Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 22-12-2002   #91
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:9c048b5f99]Châu Du bắc cầu[/center:9c048b5f99]
Giữa trấn Giang TRữ có sông Giang Trữ, chiếc cầu bắc qua dòng sông này có tên là cầu Châu Lang. Đồn rằng thời Tam Quốc Châu Du đã tạo dựng cầu này.
Lúc ấy Châu Du là danh tướng của Đông Ngô, tuy tuổi còn trẻ nhưng rất có tài. Bấy giờ, Ngụy, Thục, Ngô mạnh ai bá chiếm một cõi riêng. Khi Châu Dũ dẫn nhân mã cặp theo Giang Đông đi đánh Kiến Nghiệp (Nam Kinh). Tới trấn Giang TRữ này thìa bị một con sông chắn ngang, không tiến quân được. Người hướng đạo vội trở lại báo cáo với Châu Du. Châu Du liền tức tốc tới bờ sông. Ông thấy sông sâu, mà nước chảy xiết, thế mà một chiếc cầu cũng không có, người ngựa phải đùn lại ở bờ sông.
Châu Du cho kêu quan địa phương tới hỏi:
- Sao không có cầu?
Quan địa phương ú ớ trả lời:
- Còn chưa, chưa có...
Châu Du trừng mắt:
- Nơi đây là yếu địa, sao không bắc cầu?
- Dạ, dạ...
Châu DU vẫy roi chỉ:
- Trong vòng một ngày phải dựng cầu cho xong!
Quan địa phương và các bộ hạ thoạt nghe liền ngẩn người. Lòng nghĩ: "Ông nói thật dễ nghe, trong vòng một ngày mà bấc được chiéc cầu qua sông ư!"
Thật ra trong bụng Châu Du đã có chủ ý. Ông vội đưa vật dụng cần thiết đến chỗ bắc cầu, và chính ông đốc suất chỉ huy. Với sức của đông người, chưa đầy một ngày đã bắc xong chiếc cầu rộng để binh mã đi qua. Châu Du thấy bên đường có một đầm nươc, bèn kêu binh sĩ tắm rửa cho ngựa, sau đó ông dẫn binh đến Kiến Nghiệp.
Người đời sau gọi chiếc cầu mà Châu Du đã bắc ấy là "cầu Châu Lang", và đầm nước mà Châu Du tắm cho ngựa đó là "đầm tắm ngựa".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-12-2002   #92
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:a145f88d7f]Trương Phi học nghệ[/center:a145f88d7f]
Trương Phi sanh ra vào thời quần hùng tranh giành, bốn cõi lửa binh. Ông muốn trong thời loạn này làm nên chút sự nghiệp. Do đó, lúc mười tám tuổi, ông đã rời làng đi tìm thầy học võ nghệ.
Dưới núi Kê Công, TRương Phi gặp một lão trượng hạc phát đồng nhan trạc bảy mươi tuổi. Khi biết lão trượng này là một hảo hán ẩn cư, ông bèn bái lão trượng làm thầy. Lão truọwng ban đầu không nhận, cho dù TRương Phi quì lạy khẩn cầu, ông chỉ nói:
- Mi hãy đi khuân những tảng đá ở mé nam rừng TRúc Lâm kia bỏ hết đi rồi nói chuyện sau!
Truowng Phi nghĩ: Mình có sức mạnh thế này, mấy tảng đá ấy sợ gì dời đi khong nổi? Do đó ông dập đầu lạy lão trượng, rồi nhắm mé nam rừng TRúc Lâm mà đi. Ai ngờ khi tới nơi thì thấy, ô hô: những tảng đá tròn có vuông có kia đều nằm sâu dưới đất ba tước, chỉ trồi lên ba thước, và mỗi tảng đá nặng ít nhất cũng tám mươi cân. Trương Phi tận dụng hết sức bình sanh đến mặt đỏ rần, những tảng đá vẫn không hề lay chuyển. Trong khi đó thì lão trượng đi tới, hai tay ôm lấy đầu đá và nhẹ nhàng nhấc lên, chỉ nghe "phựt" một tiếng, tảng đá đã lên khỏi mặt đất. Trương Phi cũng bắt chước cách làm như ông, song tảng đá vẫn không nhúc nhích, giận quá ông hét to một tiếng, dùng chân đạp tảng đá cho ngã. Từ đó, ông học cách nhổ đá của lão truọwng: một ngày, hai ngày, ba ngày, rốt cuộc ông đã nhổ được tảng đá lên. Sau này, mỗi ngày ông dời đi được những một trăm hai mươi tảng mà mặt không hề đổi sắc, không thở mệt nửa.
