Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 11-05-2005   #10
Ảnh thế thân của longphiho_bm
longphiho_bm
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-05-2005
Bài viết: 26
Điểm: 4
L$B: 6.184
longphiho_bm đang offline
 
ngày tết là ngày sum họp của gia đình hôm nay nhân nói chuyện về ngày tết đệ cho các huynh biết ngày tết của những ông vua mà để chỉ được nghe người già nói mà thôi
Trước ngày 30 tết trong cung vua tỗ chức lễ ban lịch của năm mới cho các quan và hôm đó các quan đại thần sẽ lau chùi ấn ngọc ,ấn vàng ,kim sách, ngân sách ....và đến ngày 30 tết thì vua cho người mang phẩm vật đi cúng các lăng miếu và thăm các hoàng thân .ngày mùng 1 tết vua ban yến cho hoàng thân ,hoàng tử , quan văn võ coi như từ trên xuống dưới và ngày mùng 2 vua và hoàng hậu đi cúng tổ tiên sau đó các ngày còn lại của vua là đón tết như chúng ta họ ăn chơi cho đến ngày mùng 7 mới hết ................ đệ chỉ biết được đến đây mà thôi


Chữ ký của longphiho_bm
TRONG GIÂY PHÚT NÀO ĐÓ TRONG CUỘC SỐNG ,TÔI TÌM THẤY MỘT NGƯỜI BẠN THÂN

Tráng sĩ mài gươm dưới ánh trăng
Trăng tà lá rụng sương buồn giăng
Bên nghềnh đá lạnh nàng ngư nữ
Mỉm cười đăm đắm ngắm sao băng

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-05-2005   #11
Ảnh thế thân của LSB_Cát Lan
LSB_Cát Lan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-04-2005
Bài viết: 35
Điểm: 17
L$B: 7.624
LSB_Cát Lan đang offline
 
Hehehe.Xin chào,nói đến tết thì ai ai cũng hào hứng và đón chờ nó một cách vui vẻ.Nhưng một số cái tết của dân tộc ta đều xuất phát từ TRUNG QUỐC mà ra.Tuy nó xuất phát từ trung quốc nhưng tết của mình cũng có một cái riêng biệt và truyền thống, như cái tết nguyên đán ở ta có bánh chưng, bánh dầy, ở các nước khác thì ko có. Nói trung tết thì rất phong phú nói ra thì mệt lắm


Chữ ký của LSB_Cát Lan
Gia đình Cát Lanở Nhiếp gia trang

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2005   #12
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.153
Tiểu Siêu đang offline
 
*Tết Nguyên tiêu: Sau tết Nguyên đán, thì tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng ) cũng là một tết lớn, tết lớn nhất trong những tết nhỏ diễn ra trong năm. Bởi vậy nên ko phải vô cớ mà tục ngữ Việt Nam lại có câu: "Đi lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng". Tết Nguyên tiêu được coi là quan trọng vì 3 lý do sau:
-Là ngày vía của đức phật Adiđà.
-Là ngày trăng tròn đầu tiên trong một năm.
-Là ngày tết hướng thiên cầu phúc.
*Ngày lễ Vu Lan: Diễn ra vào ngày rằm tháng 7, là ngày địa quan xá tội. Vào ngày lễ này, người dân thường nấu cháo hoa đổ vào những chiếc lá đa để ở dọc đường đi để cúng cô hồn.
Nói riêng một chút, trong cuộc sống thường ngày, khi người Việt Nam chửi nhau mà nói người kia (đối phương) là "ăn cháo lá đa" có nghĩa là muốn rủa cho đối phương chết mất xác, trở thành cô hồn lang thang, vất vưởng .
*Tết Đoan ngọ: Diễn ra vào ngày 5 tháng 5 hàng năm, đây cũng là một trong những ngày tết nằm trong hệ thống tết trùng (3/3, 5/5, 7/7, 9/9). Tính theo lịch nguyên thủy, lịch này một năm được tính bắt đầu từ tháng Tý, giữa năm là Ngọ. Tháng Tý là tháng lạnh, tháng Ngọ là tháng nóng nhất trong một năm. "Đoan" có nghĩa là "nhất", tết "Đoan ngọ" là ngày nóng nhất- giữa năm.
Tết Đoan ngọ còn có cách gọi khác là tết Giết sâu bọ. Xuất phát của cái tên này là từ quan niệm, vì là thời điểm nóng nực nhất trong một năm nên bệnh tật sẽ phát sinh nhiều. Bởi vậy, nên vào ngày Tết này, người Việt Nam có thói quen ăn rượu nếp vào lúc sáng sớm, sau đó là ăn hoa quả. Thói quen này lại xuất phát từ cách nghĩ, ăn rượu nếp vào lúc sáng sớm là để cho chúng (chúng ở đây là... sâu bọ trong người) say, sau đó ăn hoa quả chua chát để... giết chết chúng.
Tết Đoan ngọ còn có ý nghĩa là tết cầu may, tết của sự sống .
*Tết Hàn thực: Hay còn gọi là tết mùng ba tháng 3, vào ngày tết này, người VN có thói quen làm bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên.
Tết mùng 3/3 này thực chất bắt nguồn từ Trung Hoa. Tương truyền rằng, ở Trung Hoa có Giới Tử Thôi, là một người có công cõng cua đi trốn và từng cắt thịt đùi mình cho vua ăn. Sau này, vua quên thưởng công cho Giới Tử Thôi nên ông ta đưa mẹ vào núi ở ẩn.Vua gọi không ra bèn sai quân đốt rừng để buộc họ Giới phải ra, nhưng mẹ con Giới Tử Thôi thà chịu chết chứ ko ra. Và người dân Trung Quốc, để kỷ niệm ngày ông ta bị chết cháy nên có tục ăn đồ nguội (kỵ lửa) trong 3 ngày (từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 3).
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2005   #13
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.714
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
To: Tiểu Siêu Bài viết trên của bạn nói về Tết Nguyên Đán hay và đủ nghĩa lắm , QN muốn bổ sung thêm cho phong phú về nó thêm !

