Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Nhã Thi Viên > Thi Thơ Đối Đáp
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Thi Thơ Đối Đáp Xin chỉ gửi thơ do chính huynh muội sáng tác vào đây.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 08-11-2003   #10
Ảnh thế thân của lsb_ha son
lsb_ha son
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 2.631
Điểm: 120
L$B: 14.837
lsb_ha son đang offline
 
phép đôi
A- Phép đối trong văn Tàu và văn Ta .
Một cái đặc tính của văn Tàu và văn Ta là phép đối ( chữ nho là đối ngẩu -đối : sóng nhau; ngẩu : chẵn, đôi ), không những là văn vần ( như thơ, phú ) theo phép ấy, mà các biền văn ( câu đối ,tứ lục, kinh nghĩa ) và đến cả văn xuôi nhiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau, hoặc hai đoạn trong một câu đối nhau.

* Thế nào là đối ?
Ðối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối vừa phải đối ý vừa phải đối chữ .

A) Ðối ý là tìm hai ý-tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
Ðối chữ thì phải xét về hai phương tiện : thanh của chữ và loa.i chữ .

1-Về thanh thì bằng đối với trắc -- Trắc đối với bằng.
Tùy thể văn, có khi các chữ trong câu đều phải đối thanh ( như thể thơ ) , có khi chỉ một vài chữ theo lệ đã định phải đối thanh ( như thể phú )

2- Về loại thì hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được .Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm thực tự hay chữ nặng như : trời, đất, cây cỏ .. và hư tự hay chữ nhẹ như : thế, mà, vậy, ru ..Khi đối thì thực tự phải đối với thực tự, hư tự phải đối với hư tự.

Nay theo văn phạm Âu-Tây mà chia các chữ trong tiếng ta ra thành tự loại rõ ràng thì ta có thể nói rằng hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về một tự loại , như cùng là hai chữ danh từ ( noms) , hai loại từ (spécificatifs) , hoặc động từ ( verbes), hoặc trạng từ ( adverbes ) ..

Nếu có đặt chữ nho thì phải chữ nho đối với chữ nho .

Khi đối , nếu chọn được hai chữ cùng một tự loại mà đặt sóng nhau thì là chỉnh đối hay đối cân.
Nếu hai chữ ấy không những cùng một loại mà lại có ý nghĩa trái nhau như đen với trắng, béo với gầy .. thì gọi là đối chọi .

* Câu đối
Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn ứng dụng là câu đối .Vậy ta cần xét phép tắc câu đối trước khi xét đến các thể văn trong có dùng đến phép ấy.

* Ðịnh nghĩa - Câu đối ( chữ nho là doanh thiếp hoặc doanh liên : Doanh : cột; Thiếp : mảnh giấy có viết chữ ; Liên : đối nhau ) là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý , chữ và luật bằng trắc cân xứng với nhau.
* Cách làm câu đối .- Một câu đối có hai câu đi sóng nhau , mỗi câu là một vế , vế trên, vế dưới .
Trong cách làm câu đối, phải xét số chữ ,cách đặt câu và luật bằng trắc .
Theo số chữ và cách đặt câu , cõ thể chia câu đối ra mấy thể sau đây :

1-Câu tiểu đối là những câu tự 4 chữ trở xuống .Những câu này nếu đặt được bằng đối với trắc, trắc đối với bằng thĩ hay lắm. Thí dụ :
Tôi tôi vôi Bác bác trứng
b b b t t t
Bằng không đối được thì chữ cuối vế trên hợp luật bằng trắc với chữ cuối vế dưới . Thí dụ :
Ô ! quạ tha gà ( b ) ! Xà ! rắn bắt ngóe ( t ) !
2-Câu đối thơ là những câu làm theo thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực hoặc hai câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.Thĩ dụ :
-Áo đỏ lấm phân trâu t t t b b
Dù xanh che đái ngựa b b b t t

-Ba vạn anh hùng đè xuống dưới t t b b b t t
Chín lần thiên tử đội lên đầu b b t t t b b

3-Câu đối phú là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú .

a) Lối câu song quan ( hai cửa ) là những câu có tự 5 chữ trở lên , 9 chữ trở xuống đặt thành một đoạn liền.
Lối câu cách cú ( cách : ngăn ra ; cú : câu ) mỗi vế có 2 câu : một câu ngắn, một câu dài , thành ra 2 câu đối nhau cõ một câu xen vào giữa làm cách nhau ra .
c) Lối câu gối hạc hoặc hạc tất là những câu mỗi vế có tự 3 đoặn trở lên , đoạn giữa thường ngắn xen vào 2 doạn kia như cái đầu gối ở giữa 2 ống chân con hạc.

Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế, và chữ cuối đoạn ( gọi là chữ đậu câu ) Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng.
Nếu mỗi vế có tự 2 đoạn trở lên ( như cách cú, gối hạc ) , hễ chữ cuối vế là bằng, thì các chữ đậu câu phải là trắc.
Trái lại hễ chữ cuối vế là trắc thì các chữ đậu câu phải là bằng. Thi' dụ :
* Song quan
Con ruồi đậu mâm xôi đậu
Cái kiến bò đĩa thịt bò ( b )
* Cách cú
Ngói đỏ lợp nghè ( , lớp trên đè lớp dưới (t)
Ðá xanh cây cống (t) , hòn dưới nống hòn trên (
* Gối hạc
Quan chẳng quan thì dân ( ], chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên ( ,] nào linh, nào cả, nào bàn ba ( , ] xôi làm sao, thịt làm sao , đóng góp làm sao (, thủ lợn nhìn lâu trơ cả mắt (t)
Già chẳng già thì trẻ (t) ] , đàn tiểu tử nhấp nhô đứng trước (t) ] , này phú, này thơ, này đoạn một(t) ] , bằng là thế, trắc là thế , lề lối là thế (t), mắt (?) gà đeo mãi mỏi bên tai (

Chép theo :
Dương Quảng Hàm Việt Nam Văn Học Sử Yếu nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon 1962

B- Phép đối Theo Ðường Luật

Trong thơ Ðường luật , đối trở thành một nguyên tắc bắt buộc.
Ngoài 2 cặp đối ( 2 câu thực và 2 câu luận ) ra, còn một cặp nữa . Cặp này chỉ có trong trường hợp trốn vần và rơi vào 2 câu 1 và 2.
Ðối ở thơ Ðường rất chặt chẽ, đòi hỏi phải cân xứng cả thanh lẫn ý .



1-Về thanh :
Các từ đối nhau phải cùng một loại :
* Ðộng từ đối với động từ : đi với đứng, ăn với uống, khóc với cười, nhanh với chậm,làm lụng với nghỉ ngơi ..
* Danh từ đối với danh từ , cha với mẹ, vợ với chồng, gia đình với xã hội, thơ với rượu, cơm nước với rượu chè, cây lúa với củ khoai..
* Tính từ với tính từ, rách với lành, nhiều với ít, xinh với đẹp, xấu xa với xinh đẹp, say sưa với tỉnh táo, vui vẻ với véo von, ngọt bùi với cay đắng ..
* Hư từ với hư từ, thế với nhưng, đã với chưa, vừa,mới, cùng, với..
* Số từ với số từ một với hai, ba với bốn, năm mốt với bốn ba ..
* Tên riêng đối với tên riêng , Hà Nội với Hải Phòng, Việt Nam với Trung QuốC, Ðỗ Phủ với Tản Ðà..
* Tự đối với tự ,nôm đối với nôm , phong hoa với tuyết nguyệt, Nam Sơn với Ðông Hải, nghĩa nhân với ân huệ, giang sơn với xã tắc, thi sĩ với tửu đồ, ẩm với thực, thất bại với thành công ..

Phải đảm bảo đối đúng bằng trắc : tức là thanh bằng đối với thanh trắc, thanh trắc với thanh bằng : hương với sắc, cay với đắng, trăng trong với gió mát, tinh cặp mắt với vững đôi chân, nước vỏ lựu với máu mao gà, ngọc rắc tờ hoa với hương lừng chén thọ, non xanh sừng sững đứng với nước biếc lững lờ trôi, chập chờn thiên lý mộng với biêng biếc vạn trùng phong..

