Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 27-04-2010   #91
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.455
Bách Việt 18 đang offline
 
Ngũ sắc Dịch lý và Trung quốc



Theo Dịch học Trung hoa thì sắc màu ứng với các phương ngày nay:
- Phương Bắc sắc Đen.
- Phương Nam sắc Đỏ.
- Phương Đông sắc Xanh.
- phương Tây sắc Trắng.
Trên cơ sở phân màu này có Cửu thiên tương ứng:
- Trời sắc đỏ là Viêm thiên.
- Đen là Huyền thiên
- Xanh là Thanh thiên
Và Trắng là Hạo thiên.
Như vậy chữ Huyền trong huyền thiên nào phải ‘huyền vi tinh diệu ‘ gì đâu mà chỉ nghĩa là ... đen thủi đen thui. Viêm thiên thì đúng với nghĩa ‘ lửa hồng'. Thanh thiên là trời trong nhưng âm Thanh cũng là màu xanh. Hạo thiên trời sáng rực hoàn toàn đúng với ý phương tây số 4 = bốn, bóng, bóng láng ...
ĐEN trong tiếng Việt còn là MUN, Ô, MỰC như mèo mun, qụa ô, chó mực .v.v.
Từ ‘ MUN' nguyên thủy chỉ có nghĩa là màu đen trong ngũ sắc dần dần bị chuyển hoá thành MAN, ‘man rợ’ chỉ trình độ văn hóa thấp kém hiểu như là từ phản nghĩa với Văn minh và người Tàu ‘lạm dụng’ tạo thành từ NAM MAN .
Trong dịch lý phương sắc ĐEN đồng vị đồng tính với những ý niệm khác:
Đen, mờ, lu, tối, mù (manh), lạnh, cóng, thấp, bé, hèn, mọn, mặn ...
Chuyển ngữ sang từ Hán gốc Việt thì thành: Mông (mờ tối), Mãn - Minh (mỉn = đen-tối), Nguyên (trứng nước), Kim (căm – rét), Hàn (lạnh), Liêu (Lu).
Nếu xét theo thực địa bản đồ Trung quốc ngày nay thì phải nói ngược lại là ... BẮC MAN vì vùng sắc đen là vùng của các nước: Mông cổ , Mãn châu và Hàn quốc; cũng là vùng trung đô của nhà MINH ...
Nhưng cổ thư Trung hoa lại chỉ có NAM MAN là 1 trong tứ di không hề có Bắc man?
Phải chăng trục BẮC – NAM nay đã bị lộn ngược?
Sử Trung hoa viết: Lưu Triệt tức Hiếu vũ nhà Tây hán đã ấn định Hà Nam là SÓC phương tức phương BẮC ngày nay .... như vậy trước Hiếu vũ thì Sóc phương ở đâu?


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 27-04-2010   #92
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 36.032
sao_phu08 đang offline
 
Phủ vốn dĩ mong nghe được về chứng sử mới của cái mà Bách Việt cho là " lịch sử ngũ man bị đảo lộn . Nhưng nếu lạm bạn về Dịch Lý thì Phủ không dám cao kiến , tự nghĩ cái gì không thông thì tốt nhất không nên nói , tránh hại mình hại người . Và để không làm loãng chủ đề , Phủ diễn giải một lần , theo vài kiến thức nhỏ hẹp mà may mắn nhớ được

1. Nói về Ngũ Hồ :Có nhiều người vẫn hay tưởng chữ Hồ ở đây chỉ năm hồ lớn của trung hoa ( Thái Hồ vốn được biết đến nhiều nhất ) . Đây không sai , nhưng chưa đủ . Hồ trong cụm từ Ngũ Hồ còn để ám chỉ một phân đoạn sử trung hoa về việc cát cứ hình thành các vương triều của tộc người ngoại lai đến kiều cư ( Ngũ Hồ Thập Lục Quốc 304-439 ). Ví dụ nhà Yên của tộc Tiên Ty chẳng hạn