Nước ta là một nước nông nghiệp , và từ ngàn xưa , dân tộc Việt Nam vẫn lấy nghề nông làm gốc . Nông dân làm việc vất vã từ đầu năm tới cuối năm không có ngày nghĩ ngơi . Bởi vậy , vào dịp " năm cũ qua , năm mới đến " , mọi người đều ăn Tết Nguyên Đán rất trọng thể , và như Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục đã nói :" Ở đâu cũng thấy cái tinh thần yêu đời , nồng nàn tình cảm , tràn ngập cả cỏ cây trời đất , một tin tưởng vào ngày mai tươi sáng , một hy vọng , như ngọn đèn bất dạ không bao giờ tắt , đây là ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán , mở đón chào Xuân ở các xã hội nông nghiệp Á Đông xưa " .

Mặt khác , tục ăn Tết , đối với các nước Đông phương nói chung và Việt Nam nói riêng , bao gồm nhiều ý nghĩa do tục này chịu ảnh hưởng rất nhiều của tôn giáo , của sự thờ phụng tổ tiên và những liên hệ gia đình và xã hội , do dân tộc chúng ta đã là một khối người ràng buộc với nhau chặt chẽ từ lâu đời . Bởi lẽ này , nếu ta so sánh thì tục ăn Tết của người Việt Nam và người Đông phương không đơn giản như tục ăn Tết của người Tây phương thì ta thấy ngày Giáng Sinh của họ còn tưng bừng hơn cả ngày đầu năm của họ .

Tết của chúng ta ở Việt Nam trái lại nhộn nhịp hơn , thiêng liêng hơn . Nếu bỏ qua cái phần hội họp : gia đình , họ hàng , làng xóm để liên hoan , để chúc tụng , để họp bạn , ta còn thấy cái không khí giao cảm giữa kẻ sống và người chết . Vì Tết , theo học giả Phạm Quỳnh , không những là ngày lễ của người sống mà còn là ngày lễ của người chết . Thật vậy , chính trong ba ngày Tết , người chết dự vào đời sống của gia đình con cháu . Chiều ngày 30 Tết , họ được mời , qua lễ cúng gia tiên , trở về sống dưới mái nhà với người trong gia đình . Rồi mỗi ngày hai lần , họ được mời dự hai bữa cơm chính . Ngày mồng 3 hay mồng 4 là ngày tiễn họ sau một bữa cơm thịnh soạn , và các vị này sẽ trở về hạ giới mang theo lời cầu chúc của con cháu mà họ vừa sống chung trong vài ngày Tết nhưng sẽ phù hộ cho suốt năm tới .

Không có sách nào cho biết người Việt Nam có tục ăn Tết Nguyên Đán từ bao giờ . Nhưng căn cứ vào ngày tháng mà ta tổ chức Tết thì có thể cho rằng tục ăn Tết Nguyên Đán từ Trung Quốc truyền sang nước ta vào khoảng thế ký thứ nhất trước Tây lịch khi đất Giao Chỉ của ta nội thuộc nhà Tây Hán ( 202 trước Tây lịch ) và chịu ảnh hưởng phong hoá của Trung Quốc do Tích Quang và Nhâm Diên truyền sang .

Người ta lấy tên của 12 chi là tý , sửu, dần , mão , thìn , tỵ , ngọ , mùi , thân, dậu , tuất , hợi để đặt tên cho 12 tháng trong năm . Lịch nhà Hạ ( 2205_1977 trước Tây lịch ) chọn tháng Dần ( tháng Giêng ) làm tháng đầu năm . Tới đời nhà Thương ( 1776_1122 trước Tây lịch ) người ta lại chọn tháng Sửu ( tháng Chạp ) . Đến nhà Chu ( 1122_256 trước Tây lịch ) , Chu Công bàn với Khổng Tử chọn tháng Tý ( tháng 11 ) . Đời nhà Tần ( 221_ 206 trước Tây lịch ) Tần Thuỷ Hoàng cho lui lại một tháng , chọn tháng Hợi ( tháng 10 ) làm tháng đầu năm . Năm 202 trước Tây lịch , Lưu Bang diệt nhà Tần lập nhà Hán . Sau Hán Vũ Đế theo đời nhà Hạ , lại chọn tháng Dần làm tháng đầu năm , và từ đó Tết Nguyên Đán được cử hành vào ngày một tháng Giêng và không có sự thay đổi nữa .


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2005   #14
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.714
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
Ngày lễ Vu Lan: Diễn ra vào ngày rằm tháng 7, là ngày địa quan xá tội. Vào ngày lễ này, người dân thường nấu cháo hoa đổ vào những chiếc lá đa để ở dọc đường đi để cúng cô hồn.
Nói riêng một chút, trong cuộc sống thường ngày, khi người Việt Nam chửi nhau mà nói người kia (đối phương) là "ăn cháo lá đa" có nghĩa là muốn rủa cho đối phương chết mất xác, trở thành cô hồn lang thang, vất vưởng
Ngày lễ Vu Lan rất có ý nghĩa nên QN muốn bổ sung thêm về nó .