Đá đã dời hết, Trương Phi vui mừng chạy đến lão trượng báo công. Ai ngờ sáng sớm hôm sau, những tảng đá kia lại bị lão trượng đá văng trở về chỗ cũ, và ông lại kêu Trương Phi dời nữa. Trương Phi thầm trách: kêu mình dời hết đá rồi dạy mình võ nghệ là như vậy đó ư? Trong lòng thì giận, nhưng ông vẫn cứ làm. Dời đến tảng đá cuối cùng, không may ông quăng tảng đá trúng ngay chiếc giường của lão trượng, làm chiếc giường gãy đi. Lão trượng nổi giận, nhảy tới đánh một tát tai vào mặt Trương Phi. Trương Phi né khỏi. Đến nước này thì ông hết chịu nổi, bèn cáo biệt lão trượng mà bỏ đi.
Lão Trượng nói:
- Nếu mi có thể đuổi đàn chim sẻ trên cây hạnh kia đi được thì mi mới đi được.
Trương Phi nghĩ: Việc này quá dễ. Ông liền chạy tới gốc hạnh, hai tay ôm lấy thân cây mà rung, chim sẽ đều bay lên. Ai ngờ chim sẻ lượn một vòng lại bay đậu trở về như cũ. Lão trượng vẫyy tay phất tới, một luồng gió lạnh phát ra khiến bầy chim sẻ hoảng sợ bay đi hét.
Trương Phi thấy vậy vội quì xuống đất xin lão trượng tha thứ. Lão trượng thấy Trương Phi thật lòng muốn học võ nghệ, bèn ngồi xuống bàn luận chuyện triều chính thế sự với ông. Càng bàn ý càng hợp, và rồi lão trượng mới chịu thu Trương Phi làm đồ đệ. Từ đó, thầy hết lòng dạy, trò hết lòng học. Không đầy một năm, Trương Phi đã học được một thân công phu. Đao thương kiếm kích đều rành, quyền cước đều thông, quả là như hổ thêm cánh.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-12-2002   #93
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:11275c1e79]Trượng Bát Xà Mâu[/center:11275c1e79]
Trương Phi vốn là người mổ heo, ban đầu đi theo Lưu Bị đánh giặc, ông chỉ dùng dao giết heo thôi, nhưng về sau tại sao ông lại dùng trượng bát xà mâu? Nói ra, có câu chuyện lý thú thế này.
Chuyện xảy ra lúc Lưu Bị được triều đình phong làm Huyện úy huyện An Hỷ. Lưu Bị và Quan, Trương đến đây nhậm chức không lâu thì ở khe An Hỷ ngoại thành huyện An Hỷ thường xuất hiện một con rắn lớn gây vạ cho dân.
Lưu Bị nghĩ, con rắn này gây rối khiến bá tánh không được yên ổn làm ăn, ta làm quan ở đây mà ngay con rắn trừ không được thì còn mặt mũi nào thấy mọi người! Do đó ông tìm tới Quan Vũ và Trương Phi bàn tính.
Trương Phi nói:
- Đại ca, việc này có khó gì. Con heo nặng mấy trăm cân tôi chỉ cần một dao là nằm ngay đơ, một con rắn chỉ dài hơn trượng, để tôi bắt nó đem đến cho anh.
Lưu Bị, Quan Vũ nghe vậy, cùng nói:
- Tam đệ chớ nên xem thường, con nghiệt súc này lợi hại lắm, bị nó mổ một cái là tánh mạng đi đời ngay!
TRương Phi nghe mà giận, ông to tiếng bảo:
- Các anh xem thường tôi quá, người ta nói dao mổ heo của tôi rất lợi hại, chỉ có hai anh là xem thường. Lần này tôi không cần dùng dao, tay không bắt nó cho mà xem!
