Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-08-2003   #10
Ảnh thế thân của lsb_ha son
lsb_ha son
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 2.631
Điểm: 120
L$B: 15.037
lsb_ha son đang offline
 
[center:e6d80af283]9. Joan of Arc [/center:e6d80af283]
[center:e6d80af283](1412-1431)[/center:e6d80af283]



Còn được gọi là: Maid of Orleans; Jeanne d'Arc; Jean D'arc; Jehanne Darc.

Joan of Arc sanh ngày 6/1/1412 là một trong năm người con của Jacques d'Arc và Isabelle Romee. Vào năm 13 tuổi cô đã được các Thánh sau đây truyền bảo cô phải tìm ra vua thật sự của nước Pháp và giúp ông này lấy lại cơ đồ: Thánh Margaret of Antioch, Thánh Catherine of Alexandria, và Thánh Michael the Archangel.

Vào đầu thế kỷ thứ 15, Anh quốc và dân Burgundy liên kết cai trị vùng đất mà hiện nay là nước Pháp. Vào tháng năm 1428 các vị Thánh xuất hiện truyền cho Joan phải tìm ra người thật sự là vua nước Pháp và giúp ông lấy lại ngai vàng.

Cầm lá cờ thêu chữ "Jesus, Mary", Joan dẫn đầu đoàn quân đánh giặc Anh từ trận này sang trận khác. Những chiến công của cô kéo dài từ 23 tháng hai 1429 cho đến 23 tháng 5 1430 đã giúp cho Charles VII giành lại được ngai vàng.
Sau đó cô bị người Burgundy bắt và bán cho người Anh với giá 10,000 francs. Cô bị người Anh đưa ra phiên tòa xử ép và bị kết án tử hình.

Cô bị đưa lên hỏa thiêu vào ngày 30-5-1431.

Năm 1456 (23 năm sau) vụ án được đưa ra xử lại và lần này cô được xử vô tội.

Ngày 16 tháng 5 năm 1920 Joan of Arc được Ðức Giáo Hoàng Benedict XV phong Thánh.


Chữ ký của lsb_ha son
Thu sang lá cũng thay màu
Tình yêu thủa trước ngày sau cũng mờ
Ngậm ngùi chờ những dòng thơ
Người đi xa khuất tình mơ chẳng còn

Tài sản của lsb_ha son
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-08-2003   #11
Ảnh thế thân của lsb_ha son
lsb_ha son
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 2.631
Điểm: 120
L$B: 15.037
lsb_ha son đang offline
 
[center:384ebe9e9a]10. Picasso[/center:384ebe9e9a]
[center:384ebe9e9a](1881-1973)[/center:384ebe9e9a]
[center:384ebe9e9a]
Danh họa Picasso[/center:384ebe9e9a]

Cách đây tròn 30 năm, ngày 8/4/1973, Đại danh hoạ Pablo Picasso đã qua đời tại Moigins (Pháp). Nhắc đến tên tuổi của Pablo Picsso không riêng giới mỹ thuật, những người yêu hội hoạ mà ngay cả những người dân bình thường trên thế giới cũng đều biết. Bởi vì, Pablo Picasso là một Đại danh hoạ - sứ giả của HOÀ BÌNH và TIẾN BỘ XÃ HỘI. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đã dùng những ngôn từ đẹp nhất, hay nhất để ca ngợi nhà Đại danh hoạ: “Picasso - đứa con phi thường, ghê gớm của thế kỷ XX”, “Picasso - tia mặt trời không bao giờ tắt”, “Picasso - một vĩ nhân”…v.v…

Pablo Picasso sinh ngày 25/10/1881 tại Malaga - một miền đất phía Nam của Tây Ban Nha. Gia đình Picasso thuộc dòng dõi quý tộc. Cha của Picasso là ông Jose Ruiz Blaxco - một giáo sư dạy Mỹ thuật và mẹ là bà Maria Picasso Lopez, một phụ nữ dịu dàng, đảm đang. Theo truyền thống Tây Ban Nha, Picasso mang họ mẹ. Thừa hưởng “zen hội hoạ” của thân phụ, ngay từ niên thiếu, Picasso đã tỏ ra là một “thần đồng mỹ thuật”. Mới 3-4 tuổi Picasso đã biết vẽ và 5 tuổi đã vẽ khá nhiều tranh với một trí tưởng tượng kỳ lạ. Khoảng 7 tuổi Pablo đã được thân phụ dạy học môn hình hoạ. Năm 1895, mới 14 tuổi, Picasso đã thi đậu và Trường Cao đẳng Mỹ thuật Barcelona với kết quả điểm ưu. Thậm chí từng có giai thoại rằng: Thời gian của bài thi là 1 tháng nhưng Picasso chỉ làm trong 1 ngày. Mới học năm thứ nhất, Picasso đã tham gia Triển lãm Mỹ thuật thủ đô Madrid. Tại triển lãm, tác phẩm “ Khoa học và lòng nhân ái” của chàng hoạ sĩ trẻ Picasso đã được trao bằng danh dự. Sau đó, tại Triển lãm Mỹ thuật Malaga, tác phẩm trên đã đoạt Huy chương vàng. “Sự kiện” này đã làm cho Pablo Picasso nổi tiếng khắp Tây Ban Nha. Một năm sau (1897), Picasso trở thành sinh viên Học viện Hoàng gia Fernando. Tuy vậy, lối đào tạo kinh viện của Học viện Hoàng gia không làm hấp dẫn chàng sinh viên Picasso bằng “Âm vang Mỹ thuật” từ Paris (Pháp) - “Kinh đô” của nghệ thuật. Tháng 10/1899, Picasso sang Pháp và năm 1904, ông chính thức sống, sáng tác tại đây. Cũng chính tại Paris, tài năng của Picasso ngày càng phát triển và lan toả khắp thế giới.


Cô gái và quả cầu - Tranh của Picasso

Các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã chia sự nghiệp sáng tác của Picasso làm 3 giai đoạn chính, gồm: Màu Lam (Blue Period), Màu Hồng (Rose Period) và Lập Thể (Cubisme). Giai đoạn Lam của Picasso diễn ra vào khoảng từ năm 1901-1904. Những bức tranh của Picasso giai đoạn này thường là gam “màu lạnh”, trầm buồn với hình ảnh “Những người cùng khổ” như: “Xẩm già khốn khổ”, “Chân dung một phụ nữ trẻ”, “Cuộc gặp gỡ”… Giai đoạn Hồng diễn ra từ khoảng năm 1904-1906, với những bức tranh vẽ về các nghệ sĩ xiếc, nhào lộn, nhất là hình tượng anh hề Arlequin. Giai đoạn Lập Thể bắt đầu từ năm 1907 với tác phẩm “Những cô gái ở Avignion” (Les Demoiselles). Đây là tác phẩm được coi là “quả bom” làm chấn động cả thành Paris và mở đầu cho một trào lưu nghệ thuật mới. Trong tranh, Picasso thể hiện 5 cô gái đứng, ngồi, xoay chuyển. Song, 5 cô gái không còn mềm mại, duyên dáng, lả lướt như tranh cổ điển, mà thay vào đó là những đường kỷ hà xộc xệch, góc cạnh. Toàn bộ những quy tắc về giải phẫu, phép viễn cận, quy luật ánh sáng, hài hoà… của hội hoạ cổ điển đều bị Picasso khước từ, loại bỏ. Kể từ đây, cùng với Braque, Picasso đã đưa Trường phái Lập Thể lên tột đỉnh vinh quang và tạo nên tiếng vang chưa từng có trong lịch sử Mỹ thuật thế giới.

Thực ra, việc phân chia từng giai đoạn sáng tác của Picasso cũng phần nào khiên cưỡng, máy móc. Bởi vì, Picasso là một thiên tài hội hoạ. Ông đã từng nghiên cứu, thử nghiệm khá nhiều phong cách, trường phái, như: Cổ điển, Hiện Thực, Biểu Hiện, Linh Cảm, Siêu Thực… Và, khi đạt đến đỉnh cao ở mỗi trường phái, phong cách, Picasso lại từ bỏ cái cũ để đi tìm “những chân trời mới” của nghệ thuật. Không chỉ là một hoạ sĩ tài hoa, Picasso còn là một nhà điêu khắc, nhà đồ hoạ, thợ đồ gốm… Điều đáng nói, cũng như hội hoạ ngay cả ở những lĩnh vực trên Picasso cũng tỏ ra xuất sắc. Ông chính là người đầu tiên thực hiện tác phẩm điêu khắc bằng phương pháp ghép nối các chất liệu, thay vì chạm, khắc, tạc hay đổ khuôn truyền thống. Thậm chí, ngay cả ở lĩnh vực minh hoạ, hiếm có hoạ sĩ nào như Picasso minh hoạ nhiều sách và để lại dấu ấn thiên tài của mình trong “những tác phẩm nhỏ nhặt”.