Chữ Vu Lan , vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit Ullambana , Hán dịch là giải đảo huyền , có nghĩa là " cứu nạn treo ngược " . Giải có nghĩa là gỡ ra cho khỏi vướng mắc , cỡi trói buộc , giải mê lầm . Đảo là ngược , cũng có nghĩa bóng là những hành động điên đảo gây nên do sự thấy và biết sai lầm , như việc phải cho là quấy , cho là phải , do đó tạo nghiệp dẫn đến cảnh khổ . Huyền là treo . Hợp từ " giải đảo huyền " nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược , gỡ cho họ khỏi gông cùm xiềng xích , khỏi đau khổ ách nạn . Sâu xa , giải đảo huyền còn có nghĩa là giải thoát khỏi tất cả những mối phiền não ,những dây luyến ái đã từng trói buộc cái tâm đi luân hồi mong giải thoát khỏi sự trói buộc của tâm tham , tâm sân và tâm si .

Hằng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch , tức khoảng trung tuần tháng 8 dương lịch là ngày lễ Vu Lan lại về . Vào ngày này , các chùa chiền Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc , cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ , cũng là được nghe các Thầy giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành . Lễ vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật giáo Đại Thừa " Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn " do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn , tức khoảng năm 750_801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam .

Trong dịp lễ Vu Lan này , ngoài việc tụng kinh , thiết lễ cúng dường trai tăng tại các tự viện , còn có tập tục cúng cô hồn tại tư gia , cơ sở thương mãi và tại cơ quan tư lập theo truyền tụng rằng ,ngày này cửa địa ngục rộng mở , phóng thích ngạ quỹ , nên dân chúng làm cỗ cúng với hy vọng được chúng phù hộ cho ăn nên làm ra , buôn may bán đắt .

Trong mùa báo hiếu , nhắc nhở chúng ta nhớ đến công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và bổn phận báo hiếu của người con thảo . Sự tích hiếu thảo của tôn giả Mục Kiều Liên thật cảm động . Dù đã trải qua bao thế kỷ , tấm gương hiếu thảo của vương giả vẫn làm lay động tất cả con tim của mọi thời đại . Có ai mà không thuộc từ thời thơ bé :

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Người xưa đã ví von công ơn cha mẹ , cha thì cao tựa Thái Sơn , còn mẹ thì bao la như nước trong nguồn . Chẳng còn sự ví von nào cao sâu và thâm trầm hơn nữa .

Từ ngàn xưa , các bậc tiền bối đã dựa vào một đạo lý rất nhân bản , lấy đó làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi người , tạo nên một xã hội có kỷ cương , trật tự , sống có đạo đức , xây dựng một xã hội vững chắc . Những nguyên tắc sống ấy thâm nhập vào tâm khảm của dân chúng , dần dần chuyển thành hơi thở của cuộc sống . Cái đạo hiếu đã ăn sâu vào gốc rể của dân tộc qua bao thế hệ .

Cuộc sống vật chất càng được nâng cao bao nhiêu thì đời sống tinh thần càng bị đe doạ bấy nhiêu . Chúng ta ít nhiều cũng đã nghe qua không ít những trường hợp con cái xung đột với cha mẹ , đôi khi chỉ vì tranh chấp về tài sản đã dẫn đến hành hung cha mẹ rất là thương tâm . Làm sao giữ cho được làm một người con luôn biết hiếu thảo cùng với đấng sinh thành .

Phụ hề sinh ngã
Mẫu hề phúc ngã
Ai ai phụ mẫu
Sinh ngã cù lao
Dục báo thâm ân
Hiệu thiên võng cực

( Cha sinh ra ta
Mẹ nuôi nấng ta
Thương thay cha mẹ
Sinh ta khó nhọc
Trời cao vòi vọi )


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 14-05-2005   #15
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.714
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba

Thanh Minh là tiết thứ năm trong 24 tiết trong năm theo âm lịch. Lễ hội này tuy không qua trọng bằng những ngày Nguyên Đán đầu năm nhưng cũng được các dân tộc theo tam giáo ( Phật , Lão , Nho ) , coi như một trong những lễ Tết , thường đến vào tháng ba âm lịch.

Theo từ nguyên , thì Thanh có nghĩa là khí trong , còn Minh là sáng sủa. Nên thường hôm đó , bầu trời rất là trong veo sáng dịu , mưa xuân gần như đã dứt nhưng cảnh vật vẫn xanh tươi đầm ấm , có thể nói là thời gian đẹp nhất trong năm. Nhân đó , người Á Đông nhất là Trung Hoa và Việt Nam , đua nhau đi tảo mộ gia tiên. Tại các bãi tha ma quanh năm suốt tháng hoang vắng cô tịch , ngày hôm đó bỗng trở nên náo nhiệt tưng bừng. Khắp nơi mọi người lũ lượt kéo nhau đi dãy mả , sửa sang mộ phần. Bốn hướng đâu đâu cũng nghi ngút khói hương , thơm nồng mùi hoa quả.