Đến nửa đêm, Trương Phi đợi Lưu Bị và Quan Vũ ngủ hết, một mình ông lén lần ra khe An Hỷ.
Ông tới bên khe, nghe thấy tiếng "tách tác tách" trong khe, trong lòng thầm nghĩ: tiếng này là tiếng gì nhỉ? Bèn nấp một nơi chờ xem. Trong ánh trăng nhàn nhạt mông lung, ông thấy trong khe có một bóng đen vờn qua lại, lúc lên lúc xuống như đang bay múa. Trương Phi đứng xem, ngẩy người ra và chưa biết phải làm sao. Một hồi, dường như bóng đen ấy đã phát hiện có người trên khen, nó liền chúi đầu nguẩy đuôi. Trương Phi nghĩ: mi chạy đằng trời cũng không thoát! Và vội nhảy xuống khen, một tay ông nắm đuôi bóng đen và thuận thế giật mạnh một cái! Thì ra là một con rắn dài hơn trượng. Trương Phi cười hắc hắc, tối nay tao bắt mày không ngờ chẳng phí sức chút nào. Ông đang khoái chí trong lòng, chợt một tiếng gió "vút" tới , con rắn đã ngẩng đầu há miệng, thè chiếc lưỡi nhắm ngay Trương Phi định mổ. Trương Phi vội nhảy phóng ra sau, thuận tay ông nắm đuôi nó quay mấy vòng. Chuyện cũng lạ, con rắn ấy lại biến thành một cây mâu, dài một trượng tám thước, mũi mâu sắc bén vô cùng. Trương Phi mừng rỡ miệng cười ha hả, ông huơ mâu múa vùn vụt một hồi.
Từ đó, Trương Phi dùng cây trượng bát xà mâu này làm võ khí.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-12-2002   #94
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:e1a9be0c2e]Trương Phi xử án (một)[/center:e1a9be0c2e]
Tương truyền khi Trương Phi đi qua huyện Cổ Thành, sau cơn tức giận ông đọan lấy ấn huyện và tự lên làm huyện quan.
Một hôm, trong huyện có hai người đến cáo trạng, Trương Phi vội thăng đường xét xử, được biết hai người cáo trạng một người thì bán nồi và người kia thì tàn tật cụt mất tay chân bèn hỏi:
- Hai người thưa gởi ai đây?
Người bán nồi đáp:
- Hai chúng tôi cùng ở chung một nhà, một phòng và cứ sáng sớm tôi thức dậy thì phát hiện nồi của tôi bị mất. Tôi nghĩ trong phòng chỉ có hai chúng tôi, nên tôi nghi ngờ anh này lấy trộm nồi tôi.
Trương Phi lại hỏi người tàn tật:
- Còn ngươi thì thưa ai?
Người tàn tật chỉ người bán nồi nói:
- Bẩm đại gia! Tôi thưa đây không phải ai khác mà là anh bán nồi đây. Tôi là người tàn phế, đi đứng bất tiện, làm sao có thể trộm nồi anh ta được chớ? Cho nên tôi thưa anh ta về tội vu oan giá họa cho người, xin đại gia xét soi cho.
Trương Phi nghe hai người trần thuật, nghĩ: cái chuyện hai người nói đều có lý, chuyện người này bị ăn cắp nồi là thiệt; song người tàn phế đã mát hết một tay, một chân , đi đứng còn khó khăn, sao có thể trộm nồi cho được? Ông nhìn kỹ sắc mặt hai người một lát, đoạn quát:
- Người ta tàn tật như vậy, đi đứng còn phải chống gậy, thì sao có thể lấy nồi được chớ? Tên bán nồi rõ ràng là vu khống người tốt. Bây đâu! Lôi tên này ra ngoài chờ định tội!
Đợi bọn nha dịch kéo người bán nồi đi khỏi rồi, Trương Phi mới nói với người tàn tật:
- Anh chịu oan ức, thế thì hiện giờ ta cho anh toàn bộ nồi này, anh đem về muốn bán hay làm gì cũng được, kể như đền bù... tiền lộ phí cho anh đấy.
