Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #145
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đoàn Nguyễn Thục (1718-1775)

Đoàn Nguyễn Thục là danh thần đời Lê Hiển Tông (黎顯宗; 1740 – 1786), quê làng Hải Yến, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình.
Ông vốn tên Đoàn Duy Tĩnh, để tránh phạm húy của chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, tài gồm văn võ. Ông có con Đoàn Nguyễn Tuấn là bậc tài danh.
Năm Nhâm Thân 1752, ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ, lúc 34 tuổi.
Năm Mậu Tý 1768, ông làm Hiệu thư Đông các, kiêm chức Thiên đô ngự sử. Tính cương trực, giữ vững khí tiết, được sĩ phu trọng vọng.
Chính ông dâng khải hạch tội Dương Trọng Khiêm, được chúa Trịnh Sâm khen ngợi, thưởng cho 3 nén bạc.
Ít lâu ông có tang nên xin từ chức. Nhưng gặp lúc trong nước có nhiều biến loạn, ông lại dâng biểu xin ra làm quan võ, được triều đình chấp thuận, cử ông thống lãnh các đạo quân ở miền thượng du. Ông là người đóng vai chủ chốt trong việc đánh dẹp các cuộc nổi loạn của Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật.
Năm Tân Mão 1771, ông làm chánh sứ, sang nhà Thanh dâng lễ cống, khi trở về được thăng Phó đô ngự sử, tước Quỳnh Xuyên Bá.
Năm Giáp Ngọ 1774 ông làm Đốc trấn Nghệ An, không đồng ý người phụ tá là Thiều Quận Công, ông dâng sớ xin về hưu.
Năm sau, Ất Mùi 1775 ông mất, thọ 57 tuổi, được truy tặng là Đô Ngự sử, thụy là Cảnh Trực.

Tác phẩm

Khi đi sứ về, ông có soạn bộ sách

Đoàn hoàng giáp phụng sứ tập, 1 quyển.
Cựu hàn lâm Đoàn Nguyễn Tuấn thi tập.

Đoàn hoàng giáp phụng sứ tập là tập thơ ông làm khi đi sứ nhà Thanh trong năm 1771, Phan Huy Chú đọc và cho thi tập này “lời thơ tao nhã, thanh tao phóng khoáng. Tả cảnh hồn nhiên, nhẹ nhỏm và siêu thoát, đáng gọi là danh gia”.

Phan Huy Chú có trích mấy bài, như: Nam Quan vãn độ (buổi chiều qua sông Nam Quan), Quá Động Đình hồ (Qua hồ Động Đình), Xích Bích hoài cổ (Nhớ Xích Bích Xưa), Tế Hoàng Hà (Qua Hoàng Hà) đều cho là xuất sắc và độc đáo.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #146
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)

Đoàn Thị Điểm (sinh 1705 – mất 1748), hiệu Hồng Hà, biệt hiệu Ban Tang. Sinh tại làng Hiến Phạm, xã Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Do lấy chồng họ Nguyễn nên bà còn có tên là Nguyễn Thị Điểm.

Mẹ của bà là Võ thị, vợ kế ông hương cống Lê Doãn Nghi, tương truyền trong một giấc mơ ông Nghi thấy có người ban cho họ Đoàn liền lấy họ Đoàn. Ngoài ra bà còn có một anh ruột là ông giám sinh Đoàn Luân.

Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi tiếng từ hồi trẻ. Năm 6 tuổi đã học rất giỏi. Năm 16 tuổi, có quan thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối. Về sau cha mất, gia đình phải chuyển về quê nhà, được ít lâu dời về làng Võ Ngai, tại đây Đoàn Thị Điểm cùng anh trai Đoàn Luân hành nghề dạy học.