Không chỉ là một Đại danh hoạ, Pablo Picasso còn là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho HOÀ BÌNH,TỰ DO và TIẾN BỘ XÃ HỘI. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, Picasso luôn đứng về phía nhân dân lao động, những người cùng khổ và đấu tranh chống lại áp bức, bất công, chống lại chủ nghĩa phát xít, đế quốc. Năm 1937, tại Paris diễn ra một Triển lãm Quốc tế. Picasso được đặt vẽ cho gian hàng của Tây Ban Nha. Từ sự kiện phát xít Đức ném bom huỷ diệt thị trấn Guernicacủa xứ Basque quê hương ông ngày 26/4/1937, Picasso vô cùng đau đớn và căm thù. Ông lấy ngay “sự kiện Guernica” làm đề tài để thực hiện một bức tranh hoành tráng rộng tới 30 m2. Bằng ngôn ngữ của nghệ thuật Lập Thể và Biểu Tượng, Picasso đã thể hiện trong tác phẩm này hình tượng của những thiếu phụ bồng con gục ngã, những bàn tay chới với tuyệt vọng, những hình thể quằn quại như gào thét và đối lập lại là những cái đầu bò, thân ngựa quái gở, đang dày xéo, dẫm đạp lên những thân hình quằn quại…

Qua “Guernica”, Picasso tỏ rõ thái độ phỉ nhổ vào chiến tranh và dự báo một thảm cảnh mà bọn phát xít sẽ gây ra cho nhân loại. Sau đó, chính Picasso trở thành một chiến sĩ của lực lượng những người kháng chiến Pháp chống lại phát xít Đức. Năm 1944, Picasso trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Ông tuyên bố: “Lý tưởng của những người cộng sản về một thế giới tươi đẹp phù hợp với nghệ thuật của tôi”. Kể từ đó, Picasso trở thành một trong những chiến sĩ - “Sứ giả hoà bình” tiêu biểu của thế giới. Bằng ngôn ngữ hội hoạ, Picasso tố cáo, lên án chiến tranh, ca ngợi hoà bình. Đối với Việt Nam, Đại danh hoạ Pablo Picasso có một tình cảm hết sức đặc biệt. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam hoàn toàn thắng lợi. Picasso đã xúc động vẽ tặng nhân ta bức tranh “Chúc mừng hoà bình thắng lợi”. Tiếp đó, khi đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, Picasso đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa và dùng ngôn ngữ hội hoạ để biểu thị tình cảm của mình đối với nhân Việt Nam. Đáng lưu ý, năm 1968, tại Hội nghị trí thức toàn Châu Âu, Đại danh hoạ Picasso đã trực tiếp lên diễn đàn cực lực phản đối cuộc xâm lược Việt Nam của Mỹ và kêu gọi: “Tất cả nghệ thuật hiện đại Châu Âu đứng về phía Việt Nam!”. Ngoài ra, Năm 1951, Picasso còn vẽ tác phẩm “Tàn sát ở Triều Tiên” - tố cáo cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Tiếp đó (1952), Picasso cho ra đời tác phẩm liên hoàn “Chiến tranh và Hoà bình”. Nhắc đến 2 tiếng HOÀ BÌNH, chắc hẳn mọi người yêu nghệ thuật trên thế giới đều biết đến loạt tranh vẽ chim hoà bình nổi tiếng của Picasso. Chim bồ câu - biểu tượng của HOÀ BÌNH là đề tài mà Picasso ấp ủ từ thời niên thiếu. Suốt nhiều năm, Picasso đã vẽ đi, vẽ lại hàng trăm bức tranh về chim bồ câu với loại đơn, đôi hoặc nhóm 3 con. Năm 1949, Đại Hội Hoà bình Thế giới tổ chức ở Roma (Italia). Tại Đại hội, tác phẩm “Chim bồ câu” của Picasso được chọn là Biểu tượng Hoà bình Thế giới.

30 năm đã trôi qua kể từ ngày Đại danh hoạ Pablo Picasso qua đời, song tên tuổi, sự nghiệp của ông vẫn sống mãi trong trái tim của hàng triệu người yêu nghệ thuật. Trong cuộc đời trường thọ của mình (92 tuổi), nhà danh hoạ đã để lại cho hậu thế và nền nghệ thuật thế giới một gia tài mỹ thuật khổng lồ với hàng vạn tác phẩm. Trong số này có 1.885 tranh sơn dầu, 15.000 bức đồ họa, 1.228 tác phẩm điêu khắc (100 tượng tròn), 3.222 tác phẩm gốm, 34.000 tranh minh hoạ lớn nhỏ… và một vài tập thơ. Suốt nhiều thập kỷ qua, đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu, văn học, điện ảnh… nói về sự nghiệp vĩ đại của Pablo Picasso. Riêng đối với nhân dân Việt Nam, Pablo Picasso không chỉ là một Đại danh hoạ - chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, mà còn là “sứ giả của ” HOÀ BÌNH và TIẾN BỘ XÃ HỘI, là tia mặt trời không bao giờ tắt.


Chữ ký của lsb_ha son
Thu sang lá cũng thay màu
Tình yêu thủa trước ngày sau cũng mờ
Ngậm ngùi chờ những dòng thơ
Người đi xa khuất tình mơ chẳng còn

Tài sản của lsb_ha son
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-09-2003   #12
Ảnh thế thân của RanDuoiChuong
RanDuoiChuong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 01-09-2003
Bài viết: 77
Điểm: 10
L$B: 12.344
RanDuoiChuong đang offline
 
[center:432fbc52a7]11. Gagarin[/center:432fbc52a7]
Yuri Gagarin là nhà du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới. 30 năm sau cái chết của người anh hùng này, một lý thuyết mới vừa được đưa ra, thách thức cả lý thuyết chính thống và không chính thống về vụ tại nạn

Gagarin nổi tiếng thế giới vào năm 1961 khi là người đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất. Một miệng núi lửa trên mặt trăng cũng mang tên vị anh hùng này. Igor Kuznetsov, cựu Đại tá người Nga, đã bác bỏ lý thuyết chính thức rằng Gagarin , 34 tuổi, chết vào ngày 27/3/1968 khi máy bay của ông va chạm với một khí cầu thời tiết tại vùng Vladimir, đông bắc Moscow.
Vào thời điểm đó, Kuznetsov là kỹ sư bảo dưỡng và sửa chữa vũ khí cho quân đội Nga. Ông cho biết buồng lái của chiếc máy bay Mig-15 ''không được bịt kín hoàn toàn khi Gagarin bắt đầu chuyến bay''. Ông cho biết Gagarin và phụ lái Vladimir Seryoguin ''có lẽ đã phát hiện'' ra cánh cửa chưa được bịt kín trong suốt chuyến bay và đã cố hạ cánh khẩn cấp theo thủ tục bay thời đó.

Khi tốc độ hạ cách của họ lên tới 140m/s, áp lực trong cabin có lẽ đã làm cho hai phi công bị ngất, dẫn tới vụ đâm máy bay. Lời cuối cùng của Gagarin trên chuyến bay định mệnh này là:''Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đang trên đường trở về''. Vào năm 1975, Liên bang Xô viết thay đổi các quy tắc, hạn chế tốc độ hạ cách ở 50m/s.

Cái chết của Gagarin - xảy ra 7 năm sau khi ông bay vào quỹ đạo trái đất - đã làm dấy lên nhiều lý thuyết bởi người ta không thể tái hiện lại chi tiết của vụ tai nạn. Một số người cho rằng vị anh hùng này là nạn nhân của KGB trong khi số khác lại phỏng đoán ông bị người ngoài hành tinh bắt cóc.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-09-2003   #13
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.677.961
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
[center:d0ca82729f]12. Gabrielle Chanel [/center:d0ca82729f]
Đối với công chúng, Chanel là một phụ nữ trung niên, hay đội mũ, gương mặt lạnh, đôi mày cong với khoé miệng nghiêm nghị. ẩn dưới thành công vang dội, mấy ai biết, cả cuộc đời Chanel là sự thay đổi diệu kỳ pha lẫn... khắc nghiệt.