Trong một cặp đối ở thơ luật cần chú ý đối cho đúng bằng trắc ở các từ :
* Ðối với thơ ngũ ngôn : các từ số 2, số 4 và số 5 :
Non nước in màu ngọc
đối với : Cỏ hoa vắng bụi trần

Êm đềm nhưng diễm ảo
đối với Dản dị mà thanh tân

Nửa mơ màng Ðỉnh Giáp
đối với Nửa luyến tiếc Dương Trần

Còn các từ 1 và 3 thuộc ngoại lê. Bất luận, nên ta có thể linh hoạt , đối đúng được bằng trắc thì tốt , nếu không cũng có thể châm chước ví dụ như nhưng đối với mà trang các câu :

Êm đềm nhưng diễm ảo
Dản dị mà thanh tân
Hay 2 từ nữa đối với nhau trong 2 câu :
Nửa mơ màng đỉnh giáp
Nửa luyến tiếc dương trần
Trong cặp này thì đỉnh giáp đối với dương trần chưa được cân về từ.

* Ðối với thất ngôn : các từ số 2-4-6- và 7 , ví dụ :
Gác mái ngư ông về Viễn phố
đối với Gõ sừng mục tử lại cô thôn

Trong 2 cặp đối trên các từ 2-4-6-7 đã đối rất đúng luật bằng trắc, riêng 2 từ số 1 gác với gõ là cùng thanh trắc, nhưng nằm trong ngoại lệ, hơn nữa, 2 từ gác và gõ đýu đi đôi với danh từ : gác mái gõ sừng thì đối với nhau vẫn cân.
Một ví dụ khác :
Ao sâu nước cả khôn chài cá
đối với Vườn rông rào thưa khó đuổi gà.
Trong ví dụ 2 cũng như ví dụ 1 chỉ đối linh hoạt trong ngoại lê : Ao đối với vườn tuy cũng là thanh bằng cả nhưng đều rơi vài ngoại lệ, mặt khác lại cùng là 2 từ ghép ao sâu với vườn rộng thì đối vẫn chỉnh.
Trong những cặp thực hoặc luận mà bối trí đối được cho cân cả từ lẫn ý và đảm bảo đúng được luật bằng trắc cũng là những trường hợp hiếm , ví dụ như 2 cặp dưới đây :

Khúc Dương Xuân
Bâng khuâng lối mộng từng ngây ngất
Bữ ngữ đường hoa há ngại ngần

Tố Phương

Cây Cau
Và bẹ trứng đầy ôm mỗi phía
Dăm tàu lá xẻ tỏa xung quanh
Phanh tà áo lụa khoe chùm mộng
Duỗi cánh tay ngà hé nụ xinh

Lạc Nam
2-Về ý
Trong thơ Ðường, thanh thường phải đi với ý, cho nên khi tìm thanh là phải chú ý luôn đến ý , khi được cả thanh lẫn ý thì từ được chọn mới đắt.
Nếu gặp trường hợp cần giữ ý thì cần phải hy sinh từ, trường hợp này có thể phải đối từ loại nọ với từ loại kia như trường hợp 2 câu nói ở trên :
Nửa mơ màng đình Giáp
Nửa luyến tiếc dương trần.

Hay như 2 câu Nguyệt vịnh hoa đề khi hứng vận
Trà dư tửu hậu lúc lương thời
Vĩnh và đề mà đối với dư và hậu , thực ra chưa được cân lắm, hứng vận đối với lương thời, cũng vậy
Nhưng cũng tạm coi là được.

Hai trường hợp này gọi là đối lệch tức là không được cân giữa thanh và ý.

Trong khi chọn từ và ý cho 2 vế đối : nên chú ý đừng để điệp ý , tức là vế trên cũng ý ấy , vế dưới cũng ý ấy, mà người ta thuờng gọi là ữ bổ nứa ữ , ví dụ như 2 câu dưới đây :
Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
Ngặt vì sức yếu cháu không rời
Trong 2 vế này đều có ý nói sức khỏe kém, nhưng còn 2 ý đường xa và bận trông cháu , thì cũng là điệp ý. Tuy nhiên 2 câu này có thể sửa lại :
Tiếc nỗi đường xa thân chẳng khỏe
Ngặt vì con vắng cháu không rời
Thì 2 ý gắn được với nhau : vì con vắng nhà nên phải trông cháu , đối với ý câu trên sức khỏe kém mà đường lại xa, cả 2 ý làm cho tác giả không đi được.Ðối như thế mới cân cả từ lẫn ý.

Hay như 2 câu thực trong bài thơ mừng đám cưới dưới đây , tác giả đã đặt cả 2 câu cùng một ý là Lâm và Thoa kết duyên với nhau :
Cầm sắt Lâm vui duyên hảo hợp
Thất gia Thoa đẹp chữ hôn nhân
Hai câu này vừa là ữ bổ nứa ữ đã đành, nhưng về từ đối cũng chưa chỉnh : hảo hợp mà đối với hôn nhân, không cân xứng, vì không được cả từ lẫn ý.

Chép theo :
LẠC NAM Tìm Hiểu Các Thể Thơ nxb Văn Học Hà Nội 1996

c-Chuyện Tiếu Lâm Về Ðối
Làm thơ cũng như viết chữ, mới tập thì phải ngang ngay sổ thẳng trước đã.
Phải đối cho chỉnh : bằng đối trắc, trắc dối bằng; loại chữ nào đối theo loại chữ nấy; hễ vế trên dụng điển thì vế dưới cũng phải dụng điển.
Song phải chú trọng ý nghĩa nhiều hơn tự diện, tự loại.
Vì nội dung, rủi hình thức có khuyết đôi chút cũng không sao. Chớ đừng vì muốn cho được công chỉnh mà bỏ cả tình và lý.
Ðể nhạo những kẻ hẹp hòi, cố chấp, khư khư đối từng chữ cho thật sít sao, người xưa có câu :

Chùa Non Nước, non non nước nước, nhất vui thay là phố Vân Sàng;
Núi Già Cơm, cơm cơm già già , tam buồn nhẽ ấy phường vũ mẹt.

Lại có câu chuyện :

Một thầy tú nghèo đi lữ đường vào nghỉ trong một quán cơm.Sáng ra không đủ tiền trả tiền ăn tiền ngủ.Còn đang lúng túng thì nghe bà chủ quán nói :
- Tôi ra cho thầy một câu đối, nếu đối hay thì khỏi trả tiền ăn ngủ.
Thầy tú bằng lòng .Bà chủ quán ra :
- Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy mà lo tiền hàng.
Thầy tú bảo :
-Bà học hành có ít.Ðể tôi đối từng đọan, từng chữ, cho bà dễ nhận được hay dở nhé.
Bà chủ quán gật đầu .Thầy tú đối :
- " Sớm mai gà gáy ó o" , tôi đối là " Chiều tối heo kêu ụt ịt " được chăng ?
- Ðược, đối tiếp đi .
- " Thầy tú thức dậy", tôi đốI với " Bà quán nằm xuống " .Ðược không ?
Bà quán khen hay và trầm ngâm một mình :
-" Thầy tú thức dậy" mà đối" Bà quán nằm xuống " thì .. thì thú vi. Quá ! Ðáng đău tú tài.Nếu nới tay một chút thì cho lên cử nhân cũng được.
Ðương lúc bà quán cao hứng về cảnh " thầy tú thức dậy, bà quán nằm xuống " thì thầy tú đối tiếp và hỏi tiếp :
-" Mà lo " tôi đối" Mà lắng ", Tiền" tôi đối " Gạo " , "Hàng " tôi đối " Lụa " . Ðược chăng ?
Bà quán thích ý đáp luôn miệng " Ðược, được "
Thầy tú liền nói :
-Thế là tôi trả nợ xong rồi .
Ðoạn xách dù đi một mạch.
Bà quán đương sống với câu đối , không để ý đến thầy tú, lẩm bẩm đọc :
-"Sớm mai gà gáy ó o, thầy tú thức dậy.. Chiều tối heo kêu ụt ịt , bà quán nằm xuống " Thật là hợp tình hợp cảnh.Rõ là lòng gấm miệng hoa.
Ngồi tựa lưng vào ghế, lim dim đôi mắt để tận hưởng vị văn chương .Rồi ngâm tiếp:
- " Mà lo tiền hàng ".. Lo không được cũng không sao vì đã có thơ hay trong túi.." Mà lắng gạo lụa " .
Bỗng đập tay xuống bàn, thét :
-" Mà lắng gạo lụa" là cái quái gi ? Thầy gạt tôi rồi, thầy tú ơi là thầy tú ! Ðối ơi là đối !

