từ Hán Trung trở về khiến Tôn Quyền phải rút quân.

Năm 217 Lỗ Túc mất, quyền điều khiển quân đội thuộc về Lã Mông. Lúc này Đông Ngô và Tây Thục xảy ra bất hòa về vấn đề Kinh Châu nên Tôn Quyền sai Lã Mông tìm cách chiếm Kinh Châu. Nhân lúc Quan Vũ đi đánh Phàn Thành ở Tương Dương, Lã Mông dùng kế đánh úp Kinh Châu rồi phục binh bắt được Quan Vũ khi ông trên đường chạy trốn về Thành Đô. Quan Vũ bị Tôn Quyền sai đem chém. Chẳng lâu sau đó Lã Mông cũng bệnh mất ở tuổi 41. Do Lã Mông mất cùng năm với Quan Vũ nên tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hư cấu chuyện Quan Vũ hiện hồn về vật chết Lã Mông.



Lục Tốn ( 183-245) tự Bá Ngôn là quân sư của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng qua trận Di Lăng vào năm 222 đánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị khiến ông trở thành 1 trong những quân sư nổi tiếng nhất của đời Tam Quốc.


Năm 219, nhân lúc Lưu Bị và Tào Tháo đanh tranh giành Hán Trung và Quan Vũ dẫn quân đánh Tương Dương, không quan tâm đến Kinh Châu là nơi mà Đông Ngô đã dòm ngó từ lâu, Lục Tốn đã bày kế cho Lã Mông chiếm Kinh Châu, dẫn đến cái chết của Quan Vũ, nguyên nhân chủ yếu của trận Di Lăng sau này.

Năm 222, Lưu Bị dẫn 7 vạn quân đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ. Lúc này các quân sư hàng đầu của Đông Ngô như Chu Du, Lỗ Túc và Lã Mông đã qua đời nên trọng trách bảo vệ Đông Ngô được giao cho Lục Tốn. Biết Lưu Bị không có kinh nghiệm dùng binh, đóng quân ở nơi tử địa nên Lục Tốn đã dùng hỏa công tiêu diệt 70 doanh trại của Lưu Bị, đánh tan 7 vạn quân của Lưu Bị. Sau trận này 1 năm Lưu Bị bệnh chết ở thành Bạch Đế.

Sau trận Di Lăng, Đông Ngô và Thục Hán kí hòa ước nên từ năm 222 đến năm 245, Lục Tốn đã nhiều lần đánh đuổi quân Đại Ngụy, bảo vệ thành công Đông Ngô. Năm 234, ông dẫn quân đánh Hợp Phì theo sự nhờ cậy của Khổng Minh nhưng thất bại. Năm 245, ông mất ở tuổi 62.Lăng Thống



Hoàng Cái (?-?) tự Công Phúc là vị tướng quân đội của nhà Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông phục vụ cho cả 3 nhà lãnh đạo Đông Ngô là Tôn Kiên, Tôn Sách và Tôn Quyền và nổi tiếng qua chiến công trá hàng đốt chiến thuyền của quân Tào Tháo trong trận Xích Bích dẫn đến thắng lợi của quân Đông Ngô vào năm 208 SCN.

Hoàng Cái chưa rõ năm sinh, đã theo phục vụ Tôn Kiên từ những ngày đầu Tôn Kiên lập nghiệp. Năm 189, Tôn Kiên theo lời kêu gọi của Viên Thiệu và Tào Tháo dẫn quân về Trường An tiêu diệt Đổng Trác. Viên Thiệu sai Tôn Kiên làm tiên phong tiến đánh Dĩ Thủy Quan và tại đây Tôn Kiên đã chém chết tướng Đổng Trác là Hoa Hùng. Nhưng sau liên quân phát sinh mâu thuẫn nên Hoàng Cái cùng Tôn Kiên trở về Giang Đông.