Chính những biến động trong cuộc sống đã tạo nên một Chanel độc đáo, gọt đẽo đời mình thành một biểu tượng thời trang duy nhất. Có nghĩa là, mọi người chỉ giống như bà thôi.

Chanel, người đàn bà thức thời và có khiếu kinh doanh

Cả quãng đời tuổi thơ của Chanel sống trong môi trường khắc nghiệt. 12 tuổi, bà được đưa vào trại trẻ mồ côi của các bà sơ. 18 tuổi, chuyển sang trường nội trú. Từ năm 1905 đến 1908, bà đi hát trong quán rượu ở Moulins, một thành phố lính.

Với thân hình mảnh mai, đôi mắt đen láy và sóng mũi cao thon, bà trở nên nổi bật và vang danh với cái tên Coco. Lúc ấy, Coco 25 tuổi. Tại đây, bà đã gặp người tình đầu tiên, Etienne Balsan, và chuyển đến sống cùng ông tại vùng ngoại ô Paris. Balsan rất mê ngựa. Vì thế, ông đã dẫn dắt Coco hòa nhập vào thế giới thể thao giàu có.

Sau khi mở một cửa hàng ở Paris, Coco có người tình mới là Arthur Capel, người thừa kế một mỏ than lớn. Chính Capel đã hỗ trợ tài chính, đưa bà đến phố Rue Cambon, nơi định hình cho thời trang Chanel sau này. Tại đây, bà bắt đầu thiết kế quần áo cho bản thân và các cô bạn gái. Thế là, con đường đi đến thế giới thời trang ngày càng mở rộng với Coco. Năm 1913, bà mở tiệm thời trang ở Deauville. Hai năm sau, Coco tiếp tục khai trương thêm một tiệm ở Biarritz. Sau chiến tranh, may mặc trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, phục vụ tầng lớp khá giả. Cửa hàng của Chanel ngày càng phát đạt và là mục tiêu hành đầu của sự cạnh tranh khốc liệt.

Những thăng trầm trong cuộc đời Chanel

* Gabrielle Chanel sinh ngày 19 tháng 8 năm 1883 tại Saumur, Pháp. Mất ngày 10 tháng 1 năm 1971.
* Năm 1921, mở cửa hiệu tại số 31 phố Cambon và tung ra nước hoa đầu tiên của Chanel: Chanel No 5.
* Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, trong 5 tòa nhà tại phố Cambon, chỉ có một cửa hàng tại số 31 còn mở cửa, tiếp tục kinh doanh phát đạt với các loại nước hoa và phụ trang như: túi xách, trang sức, kẹp tóc...

Với tình yêu và sự ủng hộ tài chính của Capel, cô gái trẻ làm mũ nón vững tâm theo đuổi hoài bão của mình: tiếp tục thiết kế phụ trang như: túi xách, nón, trang sức... Thế nhưng, đường đời thường không bằng phẳng. Năm 1919, Capel chết trong môt tai nạn xe hơi thảm khốc. Coco dồn tất cả nghị lực, cố vượt qua nỗi đau này. Bà dẹp bỏ mọi kỳ vọng vào hạnh phúc và lao vào kinh doanh. Phong cách đơn giản với những đường nét được tiết giảm đến mức thấp nhất đã khiến cho mẫu thiết kế của Chanel trường tồn với thời gian. Vì, theo bà, cái mặc quan trọng hơn món đồ được mặc.

Trải qua vô số mối tình với nhiều nhà quý tộc, nghệ sĩ nổi tiếng, các nhà thơ tài hoa... Cuối cùng, Chanel vẫn rơi vào cô đơn sau cái chết của người tình Paul Irbe, nhà thiết kế đồ gỗ, nữ trang và trang trí nội thất. Giàu có, nổi tiếng và chịu nhiều tổn thương, bà đóng cửa tiệm thời trang vào năm 1939.

Tưởng như mọi chuyện đã có thể chấm dứt nơi đây thì...

Chanel rời Pháp đến Thụy Sĩ, im lặng và chờ đợi, chứng kiến sự thành công của những người đàn ông như Dior, Cristobal, Balenciaga, Pierre Balman... 1953, thời khắc đã đến, dù lúc này bà đã trên 70 tuổi. Bộ sưu tập đầu tiên ở thời kỳ này không chỉ là sự quay trở lại, mà đó chính là sự tái sinh. Chậm rãi và chắc chắn, bộ máy Chanel lại chuyển động. Người sáng lập tạp chí Elle, Helène Lazareff, luôn ủng hộ nhiệt tình cho thời trang Chanel trong các trang báo của mình.

Mọi người nhanh chóng nhận ra hiện tượng Chanel. Họ thích thú và lao vào mua sắm. Không chỉ quần áo, bất cứ thứ gì mang nhãn hiệu Chanel đều được đón nhận cuồng nhiệt. Vào một ngày chủ nhật ảm đạm năm 1971, Chanel mất. Nhà may, xưởng thiết kế, phòng tiếp khách của bà đóng cửa trong gần một thập kỷ để tưởng niệm người sáng lập ra nó. Một lần nữa, thế giới Chanel lại rơi và tính lặng, thu mình chờ đợi thời cơ.

T.H

(Nguồn: VDCMedia)


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-09-2003   #14
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.677.961
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
[center:97fd1fe000]13.Frederich Chopin - linh hồn của piano [/center:97fd1fe000]

Bệnh dịch tả lại hoành hành ở Paris, những người học trò cuối cùng của Chopin lần lượt rời Paris. Chopin đứng trên bờ vực thẳm khốn cùng và thiếu thốn. Chopin tự tay thiêu huỷ rất nhiều bản thảo của mình. Ông còn định đốt cả bản sonate bất hủ viết cho đàn violoncello.

Nǎm 1849, một người bạn của ông, bà bá tước Potocka đến bên giường nhạc sĩ thiên tài đang hấp hối và hát cho ông nghe những bài ca của Mozart. Trong di chúc của mình, nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan cầu mong được chôn cất ở nghĩa địa Chalaser, còn trái tim thì đưa về tổ quốc Ba Lan xa xôi của mình. Lời nguyện ước ấy của Frederich Chopin đã được toại nguyện.

Frederich Chopin sinh ở Balan, cha là người Pháp, mẹ là người Ba Lan. Con người Chopin chính là sự hòa trộn giữa tính cách Slavơ và tâm hồn La tinh. Những giai đệu dân ca, những vũ khúc thôn dã thấm vào dòng sữa mẹ nuôi dưỡng cậu bé, nhà soạn nhạc thiên tài tương lai không chỉ của riêng đất nước Ba Lan. Đó là những tố chất làm nên một thiên tài âm nhạc thuần khiết, đôn hậu, mãnh liệt mà da diết.

Khi còn nhỏ, cậu bé Chopin đã tự kê ghế ngồi trước cây đàn piano. Khúc nhạc đầu tiên của cậu là một khúc ứng tác. Lớn lên một chút, Chopin học nhạc dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Voisech Gipnew. Nǎm lên 7, sáng tác đầu lên của Chopin là một bản polonaise. Đó là một trong những giai điệu dân ca quen thuộc của người nông dân Ba Lan chân chất và sôi nổi. Giai điệu ấy thấm vào trong máu Chopin từ khi còn bé.

"Các quy tắc sinh ra là để bác bỏ"

Nǎm lên 9 tuổi, Chopin đã nổi tiếng là một nghệ sĩ piano tài nǎng trong các buổi biểu diễn trước những người hâm mộ và có phần sùng bái. Nǎm Chopin 14 tuổi, giáo sư Voisech Gipnew thú nhận rằng ông "không còn gì để dạy cho cậu bé thiên tài". Giáo sư nhận xét: "Đối với một thiên tài lớn, các quy tắc được sinh ra là để bác bỏ". Chopin chính là con người như thế. Sau đó, Chopin được giới thiệu đến học nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng Guizep Enxne.