2. Nói về Hồ : Chúng ta vẫn thường nghe nhiều về Rợ Hồ . Có một số sách dịch là ám chỉ dân du mục Mông Cổ . Tuy nhiên trong một bài thơ Đường có viết một câu : Bồ Đào mỹ tửu dạ quang bôi ( Bồ Đào rượu ngát chén lưu ly ) . Theo nhà xuất bản diễn giải , rượu Bồ Đào là rượu nho , đặc sản của người Hồ . Địa hình cao nguyên Mông Cổ vốn phần lớn là thảo nguyên ở dạng bán hoang mạc . Một số vùng tuy có thể trồng nho nhưng thực chất chưa bao giờ đây là loại đặc sản của Mông Cổ . Trong khi đó nho và rượu nho lại là đặc sản vốn được biết đến nhiều ở các nước Tây Á nằm giáp chân núi Hy_Mã_Lạp_Sơn ( vẫn hay nhắc trong giai đoạn Hán Vũ Đế tranh hùng cùng thiền vu ) . Như vậy người Hồ ở đây ( đối với người trung hoa cổ ) không riêng chỉ người Mông Cổ mà còn ám chỉ các sắc dân bị coi là " thiếu văn hóa chưa có các quy tắc ứng xử của con người " ( ? ) ở các vùng phía Bắc và Tây Bắc của trung hoa .

Thường thì vẫn hay thấy người Trung Hoa cổ gọi những dị tộc là Mọi ( muốn nhấn mạnh về lối sống còn hoang sơ theo kiểu cát cứ của bộ lạc ) Tùy theo từng vùng địa lý mà gọi khác nhau . Dị tộc ở phía Bắc của Hoa Bắc thì gọi là Rợ hoặc Địch , ở phía Đông thì gọi là Di , ở phái Tây thì gọi là Nhung , ở phái Nam gọi là Man . Chúng ta vốn dĩ không chỉ nằm ở phía nam của Hoa Bắc mà còn là phía nam của Hoa Nam , có lẻ vì vậy mà trong sử cũ , người Trung Hoa cổ vẫn gọi chúng ta là Nam Man ( một dị tộc nằm phía Nam ) hay Nam Bang ( một phần lãnh thổ phía nam , từ này thường được dùng nhiều trong các phân đoạn lịch sử chúng ta bị đô hộ )

Như vậy suy ra câu Ngựa Hồ Hí Gió Bắc , Phủ cho rằng mình đã diễn giải nghĩa không hề sai cũng không có gì là " buồn cười " cả . Thiết nghĩ vị huynh đệ nào cảm thấy không chắc chắc về ngữ nghĩa và muốn tìm hiểu tường tận hơn có thể tra thêm sách .

3 . Vài dòng cùng Bách Việt 18 huynh đệ có viết
Trích dẫn:
Chuyển ngữ sang từ Hán gốc Việt
có thể hiểu là những từ vốn của chúng ta bị hán hóa . Chữ Hán_Việt , chữ gốc của Trung Hoa đã được Việt hóa thì Phủ đã được học nhiều sau các năm ngồi ghế nhà trường . Riêng loại chữ " Hán gốc Việt " này thì Phủ quả thật chưa có điều kiện học hỏi , mong được cho vài ví dụ nho nhỏ kèm theo dẫn chứng để Phủ mở rộng kiến thức


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
David Toọc (17-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 27-04-2010   #93
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.455
Bách Việt 18 đang offline
 
Chuyện đảo lộn đã hàng ngàn năm nay nên câu giải nghĩa của bạn không có gì buồn cười cả. Buồn cười là khi thông tin địa lý lịch sử gốc bị thay đổi. Câu thành ngữ trên ra đời rất muộn về sau nên dùng từ ngữ đời sau.
Ví dụ Ngũ Hồ Thập Lục Quốc mà bạn nêu xem ra lại toàn những tên nước thời Chiến Quốc. Vậy những nước thời Chiến Quốc là "rợ" cả hay sao? Trong đó nước Yên vốn là đất phong của Thiêu Công Thích, đại công thần của nhà Chu, sao bỗng chốc biến thành đất người Tiên Ty?
Vấn đề là Ngũ Hồ hay Ngũ Man là "rợ" thì dân tộc chính thống của Trung Hoa xưa là gì? Chắc chắn không phải Kim hay Mãn, Mông, Liêu vì đều là những tộc người sau này mới vào Trung Hoa. Chỉ còn mỗi Hán tộc nhỏ nhoi, cũng chỉ làm chủ Trung Hoa sau cuộc nổi loạn của bọn giặc cỏ Lục Lâm thảo khấu của Lưu Tú thời Đông Hán.
Vậy Trung Nguyên xưa ở đâu và tộc người nào là chủ nhân của văn hóa Trung Hoa?
Từ "Hán gốc Việt" có nhiều lắm, chẳng qua không để ý và bị đầu óc "đại Hán" che khuất đó thôi. Đơn giản nhất có thể thấy là tên hầu hết cả tỉnh của Trung Quốc có cấu tạo theo tiếng Việt: Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Tây... Nếu theo tiếng Hán thì phải là Nam Hà, Bắc Hồ, Tây Sơn (!)
Đặc biệt tục ngữ, thành ngữ Việt có chứa nhiều dẫn chứng cụ thể về nguồn gốc tiếng Việt của văn hóa Trung Hoa xưa. Trong đó Dịch lý vốn là linh hồn của văn hóa phương Đông cổ. Tôi sẽ cố gắng xem trong những câu tục ngữ dẫn ở chủ đề này có câu nào như vậy không thì trình bày, cho khỏi lạc đề.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
David Toọc (17-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 27-04-2010   #94
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.455
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Sun Xem bài viết
Rước voi giày mả tổ