Ở đâu cũng có lễ hội Thanh Minh vào tháng ba âm lịch. Tuy nhiên cũng có vài địa phương như vùng Thị Cầu , Đáp Cầu ( Vĩnh Phúc Yên ) , Sài Gòn , Chợ Lớn , mọi người thường cứ hành lễ tảo mộ vào những ngày Nguyên Đán. Riêng vùng trung châu , thuộc hạ lưu sông Hồng như Hà Đông , Hà Nam ( Bắc Việt ) , đất thấp vào mùa mưa là ngập nước. Bởi vậy lễ tảo mộ hằng năm phải tổ chức vào mùa khô , khi nước đã rút hết vào tháng chín âm lịch.

Khi sáng tác Đoạn Trường Tân Thanh , Tố Như tiên sinh Nguyễn Du chắc ông đã có rung động trước cảnh trời quang mây tạnh , non nước hữu tình trong tiết trời tháng ba nên mới có những câu thơ :

Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh

Mặc dù tập quán của người Việt Nam ba miền có dị biệt nhưng riêng lễ Thanh Minh , thì cả nước gần như đều giống nhau , từ phong cách cho tới tập tục. Suốt ngày lễ , mọi người đều rủ nhau đi tảo mộ và cúng tế những người thân đã khuất mặt.

Còn những oan hồn uổng tử thì thật là tội nghiệp , có khi thân nhân đã mười phương ly tán , nên đã không có dịp để săn sóc mộ phần của thân quyến. Thế là những ngôi mộ đó trở nên tang thương hoang phế , đâu có khác gì thân phận bèo bọt của nàng Đạm Tiên trong truyện Kiều :

Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ , nửa vàng nửa xanh
Rằng nay trong tiết Thanh Minh,
Mà sao hương khói vắng tanh thế này?


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-05-2005   #16
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.153
Tiểu Siêu đang offline
 
Lần đầu tiên tôi thực sự biết thế nào là Tết Đoan ngọ là vào năm tôi 7 tuổi. Một ngày trước ngày 5/5 năm đó, bà nội gọi tôi và chị thứ 3 con bác tôi đến, nói ngày mai hai đứa chúng tôi phải dậy từ sớm và làm theo những gì mà bà căn dặn.
Sáng ngày hôm sau, hai đứa chúng tôi dậy thật sớm. Chị họ tôi trèo lên cây na ở sân trước nhà của ông bà nội, còn tôi thì đứng ở dưới, tay cầm một cái roi nhỏ. Rồi tôi cầm cây roi và quất thật mạnh vào gốc cây na, miệng hét lên lanh lảnh: “Na! Mày đã biết tội của mày chưa?”. Lúc đó, chị họ tôi ngồi trên cành cây giả vờ khóc: “Huhu! Em ko biết”. Tôi lại cầm cây roi và quất mạnh vào thân cây na lần nữa, cao giọng đầy giận giữ: “Á à! Mày còn nói mày chưa biết tội cơ à? Sao năm vừa rồi mày ra ít quả thế?”. Chị họ tôi mếu máo: “Dạ! Em đã biết tội của em rồi”. Tôi đứng chống nạnh: “Mày biết tội rồi thì chị tha, vậy mày nói cho chị nghe năm nay mày sẽ ra bao nhiêu quả”. Chị họ tôi chỉ nghe tôi hỏi đến câu đó là hét lên vui sướng: “Năm nay em sẽ ra 1000 quả”... (nói là 1000 quả cho có vẻ bội thu, chứ cái cây na còi cọc đó, từ khi tôi biết sự tồn tại của nó cho đến khi nó bị ông nội tôi chặt đi, chưa năm nào tôi thấy nó có quá 50 quả).
Vậy là gần như thành thông lệ, năm nào mà tôi về nhà ông bà nội đúng dịp tết Đoan ngọ là tôi và chị họ lại làm công việc ấy. Ko phải cây na thì là cây hồng xiêm, ko phải cây hồng xiêm thì là cây đào tiên... Chúng tôi quan niệm như việc làm đó sẽ giúp cho cây cối trong vườn có một mùa đại thu hoạch, năm nay cây sẽ cho ra nhiều hoa trái hơn năm trước...
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-05-2005   #17
Ảnh thế thân của LSB_nuquaichonhoangvu
LSB_nuquaichonhoangvu
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Phong Tục Ngày Tết !

Ít nắng mới, ít gió mới. Thế là đủ để báo hiệu một mùa xuân mới. Nhưng dù mới thế nào đi nữa, mùa xuân chỉ nằm trong chu kỳ luẩn quẩn bốn mùa của Tạo Hóa. Cũng như thơ họ Hàn làm đã lâu mà đọc lại cứ tưởng như mới làm xong đêm qua. Cách đón nàng Xuân cũng xưa lắm, có lẽ bắt nguồn từ ngàn năm trước trong cơn mưa phùn lất phất ở miền Bắc Việt Nam. Khi ấy, người Việt bắt đầu gọi những ngày đầu xuân là "Tết" (đọc trại ra từ chữ "tiết," tức là "mùa," hay hiểu rộng ra là "mùa hội"). Nhưng dù xưa thế nào đi nữa, phong tục ngày Tết vẫn phản ảnh những tính cách đặc thù của nền văn hóa Việt qua nhiều thế hệ. Tết là dịp để người ta biểu tỏ tình thương nhân loại, xum họp gia đình, thăm viếng thân nhân, và thờ phượng tổ tiên. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi, chơi đùa để chuẩn bị làm việc hăng say hơn trong năm mới.