Nǎm 15 tuổi, Frederich Chopin đã rong ruổi trên khắp đất nước Ba Lan. Cậu bé vừa biểu diễn, vừa quan sát, học hỏi và lắng nghe, thu lượm các làn điệu dân ca. Âm nhạc các miền đất, vùng quê thấm dần vào cậu bé. Nǎm 1826, vừa tròn 16 tuổi, Chopin vào học trường cao đẳng âm nhạc. Nǎm 18 tuổi, Chopin đã sáng tác hai bản rondo cho đàn piano. Trong chuyến đến thủ đô Viên biểu diễn lần đầu tiên liền trong hai buổi, cả kinh đô âm nhạc châu Âu nồng nhiệt đón tiếp và ngưỡng mộ tài nǎng của nhạc sĩ trẻ thiên tài trên cây đàn piano với một sức cuốn hút kỳ diệu. Từ Viên, Chopin tiếp tục hành trình lưu diễn ở Dresden (Đức).

Vừa tròn tuổi 20, chàng thanh niên lòng tràn ngập tình yêu quê hương, phải từ giã tổ quốc Ba Lan để ra đi. Đó là nǎm 1830, Chopin mang theo bên mình nắm đất quê hương đựng trong một chiếc cốc bằng bạc. Trước khi rời Tổ quốc, Chopin chơi bản concerto giọng Mi thứ như một lời vĩnh biệt người thân, bạn bè để sang sinh sống ở Pháp, quê hương của cha mình. Ông đến Paris đúng vào thời kỳ rực rỡ nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Tại đây ông gặp Liszt, nghệ sĩ chơi piano điêu luyện người Hung và nhà thơ vĩ đại người Đức Hainơ. Ngay lập tức, Chopin trở thành thần tượng trong các phòng nhạc của giới quý tộc và quyền quý. Đây cũng là nơi những tâm hồn nhạy cảm, ngây ngất khi được nghe những bản polonaise bất hủ hoặc những điệu vũ nhạc marzuka của Chopin.

@Nhà thơ trên cây đàn Piano...

Thời đó, người ta gọi Chopin là nhà thơ - nhạc sĩ điêu luyện trên cây đàn piano đầy uy quyền. Hơn thế, ông còn là người luôn tìm tòi, khám phá những tính nǎng tiềm ẩn của nhạc cụ này. Khi biểu diễn piano, ông thường có một người thợ đàn để cân chỉnh kỹ lưỡng từng sợi dây, từng nốt nhạc.

Nǎm 1836, Chopin gặp nữ vǎn sĩ George Sain. Thế là bắt đầu một cuộc tình kéo dài suốt 10 nǎm ròng rã. Hai người trải qua những ngày hè cháy bỏng yêu đương ở Nohan, miền Trung nước Pháp. Giai điệu dào dạt, da diết, tràn đầy tình yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người trong bản concerto giọng Si giáng thứ được ông ấp ủ vào mùa hè cháy bỏng tình yêu này. Sau khi từ Malorca trở về, Chopin đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời này. Toàn bộ bản concerto chứa chan nỗi khát khao, lòng nhiệt tình như ngọn lửa rực cháy. Tính chất mạnh bạo khác thường trong kết cấu các chương của bản concerto mà Chopin sử dụng để hợp nhất thành một thể thống nhất gồm 4 phần, dường như tương phản nhau. Bản nhạc khiến những người đương thời quen với thể loại này cũng phải sửng sốt. Mỗi chương có một cuộc sống riêng đầy rạo rực nhưng đều thấm đẫm một thứ tình cảm tràn trề. Đó là cảm giác về một cuộc đấu tranh cǎng thẳng, mãnh liệt. Ngay hợp âm đầu lên đã báo hiệu điều đó. Đồng thời những nét nhạc tương phản dữ dội lại hết sức hợp lý. Những giai điệu chậm rãi lại ch̗



đầy ý nghĩa và tuyệt đối. Chính George Sain, đã nhận xét: "Bản concerto tuyệt đẹp và nghe đau đớn như xé ruột. "Chương 2 với những hồi ức xiết bao sung sướng và xa xôi, khiến cho giai điệu tươi sáng ở đoạn giữa phần schetzo. Chương 3 trở lại giai điệu này và sau đó, gần như ở phần cuối âm nhạc lại ngoái nhìn một lần nữa bức tranh phong cảnh thanh bình thời ấu thơ, niên thiếu. Tuyệt vọng, lo lắng và buồn rầu, những tình cảm đó: Chopin không bao giờ thể hiện trong âm nhạc, mặc dù những nǎm đó. Chopin mắc bệnh lao. Nhạc sĩ người Đức Mendellesson đã từng thốt lên: "Chopin là cả một lò lửa. Ông nung nóng chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông ấy đã rút ra từ đó kho báu hết sức quý giá".

Linh hồn của giai điệu âm nhạc dân gian

Suốt cả mùa đông hai nǎm 1838 - 1839, George Sain đưa ông đến đảo Balearet - vùng Malorca. Nàng hy vọng rằng với sóng gió, nắng biển và bầu trời trong xanh, Chopin sẽ sớm khỏi bệnh, song vô vọng. Thời gian này, Chopin đã sáng tác 25 bản prelude và các bản nhạc marzurka... Nǎm 1843, nhạc sĩ Liszt đến Vacsava, thủ đô Ba Lan biểu diễn. Khi trở về Paris, nghe Chopin biểu diễn khúc phóng túng giọng Fa thứ, Liszt hết sức thán phục và nói: "Khác với Christopher Columb, cậu đã phát hiện ra, không phải một thế giới mà là nhiều thế giới".

Thời gian Chopin mắc bệnh nặng, ông thay đổi nhiều, sức khỏe giảm sút, yếu đi rất nhanh. Nǎm 1844, khi vào tuổi 34, Chopin sáng tác bản polonaise gịong Fa giáng thứ. Đó là bản polonaise ảm đạm nhất trong số các bản polonaise nổi tiếng của ông. Giới phê bình âm nhạc thế giới đặt tên là "Hành khúc tang lễ". Tác phẩm súc tích, toát lên nỗi đau thương vô hạn. Song, âm hưởng của khúc nhạc cũng gọi lên trong lòng người niềm xúc động sâu thẳm, nuôi dưỡng tinh thần và dấn bước đi lên, vượt qua mất mát đau thương. Bản nhạc không có đoạn kết hân hoan. Nhưng các bản nhạc marzuka của Chopin mới thực sự là những tác phẩm có chỗ đứng và giá trị khó sánh được. Thực ra, mỗi bản nhạc trong thể loại này đáng giá bằng một bản concerto hoặc sonate. Thậm chí khi tác phẩm khép lại thì cùng lúc mở ra cả một thế giới âm nhạc đồ sộ. Đôi khi người ta ví nó như những bản giao hưởng tầm cỡ.

Những bản marzuka của Frederich Chopin thực sự là những "bức tranh" xinh xắn, những bức hoa bằng âm thanh mỹ lệ. Mỗi bản nhạc chứa đầy sắc màu rực rỡ, biến đổi lung linh, muôn màu mà giới phê bình âm nhạc đương đại đánh giá là cuốn "Bách khoa toàn thư" âm nhạc về những tình cảm của con người. Đặc biệt, thể loại étude, trước thời của Chopin vốn là những "bài tập" cho người nghệ sĩ luyện kỹ thuật trên cây đàn piano, nhưng đến khi qua bàn tay kỳ diệu của Chopin, hầu hết các bản étude đã trở thành những tác phẩm âm nhac đích thực. Giá trị của chúng có thể sánh ngang bất cứ thể loại âm nhạc nào, trước đó và sau này.