Nhưng ông Luân mất sớm, bà Điểm lại đem gia đình lên Sài Trang, ở đây bà được vời dạy học cho một cung nữ. Thời gian này bà kiêm luôn nghề bốc thuốc, gần như một tay nuôi sống cả gia đình - gồm 2 cháu nhỏ, mẹ và bà chị dâu goá. Bởi tài năng và sắc đẹp cộng với tính hiếu thuận rất đáng quý, bấy giờ bà được nhiều người cầu hôn nhưng nghĩ đến gia đình đành chối từ tất cả.

Năm 1739 bà lại dẫn gia đình về xã Chương Dương dạy học.

Năm 1743, sau một lời cầu hôn bất ngờ và chân thành, bà nhận lời làm vợ lẽ của ông binh bộ tả thị lang Nguyễn Kiều, theo ông về kinh đô. Ông Nguyễn Kiều sinh năm 1695, đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, nổi tiếng là người hay chữ. Sau đám cưới vài ngày, thì ông Kiều phải đi sứ sang Tàu. Thời gian này Đoàn Thị Điểm còn nghiên cứu thiên văn, bói toán và viết sách...

Năm 1746, ba năm chờ chồng dài đằng đẳng vừa kết thúc, bà lại phải khăn gói, từ biệt mẹ già cháu nhỏ để sang Nghệ An, nơi ông Kiều mới được triều đình bổ nhiệm. Sang Nghệ An buồn bã quá, một phần nhớ người thân lại thêm lạ nước lạ cái, bệnh hoạn xuất hiện rồi ngày càng phát, đến ngày 9 tháng 11 năm 1748 (âm lịch), Đoàn Thị Điểm qua đời, hưởng dương 44 tuổi.

Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại.

Sự nghiệp

Đoàn Thị Điểm được xem là đứng đầu trong số các nữ sĩ danh tiếng nhất Việt Nam (sau đó là Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh).

Bà làm thơ rất hay, tiếng tăm đã nổi từ 15 tuổi, được những bậc hay chữ cùng thời như Ngô Thì Sĩ, Đặng Trần Côn tán thưởng.

Khi bà dạy học ở kinh thành và Chương Dương xã đều được rất đông học sinh tới học, trong đó có người sau này đỗ tiến sĩ là ông Đào Duy Ích.

Tác phẩm

Đoàn Thị Điểm viết sách nhiều nhưng thất lạc cũng nhiều, hậu thế chỉ còn biết đến một vài tác phẩm Hồng Hà nữ sĩ gồm:

Tục truyền kỳ

Còn gọi là Truyền kỳ tân phả, sách viết bằng chữ nho. Trong có 7 truyện:

-Vân các thần nữ (bà chúa Liễu Hạnh)
-Hải khẩu linh từ (nữ thần Chế Thắng)
-An ấp liệt nữ (tiểu thiếp Đinh Nho Hàn)
-Nghĩa khuyển thập miêu (chó nuôi mèo)
-Hoành sơn tiến cục (cờ trên núi Hoành)
-Mai huyền (cây mai huyền bí)
-Yến anh đối thoại (Yến anh nói chuyện)


Hai truyện cuối trong danh sách trên đã bị thất lạc. Sách này là nối tiếp sách Truyền kỳ mạn lục của ông Nguyễn Dữ

Chinh Phụ Ngâm

Là bản việt hoá của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm bằng hán văn của ông Đặng Trần Côn sáng tác.

Bản dịch gồm 412 câu theo lối song thất lục bát, trong diễn tả nhiều tâm trạng: hy vọng, buồn bã, giận hờn tựu về một mối đó là nỗi nhớ nhung khắc khoải của một người chinh phụ (vợ có chồng đi lính) đang chờ chồng trở về sum họp.

Đây có lẽ cũng là tâm trạng của bà Điểm trong các năm 1743 – 1746 khi ông Nguyễn Kiểu đi sứ sang Trung Quốc.

Tuy là bản dịch, nhưng thậm chí còn được yêu thích hơn bản chính, nên đến nay được xem như là một sáng tác của bà Điểm.