Trong tâm thức của người Việt Nam, mồ mả tổ tiên là một chứng tích thiêng liêng mà con cháu có nghĩa vụ phải giữ gìn bảo vệ. Vì thế, kẻ nào động chạm đến mồ mả tổ tiên thì là kẻ đã gây ra một sự xúc phạm không thể tha thứ. Nếu kẻ xúc phạm ấy lại chính là con cháu thì đó là kẻ bất nghĩa là kẻ phản bội tổ tiên, nòi giống. Cho nên “rước voi giày mả tổ” là hành vi biểu trưng cho sự phản bội Tổ quốc, phản bội đồng bào ruột thịt của mình.
Tại sao lại là "rước voi", mà không phải rước con vật khác? Câu tục ngữ này ám chỉ điều gì trong lịch sử? Lịch sử đã có lúc nào "rước voi" về chưa?
Nếu là lịch sử Đại Việt thì chưa hề có rước voi giày mả tổ bao giờ. Chúng ta có kẻ thù truyền kiếp là Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không hề có "voi" sinh sống. Nếu ám chỉ quan hệ Việt và Tàu thì phải là "rước ngựa" mới đúng, vì ngựa là đặc sản văn hóa Hán tộc ở Hoàng Hà (của rợ Hồ như bạn Phủ dẫn ở trên).
Voi là con vật tương trưng cho phương Tây. Chúng ta có nước Triệu Voi là Lào. Thái, Lào, Căm pu chia đầy rẫy voi. Xa hơn nưa là ... Ấn Độ. "Rước voi về giày mả tổ" chính là nói tới ách xâm lược của dòng Ấn lên khu vực Đông Nam Á. Toàn bộ Thái, Lào, Căm pu chia đều bị ảnh hưởng của Ấn. Việt Nam hiện nay thì có phần miền Nam, vốn là nước Chiêm Thành xưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền cai trị của dòng văn hóa Ấn, tới mức người Chăm không còn nhận ra mình cũng có cùng một gốc với người Kinh (Việt). Thay vì hướng về tiên tổ vua Hùng thì người Chăm lại "rước voi" về làm nguồn gốc của mình. Câu tục ngữ này đến nay vẫn còn rất sâu sắc, buộc người ta phải suy nghĩ về quá khứ của mình.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
David Toọc (17-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 27-04-2010   #95
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 36.032
sao_phu08 đang offline
 
Xin mượn một chút ở đây viết vài dòng cùng Bách Việt , mong quản lý nơi tay bỏ qua vì lẻ ra vấn đề này không hợp để phiếm luận nơi này .

1. Có gì không rõ mong tìm hiểu thêm , Phủ không muốn viện dẫn dài dòng khỏi mất công làm loãng chủ đề . Có hai cuốn sách ( Ngũ Hồ Diễn Nghĩa và Truyện Đời Xưa ) sẽ nói rõ , hoặc không tìm kiếm trên mạng vẫn có nhiều tài liệu đáng tin cậy . Còn muốn cho là Phủ ngại khó thoái thác cũng được . Nhưng mong tìm hai cuốn sách kia mà rõ thêm .

2. Phủ tôi thấy vị huynh đệ Bách Việt này chung quy vẫn chỉ muốn nêu cao tất cả tinh hoa của Trung Quốc vốn là của Việt Nam chúng ta . Rằng nguyên bản chúng ta vốn kiêm thâu cả vùng rộng lớn nhưng không may bị phương Bắc " cướp mất " tất cả nên đành ngậm ngùi . Và may mắn là vào thời đại ai ai cũng bị cái đầu óc , nói theo Bách Việt , tôn thờ Trung Hoa làm lu mờ thì vẫn may mắn còn một hậu nhân Bách Việt sáng sủa nhìn nhận chân tướng vấn đề .

Thế này , Phủ tôi cũng tự nhận mình thấp kém lắm nên chuyện đại sự như vậy không dám bàn cùng . Tuy , không lẻ các vị học giả uyên thâm ngày nay đều lú lẫn hoặc thiếu kiến thức quá nên không nhận ra ? Hay vì nể nang anh cả chúng ta mà không lên tiếng ? Chắc là không có nể nang gì , vì vấn đề biên cương và hải đảo đã nóng đến báo động là gì ? Vậy thì tại sao các vị học giả chuyên nghiên cứu lại không nhận ra ?