Trái tim nằm trong lòng Đất Mẹ

Những nǎm sống ở Paris cho đến ngày cuối đời, đối với Chopin là những nǎm tháng dài dằng dặc. Nhất là những ngày mùa thu và đông giá lạnh, khi dịch cúm hoành hành dữ dội. Nǎm 1845, khi Chopin 38 tuổi, sau 17 nǎm sống ở Paris, ông quyết định chuyển sang sống ở Luân Đôn. Âm nhạc của ông lập tức được người dân Anh quốc trân trọng đón nhận và yêu thích. Công chúng ở xứ sở sương mù cảm nhận những bản nhạc viết cho đàn piano của nhạc sĩ thiên tài Ba Lan như những dòng suối tuôn trào không bao giờ cạn. Sống giữa thủ đô nước Anh ảm đạm, ẩm ướt và khó chịu, nhưng Chopin vẫn phải vừa dạy đàn piano, vừa biểu diễn để kiếm sống. Quả thật ở đây, ông không làm sao có cảm hứng mà sáng tác nổi một dòng nhạc dù là nhỏ nhất. Trái tim ông vẫn hằng mơ về Paris, về những cánh rừng, những ngày hè chan hòa ánh nắng. Nhất là lòng ông không sao nguôi ngoai nỗi nhớ về chuỗi ngày sống tràn đầy yêu thương với bạn bè và những người thân thiết. Cuối cùng, nỗi mong nhớ Paris đã buộc nhạc sĩ rời bỏ Luân Đôn, vĩnh viễn không bao giờ trở lại đất nước ảm đạm, dầy dặc sương mù, luôn thiếu ánh mặt trời và những nụ cưới.

Trở lại nước Pháp, nhưng Chopin vẫn không sao quên được nỗi lo sợ bị chôn sống luôn ám ảnh tâm tri. Amadeus Mozart mất nǎm 36 tuổi; Franz Schubert chết sớm hơn, vào tuổi 31. Còn Ludwig Van Beethoven cuộc sống kéo dài hơn 50 nǎm, nhưng những nǎm cuối đời đối với nhạc sĩ thiên tài thật nặng nề, khủng khiếp. Ông chiến đấu với bệnh điếc cùng những nỗi bất hạnh triền miên. Còn Johan S.Bach, mặc dù sống đến già nhưng cuộc sống hoàn toàn cách biệt với thế giới bởi mắt hoàn toàn bị mù. Frederich Chopin thường bị ám ảnh trước những số phận tài danh, bạc mệnh ấy. Những ngày cuối đời, ông sống ở Paris hoàn toàn cô đơn, cách biệt. Bản polonaise cuối cùng của nhạc sĩ chính là lời từ biệt cuộc đời. Bản nhạc này toát lên những cảm xúc mỏng manh, nhẹ nhàng, tựa như một hơi thở, một làn gió.

T.H (st)


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-09-2003   #15
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.677.961
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
[center:bcdcb4b359]14. Victor Hugo[/center:bcdcb4b359]
* Nhân dịp kỷ niệm 200 nǎm ngày sinh đại vǎn hào Victor Hugo (1802 - 2002)

[center:bcdcb4b359][/center:bcdcb4b359]
Victor Hugo (1802 - 1885), thiên tài thi vǎn Pháp thế kỷ 19. Ông đã để lại cho nền vǎn học Pháp và loài người một ngọn núi sừng sững những tác phẩm thi ca, tiểu thuyết, kịch, lý luận vǎn học, tuyên ngôn chính trị... là những đóng góp kiệt xuất vào nền vǎn hóa nhân loại.

Những tiểu thuyết đầu tay của Hugo là những cách miêu tả đầy tưởng tượng, phi hiện thực, những tình huống phi thường, những kết cấu bất ngờ, huyễn tưởng. Tuy nhiên ý tưởng chủ đạo trong các sáng tác của nhà vǎn luôn luôn là cái thiện phải chiến thắng cái ác.

Vào đêm trước những sự kiện cách mạng dân quyền nǎm 1830, Hugo viết cuốn tiểu thuyết "Ngày cuối cùng của người tử tù" (Dernier jour d'un condamné). Dưới hình thức nhật ký của phạm nhân, tác giả miêu tả một số phận bất hạnh bị kết án tử hình. Tiểu thuyết đã biểu hiện những suy nghĩ và rung cảm bi kịch của người sắp bị hành hình trong suốt những giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Người đọc cảm nhận chất trữ tình và cảm xúc bồi hồi từ những trang viết đầy tính nhân vǎn. "Ngày cuối cùng của người tử tù" đã vẽ lên cảnh đời và tâm tư của những người bị xã hội ruồng bỏ, những người đi đày, những người đàn bà làm điếm, những kẻ hành khất, vô gia cư - không phải là những người vô nhân cách, những tội đồ mà là nạn nhân của chế độ xã hội bất công. Dẫn dắt người đọc từ cung điện nhà vua đến cuộc sống những người nghèo khổ, trên quảng trường, chợ búa, nhà tù, bệnh viện, nhà vǎn đã phát hiện nguyên nhân của tội phạm và đói nghèo.

Cuộc cách mạng nǎm 1830 chấm dứt chế độ quân chủ Bourbons ở Pháp. Tiểu thuyết lớn nhất "Nhà thờ Đức Bà Paris" (Notre Dame de Paris) của nhà vǎn giai đoạn này xuất hiện vào nǎm 1831. Nhà vǎn đã miêu tả nền vǎn hóa trung đại nước Pháp với đầy đủ tất cả những phong tục, tập quán, sinh hoạt, tín ngưỡng, nghệ thuật thời ấy, phản ánh ý tưởng thẩm mỹ và triết học của tác phẩm. Nhân vật trung tâm là cô vũ nữ tài hoa, không nhà Esméralda và người gù gác chuông nhà thờ Quasimodo. Nhà vǎn đã miêu tả cơn bão đang dấy lên trong lòng Quasimodo lúc ấy: "... Hắn ta tuyệt vời... cái gã bị bỏ rơi, côi cút đó. Hắn cảm thấy mình thật dũng mãnh, hắn nhìn thẳng vào một cái xã hội đã xua đuổi hắn, hắn nhìn vào tòa án, những con hổ đang nghiến rǎng, những quan tòa, những tên đao phủ cả sức mạnh của vua mà hắn là một người cùng khổ đã đập nát chúng nhờ vào ý Chúa".

Cho đến ngày nay, tác phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris" vẫn còn lan tỏa cái sức mạnh của nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nó trong lòng nhân dân các dân tộc trên thế giới.

Trong lịch sử vǎn học châu Âu, Victor Hugo là nhà vǎn đầu tiên đã đưa nhân vật nghèo khổ, lang thang thành nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Giai đoạn sau cuộc cách mạng 1848, Victor Hugo đã đứng hẳn về phía nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 12/1851, nhà vǎn đã cùng nhân dân đứng lên chống lại cuộc đảo chính của Louis Bonaparte muốn phục hồi thời chuyên chế.

Thời kỳ bị đi đày, Victor Hugo đã sáng tác hàng loạt tác phẩm thơ và tiểu thuyết. Tập vǎn đả kích "Nhãi ranh Napoléon" (Le petit Napoléon) viết ở Bỉ, bí mật phát hành vào nước Pháp. Vào giai đoạn lịch sử đầy bão táp cách mạng và phản cách mạng này, Hugo đã viết bộ ba tác phẩm vǎn xuôi "Những người khốn khổ" (Les misérables), "Những người lao động ở biển" (Les travailleurs de la mer) và "Người cười" (L'homme qui rit).

Tiểu thuyết "Những người khốn khổ" đã được không những người đọc của Pháp, châu Âu thời đó mà suốt cả thế kỷ 20 cho đến ngày nay ngưỡng mộ như là một tác phẩm thể hiện lương tâm của loài người, khơi dậy trong tâm khảm con người những gì là tốt đẹp, cao cả nhất.

Tiểu thuyết "Những người lao động ở biển" viết về một vùng đất trên hòn đảo nhỏ mà chính nhà vǎn đã đến cư trú khi bị đi đày. Hugo đã vẽ lên nhân cách trung thực của người làm nghề đi biển, ngư dân Jiliat với tấm lòng cao thượng và ý chí dũng cảm chống lại thiên tai. Nhà vǎn đã miêu tả cử chỉ hào hiệp của Jiliat khi ông ta cứu con tàu bị đắm của ông già Litieri.

Cuốn tiểu thuyết "Người cười" được ra đời trong những tháng ngày cuối cùng xa tổ quốc (1869) của ông. Cuốn tiểu thuyết bức tranh câu chuyện nước Anh thời xa xưa. Với thủ pháp của chủ nghĩa lãng mạn, Hugo đã vạch trần tội ác bọn quí tộc, vua chúa, vẽ nên cái hố ngǎn cách khủng khiếp giữa giàu và nghèo, giữa những người nắm quyền lực và lớp dân đen.