Người tàn tật thoạt nghe vội khấu đầu cám ơn đại gia lia lịa, sau đó với vẻ thành thạo, anhđem chiếc gậy cặp vô nách, đọan khom lưng vói tay lấy nồi đội lên đầu và xoay người dợm đi ra. Trương Phi thình lình nạt:
- Cả gan cho tên gian xảo, dám ở trước mặtd dại gia đùa bỡn, khôn hồi hãy kể lại đầu đuôi câu chuyện!
Người tàn tật thấy mưu kế của mình bị bại lộ chỉ còn cách nhận tội.
Từ đó bá tánh ở dải Cổ Thành đều nói, Trương Phi là người thô lỗ mà tế nhị.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-12-2002   #95
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:6b73f35911]Trương Phi xử án (hai)[/center:6b73f35911]
Một hôm, Trương Phi tay cầm trượng bát xà mâu ngồi trên đại đường, hỏi nha dịch hai bên:
- Có ai cáo trạng không?
Lời nói vừa dứt thì từ bên ngoài có một nam một nữ bước vô cáo trạng. Người đàn ông thì vừa lùn vừa mập, lưng to bụng phệ, hai tay ôm quả dưa hấu lớn. Người đàn bàn thì mảnh mai, khuôn mặt hây hây như hoa đào, trong tay bồng đứa con nhỏ. Người đàn ông đường đường quỳ xuống, cướp lời nói trước:
- nàng ta trộm dưa của tôi, bị tôi bất quả tang. Xin quan huyện trị tội nàng ta dùm tôi!
Người đàn bà ôm chặt đứa con nhỏ trong lòng và chỉ biết khóc chớ không nói gì.
Trương Phi là người gặp chuyện cứ thích hươ đao chém loạn. Ông vói lấy trượng bát xà mâu dộng rầm rầm làm đại đường rung rinh, rồi quát nạt người đàn bà:
- Này, mi trộm dưa của người ta, có chịu nhận tội hay không?
Người đàn bà nghe quát nạt, mồ hôi ướt đẫm và chỉ biết gục đầu, luôn mồm van xin:
- QUan lớn ơi, xin tha tội cho tôi!
Trương Phi nghĩ, đã kêu tha hẳn có tội, không tội cần gì phải kêu tha? Đối với kẻ trộm cắp, Trương Phi rất ghét và muốn giết chết ngay, do đó ông giwo trường mâu nhắm ngay người đàn bà đâm tới. Khi mũi mâu sắp đâm trúng đứa trẻ trong lòng người đàn bà, ông bỗng dừng lại: ôi, đứa bé vô tội, sao giết nó, ông bèn kêu nha dịch bồng đứa bé ra ngoài. Ai ngờ người đàn bà ôm chặt cứng đứa con, chết cũng không chịu buông.
Trương Phi nảy suy nghĩ. Ông quay qua nói với người đàn ông.
- Bà ta trộm dưa của ông, ta xử tội chết, ông hài lòng rồi chớ?
Lúc này người đàn ông như con mèo thấy mỡ, ông ta thẫn thờ nhìn người đàn bà, khi nghe Trương Phi hỏi vội nói:
- Bẩm quan, trộm một trái dưa tội chưa đáng chết. Xin phạt nàng ta tới nhà tôi làm đày tớ là được rồi.
Trương Phi nói:
- Thế thì để nàng ta làm vợ lẽ ông, ông thấy thế nào?
Người đàn ông nghe vậy liền toe toét cười, dập đầu lia lịa nói:
- Cám ơn quan lắm, cám ơn quan lắm!
Trương Phi cười ha hả, bảo:
- Vậy ông hãy ẵm đứa bé trước, rồi ôm trái dưa đưa đây. Ông làm được thì có thể lãnh bà này về.
Người đàn ông liền làm theo lời Trương Phi bảo. Ai ngờ ông ta bồng đứa trẻ rồi thì không cách nào ôm trái dưa hấu lên được, còn nếu ôm dưa lên thì cũng không cách chi bồng đứa bé được. Loay hoay cả buổi đến mồ hôi đầu nhỏ giọt, cuối cùng chỉ còn cách khổ sở nói:
- Bẩm quan, một tay khó bắt hai con cá ạ!