Tôn Quyền lên thay Tôn Sách thì chỉ lo ổn định Giang Đông. Năm 208, Tôn Quyền chiếm Hạ Khẩu của Hoàng Tổ còn Tào Tháo chiếm Kinh Châu, có ý muốn tiêu diệt Giang Đông. Tôn Quyền bèn liên kết với Lưu Bị chống lại Tào Tháo, trận Xích Bích bùng nổ. Tôn Quyền phong Chu Du làm đại đô đốc chống quân Tào Tháo. Chu Du sử dụng liên hoàn kế chống lại Tào Tháo, trong đó phải tìm người trá hàng đốt chiến thuyền Tào Tháo. Hoàng Cái liền nhận nhiệm vụ đó. Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì Hoàng Cái đã để Chu Du đánh 50 roi đến thịt nát, máu văng rồi ông nhờ Tưởng Cán đem hàng thư đến Tào Tháo, Tào Tháo tin lời và khi Hoàng Cái đến trá hàng giả vờ là đi tải lương nhưng trong khoang thuyền chứa đầy chất dẫn hỏa. Khi thuyền đến gần thủy trại Tào Tháo thì Hoàng Cái phóng hỏa đốt cháy chiến thuyền Tào Tháo rồi định kéo đi giết Tào Tháo nhưng bị Trương Liêu bắn 1 mũi tên té xuống nước may nhờ có Hàn Đương cứu thoát chết.




Cam Ninh (175-218) tự Hưng Bá là vị tướng quân đội của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng là 1 vị tướng gan dạ và dũng mãnh qua nhiều trận đánh nhưng nổi tiếng nhất là trận Hợp Phì năm 215 giữa Đông Ngô và Đại Ngụy.

Cam Ninh sinh năm 175 tại Lâm Giang thuộc Ba quận. khi còn trẻ ông là người thông hiểu về kinh sử, có sức mạnh hơn người, tính lại thích lãng du, thường chiêu tập bọn du đảng, lưng đeo chuông đồng, tung hoành khắp thiên hạ. Ai ai nghe tiếng chuông đều kinh hãi ù té bỏ chạy trốn. Ông còn lấy gấm Tây Xuyên làm buồm thuyền, vì thế người ta gọi là "giặc buồm gấm". Về sau, ông hối hận việc làm của mình nên cải tà quy chánh, dẫn thủ hạ đến đầu Lưu Biểu. Thấy Lưu Biểu không làm nổi việc lớn, Ninh muốn sang theo Ðông Ngô , nhưng lại bị Hoàng Tổ giữ lại ở Hạ Khẩu. Khi Đông Ngô tiến đánh Hạ Khẩu, Hoàng Tổ đã nhờ Cam Ninh bắn chết tướng Đông Ngô là Lăng Tháo mới giữ được thành nhưng về sau, Tổ lại bạc đãi Ninh. Viên Đô Ðốc của Hoàng Tổ là Tô Phi nhiều lần khuyên Hoàng Tổ trọng dụng Cam Ninh nhưng Hoàng Tổ cho Ninh chỉ là tên cướp biển nên coi khinh. Về sau, Cam Ninh đầu hàng Đông Ngô và đém quân đánh trở lại Hoàng Tổ vào năm 208. Hoàng Tổ bị Cam Ninh giết chết và cả vùng Giang Hạ thuộc về Đông Ngô.

Chẳng lâu sau đó, ông mất năm 218 ở tuổi 43 vì bệnh. Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì ông mất năm 222 trong trận Di Lăng bởi tướng Phiên là Sa Ma Kha



Chu Du (175 - 210) , tên tự là Công Cẩn , là danh tướng của nước Ngô (Đông Ngô) thời Tam Quốc. Trong bộ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung có viết rằng do Chu Du đẹp trai và rất giỏi âm luật nên được gọi là Mỹ Chu Lang . Ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại Đô Đốc Thủy Quân (Grand Admiral), nên được gọi là Chu Đô Đốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở sông Xích Bích trước quân Tào Tháo, là trận chiến lớn nhất thời đó.