Sau này vào giai đoạn lịch sử bão tố cách mạng Pháp, với sự kiện Paris công xã (1870) rồi chiến tranh Pháp - Phổ cùng nǎm ấy, khi quân đội Pháp bại trận, đế chế Napoléon đệ tam sụp đổ, Hugo miêu tả lại các sự kiện lịch sử đó trong cuốn "Nǎm khủng khiếp" (L'année terrible) và tiểu thuyết "Chín mươi ba" (Quatre vingt treize). Trong những cuốn truyện này nhà vǎn đã dựng nên bản bi hùng ca cách mạng và con đường đầy máu và nước mắt của những đứa con trung thành với đất nước và cùng một lúc Hugo cũng vẽ lên tương lai tươi đẹp của loài người.

Hai trǎm nǎm đã qua, nhưng với những kiệt tác thấm đẫm tính nhân vǎn cao cả của mình, trái tim nhân hậu của vǎn hào Pháp vĩ đại Victor Hugo vẫn mãi đập cùng loài người tiến bộ trên hành tinh chúng ta.

TD


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2003   #16
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.677.961
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
[center:3c568bb663]15. Giuseppe Verdi [/center:3c568bb663]

Hoạt động sáng tạo của nhà soạn nhạc thiên tài người ý, Giuseppe Verdi bao quát hơn nửa thế kỷ và gắn bó chặt chẽ với đời sống chính trị xã hội và vǎn hóa ý những nǎm 1840 - 1890. Bằng những sáng tác của mình, ông đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ý. Suốt nǎm 2001, nước ý, Pháp, Đức, A'o và một số nước châu Âu khác... đã có những chương trình biểu diễn "nhạc Verdi" để kỷ niệm 100 ngày mất của nhạc sĩ thiên tài Verdi, người được coi là chiến sĩ cách mạng, người phục vụ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ý bằng âm nhạc.

Sự nghiệp sáng tác của G.Verdi đánh dấu thời kỳ hưng thịnh nhất của nền ca kịch ý và những tác phẩm của ông chính là những thành tựu xuất sắc nhất của nền nghệ thuật hiện thực thế giới. Những sách báo viết về Verdi tuy nhiều nhưng phần lớn chỉ đề cập đến các tác phẩm trứ danh của ông, vì dường như khi còn sống, Verdi rất kín đáo và cuộc đời có nhiều bí ẩn.

Ông sinh nǎm 1813 ở Roncole, miền Bắc nước ý. Ngay từ nhỏ, ông được gia đình gửi lên Milan để học nhạc, nhưng dù có thiên tư âm nhạc, ông vẫn không được vào học ở Nhạc viện Milan, do kỳ thị giai cấp (gia đình ông buôn bán nhỏ). Sau đó, ông được chủ nhà hát Scala ở Milan thời ấy đỡ đầu, giúp cho học nhạc với các nhạc sĩ tự do ở Milan.

Ông có vợ là Margherita và 2 con, nhưng không may, cả ba đều chết sớm trong một tai nạn, khiến ông đau khổ một thời gian rất dài. Khi "vết thương lòng" đã lành, ông kết hôn với nữ ca sĩ nhạc thính phòng Giuseppina Strepponi rất nổi tiếng thời ấy.

Thời trẻ, ông đi rất nhiều nơi trên thế giới, gặp gỡ các nhạc sĩ ở Milan, Venise, Paris, Vienne..., nhưng về sau lại thích sống ở miền quê tại Sanh Agata để sáng tác. Khi ông mất vào nǎm 1901, ở Milan, người ta kể là có hơn 300.000 người dân Milan và các vùng phụ cận đến đưa tang ông. Còn ngày nay, hỏi bất cứ người dân ý nào về Verdi, họ cũng nói rằng đã thích nghe nhạc ông từ thuở ấu thơ, vì âm nhạc của ông chứa đựng hồn quê nước ý...

Có thể nói, các tác phẩm của Verdi trong những nǎm 1840 tràn ngập nguồn cảm hứng anh hùng cách mạng. Đặc biệt, những khuynh hướng hiện thực bộc lộ rõ nét trong những tác phẩm nhạc kịch của ông. Người ta thường nói, những giai điệu trong ca kịch của ông chính là những bài ca cách mạng. Bộ ba tác phẩm nhạc kịch "Rigoletto - la Traviata - le Trouvère" đã khẳng định những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật của Verdi. Còn với hai tác phẩm nhạc kịch giao hưởng vĩ đại Aida và Othello thì ông đã đạt đến đỉnh cao của tài nǎng nghệ thuật.

Tính sân khấu rõ ràng, sự sôi động của các màn, các cảnh, sự sắc bén của tính cách nhân vật, sự phong phú, sự dồi dào của giai điệu, tính màu sắc và sự truyền cảm của các bè hát, đó chính là những nét đặc biệt của âm nhạc Verdi, nhà soạn kịch âm nhạc vĩ đại của ý. Bằng việc kết hợp những đặc trưng truyền thống cùng sự dung cảm với cái mới, Verdi đã mở ra một chân trời mới cho trường phái ca kịch dân tộc.

Nhiều ca sĩ nhờ hát các ca nhạc kịch của Verdi mà trở nên nổi tiếng ở ý, như nữ ca sĩ Maria Callas, gốc người Hy Lạp và ngày nay là nữ ca sĩ Leontyne Price. Nữ ca sĩ này đạt đỉnh cao nghề nghiệp nhờ hát nhạc kịch "Aida" của Verdi.

Nǎm 2000 vừa qua, nữ nhạc sĩ vĩ cầm Vanessa Mae của Singapore cũng rất thành công với đĩa CD biểu diễn các tác phẩm của Verdi.

Các nhà làm sân khấu âm nhạc ý gọi nǎm 2001 này là "nǎm Verdi". Nhà hát La Scala ở Milan mùa hát kịch nǎm 2001 đều dành cho tác phẩm của Verdi. Nhân dân ý coi Verdi như một nhạc sĩ huyền thoại, một "anh hùng vǎn hóa" của quê hương họ, vì nhạc của ông, theo họ, gợi lên tình yêu quê hương tha thiết. ở Việt Nam, giới nhạc sĩ Việt Nam luôn tôn kính, khâm phục nhân cách và tài nǎng của ông và xem ông là tấm gương sáng của một nghệ sĩ, một chiến sĩ.


Những tác phẩm chính của Verdi

Các nhà phê bình âm nhạc châu Âu chia tác phẩm âm nhạc của Verdi ra làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ đầu là thời kỳ mà chính Verdi gọi là "những nǎm nghèo khổ", với các tác phẩm như "Nhạc kịch Nabucco" (1842) và bộ ba tác phẩm nhạc kịch "Rigoletta - la Traviata - le Trouvère" (1851 - 1853)...

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ những ca nhạc kịch đồ sộ như "Một vũ hội mặt nạ" (Un bai Masqué - 1859), "Sức mạnh của định mệnh" (La Force tiu Destin - 1867), "Don Carlos" (1867)...

Thời kỳ thứ ba là thời kỳ những nhạc kịch giao hưởng vĩ đại như "Aida" (1871), "Othello" (1887), "Falstaff" (1893)...

Tác phẩm của ông rất nhiều, chỉ riêng opéra đã có 24 tác phẩm. Ông viết liên tục trong hơn 40 nǎm.

Nǎm 1874, ông thu được thành công lớn với tác phẩm nhạc kinh cầu "Requiem" nổi tiếng.


Chiêu Dương


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-11-2003   #17
Ảnh thế thân của LSB_Doan cong tu
LSB_Doan cong tu
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 1.180
Điểm: 100
L$B: 14.337
LSB_Doan cong tu đang offline
 
[center:13f169e2e2]16. Khổng Tử [/center:13f169e2e2]Trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục xưa nay, có lẽ chưa có một người nào lại chiếm được một vị trí độc tôn, phi phàm như Đức Khổng Tử (551-479 TCN). Mặc dù ông sống cách chúng ta tới 25 thế kỷ, song lớp hậu thế ngàn năm sau ông, nhất là khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trở về sau (mở đầu bằng việc ra đời của triều đại nhà Đường ở Trung Quốc (618-907)), Khổng Tử đã được các tầng lớp đế vương và Nho giáo phương Đông như (Trung Quốc; Việt Nam; Triều Tiên...) tôn là "vạn thế sư biểu" (tấm gương sáng về người thầy của muôn đời). Địa vị của ông sánh ngang với Đức Thích ca Mầu ni của đạo Phật và Đức giáo tổ Lý Đam (của đạo Lão). Ngay cả khi thế chân kiềng của tam giáo Nho - Phật - Lão đã bị lung lay thì Nho giáo vẫn còn khá ổn định và vững chắc cho tới tận cuối thế kỷ 19.