Ngày xuân trên xứ người, ta hãy cùng ôn lại một vài nét tổng quát về những tập tục ngày Tết.

Như lễ Tạ Ơn và lễ Giáng Sinh của Tây phương, Tết là lúc gia đình góp mặt đông đủ. Con cái, cháu chắt đi làm, đi học ở xa đều được nghỉ phép về thăm nhà khoảng 23 tháng Chạp âm lịch.

Tuy vậy, gia đình Việt Nam trung bình dành ra nửa tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết cho chu đáo. Có rất nhiều việc để làm: nào thăm mồ mả tổ tiên, nào mua hoa, pháo, nhang, đèn, nào sắm sửa quần áo mới, nào gói bánh chưng, bánh dầy, nào quét dọn nhà cửa. Ðến đêm 30 tháng Chạp, mọi việc mua sắm phải hoàn tất, bàn thờ tổ tiên phải được sắp đặt tươm tất, các món ăn phải làm xong, pháo phải sẵn sàng.

1. Ði thăm mộ tổ tiên

Từ ngày 23 cho đến chiều 30 tháng Chạp, con cháu trong gia tộc tề tựu đông đủ và cùng đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Khi chưa có nghĩa trang ở nông thôn Việt Nam, ít nhà có ruộng đất lớn để làm mộ phần tổ tiên, nên những điền chủ có nhiều ruộng đất trong làng cho mượn đất chôn nhờ. Vì thế, cuối năm, mỗi gia đình đi thăm mộ đều mang theo quà Tết để biếu điền chủ đã cho mình mượn đất hay người coi sóc nghĩa trang (nếu mộ phần đặt trong nghĩa trang).

2. Ðưa Táo quân về trời

Sự tích Táo quân (gồm ba vị thần coi quản bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình) đại khái như sau: Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo nhưng ăn ở với nhau rất đằm thắm. Nhưng làm hoài mà vẫn chỉ đủ ăn, anh chồng quyết định đi xa một chuyến thử thời vận, mong làm giàu để chị vợ đỡ lam lũ. Không may, anh ra đi được ba năm vẫn chưa quay lại. Chị vợ chờ mãi, chắc là anh đã chết nên tái giá với một anh nhà giàu. Dù vậy, lòng chị vẫn vương vấn tình cảm cũ. Một hôm, gần ngày Tết (có lẽ nhằm ngày 23 tháng Chạp?), gia đình làm cỗ cúng tổ tiên rất lớn nên có mấy người đến ăn xin trước cửa. Khi chị vợ đưa thức ăn cho họ, chị bất chợt nhận ra một trong những người ăn xin là anh chồng cũ của chị. Anh chồng sau thấy vậy, vội cho là vợ mình không chung thủy, nên nặng lời với chị. Uất ức vì bị hiểu lầm, chị liền nhảy vào đống lửa đốt vàng mã cao ngun ngút ngoài sân, tự vẫn. Anh chồng cũ thương vợ, cũng nhảy theo vào đống lửa. Anh chồng mới ăn năn thì sự đã rồi, nên anh nhảy luôn vào đống lửa. Hồn ba người lên thượng giới chầu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng cảm thương tình cảnh của ba người, bèn phái cả ba về hạ giới để coi sóc bếp lửa của mỗi gia đình và cuối năm về thượng giới tâu lại những chuyện tốt xấu xảy ra trong từng gia đình trong năm.

Trên đây chỉ là một trong những sự tích về Táo quân. Nói chung, câu chuyện được kể lại nhằm giải thích nguồn gốc tục đưa Táo quân về trời và răn dạy con người tự giữ gìn hạnh kiểm vì mọi việc làm của con người đều được trình báo với Ngọc Hoàng. Ngày 23 tháng Chạp, mỗi nhà đều làm cơm, cúng tiễn Táo quân về trời. Ngoài mâm cơm với các món ăn tươm tất (tùy gia đình giàu, nghèo), còn có mũ và áo mã (bằng giấy) để Táo quân mặc và một hoặc ba con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cưỡi về thiên đình.

3. Lễ rước vong linh ông bà

Chiều 30 tháng Chạp, các thức ăn và trái cây được xếp thành cỗ để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Ðây là dịp cả gia đình quây quần trước vong linh cửu huyền thất tổ, ôn lại những sự việc đã xảy ra trong năm để rút tỉa kinh nghiệm cho năm mới. Gia trưởng (người đứng đầu gia tộc, thường là người cao tuổi nhất) trịnh trọng thắp nén hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau gia trưởng, mọi người trong nhà đều nghiêm trang chắp tay cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

4. Ðốt pháo

Ðúng giao thừa (tức là thời điểm giao hòa giữa 12 giờ đêm 30 tháng Chạp của năm cũ với rạng sáng mùng Một của năm mới), nhà nhà nhất loạt châm ngòi đốt pháo. Pháo tiểu, pháo trung, pháo đại đồng thanh nổ đùng đùng, dòn dã, và mùi khói nồng khét của thuốc pháo quyện vào mùi nhang thoang thoảng trên bàn thờ thành một thứ mùi rất đặc biệt, rất Tết.