Nhưng đó là chuyện " tiếu lâm " .Sau đây là chuyện thật :

Ðời nhà Tống có một nhà thơ tên là Vương Kỳ lấy việc đối chỉnh làm hay.
Kỳ khoe cùng Tô Ðông Pha có bài Trúc Thi được hai câu rất đắc ý , nhân đọc cho nghe :

Diệp thùy thiên khẩu kiếm
Cán tủng vạn điều thương

Lá buông nghìn lưữi kiếm
Góc dựng vạn cây thương

Tô Ðông Pha cười :
- Hay thì hay thực , song như vậy thì mười cây tre chỉ có một chiếc lá thôi ư ?
Muôn cây mà chỉ có nghìn lá, thì chẳng phải 10 cây 1 lá hay sao ?
Chỉ vì muốn đối cho chỉnh cho khéo mà quên lẽ phải.
Bởi vậy Tô công thường đem làm chuyện tiếu lâm, và nói :
-Xem việc thế gian nhịn cười còn dễ , xem thơ quan Ðại phu Vương Kỳ nhịn cười thật khó

Trong Tùy Viên Thi Thoại chép rằng :

Một viên tú tài trình cho tác giả một bài thơ, có câu :
Cha chết chôn Vị Bắc
Anh đau nằm Giang Nam
Tùy viên cảm động :
-Tình cảnh sao mà thảm thiết .

Viên tú tài liền đùng dậy thưa :
- Sự thật không có thế, chỉ muốn đối cho chỉnh mà bày đặt ra thế thôi.

Chỉ vì muốn có câu đối chỉnh mà quên cả sự lý, một bên đem cả cha anh ra làm trò hề !
Ðó là bài học đích đáng trong cách dùng đối ngẩu .

Chép theo :
Quách Tấn Thi Pháp Thơ Ðường nxb TRẺ TP. Hồ Chí Minh 1998


Chữ ký của lsb_ha son
Thu sang lá cũng thay màu
Tình yêu thủa trước ngày sau cũng mờ
Ngậm ngùi chờ những dòng thơ
Người đi xa khuất tình mơ chẳng còn

Tài sản của lsb_ha son
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-11-2003   #11
Ảnh thế thân của lsb_ha son
lsb_ha son
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 2.631
Điểm: 120
L$B: 14.837
lsb_ha son đang offline
 
Thơ bốn chữ
Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng.

2 4
trắc bằng
2 4
bằng trắc

Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.

Cách gieo vần

1. Vần tiếp (ít dùng)

Lính đóng ven rừng
Giữa mùa nóng nực
Uống cạn hố nước
Thấy toàn đầu lâu
Thịt rữa đi đâu
Còn xương trắng nhỡn

Trần Đức Uyển

2. Vần tréo

Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày

Nhã Ca

Người từ trăm năm
Về ngang sông rộng
Ta ngoắc mòn tay
Trùng trùng gió lộng

Nguyễn Tất Nhiên

3. Vần ôm

Em tan trường về
Ðường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng

Phạm Thiên Thư

4. Vần ba tiếng (ít dùng)

Sao biếc đầy trời
Sầu trông viễn khơi
Ðêm mờ im lặng
Nhìn hạt sương rơi

Khổng Dương

Em là ánh trăng
Vừa biếc vừa xanh
Em là giấc mộng
Ðêm xuân của anh

Huyền Kiêu


Chữ ký của lsb_ha son
Thu sang lá cũng thay màu
Tình yêu thủa trước ngày sau cũng mờ
Ngậm ngùi chờ những dòng thơ
Người đi xa khuất tình mơ chẳng còn

Tài sản của lsb_ha son
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-11-2003   #12
Ảnh thế thân của lsb_ha son
lsb_ha son
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 16-03-2003
Bài viết: 2.631
Điểm: 120
L$B: 14.837
lsb_ha son đang offline
 
Thơ năm chữ
Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy.

Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương

Nguyễn Nhược Pháp

Cách gieo vần

1. Vần tréo

Hôm nọ em biếng học
Khiến cho anh bất bình,
Khẽ đánh em cái thước
Vào bàn tay xinh xinh

Nguyễn Xuân Huy

Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê

Hàn Mặc Tử

2. Vần ôm

Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

Lưu Trọng Lư

3. Vần ba tiếng bằng

Tuyết rơi mong manh buồn
Ga Lyon đèn vàng
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng.

Cung Trầm Tưởng

Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau chưa?


Chữ ký của lsb_ha son
Thu sang lá cũng thay màu
Tình yêu thủa trước ngày sau cũng mờ
Ngậm ngùi chờ những dòng thơ
Người đi xa khuất tình mơ chẳng còn

Tài sản của lsb_ha son
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-11-2003   #13
Ảnh thế thân của LSB-Dieu
LSB-Dieu
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
ôn nhu tựa thủy
Gia nhập: 29-03-2003
Bài viết: 2.819
Điểm: 1073
L$B: 73.686.184
Tâm trạng:
LSB-Dieu đang offline
 
hình như các bác còn thiếu 1 chút.... ĐT có sưu tầm được thêm 1 bài Thi luật post lên đây để mọi người tham khảo thêm nha! (ĐT phản đối thơ không vần nhịp)
THI LUẬT

I. ÂM

1. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ

- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, y, e, ê
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi, êu, iêu, yêu, iu, ...

2. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm

- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x

- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....

II. Thanh

1. Thanh bằng: các chữ không dấu và có dấu huyền
2. Thanh trắc: các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã và nặng

III. VẦN : hai chữ có cùng âm và thanh

IV. VẬN: cách gieo vần

1. Cước vận: vần gieo ở cuối câu

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
( Bà Huyện Thanh Quan)

2. Yêu vận: vần gieo ở giữa câu

Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Nguyễn Bính)

3. Liên vận: hai câu đi liền nhau có cùng một vần

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
(Hồ Dzếnh)



4. Cách vận: hai câu cách nhau có cùng một vần

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
(Vũ Ðình Liên)

Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
(Hàn Mặc Tử)

5. Chính vận: chữ hoàn toàn có cùng âm

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Lưu Trọng Lư)

Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau chưa?
(Nguyễn Tất Nhiên)

6. Cưỡng vận: Hai vần có hai âm tương tự nhau

Dĩ vãng nào xanh như mắt em?
Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm!
Hàng mi khuê các chìm sương phủ
Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm.
(Đinh Hùng)

7. Liên châu vận: vận nối liền nhau như chuỗi hạt châu

Gió thu lạnh lẽo mây trời quang
Sân thu đêm khuya rơi lá vàng
Trăng tà chìm lặng nhạn kêu sương
Gối chiếc chăn đơn thiếp nhớ chàng
Chàng đi xa cách nhớ quê hương
Quê hương đất khách người một phương
Mong chàng chẳng thấy lòng ngùi thương
Buồng không canh vắng bóng in tường
............
( Tản Đà )

V. ĐIỆU

_ Điệu là nhịp, là tiết tấu, là âm tiết.
_ Thi điệu lấy câu làm âm tiết, câu lại có âm tiết của câu, gọi là cú điệu. Mỗi cú điệu gồm nhiều âm tiết, tức nhiều nhịp.