Chu Du thời trẻ chơi với Tôn Sách, con của Tôn Kiên, và hai người thân nhau như anh em. Khi Tôn Kiên bị giết trong cuộc chiến với Lưu Biểu, Tôn Sách lúc đó 16 tuổi, bắt đầu chinh phạt đất Ngô. Chu Du đem quân giúp Tôn Sách và trở thành khai quốc công thần.

Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu và đòi Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin. Trương Chiêu sợ có chiến tranh nên không dám quyết định, nhưng Tôn Quyền nghe lời Chu Du và cương quyết từ chối. Tào Tháo cho một người tên là Tưởng Cán, là người quen của Chu Du đến dụ ông, nhưng Tưởng Cán về báo rằng "Chu Du là người có chí hướng cao vời, không thể thuyết phục được".

Năm 208, Lưu Bị thua chạy khỏi đất Trung Nguyên. Lưu Biểu chết bệnh, con là Lưu Tông đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, lấy danh nghĩa của Hán đế để yêu cầu Tôn Quyền đầu hàng. Lưu Bị cũng cho sứ giả cầu cứu. Các quan nước Ngô chia làm 2 phe, phe chủ hàng do Trương Chiêu cầm đầu, phe chủ chiến do Chu Du và Lỗ Túc đứng đầu. Chu Du phân tích cho Tôn Quyền tình hình chiến lược như sau:

Địa thế: Đất Ngô có sông bao bọc. Tào Tháo không có thủy quân giỏi.
Tình thế: Tào Tháo chưa bình định xong vùng Tây Lương, không thể ở lâu.
Thời điểm: Đang là mùa đông, đất Ngô khí hậu ẩm ước, quân phương Bắc sẽ sinh bệnh.
Tôn Quyền cho Chu Du và Trình Phổ đi hợp quân với Lưu Bị. Quân Tào đóng ở bờ bắc sông Xích Bích, quân Ngô đóng ở bờ nam.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung viết để ca ngợi nhà Thục Hán, nên "thần thánh hóa" Gia Cát Lượng, biến Chu Du thành con tốt trong tay Khổng Minh. Những chuyện như "thuyền cỏ mượn tên" được các nhà sử học sau này cho là cực kỳ hoang đường; bởi vì trong đêm, thủy chiến thường dùng tên lửa tẩm dầu để bắn nhau, chỉ cần một mũi tên trúng đích là thuyền bắt lửa, ánh sáng sẽ biến nó thành mục tiêu. Trong cuốn "Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện" của tác giả người Trung Quốc Trần Văn Đức có viết: "La Quán Trung là một thư sinh chưa bao giờ biết đến chiến trận, nên viết có nhiều chỗ hoang đường".

Chu Du tiến đánh Nam Quận, trong lúc đánh thành thì bị tên bắn trọng thương. Tào Nhân nghe tin thì kéo ra khỏi thành đánh, nhưng Chu Du dù bị thương vẫn huy động quân sĩ đánh bại Tào Nhân. Nhưng mũi tên có độc, vết thương của Chu Du không thể chữa khỏi, đến năm 210 thì chết, khi đó 36 tuổi. Người kế tục ông làm quân sư cho Tôn Quyền là Lỗ Túc.

Chu Du là người yêu âm nhạc, lễ phép khiêm tốn, nhưng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông bị mô tả như một đứa trẻ ngô nghê và nóng tính, bị Gia Cát Lượng chọc tức 3 lần đến chết. Nhà văn còn viết một câu khá nổi tiếng rằng trước khi chết Chu Du phẫn uất mà than: "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?". Trong bộ "Tướng Soái Trung Quốc Toàn Truyện" của các tác giả Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Tuyết và Dương Hiệu Xuân có ghi: "đó là lời lẽ của nhà văn, hoàn toàn không đáng tin". La Quán Trung là người đời sau, không có sách sử nào ghi như vậy, làm sao ông ta biết được là Chu Du nói gì trước khi chết? La Quán Trung là người "trù dập các tướng lĩnh Ngô, Ngụy và biến các tướng Thục thành thần, nếu các tướng Thục giỏi như vậy, sao cứ thua mãi?". Nhiều nhà phân tích cho rằng Khổng Minh có tài trị nước và vạch định sách lược, nhưng về chiến thuật và chiến trận thì kém, bằng chứng là từ thành Hán Trung ra đánh Trường An, chỉ cách nhau mấy dặm, nhưng chưa bao giờ thấy được mặt thành Trường An vì cứ bị thua giữa đường. (Mã Siêu chỉ đánh 1 trận là chiếm được Trường An).