Tác phẩm từng được dịch ra tiếng Pháp bởi những nhà văn trong nhóm Mercure de France, với tên Les Plaintes d’une Chinh phu (1939). Sau này giáo sư Takeuchi dịch ra tiếng Nhật, với tên Seifu Ginkyoku.

Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #147
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đoàn Thượng

Võ tướng Đoàn Thượng đời Lý Huệ Tông (1210 – 1224), quê ở Hồng Châu, tỉnh Hải Dương, nay là làng Thung Độ, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Năm Nhâm Thân 1212, trong nước có nhiều biến loạn. Đoàn Thượng nhận lệnh triều đình về Hồng Châu mộ quân đánh dẹp, thừa dịp ấy y tác oai, tác phúc khiến nhân dân oán thán. Việc báo về triều, y bị hạ ngục. Một hôm, thừa lúc lính canh bất cẩn, y cướp được thanh gươm vượt ngục, mình trần như nhộng, chạy xuống Hồng Châu tụ tập đồ đảng, đắp lũy xây thành xưng là Đông Hải vương.
Trần Thủ Độ phải khó nhọc đánh dẹp vẫn không áp đảo được.
Sau, Thủ Độ ước hẹn phong vương cho y, định kỳ mời y đến hội thề, y không đến.
Năm Mậu Tý 1228, Trần Thủ Độ mật sai Nguyễn Nộn ở Bắc Giang kéo quân đánh úp phía sau, Thủ Độ tự thân chỉ huy đại binh tấn công mặt trước, thế không chống nổi. Thượng bị thương nặng, chạy đến làng An Nhân thì chết.
Con Đoàn Thượng là Đoàn Văn đem cả gia tộc đầu hàng.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #148
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ðoàn Trần Nghiệp

Đoàn Trần Nghiệp là liệt sĩ cận đại, tục gọi Ký Con, quê làng Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Ông xuất thân bán hàng ở hãng Godard của người Pháp. Nhiệt thành yêu nước, ông dấn thân tranh đấu, gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng, rồi sung vào Ám sát đoàn dưới sự điều khiển của Xứ Nhu tức Nguyễn Khắc Nhu.
Ngày 10-2-1930 cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo bùng nổ, ông điều động đoàn quân cảm tử tấn công vài vị trí trong thành Hà Nội. Thất bại ông bị bắt vào khoảng cuối năm Canh Ngọ 1930, rồi bị hành quyết một lượt với 8 chiến hữu: Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân, Lương Ngọc Tốn, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Quang Chiểu, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trọng Bằng và Phạm Văn Khuê tức Cai Khuê. Ông chết vì nước lúc mới 23 tuổi.
Về tên họ ông, theo Việt Dân Hoàng Văn Đào trong quyển Việt Nam quốc dânđảng: “Ông chính là họ “Đào” chớ không phải Đoàn. Thân phụ ông là Đào Văn Ba làm nghề kim hoàn, mẹ là Đinh Thị Thuận, khoảng năm 1927 ngụ ở số nhà 56 phố Hàng Bạc Hà Nội”.
Khi gia nhập Đảng, ông có bí danh là Doãn, phụ tá Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân ấn loát truyền đơn và báo Hồn cách mạng, rồi trông coi khách sạn ở phố Hàng Bông. Vì ông nhỏ tuổi hơn cả, nên các đồng chí gọi đùa là Ký Con. Về sau, Nguyễn Thái Học đề cử ông vào ban ám sát, ông có thêm bí danh là Sĩ Hiệp.
Đặng Xuân Thiều cảm vịnh Đoàn Trần Nghiệp:

“Sống thác đôi đường trọn trước sau,
Nước non ghi nhớ mãi ngàn thâu.
Kinh hoàng bóng ngọc như nghiêng ngả,
Đầu đã rơi rồi hận tất sâu”.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #149
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ðoàn Văn Bơ