Phủ tôi cũng đọc được nhiều giả thuyết về vấn đề trên , nhưng tất cả chỉ dừng ở mức độ suy luận theo giả thuyết . Con người Phủ tôi nông cạn lắm , không rõ ràng thì không bao giờ dám nói hùa . Ai đó mai mỉa Phủ tôi đầu óc bị u mê ăn phải bả hùng cường ngoại bang . Có hay không thì Phủ đây không biết , chỉ biết rằng ngày xưa còn học sử chưa bao giờ xấu hổ về việc mình dốt môn lịch sử nước ngoài . Chừng nào dốt đặc về lịch sử Việt nam thì Phủ tôi mới thấy xấu hổ

Tư ý mỗi người vốn đã không cùng nhìn thì khó nói nghe cho lọt , tự thân vậy !

Khả ái !

....
Mong chư vị quản lý có gì sai thì chuyển Hậu Sơn rồi nhẹ nhàng nhắc nhở dùm Phủ . Đa tạ !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
David Toọc (17-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-04-2010   #96
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.455
Bách Việt 18 đang offline
 
Các học giả ngày nay không phải không nhìn ra vấn đề. Nếu bạn theo dõi sẽ thấy những người đó không ít chút nào. Có thể kể đến những người trong nước như Hà Văn Thùy, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Nhật. Những người ở nước ngoài thì có cả hội. Ta cũng có mà Tàu cũng có. Dẫn chứng hiện vật cũng có, sử liệu cũng có, di truyền, nhân chủng học, ngôn ngữ học có cả. Không phải chỉ là suy luận.
Ở đây tôi chỉ đóng góp những suy nghĩ riêng của mình cho từng khía cạnh mà thôi. Đây là chuyện lớn nên góp được chút gì hay chút đó. Mọi người thấy "bất thường" thì cũng là điều bình thường vì nó không giống những gì được giảng dạy phổ biến. Nhưng cái cần là nhìn vào bản chất và sự hợp lý của vấn đề. Sự thật không nhất thiết ở đám đông. Tranh luận là cần thiết nhưng không phải tranh giành. Khi nói chuyện quốc gia dân tộc khó tránh được những nhận xét chủ quan, nhất là trước một sự tráo trở độc nhất vô nhị trên trên thế giới như thế này. Nhưng dù sao cũng cố gắng nhìn vấn đề được khách quan.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
David Toọc (17-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-04-2010   #97
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.455
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Sun Xem bài viết
Ba chìm bảy nổi

Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.

Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi. Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương... Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều nỗi lo)...

Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.

Nếu nghĩ "ba chìm bảy nổi" nghĩa là ba phần chìm, bảy phần nổi, cộng lại thành mười (thành một thực thể chung), thì mắc câu sau "chín lênh đênh". Không thể hiểu đã mười phần chìm nổi rồi lại còn 9 phần nào mà lênh đênh?
Hiểu là ba lần chìm, bảy lần nổi, chín lần lênh đênh thì đúng ... nghĩa đen của câu. Còn có cách nghĩ hợp lý hơn là: "ba" nghĩa là "chìm", "bảy" nghĩa là "nổi", "chín" nghĩa là "lênh đênh". Vậy ba, bảy, chín đây là gì mà lại chìm, nổi và lênh đênh?

Nếu so sánh câu tục ngữ này với Lạc đồ thì sẽ thấy rõ ý nghĩa:

Lạc đồ là một ma phương 15 gồm 9 số, xưa là hình vẽ các nút (nút thừng). Diễn giải bằng số ngày nay:
2 9 4
7 5 3
6 1 8
Khi đặt Lạc đồ theo không gian (hình vẽ với số chẵn ở mặt đất, số lẻ ở chiều đứng (không gian) ta sẽ được ... "trời tròn, đất vuông", hay bầu trời là cái bát úp lên mặt đất. Đây là quan niệm cổ của Dịch lý phương đông.

Như vậy có:
- Số 3 nằm ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn nên có nghĩa là "chìm".
- Số 7 nằm ở hướng Đông, hướng mặt trời mọc nên nghĩa là "nổi"
- Số 9 ở thiên đỉnh, tức là lênh đênh.