Chu Du có công cực lớn trong việc giúp nhà họ Tôn lập nên Đông Ngô, là khai quốc đại công thần, từng theo phò tá cho cả 3 vị chủ tướng đầu tiên của Ngô.




Chu Thái ( 155-225) tự Ấu Bình là vị tướng quân đội sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng của phe Đông Ngô , nổi tiếng trong việc đã nhiều lần cứu Tôn Quyền là vua Đông Ngô thoát khỏi vòng vây.

Chu Thái không rõ năm sinh, quê ở Hạ Sái xứ Cửu Giang. Năm 195 khi Tôn Sách là anh trai của Tôn Quyền đem quân đánh Lưu Do là thái thú Dương Châu để tăng cường thế lực. Chu Thái và Tưởng Khâm khi đó tụ tập quân trong sông Dương Tử, cướp bóc kiếm ăn khi nghe tiếng Tôn Sách là người hào kiệt ở Giang Ðông, hay cầu người hiền cho nên dẫn đồ đảng hơn ba trăm người đến theo. Sau đó, Tôn Sách bình định được Giang Đông thì giao cho em trai ông là Tôn Quyền cùng với Chu Thái giữ ở Tuyên Thành. Khi giặc núi bốn mặt kéo đến vào ban đêm, vì quá bất ngờ không kịp chống cự nên Chu Thái ôm Tôn Quyền lên ngựa để chạy. Chu Thái tả xung hữu đột cứu Tôn Quyền ra khỏi vòng vây nhưng bị 12 vết thương nặng suýt chết, may sau nhờ có thần y Hoa Đà cứu giúp.

Năm 200, Tôn Sách mất giao lại Giang Đông cho Tôn Quyền. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì. Khi Tôn Quyền bị Trương Liêu, Từ Hoảng vây khốn thì Chu Thái lần nữa cứu Tôn Quyền thoát khỏi vòng vây. Tôn Quyền nhờ có Chu Thái đỡ tên giùm nên không bị gì còn Chu Thái bị tên bắn xuyên hai lần áo giáp, còn vết thương thì vô kể. Lát sau Chu Thái còn lao vào vòng vây cứu Từ Thịnh. Trở về, Tôn Quyền mở một bữa tiệc nhỏ. Trong bữa tiệc ông bảo Chu Thái vén áo lên rồi hỏi thăm từng vết thương, Chu Thái cứ thực tình mà tâu từng vết thương bị khi nào, tại sao. Cứ mỗi vết thương, Tôn Quyền lại ban cho Chu Thái một chén rượu, lát sau Chu Thái say mèm. Sau đó Quyền lại ban cho Thái một cái tán , để ra vào thêm phần quí trọng.

Năm 222, Lưu Bị dẫn quân đánh Đông Ngô báo thù cho 2 em là Quan Vũ, Trương Phi. Đông Ngô nhờ có Lục Tốn dùng hỏa công đốt 40 doanh trại của Lưu Bị tại Di Lăng nên quân Thục đại bại. Chu Thái tham gia trận chiến này, đã chém chết Man Vương là Sa Ma Kha khi ông kéo quân truy kích quân Thục.

Năm 225, Chu Thái mất tại Giang Đông.


Lã Bố, tự là Phụng Tiên (đôi khi cũng được gọi là Lữ Bố và Lữ Phụng Tiên), người đất Cửu Nguyên (nay là thành phố Bao Đầu, nội Mông Cổ). Lã Bố là một võ tướng và là một quân phiệt cát cứ cuối đời Đông Hán. Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này Lã Bố được mô tả là một viên tướng hết sức dũng mãnh, chuyên sử dụng phương thiên họa kích. Người ta thường nói "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố".