Trương Phi vụt trừng mắt nổi giận, quát lớn:
- Mi sức vóc đàn ông mà còn làm không được, huống chi người đàn bà này? Chuyện này là chí trên đầu trọc, rõ cả rồi: mi vì muốn chiếm người đàn bà này nên mù quáng lương tâm mà tìm kế hãm hại, lại tới đây định gạt lão Trương? thật đáng giận! Bây đâu đập hắn 50 thước bảng và nhốt vào nhà lao cho ta!
Sau đó ông thả nguwòi đàn bà ra về và bãi hầu.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-12-2002   #96
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:8c89fed0f2]Tiếng hét chuyển dòng nước[/center:8c89fed0f2]
Ai cũng đều biết chuyện tiếng hét trên cầu Đương Dương của Trương Phi, tiếng hét chận dòng nước phải chạy ngược, làm tám mươi vạn đại quân Tào THáo phải kinh hồn. Nhưng, cho dù thanh âm lớn thế nào cũng chỉ bất quá làm cầu rung rinh thôi, sao khiến dòng nước bị tắt nghẽn mà chạy ngược lại được?
Nguyên lai, trên trời có một con rồng lười biếng chỉ biết ăn no nằm ngủ thôi. Lần nọ, Ngọc Hoàng thượng đế sai nó làm mưa, nhưng nó cứ ngủ gà ngủ gật; nghe sai làm mưa một thước một tấc lẻ bảy phân, lại làm thành bảy thước bảy tấc lẻ bảy phân. Thế là sông hồ tràn ngập, nhà cửa bị lụt lội, gây khổ hại cho sinh linh hạ giới.
Sau khi Ngọc Đế biết được, ông liền nổi giận lôi đình, bèn sai tướng sĩ đồ long đao áp giải con rồng lười biếng này đi chặt đầu. May có Thái Bạch Kim Tinh đứng ra xin, nên Ngọc Đế mới tha tội chết cho nó, băt nó đày xuóng hạ giới chịu khổ. Trước khi xuống hạ giới, con rồng lười dập đầu hỏi Ngọc Đế:
- Tâu bệ hạ, chừng nào thàn mới cỏ thể trở lại thiên đình ạ?
ngọc Đế bảo:
- Mi muốn trở lại thiên đình thì hãy đợi khi trên không trời lặng mà có tiếng sấm.
Thế là con rồng lười đã bị đày xuống hạ giới, đầu tây đuôi đông, nằm khoanh dưới cầu Đương Dương, Trường Bản. TUy nó không thể tự do hành động nhưng cũng hợp với cái tính lười biếng của nó. Bao nhiêu cá tôm trong sông, nó đều có thể ăn no rồi nằm ngủ, ngủ rồi ăn. Nhưng dẫu sao cũng không sung sướng bằng sống trên trời.
Lúc nào nó cũng chỉ mong sao không trung trời lặng mà có sấm. Mong rồi lại mong, thấm thoát sự mong đợi đã năm trăm năm. Hôm nay, nó ăn cá tôm no, rồi lại nằm dưới cầu đán hgiấc. Chợt, một tiếng vang trên đỉnh đầu làm nó tỉnh dậy.