Ngày xưa, dưới thôn quê, người ta tin rằng tiếng pháo trừ khử được ma quỷ và mang lại hạnh phúc cho dân làng. Lâu rồi thành tục. Ngày nay, tuy chỉ còn một số người tin vào việc trừ khử tà ma kiểu này, nhà nào cũng đốt pháo từ đêm giao thừa sang sáng mùng Một, mùng Hai, mùng Ba để đón vong hồn tổ tiên về ăn Tết, đón khách tới chơi, và đón khí xuân vào nhà. Ðôi khi, đến mùng Mười vẫn nghe tiếng pháo lách tách ở xóm trên xóm dưới. Tiếng nổ đì đùng, vui tai của pháo phản ảnh sự tưng bừng nhộn nhịp của ngày Tết, và người ta tin rằng màu hồng thắm của xác pháo tượng trưng cho những điều may mắn.


5. Xuất hành

Khi tiếng pháo đã ngớt đêm 30, mỗi gia đình thường cử một người xuất hành (tức là bước ra khỏi nhà) trong những giây phút mới mẻ ngày đầu năm. Xuất hành phải xem lịch (xin xem bài viết về Âm Lịch) để chọn hướng tốt, hạp với tuổi của mình (xin xem bài viết về Các Con Giáp), ngụ ý để mang đến điều may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà trong năm mới. Sau khi xuất hành xong, người ta có thể tự xông nhà.

6. Xông nhà (hay "xông đất")

Ðầu năm, nhiều người Việt cho rằng người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Vì thế, cứ mỗi đầu năm là chủ nhà nhờ người có vận may xông nhà dùm.

Người may mắn là người làm ăn phát đạt trong năm, gia đình sung túc, hạnh phúc. Nếu không tìm ra người, đôi khi chủ nhà đi xông nhà cho chính họ. Khách đi xông nhà thường ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính gian nhà, rồi rảo một lượt quanh nhà, xuống tận bếp, cốt để mang vận may vào từng xó nhà.

7. Chúc thọ

Trong gia đình Việt Nam, người cao tuổi được kính trọng hơn hết vì có nhiều kinh nghiệm. Theo thiển ý người viết bài, sự kính trọng quý vị cao niên cho thấy một xã hội biết kiêng nể nguồn gốc và có tinh thần khiêm tốn, chịu khó học hỏi từ những người đi trước vì có ai từng trải bằng các vị ấy.

Cho nên, sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong gia tộc tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc tuổi ông bà, cha mẹ. Người Việt quan niệm rằng cứ mỗi độ xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, bất kể sanh nhằm ngày nào trong năm.

8. Lì xì

Chữ "lì xì" được phiên âm từ tiếng Quảng Ðông sang tiếng Việt, nguyên là chữ "lợi thị" (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Ðể mừng tuổi các em, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt, v. v. Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Thưở trước, sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm mới.

9. Thăm viếng

Sau khi xông nhà xong, chủ nhà bắt đầu tiếp đón bạn bè, thân quyến đến thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường, mùng Một được dành để chúc thọ các bậc trưởng thượng trong gia tộc, thăm hỏi họ hàng. Mùng Hai được dành để các trò đến viếng và tạ ơn thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ mình trong năm qua, nêu cao truyền thống "tôn sư trọng đạo" của học sinh Việt Nam. Mùng Ba là ngày thăm hỏi, vui chơi với bè bạn.


10. Kiêng cữ

Vì cho là các hành vi trong những ngày đầu năm có thể đem lại vận hên, xui trong năm, nên người Việt hết sức thận trọng với lời ăn tiếng nói và các hành động vào ba ngày đầu năm. Có một số việc nên tránh, chẳng hạn: quét rác, đặc biệt là xác pháo, ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa; biếu tặng các vật "cấm" như thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là mang dấu hiệu của bệnh hoạn và xung khắc; nói các lời nặng nề, thô tục; khóc lóc, than thở; đập vỡ chén dĩa hay gương soi vì bị xem là dấu hiệu của sự đổ vỡ trong gia đình; mặc quần áo trắng hay đen vì bị xem là màu tang tóc, v. v. Vài việc kiêng cữ nêu trên đã đơn giản hóa theo thời gian, nhưng phần lớn vẫn được người Việt tin tưởng đến ngày nay.

11. Dựng nêu

Nhờ những sinh hoạt chung thường ngày, người dân Việt càng gắn bó hơn khi hữu sự. Theo một tích xưa, làng xóm và chùa chiền Việt Nam hay bị quỷ quấy nhiễu, nên mọi người cầu khẩn Phật che chở. Phật liền hiện ra và bắt lũ quỷ. Chúng van lạy xin tha và hứa sẽ không quấy phá nữa. Phật tha cho bọn chúng và căn dặn chúng không nên bén mảng đến những vùng đất có dấu tích của Phật. Rồi Phật dạy người dựng cây nêu cột phướn và rắc vôi trắng xung quanh để đánh dấu phần đất quỷ phải tránh xa. Từ đó, cứ Tết đến là người ta dựng cây nêu ở các chùa, đình làng, và đôi khi ở trước cửa nhà nữa. Cây nêu là một thân tre cao, trên đỉnh treo ngọn phướn (cờ) ngũ sắc tượng trưng cho năm hành (kim: trắng, mộc: đen, thủy: xanh, thổ: vàng, hỏa: đỏ). Xen kẽ giữa những dải lụa ngũ sắc là những chiếc khánh bằng nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, kim loại, đất nung, sành) tượng trưng cho bát quái (trong Kinh Dịch). Khi gió thổi qua, những chiếc khánh chạm vào nhau leng keng, nghe vui tai. Nêu dựng ở nhà dân không có ngọn phướn. Ðến mùng Bảy Tết, người ta làm lễ cúng Trời Ðất, gọi là lễ Khai Hạ, và hạ cây nêu xuống. Lễ này chính thức chấm dứt Tết. Mọi người trở về cuộc sống thường nhật.