Cuộc Đời:
-Giết cha nuôi, lại nhận cha nuôi
Trước Lã Bố là tướng của Đinh Nguyên, nhận làm nghĩa phụ. Nhưng sau Đổng Trác cho người là Lý Túc đem ngựa Xích Thố đến dụ, Lã Bố lại giết Đinh Nguyên và về với Đổng Trác, nhận làm con nuôi ông này. Lã Bố là dũng tướng của Đổng Trác giúp Đổng Trác thực hiện âm mưu cướp ngôi vua nhà Hán.


-Mắc mỹ nhân kếTrong phủ có quan tư đồ Vương Doãn bề ngoài cung kính nhưng ngấm ngầm lập mưu giết Đổng Trác. Vương Doãn biết hai cha con Lã Bố và Đổng Trác có tính hiếu sắc nên dùng kế ly gián trước gả con gái nuôi là Điêu Thuyền cho Lã Bố sau là Đổng Trác gây nên mối bất hòa giữa hai cha con. Kết quả là Lã Bố giết chết Đổng Trác, lấy Điêu Thuyền làm thiếp

-Lập nghiệp riêng
Lý Thôi (Lý Giác) đem quân về báo thù cho Đổng Trác. Vương Doãn bị giết, Lã Bố bỏ chạy. Ông ta nương nhờ Viên Thuật, rồi Trương Dương, rồi Viên Thiệu, Trương Mạc. Lã Bố có các tướng giỏi là Trần Cung, Cao Thuận, Trương Liêu, Tang Bá, đánh chiếm Bộc Dương của Tào Tháo. Nhưng sau đó Tào Tháo kéo đến, đuổi Lã Bố chạy về phía đông. Bố lại nương nhờ Lưu Bị, nhưng sau đó chiếm thành Hạ Phì của họ Lưu, từ đó hùng cứ ở Từ Châu.


-Cửa quan bắn kích
Viên Thuật đánh Lưu Bị, cho tiền Lã Bố để ngồi yên. Lưu Bị lại cầu cứu Lã Bố. Bố mời 2 bên đến uống trà. Lã Bố cho dựng một cây kích ở rất xa, nói rằng nếu bắn trúng ngạnh kích bì 2 bên phải bãi binh. Tướng của Viên Thuậy là Kỉ Linh không dám nói, còn Lưu Bị cầu cho bắn trúng. Lã Bố nhắm bắn trúng ngay ngạnh kích, Kỉ Linh đành rút về.


-Tráo trở liên tục
Viên Thuật xưng đế, định hỏi cưới con gái Lã Bố cho con trai mình. Lã Bố nhận lời, đưa con gái đi, nhưng giữa chừng lại theo phe Tào Tháo để được phong chức, đuổi theo đem con về. Lã Bố gây chiến với Viên Thuật, nhưng ít lâu sau chưa thấy được lên chức, lại chuyển theo Viên THuật, trở lại đánh Tào Tháo.


-Liều mạng giữ cô thành
Năm 198, Lã Bố tấn công Lưu Bị, Tào Tháo đến cứu Lưu Bị. Lã Bố nghe lời vợ, ngồi nhà giữ thành, bị bao vây. Lã Bố lại cầu cứu Viên Thuật, nhưng Viên Thuật đòi gả con dâu mới đến cứu. Lã Bố giữ thành Hạ Phì, bị chính tướng lĩnh của mình phản bội, bắt nộp Tào Tháo. Nhưng trong bộ "Trung Quốc tướng soái toàn truyện" của Trịnh Phúc Điền, Dương Diệu Xuân và Khả Vĩnh Tuyết (Tập 1, trang 500), Lã Bố thấy thế lâm nguy, bảo bộ hạ lấy đầu mình đi dâng Tào Tháo lấy công, nhưng bộ hạ không nỡ làm. Lã Bố đành ra hàng.