Đoàn Văn Bơ là liệt sĩ hiện đại, còn có tên là Cao Hoài Đông, bí danh hoạt động là Tư Đông, sinh năm 1917 tại xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, lên Sài Gòn học Trường bá nghệ, tức trường Cao Thắng ngày nay. Sau làm công nhân ở xưởng Ba Son.
Ông tham gia cách mạng, sau khi Nhật đảo chánh ngày 9-3-1945, hoạt động trong tổ chức Thanh niên tiền phong. Ngày 23-9-1945 cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông theo tổ chức vào chiến khu. Cuối năm 1946, vì nhu cầu công tác, ông trở về thành phố, trở lại làm việc tại xưởng Ba Son. Năm 1952 bị lộ nên lại vào chiến khu.
Năm 1954, ông ở lại hoạt động ở nội thành được cử vào Thượng vụ Đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn. Năm 1958 ngày 31 tháng 10 ông bị bắt và mất tại nhà lao Hàng Keo Gia Định.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #150
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đội Cấn (?-1918)

Đội Cấn (?-1918) , tên thật là Trịnh Văn Cấn hay Trịnh Văn Đạt, quê ở làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, là viên đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên (vì thế gọi là Đội Cấn).

Đội Cấn là người nhận ảnh hưởng và khâm phục khâm phục tinh thần yêu nước chống Pháp của nghĩa quân Đề Thám. Đã cùng Lương Ngọc Quyến, một chí sĩ yêu nước đang bị giam tại nhà tù Thái Nguyên lãnh đạo binh lính người Việt chống Pháp làm cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên đêm ngày 30 tháng 8 năm 1917.

Nghĩa quân đã giết chết viên giám binh Pháp tên là Noël, phá nhà tù Thái Nguyên, giải phóng 230 tù nhân. Cờ của nghĩa quân màu vàng đề 4 chữ "Nam binh phục quốc", góc trên bên trái lá cờ có 5 ngôi sao đỏ. Đội Cấn và các nghĩa quân đã làm chủ Thái Nguyên 5 ngày tuyên bố Thái Nguyên độc lập.

Pháp điều quân lên Thái Nguyên đàn áp, Đội Cấn và nghĩa quân rút về vùng núi Tam Đảo cầm cự được hơn 5 tháng.

Ngày 10 tháng 1 năm 1918, trong trận đánh nhau với quân Pháp tại Núi Pháo Đội Cấn bị thương nặng. Do không muốn để quân Pháp bắt, ông đã tự bắn vào bụng tự sát.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #151
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đội Cung

Đội Cung, tên thật là Nguyễn Văn Cung, quê ở xã Long Trì, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Bố của ông là Trần Công Dậu, một người yêu nước bị thực dân Pháp giết. Khi Đội Cung lọt lòng mẹ, được cậu ruột ở làng Lạc Oa, Đông Sơn, Thanh Hoá đưa về nuôi, lấy họ cậu nên gọi là Nguyễn Văn Cung. Đội Cung là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Đô Lương ngày 13 tháng 1 năm 1941. Sau đó ông kéo quân về đánh chiếm thành Nghệ An nhưng không thành, ông bị thực dân Pháp bắt và giết hại tại Thành phố Vinh.

Tên Đội Cung được đặt cho các con phố ở Hà Nội (quận Hai Bà Trưng), thành phố Vinh, Thanh Hóa.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #152
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng Đen (1939-1967)

Đồng Đen (1939-1967) tên thật là Nguyễn Văn Kịp, quê xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh là một anh hùng lực lượng vũ trang của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Liệt sĩ Nguyễn Văn Kịp (tức Đồng Đen), sinh năm 1939, Ông gia nhập lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, từng được thăng lên tới cấp chỉ huy tiểu đoàn và lập được những chiến tích.