12. Hái lộc đầu xuân

Song song với việc dựng cây nêu ngọn phướn trong sân đình, chùa, người Việt còn có tục "hái lộc đầu xuân," cũng được thực hiện trong sân chùa, đình. "Lộc" có hai nghĩa, một là "nhánh cây non" và hai là "bổng lộc, ơn huệ." Sau khi đi lễ đêm 30 tháng Chạp về, người ta (phần đông theo Phật giáo và Khổng giáo) hay ghé lại các cây cổ thụ nơi sân đình, chùa, để hái một nhánh cây non về treo trước nhà hoặc trưng lên bàn thờ. Có lẽ vì chữ "lộc" (chỉ "nhánh cây") trùng âm với "bổng lộc, phước lộc" nên người ta tin rằng đem được cành lộc về nhà thì tương tự như rước được phước báu vào gia đình.

13. Hội xuân


Ân huệ không nhất thiết phải là tiền bạc mà gồm cả sức khỏe và sự sảng khoái tâm hồn. Do đó, dân làng tổ chức rất nhiều hội hè và các cuộc thi đua vào mùa xuân để mọi người cùng vui chơi sau một năm làm lụng cực nhọc. Tùy theo địa thế và dân cư, mỗi làng có những cuộc thi khác nhau. Dưới đây là một số cuộc thi tiêu biểu trong mấy ngày xuân:

14. Khai bút đầu xuân

Ðầu năm, người Việt kiêng cữ rất kỹ từng lời ăn tiếng nói. Các học giả còn cẩn trọng đến từng nét chữ, câu văn, nên các cụ mượn khói hương nghi ngút và xác pháo đỏ hồng của ngày đầu năm để làm lễ khai bút. Nhân thi hứng đó, các cụ làm thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm và viết lên giấy điều (là loại giấy màu đỏ). Các bài thơ thường mang nội dung tán dương thiên nhiên hay mang lời chúc lành cho năm mới.

Ðối với học trò, tục khai bút đầu xuân tượng trưng cho lòng hiếu học của dân Việt. Học sinh Việt Nam cũng tin rằng khai bút đầu xuân đem văn hay chữ tốt đến với họ trong năm mới. Ngày nay, cổ tục này dần dần mai một đi vì ít người học chữ Hán. Tuy nhiên, năm nào tại Hội Xuân do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California tổ chức cũng có mục "khai bút đầu xuân" bằng cả hai ngôn ngữ Việt và Anh.

15. Câu đối

Câu đối thực ra gồm hai câu có số chữ bằng nhau và đối chọi nhau cả về lời lẫn ý. Khi Hán học còn thịnh hành ở Việt Nam, câu đối được cả giới trí thức lẫn giới bình dân ưa chuộng. Ngày Tết, người ta treo chúng lên hai bên nhà để khách đến thăm cùng thưởng lãm với chủ. Câu đối được viết lên hai dải giấy điều bằng mực Tầu nhũ kim (loại mực lấp lánh vàng hay bạc). Người viết câu đối thường là các ông thầy đồ già trong làng, vốn có chữ tốt văn hay lại thêm tài viết chữ đẹp. Nội dung câu đối Tết là những lời chúc lành đầu năm. Sau này, câu đối không còn thịnh hành hay mang giá trị văn học nghệ thuật nữa mà chỉ được xem như món hàng trang trí cho vui nhà trong những ngày xuân.

16. Tranh Tết

Ðể trang hoàng nhà cửa vào dịp Tết cho sinh động hơn, người Việt chọn mua vài bức tranh Ðông Hồ treo trong nhà. Tranh Ðông Hồ là đặc sản của làng Ðông Hồ, một làng nhỏ miền Bắc nước Việt. Tranh được in từ những ấn bản gỗ lên giấy dó (loại giấy xốp, bền, và mịn, làm từ vỏ một thứ cây leo tên là "dó"). Mực in tranh được pha chế bằng toàn chất liệu thiên nhiên: màu đen từ tro của lá tre, màu trắng từ vỏ trứng, màu xanh từ lá chàm, màu đỏ từ quả mồng tơi, v. v. Tranh diễn tả lại những điển tích, truyện thần thoại, hoặc biến cố lịch sử một cách hóm hỉnh, thông thường qua việc nhân cách hóa các động vật. Bức "Gà Ðàn," chẳng hạn, vẽ một bầy gà con, tượng trưng cho lời chúc "con cháu đầy đàn," hay bức "Ðại Cát," vẽ một anh gà trống uy nghi, tượng trưng cho lời chúc "an khang" nhân ngày đầu năm. Tranh Tết, nhất là tranh Ðông Hồ, làm tăng thêm sự thanh lịch của gian phòng khách và chắc cũng bộc lộ trình độ hiểu biết nghệ thuật của chủ nhà đôi chút.

17. Mai đào

Hoa là món trang trí không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội Việt Nam. Ở miền Bắc, hoa đào nở rộ mỗi dịp xuân về. Ở miền Nam, hoa mai cũng đua sắc. Vì thế, mai và đào là hai loại hoa đặc trưng cho ngày Tết.