1. Trước 4, sau 3 :

Ngọn nước chảy xuôi/ trời lật ngửa
Mảnh gương úp sấp/ đất nằm nghiêng
( Tuy Lý Vương )

2. Ở chữ thứ 3 :

Núi tác hợp/ nhờ tay tạo hoá
Bể trầm luân/ thoát nợ phong trần
( Chu Mạnh Trinh )

3. Chữ thứ 2 :

Chuông kình/ văng vẳng tầng mây lật
Đèn cá/ tờ mờ bến nước sa

4. Chữ thứ 1 hoặc chữ thứ 5 :

Thôi/ rứa là xong tình một tối
Ừ/ ri thêm rảnh nợ ba sinh
(T.X)
Đêm thức đợi chờ ai/ Đỗ Vũ?
Đời sao vui vẻ bấy/ Sơn Ca !
(Khuyết danh)

5. Chữ thứ 1 và chữ thứ 4:

Sóng/ lớp phế hưng/ coi vẫn rộn
Chuông/ hồi kim cổ/ lắng càng mau
(Bà Huyện Thanh Quan)

6. Chữ thứ 2 và 4:

Non nước/ nước non/ ngao ngán nỗi
Cỏ hoa/ hoa cỏ/ ngẩn ngơ chiều
( Nguyễn Công Trứ )

7. Chữ thứ 2 và 5:

Vạn thuở/ đắng cay gì/ Đỗ Vũ ?
Một cành/ yên ổn chứ/ Tiêu Liêu ?
( Vũ Hoàng Chương )

8. Phổ thông nhất là nhịp 3,2,3 hay 3,3,2

Áo nàng vàng / tôi về / yêu hoa cúc
Áo nàng xanh / tôi mến / lá sân trường
(Nguyên Sa)

Không có em / chắc ngày mai / anh chết
Anh sẽ buồn / sẽ kết tội / trần gian
(Vũ Thành)

_ Muốn cho thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần chữ thứ 8 câu trên với chữ thứ 5 hay 6 câu dưới

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng, uất hận gối lên nhau
(Cao Tần)

B - THỂ THƠ

I. ĐƯỜNG LUẬT THẤT NGÔN BÁT CÚ

Gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ
Có 2 cách : chính cách và thiên cách

*Chính cách : là những bài thơ mà tác giả tuân thủ triệt để thanh Bằng - Trắc quy định của từng câu.
*Thiên cách : là những bài thơ mà tác giả áp dụng luật " Nhất tam ngũ bất luận".

_ Nhưng từ trước đến giờ không mấy ai theo một cách triệt để. Luật " Bất Luận" luôn luôn được áp dụng, không nhiều thì ít.
_ Giá trị của Luật Bất Luận là làm cho ngòi bút của thi nhân được thêm phần phóng túng.

1. Luật bằng thể chính cách

B B T T T B (v) * Chữ thứ 2 câu 1 vần bằng
T T B B T T (v)
T T B B B T T
B B T T T B (v)
B B T T B B T
T T B B T T (v)
T T B B B T T
B B T T T B (v)


Quanh năm (B) buôn bán ở nom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không
(Tú Xương)


2. Luật trắc chính cách


T T B B T T (v) * Chữ thứ 2 câu 1 vần trắc
B B T T T B (v)
B B T T B B T
T T B B T T (v)
T T B B B T T
B B T T T B (v)
B B T T B B T
T T B B T T (v)

Bước tới (T) đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời non nước
Một mảnh tình riêng: ta với ta
(Bà Huyện Thanh Quan)

B: Bằng, T=Trắc, x = bằng hay trắc cũng được, (v) = vần

a) Chữ thứ 2, 6 cùng thanh, mỗi câu

b) Chữ thứ 4 ngược thanh với chữ thứ 2, mỗi câu

c) Câu 2, 3 giống nhau, ngược thanh câu 1

d) Câu 4, 5 giống thanh câu 1

e) Câu 6, 7 giống câu 2

f) Câu 8 giống câu 1

* Tóm Tắt

- Câu 1, 4, 5, 8 giống nhau, thanh bằng hoặc trắc

- Câu 2, 3, 6, 7 giống nhau và ngược thanh với những câu trên 2

3. Luật Đối

Các câu 3, 4 và 5, 6 phải đối nhau về ý và về tự loại

Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, rợ mấy nhà

*lom khom đối với lác đác (động từ)
*dưới đối với bên (tĩnh từ)
*núi đối với sông (danh từ)
*tiều đối với rợ (danh từ)
*vài đối với mấy (tĩnh từ, số đếm)
*chú đối với nhà (danh từ)

4. Bố Cục Của Thơ Đường Luật

Trong thơ Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó:

a) Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề.

b) Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng

c) Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4

d) Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơ

II. THẤT NGÔN TỨ TUYỆT

Tương tự như Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú, chỉ khác là có 4 câu thay vì 8 câu và không có luật đối

III. NGŨ NGÔN

Thơ Thất ngôn bỏ hai chữ đầu mà thành Ngũ ngôn

* Niêm luật trong thơ Tứ tuyệt, Ngũ ngôn giống như Bát cú

IV. THẤT LUẬT

Luật Bằng - Trắc "nhì tứ lục phân minh" phải được triệt để tuân thủ. Sai một chữ là Thất luật, còn gọi là phá luật.

Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
( Thôi Hiệu )

V. LỤC BÁT

Gồm các cặp hai câu, sáu chữ và tám chữ, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay hầu đạt tính cách đột ngột.

1. Luật bằng trắc

x B x T x B(v)
x B x T x B(v) x B(v)

B= bằng, T = trắc, x = bằng hay trắc cũng được, (v) = vần

1.1 Chữ cuối của câu nào cũng là vần bằng

1.2 Chữ thứ 6 của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát tiếp theo

1.3 Chữ thứ 8 của câu bát vần với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo

1.4 Chữ thứ 6 và thứ 8 của câu bát nên thay đổi, hễ chữ này không dấu thì chữ kia có dấu hyền hay ngược lại

2. Ngoại Lệ

2.1 Chữ thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu

Người nách (T) thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi
(Nguyễn Du)

2.2 Chữ cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó chữ 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát

Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa (T) không mềm bằng gối (T) tay em


VI. SONG THẤT LỤC BÁT

Gồm 4 câu, hai câu thất, một câu lục và một câu bát. Số đoạn trong bài không hạn chế

Luật bằng trắc

câu 1 x x x x B x T(v)
câu 2 x x B x T(v) x B(v)
câu lục x B x T x B(v)
câu bát x B x T x B(v) T B(v)

câu 1 x x x x B x T(v)

B= bằng, T = trắc, x = bằng hay trắc cũng được, (v) = vần

a) Chữ thứ 7 câu 1 vần với chữ thứ 5 câu 2

b) Chữ thứ 7 câu 2 vần với chữ thứ 6 câu lục

c) Chữ thứ 6 câu lục vần vơí chữ thứ 6 câu bát

d) Chữ thứ 8 câu bát phải vần với chữ thứ 5 của câu thất đầu đoạn mới

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Nào ai gây dựng cho nên nỗi này

Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
(Đặng Trần Côn)


C - CÁC THỂ THƠ KHÔNG CÓ QUY LUẬT NHẤT ĐỊNH

Những thể thơ sau đây không có một quy luật nhất định nào. Những quy luật được nêu ra là những quy luật tiêu biểu thường được thấy áp dụng

1. Thơ 4 chữ

Nếu chữ thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, chữ thứ 2
thanh trắc thì chữ thứ 4 thanh bằng.

xBxT hay xTxB

_ Liên vận

Em tan trường về
Ðường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
(Phạm Thiên Thư)

_ Cách vận

Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày
(Nhã Ca)

Người từ trăm năm
Về ngang sông rộng
Ta ngoắc mòn tay
Trùng trùng gió lộng
(Nguyễn Tất Nhiên)

2. Thơ 6 chữ

3. Thơ 8 chữ

Nếu chữ cuối trong câu là thanh trắc thì chữ thứ 3 thanh trắc, chữ thứ 5 và 6 thanh bằng; và ngược lại, nếu chữ cuối trong câu thanh bằng thì chữ thứ 3 thanh bằng, chữ thứ 5 và 6 thanh trắc

xxTxBBxT hay xxBxTTxB

Thơ tám chữ thường làm theo lối liên vận hoặc cách vận.