Đêm 5 tháng 12 năm 1966, Đội đặc công 2 - biệt động Sài Gòn do đồng chí Nguyễn Văn Kịp (Đồng Đen) chỉ huy, tập kích sân bay Tân Sơn Nhất lần thứ sáu, phá hủy, phá hỏng 150 máy bay các loại, 13 xe quân sự, diệt và làm bị thương hàng trăm tên Mỹ - ngụy, làm nổ 200 tấn bom. Cùng đêm 5 tháng 12, Đội biệt động 67 tập kích vào cư xá cố vấn chiến tranh tâm lý cao cấp Mỹ ở đường Lê Văn Duyệt, diệt 52 tên, đốt cháy nhiều tài liệu.

Chính trị viên Bành Văn Trân và đội trưởng Nguyễn Văn Kịp (tức Đồng Đen) cùng đi trong đội hình của phân đội xung kích 1. Tuy hai người phụ trách hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cả hai đều giống nhau ở chỗ đánh giặc gan lỳ, linh lợi. Trong mọi nhiệm vụ, họ chỉ biết “bàn vô”, “làm tới”, “xông lên” chứ không biết chần chừ, tháo lui.

Ông hi sinh ngày 26 tháng 9 năm 1967 tại Vĩnh Lộc, quê ông. Đồng Đen được Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương và truy phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 6 tháng 11 năm 1978.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #153
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.945
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng Khánh - Nguyễn Ưng Thị (1864–1889)

Vua Đồng Khánh (1864–1889) là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn trị vì từ năm 1885 đến 1889. Thụy hiệu của ông là Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ Thuần Hoàng Đế. Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864. Tên húy của Đồng Khách các tài liệu ghi rất mâu thuẫn[1], có nhắc tới những tên Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường.

Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865 Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.

Khi đó vua Hàm Nghi đã thoát ly triều đình kéo cờ khởi nghĩa chống Pháp, Thống tướng de Courcy sai ông de Champeaux lên yết kiến Hoàng thái hậu Từ Dũ, mẹ đẻ của vua Tự Đức, để xin lập Ưng Kỷ lên làm vua. Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu, tức ngày 19 tháng 9 năm 1885, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ phải thân hành sang bên Khâm sứ Pháp làm lễ thụ phong, được tôn làm vua, lấy niên hiệu là Đồng Khánh.

Đồng Khánh là ông vua không chống Pháp. Sách của Trần Trọng Kim viết: "Vua Đồng Khánh tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp."

Khi đó vua Hàm Nghi đang ở vùng Quảng Bình, quân Pháp đang tấn công về vùng đó. Vua Đồng Khánh đích thân ra tận Quảng Bình để dụ vua Hàm Nghi và các quan tùy tùng về hàng, hứa là sẽ cho cai trị 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng không thành công. Sau đó vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản. Hàm Nghi bị người Pháp bắt rồi bị đưa đi đầy ở Algérie.

Vua Đồng Khánh ở ngôi đươc ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi.

Lăng của vua Đồng Khánh là Tư Lăng tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ tại Tả Tam Án ở Thế Miếu và Tả Tam Án điện Phụng Tiên trong Đại Nội kinh thành Huế.

Hoàng hậu của vua Đồng Khánh:

Thánh Cung Hoàng Hậu, huý Nguyễn Hữu Thị, con Vĩnh Lai Quận Công, Cơ Mật viện Đại thần Nguyễn Hữu Độ. Hoàng hậu được an táng ở Tư Minh lăng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Tiên Cung Hoàng Hậu họ Dương, mẹ của vua Khải Định.
Vua Đồng Khánh có 6 hoàng tử và 3 công chúa:

Hoàng tử

1.Bửu Đảo, vua Khải Định
2.Bửu Tung, An Hoá Quận Vương
3.Tảo thương
4.Bửu Nga
5.Bửu Cát
6.Bửu Quyên

Công chúa

1.Ngọc Lâm
2.Ngọc Sơn
3.Công chúa thứ 3 không rõ tên

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:27
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08057 seconds with 15 queries