Hoa mai trưng vào dịp Tết là giống mai vàng, trổ thành từng khóm nhỏ trên cành cây mong manh cạnh những lộc non mơn mởn. Hoa đào màu hồng, cũng trổ thành khóm, thuộc giống bích đào (chỉ có hoa, không đậu quả) mới quý. Nhiều gia đình tin rằng những cành mai, đào nở rộ tươi tốt vào sáng mùng Một Tết sẽ đem lại sự thịnh vượng cho cả năm.



Thấy mọi người cùng nhau bàn luận về những cái tết thật là hay em cũng xin mạn fép bổ sung về những phong tục trong ngày tết nha.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-05-2005   #18
Ảnh thế thân của Tây Môn Xuy Tuyết
Tây Môn Xuy Tuyết
-=[ Hộ Quân Đầu Lĩnh ]=-
Dưỡng tâm - Tu thân
Gia nhập: 26-02-2004
Bài viết: 2.438
Điểm: 586
L$B: 70.799
Tây Môn Xuy Tuyết đang offline
 
Tiếng pháo vui ,ấy là ngày Tết.Gió xuân mơn man ,mưa lất phất bay ,rợp trời én liệng - người Việt ta đang đón Tết.Tiếc là lâu nay người Việt không còn được đốt pháo mừng xuân vì pháo là thứ nguy hiểm gây cháy nổ.Tuy nhiên nhiều lúc nhớ tiếng pháo cũng như thèm tiếng gà gáy trong thời kí dịch cúm đang chàn lan.Các tập tục cũ thì vẫn được duy trì vì quả thực đó là thuần phong mỹ tục.

Tục thăm viếng mộ tổ tiên trong ngôn ngữ Việt được gọi là Lễ Tổ Lạp ,nôm na là quét dọn mộ phần gia tiên và người thân đã quá cố gọi là "mời các cụ về ăn Tết".Tục này trước thời kì chiến tranh được phổ biến vào tận các tỉnh miền Trung. Theo sách "Đại Nam Nhất Thống Trí" ,nhiều nơi ở miền Bắc nhất là quanh vùng Hà Nội còn có tục cả họ (nghĩa là tất cả mọi người trong cùng một gia tộc) tụ họp nhau lại để cùng đi tảo mộ tổ tiên và thân quyến quá cố, vào những ngày trước tết... Có nơi thì đi thăm mộ vào những ngày đầu năm.
Trích dẫn:
. Lễ rước vong linh ông bà

Chiều 30 tháng Chạp, các thức ăn và trái cây được xếp thành cỗ để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Ðây là dịp cả gia đình quây quần trước vong linh cửu huyền thất tổ, ôn lại những sự việc đã xảy ra trong năm để rút tỉa kinh nghiệm cho năm mới. Gia trưởng (người đứng đầu gia tộc, thường là người cao tuổi nhất) trịnh trọng thắp nén hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau gia trưởng, mọi người trong nhà đều nghiêm trang chắp tay cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.



Tục này còn được gọi là Tục Cúng Cơm.Để đón mừng Tổ Tiên về ăn tết, ngay từ đêm 30, mọi nhà đều làm cơm để dâng lên tổ Tiên, nôm na gọi là lễ cúng cơm. Lễ này kéo dài suốt trong các ngày Tết cho tới ngày "hóa vàng", xem như Tổ Tiên đã về ngự trị ở trên bàn thờ, ngày hai bữa, người ta làm cơm cúng với những món quý nhất và ngon nhất như các món nấu cỗ: măng, nấm, miến, bong bóng, giò chả, bánh chưng.... Đặc biệt trên bàn thờ gia tiên đèn hương lúc nào cũng phải nghi ngút và không được để tắt. Do vậy, người ta thường dùng thứ hương đặc biệt là hương vòng hay hương sào (là những thứ hương có nhiều chiều dài và thân hương thật to có thể cháy với một thời gian khá lâu). Lễ vật đặc biêt cúng gia tiên ngày Tết là một con gà luộc. Người ta thích giữ lại đôi chân gà này, treo lên bếp để cho chân gà khô đi và sau này có dịp nhờ các thầy tướng số đoán hộ vận mạng năm mới may hay rủi.


Trích dẫn:
5. Xuất hành

Khi tiếng pháo đã ngớt đêm 30, mỗi gia đình thường cử một người xuất hành (tức là bước ra khỏi nhà) trong những giây phút mới mẻ ngày đầu năm. Xuất hành phải xem lịch (xin xem bài viết về Âm Lịch) để chọn hướng tốt, hạp với tuổi của mình (xin xem bài viết về Các Con Giáp), ngụ ý để mang đến điều may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà trong năm mới. Sau khi xuất hành xong, người ta có thể tự xông nhà.
Xuất hành và hái lộc.

Khi tiếng pháo đã ngớt (hay như bây giờ nghĩa là thời khắc đầu tiên của năm mới ).Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần...

Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết. Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui, chẳng hạn:

- Gió Nam: chỉ đại hạn
- Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc
- Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả
- Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải
- Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu
- Gió Đông: chỉ có lụt lớn....

Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si, cây xương rồng... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ Tiên.


Chữ ký của Tây Môn Xuy Tuyết
... Ta kẻ tiểu nhân vốn ngạo cuồng
Nhân tình thế thái vốn khinh buông
Trăm nghìn hồng tía không nương chặt
Chỉ trọng chữ tình nặng tợ sương.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11811 seconds with 15 queries