Tương truyền Khổng Tử sinh ra ở đất Khúc Phụ, Sơn Đông thuộc nước Lỗ thời Xuân Thu Chiến Quốc (722-480 TCN). Lúc sinh ra có một cái bướu nhỏ trên đầu nên cha mẹ đặt tên là Khâu (Khâu trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là gò đống), tên chữ là Trọng Ni. Khổng Tử được ba tuổi thì bố mất. Là người thông tuệ, lại lớn lên trong thời loạn lạc, các nước chư hầu luôn gây họa binh đao, tranh giành quyền bính, chiến tranh liên miên kéo dài đến hàng thế kỷ khiến trăm họ lầm than, điêu đứng. Khổng Tử ôm mộng kinh bang tế thế lập chí giúp nước cứu đời, thực thi những hoài bão của mình. Song tới nǎm 35 tuổi, Đức Khổng vẫn không được vua các nước chư hầu tin dùng, ông bèn trở về quê hương mở trường dạy học theo đúng lẽ xuất xứ của bậc đại quân tử "Tiến vi quan, đạt vi sư". Tài năng xuất chúng và đức độ sáng trong của ông đã có ảnh hưởng to lớn đến các kẻ sĩ đương thời. Học trò từ khắp nơi đều tìm đến ông để theo học. Họ kính cẩn gọi ông là tôn sư, các môn sinh đã có lúc lên tới 3000 người, một con số hiếm thấy trong lịch sử giáo dục thời cổ đại.

Khổng Tử có 4 năm làm quan tại nước Lỗ với các chức vụ: Đại tư khấu, Nhiếp tướng sự (tương đương với chức Thủ tướng). Nhưng vua Lỗ hoang dâm, mê đắm tửu sắc, không màng tới chính sự. Vì vậy, Khổng Tử đã nhìn thấy cái kết cục chẳng có gì tốt đẹp ở nhà vua, ông đã xin từ chức để dốc sức vào sự nghiệp dạy học và toàn tâm nghiên cứu, xác định lại các bộ sách đời trước và viết bộ Xuân Thu nổi tiếng. Hạt nhân tư tưởng của học thuyết do Khổng Tử đề xướng và suốt đời truyền bá trong các lớp môn sinh là NHÂN. Chữ NHÂN theo quan niệm của ông mang một ý rghĩa hết sức rộng lớn gắn bó chặt chẽ với đạo - đạo đức - lòng yêu thương con người, yêu thương vạn vật. Theo Khổng Tử, gốc của NHÂN là hiếu đễ (Hiếu là sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ, đễ là lòng thương yêu, tôn kính của em đối với anh). NHÂN bao hàm cả hai mặt yêu và ghét phân minh, là lòng quan tâm, vị tha, xả thân vì người như chính Khổng Tử đã nói: "Theo ta, người có đức nhân là như thế này: Bản thân mình muốn đứng vững trong cuộc sống thì cũng nên giúp người khác đứng vững trong cuộc sống. Mọi việc đều có thể từ mình mà nghĩ đến người khác, có thể nói đó là biện pháp thực hiện đạo nhân (Luận ngữ - Ung dã).

Chữ NHÂN theo Khổng Tử còn là "Cái gì mình không muốn thì đừng gán cho người" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Để thực hiện được chữ NHÂN, Khổng Tử cho rằng con người ta phải có Lễ. Lễ là các quy phạm đạo đức hợp thành một hệ thống quy tắc xử thế, là phương thức để bậc quân tử đạt tới chữ NHÂN. Nhân là nội dung bao hàm và là mục đích của Lễ vậy. Trong suốt cuộc đời làm thầy của mình, bên cạnh việc dạy chữ, bao giờ Đức Khổng cũng chú trọng vào việc dạy người, đề cao thuyết đức trị, phản đối pháp trị. Theo ông, đức trị là đức độ của các ông quan thanh liêm và lễ giáo là cách giáo dục, quản lý Nhà nước của các bậc quân vương và các quan lại. Khổng Tử có lẽ cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm trách nhiệm và bổn phận, và suốt đời ông đã tuyên truyền, vận dụng nó vào việc giáo dục các sĩ tử. Ông ước ao, đặt kỳ vọng vào một xã hội lý tưởng mà "vua phải làm tròn phận sự của vua, bề tôi phải làm tròn phận sự của bề tôi, cha phải làm tròn phận sự của cha, con phải làm tròn phận sự của con". Tư tưởng, nội dung của học thuyết mà Khổng tử áp dụng vào giáo dục mang tính nhập thế và tích cực. Ông đề xướng thuyết tôn hiền (tôn trọng người hiền tài, có đức độ), mạnh dạn giao phó cho họ những trọng trách, bổ nhiệm những người có năng lực ra làm quan (nhiệm năng). Những tư tưởng ấy của Khổng Tử, trong bối cảnh rối ren của xã hội đương thời rất khó thực hiện, song đó cũng là những quan niệm và đóng góp quý báu. Chính từ cuộc đời gương mẫu và đầy trách nhiệm với đời, với người của ông, nhất là cách dạy chữ gắn bó với dạy người, đề cao sự học của ông mà các thế hệ phong kiến sau này ở phương Đông, các bậc vua chúa đều hết sức coi trọng đạo Nho do ông sáng lập, coi đạo Nho là rường cột trong việc củng cố và xây dựng thiết chế phong kiến.

Thời Khổng Tử đã đào tạo được hàng ngàn trò giỏi, trong đó có 72 người hiền (Thất thập nhị hiền) nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Một đời Khổng Tử đề cao việc học và chính ông cũng là tấm gương học tập không mệt mỏi. Ông cho rằng phàm là con người ai ai cũng phải học, vua phải học để làm vua, quan phải học để làm quan, dân phải học để làm dân. Đây là đóng góp hết sức căn bản của Đức Khổng Tử. Ngay cả trong thời đại ngày nay khi mà cánh cửa của nền kinh tế tri thức đang mở ra, hướng nhân loại vào kỷ nguyên tin học, kỷ nguyên khoa học kỹ thuật, khi mà việc học tập thường xuyên, suốt đời đã trở thành hiện thực. Nhớ Khổng Tử, chúng ta không chỉ nhớ một người thầy giáo vĩ đại, mà còn nhớ một nhà sư phạm có đóng góp lớn lao trong việc chỉnh lý hệ thống và viết sách giáo trình, giáo khoa nữa. Những trước tác vĩ đại do ông sưu tầm, hiệu đính như: Kinh thi, Kinh thư, Kinh nhạc, Kinh lễ, Kinh dịch đã trở thành những tác phẩm kinh điển của bao thế hệ Nho giáo. Ông lại viết bộ Kinh Xuân Thu, hợp lại thành bộ đại giáo khoa thư Lục kinh, về sau bộ Kinh nhạc bị thất truyền chỉ còn lại một chương (Thiểu) sáp nhập vài bộ lễ ký, vì thế hậu nho chỉ còn lại 5 kinh (ngũ kinh). Khổng Tử còn một bộ sách vĩ đại nữa là Luận ngữ - cuốn sách ghi chép những lời nói, những câu chuyện hàm nghĩa giáo huấn sâu xa của ông với các đệ tử, cùng với nhiều ý kiến có liên quan tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, đạo đức, văn học, triết học v.v...