Tiếng vang này, chính là tiếng hét của Trương Phi. Thì ra Truowng Phi phụng tướng lệnh quân sư, ngang nhiên cầm mâu cỡi ngựa, đứng giữ cầu Đương DƯơng. Khi binh Tào tới, thấy Trương Phi oai phong đứng giữ trên cầu thì ai nấy đều run sợ, đánh thì không dám mà lui thì cũng không dám. Trương Phi thấy vậy bèn hét một tiếng lớn. Tiếng hét này như tiếng sấm giữa lúc trời đang lặng, khiến cho con rồng lười biếng tỉnh giấc. Ngước đầu nhìn trời, nó ngỡ là khong trung trời lặng mà sấm nổ, và ngỡ Ngọc Đế muốn triệu gọi nó về thiên đình nên nó mừng rỡ, dùng sức tung mình lên thiên không. Nào ngờ tiếng hét của Trương Phi như sám, nhưng đâu phải sấm, con rồng lười sao có thể lên trời được? Nó chỉ vút lên vài chục trượng cao, lại phải rợu lộn xuống sông. Cái tung mình của nó đã làm gẫy khúc cầu. Lại vì đầu nó ở tây đuôi nó ở đông àm nó vút lên cao nên nước sông theo sức cuốn phải đổ về tây. Con rồi lười tuy không lên trời được, song nó đã làm tám mươi ba vạn quân Tào khiếp vía phải lui lại, và đã giúp cho Lưu Bị tranh thủ được thời gian. Trương Phi cũng nhân đó mà oai chấn thiên hạ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-12-2002   #97
Ảnh thế thân của LSB-QuocHoc
LSB-QuocHoc
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 276
Điểm: 100
L$B: 11.615
LSB-QuocHoc đang offline
 
[center:6030a45b29]Đãi vàng cứu nạn[/center:6030a45b29]
giữa năm Kiến Hưng Thục Hán, Thừa tướng Gia Cát Lượng đóng binh ở Định Quân Sơn mé nam sông Hán. Mỗi ngày ông thao luyện nhân mã, tìm cơ hội chuẩn bị bắc phạt Tào Tháo.
Một hôm, sau khi giải quyết xong việc quân, ông dẫn Quan Hưng, Trương Bào vô làng quan sát, và cũng là định xem cuộc sống của người dân thế nào. Tại đây ông mới biết Hán Trung đang trải qua cơn chiến loạn, lại thêm sông Hán không được tu sửa nên đến mùa thu nước tràn ngập lụt, làm ruộng lúa hư hao. Tới mùa xuân lại gặp phải hạn hán, hai tháng liền không có lấy một giọt mưa. Trước mắt đừng nói thiếu trâu bò canh tác, mà ngay miếng ăn của dân chúng cũng trở thành vấn đề nan giải. Mười nhà đã có hết chín nhà không nấu nướng, toàn nương vào việc ăn rau cỏ vỏ cây để sống qua ngày.
Gia Cát LƯợng lấy làm lo tron glòng, gặp lúc quan khâm sai pháp chánh vâng mệnh Hậu chủ LƯu Thiện áp vận lương thảo quân tới. Và vì Gia CÁt LƯợng có công giúp dân làm thủy lợi khiến cho đất Tây Xuyên nhiều năm trúng mùa, thương khố dư dả nên Hậu Chủ cũng truyền chỉ tưởng thưởng cho Thừa tướng ngàn lạng vàng gọi là biểu dương.
Thấy vàng óng ánh, Gia Cát LƯợng chau mày suy nghĩ, một ý niệm đãi vàng cứu nạn thoáng qua đầu óc ông. Nguyên lai, khi tới đây ông có hỏi qua thôn dân và ông đã từng nhiều lần để chân trần lội xuống sông Hán; phát hiện cát ở dưới sông có ánh vàng lấp lánh.
Ông nghĩ, sao ta không tìm cách chế dụng cụ đãi vàng để cho bá tánh khỏi cơn đói khổ? Ông đem ý này nói cho quan pháp chánh biết, quan pháp chánh gật đầu tỏ ý tán thành.
Thế là ông mời người thợ tên Bồ Nguyên tới để cùng ông nghĩ cách. Sau mấy lần sửa đổi, một thứ công cụ gọi là "sàng đãi vàng" đã được tạo thành. ÔNg dẫn Bồ Nguyên và hai binh sĩ tới sông đãi vàng thử nghiệm. Qua một ngày đã đãi được hai ba phân vàng. ÔNg vui mừng nắm tay Bồ Nguyên nói:
- Thé là có cách cứu được bá tánh rồi!
Sau đó ông đem số vàng mà Hậu chủ ban cho, chi dùng vào việc tạo hai ngàn sàng đãi vàng, và truyền lệnh cho một số binh sĩ xuống sông đãi vàng.
Một sáng, khi hướng đông Định QUân Sơn mặt trời hồng đã treo cao, cư dân hai bờ sông Hán chợt phát hiện rất nhiều quân THục nhóm ba, nhóm năm quây quần đang hì hục đãi cái gì trong cát. Có mấy người hiếu kỳ bèn tới hỏi chuyện. Binh sĩ liền nói:
- Chúng tôi đã vàng!