_ Liên vận: câu đầu thường không bắt vần, từ câu hai trở đi mới cặp vần. Cứ hai câu bằng rồi đến hai câu trắc hay ngược lại. Cách chia thành từng đoạn 4 câu trong thể liên vận chỉ là hình thức vì câu đầu đoạn sau vẫn cần vần với câu cuối đoạn trước


Thôi thì gió mang niềm riêng đi cất
Để từng ngày tiếp nối những sầu vương
Cuối cuộc đời chào biệt thú đau thương
Tan muôn ngã theo mây ngàn, gió nhé!
(Song Giang)


_ Cách vận: câu lẻ vần với câu lẻ và câu chẳn vần với câu chẳn. Như vậy một đoạn 4 câu cần hai vần, nhưng ngược lại các đoạn không cần nối vần với nhaụ

Em không đến, làm sao ta biết được
Đời sống này, hạnh phúc có hay không?
Mmưa đã đến, cọng cỏ xanh mọng nước
Riêng trời ta, mây xám vẫn mênh mông
(Nnguong)


Một biến dạng của thơ tám chữ cách vận là trong 1 đoạn 4 câu chỉ cần câu 4 vần với câu 2; còn hai câu lẻ mang vần trắc là đủ.

Tài liệu tham khảo

*Luật Thơ Mới, Nguyễn Ðình Tuyến
*Tiếng Việt Tuyệt Vời, Ðỗ Quang Vinh
* Luật Thơ, Phạm Doanh (datviet.com)
* nonsong.org
* Thi Pháp Thơ Đường ( Quách Tấn )

Tài sản của LSB-Dieu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-01-2004   #14
Ảnh thế thân của Kelangquen
Kelangquen
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 555
Điểm: 215
L$B: 109.480
Tâm trạng:
Kelangquen đang offline
 
[color=blue:bca921867b]Thi Ca và Thời Đại

-----------------------------------------------------------------



Thi ca cũng như các loại văn chương khác, mang dấu ấn của người sáng tác theo hoàn cảnh xã hội và thời đại.

Ca dao là một hình thức thi ca truyền khẩu, khi phương tiện phổ biến văn tự chưa có, hoặc còn hạn chế (như chép sử trên thanh tre, kinh Phật trên lá bối, khác văn bia trên đá...)

Có lẽ thi ca Trung Quốc, theo thể loại ca dao, xuất hiện sớm nhất, vào khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 17 trước Công Nguyên (CN), do thái sử quan đời Chu thu thập của người dân phương Bắc, được trên 3000 bài. Về sau, Khổng Tử san định lại, chọn những bài có lợi cho việc truyền bá Nho giáo, được 300 bài gọi là Kinh Thi.

Ca dao, tục ngữ Việt Nam không rõ xuất hiện từ thời nào, nhưng được phổ biến trong dân gian từ lâu, qua nhiều thời đại. Có thể từ thời Trưng, Triệu nếu dựa vào câu ca dao truyền tụng: "Muốn coi lên núi mà coi, Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng".

Ca dao là loại hình thi ca đơn giản, phản ảnh nếp sống bình dị, tình cảm trong sáng, phong tục hiền hòa, sự sùng bái thiên nhiên (trời, đất), thần thánh (Tiên, Phật) của người dân trong xã hội nông nghiệp.

Ca dao tục ngữ cùng với truyện cổ, truyện cười thường gọi là văn học dân gian.

Ở Âu Châu, trước thời Trung Cổ, Hy Lạp và La Mã với nền văn minh tráng lệ, đã xuất hiện các thi hào Homer và Horace. Homer, người Hy Lạp (thế kỷ 8 trước CN) nổi danh với các tác phẩm anh hùng ca Iliad và Odyssey. Horace, người La Mã (thế kỷ 1 trước CN) được biết tiếng với các thi ca khúc Odes. Anh hùng ca (epic) là loại thi ca thật sự với văn thể tán dương và với đề tài anh hùng. Iliad của Homer mô tả những sự kiện gần cuối cuộc chiến ở thành troy và Odyssey mô tả cuộc sống lang thang của vị anh hùng Odyssey (tức vua Ulysses, lãnh đạo cuộc chiến thành Troy) trong mười năm sau khi thành Troy thất thủ.

Thi ca khúc Ode là loại thơ dùng để hát, có tính chất trữ tình đứng đắn và ca ngợi một nhân vật nào đó.

Vào thời Trung Cổ (Middle Ages - thế kỷ 5-15) xuất hiện các loại hình thi ca đặc biệt. Loại thi ca này do các thi sĩ trữ tình (thế kỷ 12-13), ở miền nam nước Pháp, miền Bắc Tây Ban Nha và Bắc Ý, gọi là "troubadour" (người hát rong) sáng tác bằng ngôn ngữ "Oc" (thổ ngữ xứ Provence - Pháp), dù họ ở Tây Ban Nha hay Ý, những người này viết về tình yêu, lòng hào hiệp, thường hướng về các phu nhân cao quý mà họ đã phục vụ, kính trọng, theo truyền thống "tình yêu phong nhã" (courtly love). Những "troubadours" nổi tiếng là: William (Bá Tước Poitier), Arnaut Daniel, Bertran de Born.

Đồng thời, có hạng "thi sĩ cung đình" gọi là "trouvère", ở miền bắc nước Pháp, sáng tác một loại thi ca có tính chất trữ tình, ca ngợi tình yêu và tinh thần hiệp sĩ, gọi là "chanson de geste" (ca ra bộ). "Chanson de geste" là một loại anh hùng ca xưa của Pháp, xuất hiện vào thế kỷ 11-14, mô tả những hành vi, cử chỉ của các anh hùng lịch sử hoặc huyền thoại. Nhiều chuyện kể về Charlemagne và các hiệp sĩ của ông. Charlemagne là vua xứ Franks (768-814), tức là hoàng đế của đế quốc Thần Thánh La Mã (800-814), thường gọi là Charles đệ nhất hay Charles Đại Đế. Một số thi ca khúc này mô tả các trận đánh của Charlemagne. Về sau, các yếu tố lãng mạn được diễn tả về những cuộc tình giữa các hiệp sĩ Thiên Chúa giáo với các thị tỳ Saracens. Có rất nhiều thi khúc "Chanson de gestes" ra đời, nổi tiếng nhất là "La chanson de Roland" (Bài ca chàng Roland). Roland là một anh hùng thần thoại, nổi tiếng về sức mạnh, lòng dũng cảm và tinh thần hiệp sĩ, nhân vật xuất hiện trong "La chanson de Roland" và nhiều thiên truyện thời Charlemagne.

Cuối thời Trung Cổ, loại "romance" (truyện anh hùng hiệp sĩ) ra đời, là loại truyện mô tả về tình yêu và tinh thần phiêu lưu hiệp sĩ, bằng cả hai thể thơ và văn, trở nên phổ cập trong dân gian. Truyện "romance" chủ yếu mô tả mãnh lực của tình yêu, đoan chính lẫn bất chính, đức tính hiệp sĩ - dũng cảm, khoan hồng, trung kiên và danh dự - là tính chất phong nhã lý tưởng.

Từ thế kỷ 2-3, Hy Lạp đã có những truyện "romance", mô tả những cặp tình nhân bị "chia uyên rẽ thúy" vì nạn cướp, đắm tàu, chiến tranh, bắt cóc và các tai biến khác, nhưng cuối cùng vẫn giữ được danh tiết và đoàn tụ trong hạnh phúc. Nói chung, thi ca tiêu biểu thời Trung Cổ và trước đó là anh hùng ca (epic), thi ca khúc (Ode), Ca ra bộ (chanson de geste), mô tả hành vi và cử chỉ của những anh hùng, hiệp sĩ hoặc những phu nhân, mỹ nhân danh tiếng.