-Thằng Tai To kia!!Đằng nào cũng vậy, Lã Bố bị trói đến trước mặt Tào Tháo, nói rằng "Thiên Hạ từ nay yên rồi!". Tào Tháo hỏi tại sao, Lã Bố nói "Có ta làm phó thống lĩnh kỵ binh, bình thiên hạ dễ như trở bàn tay". Tào Tháo định thả Lã Bố, nhưng Lưu Bị ngồi bên nói "Ngài quên Đinh Nguyên và Đổng Trác rồi ư?". Thế là Lã Bố bị đưa đi thắt cổ. Lã Bố còn quay lại chửi Lưu Bị: "Thằng tai to kia mới là không đáng tin nhất! Mày quên công ta bắn kích rồi ư?" Lã Bố cùng Trần Cung, Cao Thuận đều bị treo cổ. Trương Liêu và Tang Bá đầu hàng.


-Tính cách
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là một kẻ bạc nghĩa vô tình, nhận Đinh Nguyên, Đổng Trác làm cha nuôi, rồi sau đó lại chính tay mình giết hại hai người này. Khi bị Tào Tháo đánh đuổi đã chạy về với Lưu Bị, được Lưu Bị coi trọng đối xử hậu hĩnh, nhưng khi Lưu Bị đi đánh Viên Thuật thì Lã Bố đã lợi dụng việc đó chiếm lấy đất của Lưu Bị, sau đó khi Lữ Bố bị Viên Thuật đánh thì lại gọi Lưu Bị trở lại giúp mình... Có thể nói Lã Bố là một kẻ bất hiếu với cha, bất nghĩa với bạn bè, bất tín với người đời, là một kẻ bất trí, hữu dũng vô mưu, nhiều lần đã bị thảm bại chỉ vì không chịu nghe lời khuyên của những kẻ hiền.

Tuy vậy, sự dũng mãnh, uy phong của Lã Bố thì không ai có thể phủ nhận. Có thể nói trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là tướng mạnh nhất trong tất cả các tướng, vượt trên cả Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Điển Vi... cho đến mười mấy năm sau khi có sự xuất hiện của vị tướng Mã Siêu trẻ tuổi khiến Tào Tháo phải nhận định Mã Siêu mạnh không thua Lã Bố. Chính sự dũng mãnh đó đã giúp cho Lã Bố vang danh thiên hạ, ngay cả khi Lã Bố không nghe theo lời Trần Cung, bị trúng kế của Quách Gia, nhưng với sự kiêu dũng của mình Lã Bố vẫn có thể đảo ngược tình thế đến nỗi suýt nữa giết được Tào Tháo. Trong truyện thì sức mạnh của Lã Bố được ca ngợi qua lần một mình đấu với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay một mình địch sáu tướng của Tào Tháo, trong đó gồm cả Hứa Chử và Điển Vi.




Điêu Thuyền ( bính âm: diào chán) là một người đẹp trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa (gồm Vương Chiêu Quân, Tây Thi và???
nhưng khác thời còn cùng thời thì có Đại Tiểu Nhị Kiều) và là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc. Điêu Thuyền được mệnh danh là người đẹp bế nguyệt, có sắp đẹp khiến cho trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi.

Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc. Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là "Bế Nguyệt".
Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián, một mặt tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác. Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".

Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền [1]:

Phải người cung cũ Chiêu Dương?
Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
Nhẹ nhàng mình liễu như bông,
Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
Động đình lạc lối hoa bay,
Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
Nhà vàng gió cợt cành xuân,
Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!
Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng:

Nhất điểm anh đào khải giáng thần
Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân
Đinh hương thiệt thổ hành cương kiếm
Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!
Tạm dịch:

Một đóa anh đào chúm chím môi,
Đôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.
Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
Chém chết gian thần có lúc thôi!
Đó là khi:

Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách.

Chính kế liên hoàn của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, hại Lã Bố, là việc mà binh hùng tướng mạnh không làm được.

Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:

"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"


Chữ ký của hiepkhachcaibang




Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến hiepkhachcaibang vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (22-02-2009), WyXieoBao (23-02-2009)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:44
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09020 seconds with 17 queries