- Đãi vàng? Trong cat làm gì có vàng?
Dân chsng người nào cũng đều lấ ylàm lạ trố mắt nhìn, rồi họ đồn đãi ầm lên tin đặc biệt này.
- Phải , thừa tướng chúng tôi gần đây có phát hiện thấy trong cát có lẫn vàng, do đó truyền lệnh cho chúng tôi xuống sông đãi vàng. Sau khi nắm được kỹ thuật rồi, ông sẽ truyền ra cho dân chúng. ÔNg xem kìa, chẳng là Gia CÁt Lượng thừa tướng cũng xuống đãi vàng đó sao?
Mọi người ngước nhìn, thấy bên bờ có một ngwuời xăn cao ống quần, đang sàng cát không ngừng. Tuy ông ta thay đổi quan phục, nhưng khuôn mặt quá quen thuộc ấy chẳng là Gia CÁt LƯợng thừa tướng mà mọi người kính ngưỡng đó sao? Mọi người đều chạy tới xem cách thứ đãi vàng của thừa tướng, có chỗ nào chưa rõ họ liền hỏi lại cho đến khi tường tận mới thôi.
Chẳng mấy ngày, dân chúng tới lãnh số "sàng" mà Gia CÁt LƯợng phát cho đã hết sạch, và họ xuống sông Hán đãi vàng. Gia CÁt LƯợng bảo quan địa phương thu mua hết số vàng mà dân chúng đãi được, rồi đem lương thực bán cho họ. Thế là, chẳng những nhà nhà đều có cơm ăn mà còn có thể canh tác. Vả lại việc đãi vàng năm này qua năm nọ cũng khiến lòng sông sâu thêm và nước sông không còn bị ô nhiễm. Đúng là một công mà hai việc. DÂn chúng mãi mãi không quên công ơn Gia Cát LƯợng, nên hằng năm vào tiết thanh minh, họ đều đến mộ Võ Hầu quét dọn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-12-2002   #98
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:0b3fb74c43]Đánh cờ thử Huỳnh Cái[/center:0b3fb74c43]
Trước chiều đại chiến Xích Bích, Châu Du đã sắp xếp mọi việc xong, song ông thấy còn thiếu người thích hợp qua sông trá hàng. Thế này thì chẳng khác gì đã có lưỡi câu vàng mà còn thiếu mồi, vậy làm sao câu được cá mập? Ôi! Cờ mà đi sai một nước, chẳng là bao nhiêu công phu vứt bỏ hết sao? Nghĩ đến cờ, lòng ông vụt sáng ra. Do đó ông lập tức đến quân doanh Huỳnh Cái, bảo là trong lòng phiền muộn, đặc biệt tới đây muốn đánh vài ván cờ.
Thế là hai người đến vách núi bên dòng suối của một sơn thôn nhỏ hết sức yên tĩnh, bày cờ trên tảng đá bằng phẳng và ngồi đối diện đánh.
Đầu óc Huỳnh Cái chẳng để vào bàn cờ, ông không ngừng dò xét Châu Du ngồi trước mặt, và ván cờ này nên đánh sao cho phải đây? Châu Du nói:
- Muốn thủ thắng phải có người sang sông trá hàng, mà trá hàng phải thi hành khổ nhục kế. Đảm nhận gánh nặng này thì phải xé da bày thịt chịu khổ, đây là chưa nói tới việc phải bỏ mạng!
Châu Du vừa nói vừa nhìn trộm thần sắc Huỳnh Cái, thấy ông đang chau mày nghĩ ngợi, bèn thở ra một hơi dài, tiếp:
- Nuôi binh ngàn ngày, dùng binh một lúc. Sống chết tới nơi, trung lương khó được vậy!
Huỳnh Cái trong lòng cũng muốn đi trá hàng, song lại không biết Châu Du có tin mình không, bất giác ông nhìn bàn cờ mà sững sờ.
Châu Du thấy vậy, bèn giả vờ hối thúc:
- Đi đi chớ!