Các tư tưởng và học thuyết về giáo dục của Khổng Tử về sau được các môn đệ tiếp tục kế thừa và phát triển và người có công đầu chính là Mạnh Tử (372-289 TCN) với học thuyết Nhân - Nghĩa đã trở thành "khuôn vàng thước ngọc" của các triều đại phong kiến phương Đông trong việc trị quốc an dân. Vì thế đạo Nho do Đức Khổng Tử sáng lập và Mạnh Tử kế tục còn được gọi là đạo Khổng - Mạnh.

st


Chữ ký của LSB_Doan cong tu
Má Ơi Cô Ấy Cứ Đòi Hun Con

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-11-2003   #18
Ảnh thế thân của Kim_xa_Lang_Quan
Kim_xa_Lang_Quan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 10-11-2003
Bài viết: 4
Điểm: 1
L$B: 7.210
Kim_xa_Lang_Quan đang offline
 
[center:018406d2da]17. Lý Bạch[/center:018406d2da]
[center:018406d2da]*** Sưu Tầm ***[/center:018406d2da]
[center:018406d2da]Lý Bạch (701 - 762)[/center:018406d2da]

Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa. Lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thụy 25 tuổi "chống kiếm viễn du", đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua Hồ Động Đình, lên Sơn Tây Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn "ẩm tửu hàm ca" (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật (sáu người ẩn dật trong khe trúc). Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Tràng An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thủy. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn "vong niên" (bạn "quên tuổi tác", không coi trọng tuổi tác - Đỗ Phủ nhỏ hơn Lý Bạch 11 tuổi). Họ cùng Cao Thích vui chôi, thưởng trăng ngắm hoa, san bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lô Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Nay còn Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng) ở huyện Đăng Đồ (An Huy) là địa điểm du lịch nổi tiếng. Người đời phong danh hiệu cho ông là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ), Trích tiên (tiên giáng trần), Tửu trung tiên (ông tiên trong làng rượu)...

Khi ông mất, Lý Đăng Dương sưu tầm thơ ông. Theo đó thì nhà thơ làm khoảng 20,000 bài, nhưng ông không để tâm cất giữ nên nay chỉ còn khoảng 1,800 bài.

Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.


Đất nước Trung Hoa hiện lên tráng lệ dưới ngòi bút của ông. Sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy ra biển đông như một lực sĩ:

Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
(Trương Tiến Tửu)

(Há chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trời đổ xuống
Chảy tuột biển Đông chẳng quay về)
(Hãy cạn chén)

Sông Dương Tử (tức Trường Giang) đi vào thơ ông như giải lụa thắt ngang trời:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa giang nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(tại lầu Hoàng Hạc tiễn bạn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)

Thác Hương Lô được miêu tả như sông Ngân Hà tuột khỏi mây:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Vọng Lư Sơn Bộc Bố)

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này :
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Xa ngắm thác Hương Lô)

Tả cảnh thiên nhiên mà tráng lệ như thế, rõ ràng tác giả đã yêu quê hương, đất nước biết nhường nào. Lòng yêu nước ở Lý Bạch chính là bắt nguồn từ lòng yêu sông núi quê hương vậy.

Bài tứ tuyệt thể hiện nỗi lòng nhớ quê hương da diết của ông là bài Tĩnh dạ tư (Trăn trở trong đêm thanh vắng), một bài thơ mà không người Trung Quốc tha phương cầu thực nào không thuộc lòng:

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sơn.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch)

Chính vì lòng yêu quê hương, đất nước mà Lý Bạch có lòng đồng cảm sâu sắc với số phận của nhân dân - những người chăm bón vun trồng cho vườn hoa đất nước. Nếu Đỗ Phủ do u65c đời chìm ngập trong khói lửa loạn ly, do cảm hứng trách nhiệm của một nhà Nho mà chủ yếu nói đến số phận đẫm máu và nước mắt của nhân dân thì Lý Bạch do sống chủ yếu trong thời thịnh vượng của nhà Đường, lại do khát khao cái đẹp, cái bay bổng diệu kỳ của một nhà thơ lãng mạn mà ca ng75i vẻ đẹp của người phụ nữ và nói đến những trăn trở thầm kín của họ. Bất kể đối tượng xã hội nào, nếu là người đẹp, một vẻ đẹp đầy nữ tính đều tạo nên nguồn cảm hứng mạnh cho nhà thơ. Bài "Thái liên khúc" (khúc hát hái sen) miêu tả cô gái hái sen thoắt ẩn thoắt hiện giữa một không gian đầy hoa, hoa trên đầm sen, hoa dưới nước. Mấy cô thôn nữ đã hiện về như những nàng tiên giáng trần. Ba bài Thanh bình điệu" tả vẻ đẹp của nàng Dương quý phi thật mê hồn. Nhưng điều cần nói là trong mắt Lý Bạch, Dương quý phi không hiện lên với vẻ đẹp kiêu sa của một cung phi mà chỉ là một người đẹp trong suốt và ẻo lả. Ta nhớ lời thơ của ông:

Nước trong sẽ nở hoa sen
Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời

Bởi vậy, lòng đồng cảm của ông dành cho phụ nữ là lòng đồng cảm với phái đẹp và cũng là phái yếu. Ông hiểu thấu nỗi trăn trở đầy nữ tính của họ. Bài "Xuân tứ" nói đến nỗi tê tái của người vợ trẻ có chồng tiễn biệt nơi biên cương:

Cỏ Yên vừa nhú tơ xanh
Dâu Tần đã rũ lá cành xum xuê
Khi chàng tưởng nhớ ngày về,
Chính là lúc thiếp tái tê cõi lòng
Gió xuân đâu biết cho cùng,
Cớ chi len lỏi vào trong màn là?
(Cảm xúc mùa xuân)

Cái cảm xúc "gió động màn" của người vợ trẻ phòng không gối chiếc ấy, chỉ có người trong cuộc mới có. Chứng tỏ nhà thơ am hiểu sâu sắc nhân vật trữ tình của mình. Cũng như vậy, Tý dạ Ngô Ca nói đến nỗi niềm của người phụ nữ giặt áo bông khi gió heo may về để kịp gửi cho người chinh chiến phương xa. Trường can hành nói đến nỗi sầu bi của người thương phụ, chồng đi xa, lại vì đồng tiền lời mà coi khinh ly biệt (Thương nhân trọng lợi khinh ly biệt). Ngọc giai oán, Vương Chiêu Quân... lại bày tỏ nỗi lòng đồng cảm với cung nữ...

Tóm lại chủ nghĩa nhân đạo ở mỗi nhà thơ lại có biểu hiện khác nhau. Ở Lý Bạch, một nhà thơ phóng khoáng bay bổng, ít chịu ảnh hưởng cho Nho gia mà nhiều hơn là Đạo gia và Du hiệp, thì lòng đồng cảm với cái đẹp, sự xót xa trước cái đẹp bị vùi dập, bị chà đạp lại là biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ.

Nhưng trong xã hội xưa, chò dù vào thời kỳ thịnh vượng nhất của nhà Đường, bất công ngang trái vẫn là hiện tượng phổ biến. Bất công ấy đổ lên đầu nhà thơ. Ông ôm ấp chí lớn, muốn làm "con cá vắt ngang biển" (hoành hải ngư), muốn "chém sạch cá kình cá nghê, khơi trong dòng Lạc Thủy (Tặng Trương Tương Cảo), nhưng ông không khỏi thất vọng. Ông nói: "Tôi vốn không bỏ đời mà đời bỏ tôi). Có tài mà không được dùng, có chí mà không nơi thi thố, tâm hồn đa cảm mà bất lực trước xã hội. Điều đó tạo nên những vần thơ u uẩn bất đắc chí của ông. Hàng loạt bài như Hành lộ nan (Đường đời khó khăn), Trương tiến tửu (Hãy cạn chén), Nguyệt hạ độc chước 2 bài (Một mình uống rượu dưới trăng) đã bộc bạch tâm sự ấy. Có lúc ông mượn rượu để giải sầu:

Đời người đắc ý cứ say đi
Trăng suông chén trống để mà chi

Nhưng rồi cái buồn vẫn đeo đẳng, biến thành phẫn uất:

Rút dao chém nước, nước vẫn chảy
Cất chén tiêu sầu, sầu vẫn sầu


Trăng và rượu, tiên và kiếm kết hợp trong tâm tư đầy mâu thuẫn của nhà thơ. Thực trạng ấy khiến có lúc ông buông thả, hành lạc, nhưng chung quy vẫn là tinh thần tiến thủ, vì cái đẹp, vì cuộc sống vẫn quán xuyến tư tưởng nhà thơ.

Ở Việt Nam, tứ thơ mạnh mẽ, say mê của Lý Bạch ảnh hưởng nhiều đến Chinh phụ ngâm, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Nhưng cũng không ít người chịu ảnh hưởng mặt buông thả, hành lạc trong thơ ông, tiêu biểu là Vũ Hoàng Chương.

(trích Đại cương văn hóa phương Đông)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:48
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,15342 seconds with 15 queries