Bước sang thời kỳ Phục Hưng (Renaissance - thế kỷ 14-16), ở Pháp có nhóm "Pléiade" (Tao đàn Thất Tinh), gồm có bẩy thành viên: Ronsard, du Bellay, Baif, Belleau, Thyard, Jodelle, Daurat. Ronsard nổi tiếng với những bài thơ tình, tiêu biểu là bài "sonnet à Hélène" (Tình thi cho Hélène). Tác phẩm có nội dung làm chủ thuyết cho nhóm "Pléiade" là "Défense et illustration de la langue francaise" (Bảo vệ và minh họa ngôn ngữ Pháp) của du Bellay. "Minh họa" ngôn ngữ là hoàn thiện bằng cách phát triển tự vựng (vocabulary) gồm các từ Hy Lạp và La Tinh, làm mới các từ ngữ căn bản trên các ngôn ngữ này (La-Hy) và cả hai loại từ ngữ cổ và địa phương của Pháp. Nhóm "Pléiade" tự nhận lãnh sứ mệnh tạo lập một nền văn chương Hy Lạp và la Mã.

Ở Anh quốc, vào thế kỷ 16-17, có một loại hình thi ca được lưu hành là "ballad". Ballad là loại thơ thuật sự, nguyên sử dụng cho ca hát. Ballad có hai loại: ballad dân gian do các tác giả vô danh sáng tạo và ballad văn học do các thi gia trước tác, bắt chước theo ballad dân gian, sử dụng nhiều phương thức và quy cách của nó.

Một loại thi ca khác là "ballade", gốc từ cổ thi Pháp, gồm có ba đoạn và một đoạn ngắn kết thúc ở cuối, thường ký thác cho một nhân vật quan trọng.

Thế kỷ 17 là thời kỳ của kịch thơ cổ điển (classic). Corneille, kịch tác gia Pháp (1606-1684) có vở bi kịch thơ (tragedy) "Le Cid" nổi tiếng. Racine, một kịch tác gia Pháp khác (1639-1699) có vở "Iphigénie" (bi kịch thơ) đặc sắc. Đồng thời với Corneille và Racine, có Molière (1622-1673), tác gia hài kịch (comedy) Pháp, được biết nhiều với vở "L'avare" (Gã hà tiện) - Shakespeare (1564-1616), kịch tác gia Anh nổi danh với các vở bi kịch thơ: Julius Caesar, Romeo and Juliet, MacBeth, Hamlet.

Một trường hợp của thi ca thế kỷ 17 là sự xuất hiện một thi tài lạ tức La Fontaine (1621-1695), nhà thơ Pháp, nổi tiếng với "Tập thơ ngụ ngôn" (Fables de La Fontaine). Có nhiều bài thơ ngụ ngôn của ông được truyền tụng đến ngày nay, được trích dẫn trong các sách giáo khoa, như bài "Con ve và con kiến", "Con gà trống và con chồn", "Con cáo và giàn nho"...

Thế kỷ 19 là thời đại huy hoàng của thi ca lãng mạn (romantic) với các thi hào như: Lamartine, Musset, Vigny, Victor Hugo, Comtesse de Noailles (Pháp); Byron Wordswoth, Coleridge, Shelley (Anh); Goeth (Đức); Longfellow, Poe, Whitman, Frost, Crane (Mỹ). Từ ngữ "lãng mạn" chỉ trường phái văn chương đối lập với trường phái cổ điển, được sử dụng do nhà phê bình Đức Friedrich Schegel vào đầu thế kỷ 19, rồi ý nghĩa từ này truyền sang Anh và Pháp.

Các thi sĩ lãng mạn thường có những sáng tác có tính cách tự do phóng túng, về hình thức diễn đạt cũng như biểu lộ tình cảm đối với thiên nhiên và con người, chú trọng về cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, cá tính của nghệ sĩ. Tiêu biểu có thể kể: Lamartine, Byron, Goethe, Poe...

Phản ứng lại trường phái lãng mạn là trường phái "La Parnasse" (Thi Sơn) xuất hiện ở Pháp (1830), dưới sự lãnh đạo của Théophile Gautier. Ngược với tính chất chủ quan của phái lãng mạn, phái Thi Sơn chủ trương tính chất khách quan của thi ca. Gautier cho rằng "thi sĩ là nhà điêu khắc (Le poète est le sculpteur), câu này trở thành biểu trưng cho tính cách "nghệ nhân" (craftmanship) trong thơ. Gautier cố gắng đặt nền tảng thi ca tương đương với nghệ thuật tạo hình (plastic art): bài thơ có thể chạm khắc, làm thành hình thức "sờ mó được" (tangible), do hình thức mà ý tưởng được sắc bén. Chú trọng về hình thức (form), các thi sĩ phái Thi Sơn tạo nên một văn thể gọi là "chạm ngọc" (lapidary). Ngọc, sứ, tượng cẩm thạch, mộ phần và những tiểu phẩm sơn tinh xảo trở nên những hình ảnh ước lệ của thi ca phái này. Trường phái Thi Sơn cũng chủ trương nghệ thuật chỉ liên quan với lợi ích riêng của nó, tức là "nghệ thuật vị nghệ thuật".

Vào năm 1870, chủ thuyết của phái Thi Sơn gây ảnh hưởng ở Anh, do tác phẩm "Petit traité de poésie francaise" (Tiểu luận về thi ca Pháp) của Théodore de Banville.

Các thi sĩ thuộc phái Thi Sơn ở Anh là Dobson, Gosse, Lang, đi theo các thi hữu ở Pháp về cách sáng tác thơ theo văn thể và hình thức, nhưng chủ thuyết "nghệ thuật vị nghệ thuật" (l'art pour l'art) thì xa lạ đối với họ.

Đến đây, người viết xin mở một dấu ngoặc để trình bầy về cái mà người ta gọi là "cách diễn đạt thơ" (poetic diction).

Theo Aristotle, triết gia Hy Lạp, cách diễn đạt trong thơ phải trong sáng, bởi vì thơ thường trình bầy ở nơi công cộng. Người làm thơ cần giới thiệu những từ ít được sử dụng, các ẩn dụ và nhiều loại văn thể khác nhau, do "chuyển hóa các đặc ngữ thông thường trong những trường hợp đặc biệt mà ngôn ngữ trở nên đặc sắc". Thời kỳ Phục Hưng (Renaissance) ở Anh, Spencer tạo lập một thể thi ca công phu, dùng nhiều từ lạ và xưa (archaic). Vào thế kỷ 18, người ta thấy sự phát triển của cách diễn đạt hoa mỹ, đầy nhừng từ cổ, từ La tinh, từ trừu tượng nhân cách hóa và từ diễn vòng vo [periphasis - ví dụ: người ta dùng từ "finny prey (mồi vây cá) để chỉ "fish" (con cá)].

Đầu thời kỳ lãng mạn, Wordsworth chống lại văn thể này. Trong bài tựa tập "Lyrical Ballad" (Thi ca khúc trữ tình), ông cho rằng không có sự khác biệt cần thiết giữ ngôn ngữ văn và thơ: Thi sĩ, khi sáng tạo tác phẩm gửi cho người khác, phải sử dụng một "sự tuyển chọn ngôn ngữ mà người ta thường dùng trong thực tế". Wordsworth tránh không dùng những từ mà người trước thường dùng như: "thrice" thay vì "three times", "thou art" thay vì "you are", "oft" thay vì often", "whereso'er" thay vì "whenever" v.v...

Các thi gia thế kỷ 20 không dùng cách diễn đạt của thế kỷ 19, như Wordsworth và các thi gia đương thời, cố tránh cách diễn đạt của những người trước, thuộc phái "Neoclassicist" (Tân Cổ điển).

Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn, tiến đến gần nó hoặc tiến đến xa hơn nó, đó là điều cần thiết mà thời đại đòi hỏi.

Cuối thế kỷ 19, phong trào thi ca "Symbolist" (Tượng trưng) ra đời. Trong tập "The Symbolist Movement in Literature" (1899) (Phong trào Tượng Trưng trong Văn học), tác giả Arthur Symons cho rằng chủ nghĩa tượng trưng (symbolism) là nhìn thấy "dưới một sự giả trang này hoặc giả trang khác ở các thi sĩ sĩ giầu tưởng tượng lớn". Symons giải thích các thi sĩ này đã lĩnh hội và biểu hiện "một thực tế không thấy được". Tác phẩm của nhiều thi gia xuất sắc chứa đựng những hình ảnh "tượng trưng" cung cấp cho nhận xét của Symons.