Hai người lại tiếp tục đánh. Xa mã pháo của Huỳnh Cái đã ra hết và đã dàn thế hỗ trợ cho nhau, nên rất mau chiếm được thượng phong. Nhưng Châu Du lại không đi những con cờ mạnh, mà chi nhích tốt mà thôi.
Huỳnh Cái lấy làm lạ, hỏi:
- Sao ông chỉ đi binh tốt không vậy?
Châu Du ủ rủ mày buồn đáp:
- Tiểu tốt tuy không mạnh, nhưng tôi lại khó đi những con cờ khác!
Huỳnh CÁi giật mình, không vui nghĩ: Theo lời ông ta nói bề ngoài, hẳn là ngụ ý gì bên trong. Ông dợm miệng định nói, nhưng lại xoay qua ý nghĩ khác: Khoan đã! Việc quan trọng phải cẩn thận mới được. Do đó ông nhích con xe tiến tới, nói:
- Chiếu tướng!
Ai ngờ Châu Du không chống sĩ mà cũng không lên tướng để cứu thế nguy, lại đi tướng ra ngoài khung chữ điền.
Huỳnh Cái buột miệng cười:
- Đô đốc đi nhầm rồi! Tướng đâu có thể ra khỏi cung được?
Châu Du làm ra vẻ khó khăn:
- Nhưng con cờ khác tôi đều khó điều khiển, thì tướng không tự ra cung làm sao được?
Lời nói ấy đã rõ rồi, Huỳnh Cái vừa lo vừa mừng, ông đẩy bàn cờ ra, nói:
- Đúng, đúng, đúng, tướng ra cung, Công Phúc tôi nguyện qua sông trá hàng, muôn chết cũng không từ!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-12-2002   #99
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.325
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:c8bbcadd82]Gò Hắc Thổ[/center:c8bbcadd82]
Lúc trấn thủ Kinh Châu, cha con Quan Công từng đóng quân trên gò Hắn Thổ. Gò dài độ hai dặm, cũng thuộc phạm vi Đương Dương. Gò Hắc Thổ cách gò Trường Bản chừng năm mươi dặm. Vì sao gọi là gò Hắc Thổ? Truyền thuyết này có liên quan đến việc Quan Công dạy con.
Tương truyền, Quan Công nhận Quan Bình làm nghĩa tử, ngoại trừ mỗi ngày dạy cho Quan Bình tập võ luyện binh, ông còn dạy cho QUan Bình học văn viết chữ.
Quan Công nói với Quan Bình:
- Phàm người tướng, chỉ biết võ mà không hiểu văn thì thật tệ quá!
Cho nên mỗi ngày sau việc binh. Quan VŨ đều dạy Quan Bình học "Xuân Thu", luyện thư pháp.
Theo qui định của nghĩa phụ, mỗi ngày Quan Bình đều luyện thư pháp và nước rửa bút mực phải đem ra ngoài gò đổ. Ngày ngày viết, ngày ngày đổ, lâu rồi khiến cả gò đất đều nhuộm đen. (theo "Quan Thánh Lăng miếu ký lược" viết: "... người làng tương truyền Vương thường đóng binh, dạy con học, học xong, lấy nước rửa bút đem đổ ra gò, thế nên đất đều nhuộm đen"). Côn gphụ không phụ lòn gngười cực khổ, chữ viết của Quan Bình rốt lại đã luyện nên. Quan Công thấy nghiẫ tử qua thời gian cố gắng khổ luyện nay đã văn võ song toàn, biết đao pháp lại hiểu thư pháp nên ông hết sức vui mừng. Cầm bút ông viết tặng QUan Bình mười hai chữ triện:
Đọc sách giỏi
Nói năng giỏi
Làm việc tốt
Làm người tốt

Mười hai chữ này, truyền làm lời dạy còn để lại ngàn năm. Trong gia đình Thánh Tương trước mặt gác Xuân THu của miếu QUan Lăng ở Đương Dương, có một bia đá khắc mười hai chữ này, phía dưới đề là: năm 10 Đồng Trị (1871 công nguyên) Tri huyện Đương Dương Mân Đinh Chung khắc, tới nay vẫn còn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:51
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09332 seconds with 15 queries