4 số chẵn nằm ở mặt ngang tạo thành mặt đất vuông ở 4 góc. Góc = Guốc = Quốc, là chỉ quốc gia:
- Số Hai thành nhà Hạ
- Số Sáu hay Lục là màu Xanh hay Thanh = nhà Thương
- Số Bốn là Tư hay Tây là nhà Chu (Chiêu)
- Số Tám thành Xám, Xẫm là màu đen của nhà Tần. Người Tàu đôi khi vẫn được ta gọi là Xẫm.
Câu tục ngữ trên là một chỉ dẫn về Không đồ (Lạc đồ) của phương Đông cổ. Tục ngữ Việt Nam (và người Việt) thuộc Lạc đồ, Hà Thư như cháo, vận dụng trong đời sống hàng ngày một cách tự nhiên, chẳng cần gọi tên Hà Lạc ra...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Bách Việt 18: 28-04-2010 lúc 10:12.
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
David Toọc (17-07-2010), LSB-Sun (17-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 17-07-2010   #98
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.455
Bách Việt 18 đang offline
 
Mênh mông bể Sở

Về nghĩa của thành ngữ này thì khá rõ ràng, chỉ những gì to lớn, bao la. Khó hiểu là ở nghĩa đen của thành ngữ.
Thường người ta giải thích "bể Sở" chỉ nước Sở thời Chiến Quốc, là một nước rất lớn gồm nhiều tỉnh từ Hồ Bắc tới Hồ Nam, cả một phần Tứ Xuyên ở phía Tây, thậm chí cả vùng Giang Tô, Triết Giang phía Đông khi chiếm Ngô Việt.
Có điều nước Sở như vậy hơi rộng lớn một cách bất thường. Và thành ngữ Việt Nam sao lại nói tới nước Sở, trong khi thành ngữ Trung Quốc lại không có? Không hợp lý nữa là địa phận của nước Sở không có biển, mà câu thành ngữ trên gọi là "bể sở". Nếu như giải nghĩa trên thì phải gọi là "Mênh mông đất Sở" mới đúng...
Thành ngữ "Mênh mông bể sở" trước hết hay nói đến hoặc làm người ta nghĩ đến cảnh ngập nước bao la khắp nơi. Đây mới là nghĩa đen của thành ngữ. Sở ở đây không phải nước Sở mà Sở là Nước. Biến âm Sở -> Suỷ -> Thuỷ (nước). Đây là bằng chứng, vết tích rằng Sở nghĩa là Thuỷ - Nước.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
David Toọc (17-07-2010), LSB-Sun (17-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 25-07-2010   #99
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.455
Bách Việt 18 đang offline
 
Bể Sở sông Ngô

Truyện Kiều có câu:
Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành

Thành ngữ "Bể Sở sông Ngô" như vậy có nghĩa là khắp mọi nơi, dọc ngang, ra Nam vào Bắc... Tuy nhiên khi xét nghĩa đen của thành ngữ này thì lại có điều khó hiểu.
Như trên nước Sở thời Chiến Quốc không hề có biển để gọi là bể Sở. Nếu tính khi nước Sở chiếm nước Ngô, Việt thì có biển của nước Việt, như vậy phải gọi là "bể Việt" mới đúng, và khi đó thì không còn "sông Ngô" nữa vì nước Ngô đã ở trong nước Sở.
Ngô và Sở là hai nước nằm ngay cạnh nhau ở vùng Hồ Nam, Giang Tây. Vì thế bể Sở và sông Ngô không biểu đạt được nghĩa "khắp nơi" hay "tung hoành" của thành ngữ này.
Một cách hiểu khác:
"Sở" là dịch tiếng Hoa của từ "Nước" (Thuỷ - Suỷ - Sở). Từ "Nước" phiên âm tiếng Hoa là Lạc (Nước - Nác - Lạc). Như vậy bể Sở đây không phải Kinh Sở ở Hồ Nam mà là Lạc Sở hay biển của nước Lạc, tức là biển Đông.
Sông Ngô là dòng sông chảy qua nước Ngô, tức là sông Trường Giang. Bể Sở sông Ngô là biển Đông và sông Trường Giang, tạo thành một chỉnh thể Nam Bắc, đúng với nghĩa của câu thành ngữ. Biển Đông trong cổ sử là hồ Động Đình (hồ lớn ở phía Đông). Hồ Động Đình và sông Trường Giang tạo thành từ "giang hồ", cùng nghĩa với "bể Sở sông Ngô".
Trong cổ sử khi nói tới Sở phải xem kỹ là Kinh Sở hay Lạc Sở. Bể Sở sông Ngô đã chỉ rõ ranh giới của Bách Việt xưa từ bờ biển Đông tới tận sông Trường Giang.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Lê Khắm (25-07-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:22
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08654 seconds with 15 queries