Từ ngữ "Phong trào tượng trưng" thường dùng để chỉ một phong trào văn học, khởi đầu ở Pháp vào cuối thế kỷ 19. Nhiều nhà văn học sử ấn định những năm từ 1885-95 là "thời kỳ Tượng Trưng", khi các chủ thuyết và tuyên ngôn được đề xướng sôi nổi. Song trước thời kỳ này đã có các thi sĩ như Rimbaud và Baudelaire làm thơ tượng trưng. Bài thơ lớn của Phong trào Tượng Trưng là "Correspondences" (Tương Ứng - 1857) trong thi phẩm "Les Fleurs du Mal" (Ác hoa) có ảnh hưởng sâu xa đối với các thi gia về sau. Trong bài thơ này, Baudelaire chịu ảnh hưởng "Platonism" (chủ thuyết Platon) của triết gia Thụy Điển Swedenborg, hình dung thiên nhiên là một "rừng tượng trưng", bao hàm các mối tương ứng giữa những cảm giác trong thế giới hiện tượng và giữa thế giới ấy với một thế giới tư tưởng.

Baudelaire sử dụng có ý thức những biểu trưng không chỉ gợi nên một thực tế siêu việt ở trên thế giới chúng ta mà còn biểu hiện một trạng thái tinh thần riêng của thi sĩ. Những hình ảnh bệnh hoạn của đời sống Paris mà ông đã mô tả trong thơ, một phần biểu hiện tượng trưng tâm trạng và linh hồn ông. trong thơ Baudelaire, cũng như trong thơ các thi sĩ tượng trưng khác, tính chất khiêu gợi - do nhạc điệu của thơ - được xếp đặt để cung cấp hình ảnh và biểu trưng với sức gợi cảm. Năm 1891, Mallarmé chỉ trích thi ca miêu tả và ngâm vịnh, định nghĩa chủ nghĩa tượng trưng là nghệ thuật "khêu gợi đối tượng từng tý một đến chừng bộc lộ ra một tâm trạng, hoặc ngược lại, là nghệ thuật tuyển chọn một đối tượng và rút ra từ đó một "trạng thái tâm hồn". Như lời Symons nói về nguyên tắc cơ bản của Mallarmé, rằng đó là "mệnh danh là hủy diệt, gợi ý là sáng tạo."

Phong trào Tượng trưng đạt sự đồng nhất vào năm 1886, khi Jean Moréas ấn hành một tuyên ngôn trên báo Le Figaro. Ông tuyên bố thi ca của trào lưu mới là duy trì nền tảng "Platonic" (lý tưởng thuần khiết) của nhiều thơ tượng trưng, biểu hiện "tư tưởng nguyên thủy", nhưng không do miêu tả đơn thuần: "thơ tượng trưng tìm cách đầu tư tư tưởng với một hình thức dễ cảm" - đó là, bằng cách sử dụng những biểu trưng cụ thể có "những mối quan hệ riêng tư" với tư tưởng trong một thế giới siêu việt. Ông ca tụng Mallarmé là người đã cho phong trào "cái ý nghĩa của huyền bí và không tả xiết", cùng ca tụng Verlaine đã phá vỡ "gông cùm ác nghiệt của phép làm thơ". (Thật vậy, thơ tự do (vers libre) là trọng tâm của nhiều thơ tượng trưng).

Bài thơ "The Boston Evening Transcript" (Nhật báo buổi chiều Boston) của thi sĩ Mỹ T.S. Eliot (1888-1965) có thể tiêu biểu cho lối thơ tượng trưng. Nhà thơ dùng hình ảnh tờ báo hàng ngày để tượng trưng cho cuộc sống buồn chán, mệt mỏi, tầm thường và quen thuộc - tờ báo ra mỗi buổi chiều, cũng như đêm đến đều đặn theo lệ thường. Trong bài thơ, tác giả còn nêu ý tưởng về những độc giả của tờ nhật báo, lắc lư (vì buồn ngủ khi đọc báo) như cánh đồng bắp chín vàng - cũng tượng trưng cho cuộc sống bình dị của con người sau một ngày làm việc.

Một bài thơ tượng trưng khác của Emily Dickinson (nhà thơ Mỹ - 1830-1886) với nhan đề "The lightning is a yellow fork" (Ánh chớp là chiếc nĩa mầu vàng). Bài thơ có những câu:

The lightning is a yellow fork

From Tables in the sky

By inadvertent fingers dropt

The awful Cuttery



Of mansion never quite disclosed

And never quite concealed

The Apparatus of the Dark

To ignorance revealed.



(Tạm dịch: Ánh chớp là chiếc nĩa mầu vàng

Từ các Bàn trên trời

Do bàn tay vô ý làm rơi

Nhát cắt khủng khiếp



Những biệt thự không hề mở rộng

Và không hề đóng kín

Những Dụng cụ của Bóng Tối

Bộc lộ cho vô tri.)

Ý tưởng tượng trưng của ánh chớp là Thượng đế với phép nhiệm mầu đã vén màn vô minh của con người.

Trường phái Tượng Trưng có một số thi sĩ được gọi là thi sĩ Ấn Tượng (Impressionist). Thật ra phái Ấn Tượng được mệnh danh cho các họa sĩ hơn là thi sĩ, với những nhà danh họa như Monet, Cézanne, Renoir v.v... mà người ta đã biết.

Theo Symons, thi sĩ Ấn Tượng ghi nhận cảm giác của họ về kinh nghiệm, không phải kinh nghiệm bản thân, họ "biểu hiện cái không thể biểu hiện được".

Đoạn thơ của Oscar Wilde (Ái Nhĩ Lan) sau đây, tiêu biểu cho thơ Ấn Tượng:

impression Du martin

The Thames nocturne of blue and gold

Change to Harmony in grey

A barge with ochre-colour hay

Dropt from the wharp: and chill and cold



The yellow fog came creeping down

The bridges, till the houese' walls

Seemed changed to shadows and St. Paul's

Loomed like a bubble o'er the town



(Tạm dịch: Ấn tượng về buổi sáng

Sông Thames về đêm xanh và vàng kim

Trở nên một hòa điệu xám

Một chiếc xà lan mầu vàng cỏ úa

Rời bến: và se lạnh và giá buốt



Mù sương len lén xuống

Những chiếc cầu đến những tường nhà

Đường biến thành bóng tối và tường nhà thờ St. Paul

Hiện lờ mờ như bong bóng trên thành phố...



Có lẽ Wilde sáng tác bài thơ này do ảnh hưởng tranh Whistler. Kỹ thuật Ấn Tượng biểu lộ tính chất chủ quan về cách mô tả và tính chất khiêu gợi về màu sắc.

Đầu thế kỷ 20, có khá nhiều trường phái thi ca ra đời. Trước hết có "Xoáy Lốc" (Vorticism) ở Anh, một phong trào văn chương và hội họa thị giác (visual art - như hội họa lập thể chẳng hạn), chỉ xuất hiện hai lần vào năm 1914-15, và "Hình Ảnh" (Imagism) ở Anh và Mỹ (1908-1917). Phái hình ảnh chú trọng về sự miêu tả hoàn mỹ hình ảnh và giảm thiểu ngôn từ dông dài. Xoáy Lốc là trường phái thi ca và hội họa. Về hội họa, họ ca ngợi đường lối Lập Thể (Cubist), về thi ca thì chủ yếu là tính chính xác (precion) và nhân cách hóa (impersonality). Phái Xoáy Lốc có những nguyên tắc tương tự như phái Hình Ảnh. Ezra Pound (thi sĩ phái Hình Ảnh) cho rằng "Hình Ảnh" (Image) là một "Xoáy Lốc" (Vortex), "từ nó, xuyên qua nó và ở trong nó mà tư tưởng được đổ xô, cuồn cuộn liên tục". Các trường phái Xoáy Lốc và Hình Ảnh không được người ta biết nhiều, không có ảnh hưởng lớn rộng trên thế giới như các trường phái thi ca và hội họa khác.

Đóng góp sự nghiệp thi ca của nhân loại, lại có một trường phái Tương Lai (Futurism) xuất hiện ở Ý và Pháp. Năm 1909, phái nầy chính thức đưa ra một bản tuyên ngôn, do nhà thơ Ý F.T. Marinetti công bố: "Chúng tôi sẽ hát tình yêu hiểm nguy, tập quán năng lực và dũng cảm... Chúng tôi muốn vinh danh Chiến Tranh - kẻ cung cấp thể lực duy nhất cho thế giới... Nền tảng thi ca chúng tôi sẽ là can đảm, bạo dạn và cách mạng". Marinetti tuyên bố nghệ thuật "Tương Lai", từ nay về sau, quan tâm về cái đẹp của Vận Tốc" ("một chiếc xe hơi chạy mau lẹ đẹp hơn Chiến Thắng của đảo Samathrace" - Hy Lạp). Trong nhiều tuyên ngôn kế tiếp, một số nghệ sĩ Ý đòi hỏi tranh "Tương Lai" phải hủy diệt "tính vật chất của cơ thể" để liên hợp vật thể với môi trường chung quanh chúng. Giữa các năm 1912 và 1914, Marinetti viếng thăm Anh Quốc, ở đó ông diễn thuyết thường xuyên và gợi cảm giác với những buổi đọc thơ ông (gặp cơ hội, ông bắt chước tiếng động của súng máy hay đặt trống đằng sau sân khấu gõ nhịp cho thơ ông). Trong những bài viết và diễn thuyết, Marinetti phác thảo quan niệm thẩm mỹ của ông cho thi ca phái Tương lai: "từ bỏ cú pháp ước lệ và những hình thức động từ; biến đổi (transform) hay biến dạng (deform) các từ (word) "một cách tự do"; giới thiệu tính chất tự do triệt để trong sự sử dụng hình ảnh; biểu hiện một "thể trữ tình mau lẹ, tàn bạo và tưc' khắc... một thể trữ tình điện báo"; diễn tả "tất cả tiếng động và luôn cả những tiếng ồn chói tai nhất của đời sống hiện đại", và dùng chữ in (ví dụ: 20 kiểu chữ trên một trang giấy) để gối lên "sự nổ tung của văn thể". Chẳng bao lâu sau, từ "Futurism" được các nhà báo dùng để chỉ cái gì mới hay lạ, kể cả quần áo.

Vào thời Đệ nhất Thế chiến (1914-1918), một trường phái thi ca xuất hiện ở Zurich (Thụy Sĩ), do Tristian Tzara thành lập, gọi là "Dada" (không có tiếng Việt tương đương nào để dịch). Dada là một phong trào văn nghệ theo chủ nghĩa hư vô (nihilistic movement), chống lại luận lý, câu thúc, quy ước xã hội và ngay cả văn chương. Một số thi sĩ Dada cho rằng từ Dada được chọn một cách tuỳ tiện, từ này biểu hiện điều mà các thành viên của nhóm muốn rằng trong văn chương và nghệ thuật nam tính thay vì nữ tính, dada (cha) đối lập với mama (mẹ). Để biểu lộ sự khinh thường văn minh, họ vẽ những bức tranh chướng mắt, viết những bài thơ vô nghĩa và bối trí những hoạt cảnh quái gỡ ở sân khấu và quán rượu. Một thi sĩ phái Dada, Marcel Duchamps, gởi đến một cái bồn "toa-let" để trưng bầy trong cuộc triển lãm điêu khắc ở Paris, nhưng bị gởi trả lại tức thì. Hugo Ball, soạn một bài "thơ náo" (sound poem) đọc trong một quán rượu, vẫn mang một tấn cac-tông xanh trên chân, một cái vòng cổ đỏ tự động và đội một cái mũ nồi có sọc xanh trắng. Bài thơ bắt đầu bằng những chữ "gadji beri bimba glandridi lauli lonni cadori" (vô nghĩa).

Chủ nghĩa Dada (Dadaism) lan rộng qua Đức, Hòa lan, Pháp, Ý, Tây ban Nha, nhưng sớm suy tàn sau cuộc đại chiến chấm dứt.

Trường phái thi ca Dada biểu hiện tinh thần thác loạn của con người đối diện trước những thảm họa của chiến tranh, những tai biến bất ngờ do thế sự thăng trầm. Với tính chất hư vô, chủ nghĩa Dada làm cho nhóm thi sĩ nầy không tin tưởng ở tôn giáo, phủ nhận các nguyên tắc đạo đức, trật tự và xã hội.

Vào thập niên 1920, André Breton thành lập trường phái siêu thực (Surealism), kế tục trường phái dada. Siêu thực, gốc ở Pháp, là một trường phái cố gắng biểu hiện trong nghệ thuật - chủ yếu là văn chương và hội họa - hoạt động của vô thức (un conscious). Mặc dù từ Siêu Thực do Guillaume Apollinaire đặt ra, nhưng người sáng lập phong trào là André Breton, vào năm 1924, đã đưa ra một bản tuyên ngôn mệnh danh là "Tuyên Ngôn của phong trào Siêu Thực" (manifeste du Surréalisme). Bản Tuyên Ngôn giải thích rằng một thực tế cao siêu có thể nắm bắt được bằng cách giải thoát tư tưởng khỏi sự kiểm soát của luận lý và lý trí (freeing the mind from logic and rational control). Từ trước, Brenton chịu ảnh hưởng kỹ thuật phân tích (Freudian analysis) của Freud - nhà phân tâm học Áo - đã từng kinh nghiệm về lối viết tự động (automatic writing). Nhà phê bình Anh Herbert Read đã đặt phái Siêu Thực trong truyền thống phái Lãng Mạng, quan hệ chủ yếu của nó là sự khám phá của trí tuệ. Các nhà thơ nổi tiếng của trường phái Siêu Thực là Aragon, Eluard, Joyce, Dylan Thomas; các hoạ sĩ là Picasso, Salvador Dali, Chirico, Tanguy.

Khoảng giữa thế kỷ 20, một nhà thơ khá nổi tiếng ở Pháp là Jacques Prévert với các tác phẩm "Paroles" (Biếm ngôn), "Spectacles" (cảnh tượng)... Thơ của ông có đề tài chống chiến tranh, áp bức, mô tả thân phận con người, đời sống máy móc của xã hội hiện đại, những sáng tác nghệ thuật của các danh họa, tình yêu theo cung cách riêng của nhà thơ... Với những ý tưởng tân kỳ, độc đáo, những ngụ ý châm biếm, triết lý sâu sắc về cuộc đời. Một bài thơ đặc sắc khá dài của ông là bài "Entendez-vous, gen du Viet Nam..." (Có nghe chăng những người Việt Nam...). Nội dung bài thơ này có ý chỉ trích các nhà cầm quyền Pháp còn nuôi tham vọng đế quốc, gây thảm họa chiến tranh ở Việt Nam trong thập niên 1950, mà tất cả do chi phí của người Pháp chịu thuế.



o0o



Trở về Đông phương, với các nước Á Đông như Trung quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Nền văn học Trung quốc có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam, nhất là thi ca.

Đời Đường và Tống là hai thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử văn học Trung quốc nói chung và thi ca nói riêng. Vì vậy, có thể nói tiêu biểu cho thi ca Trung quốc thời trước là thời Đường, Tống.

Thơ Đường (hay Đường thi) có ba thời kỳ: Sơ Đường (618-712), Thịnh Đường (713-824) và Vãn Đường (825-907).

Đáng chú ý nhất là thơ thời Thịnh Đường. Các nhà phê bình văn học cho rằng thời Thịnh Đường là thời đại hoàng kim của thơ Trung quốc, về lượng và về phẩm. Số lượng thi sĩ về thời nay có đến cả ngàn người, số lượng thơ cũng đến cả hàng ngàn bài. Về phẩm chất thơ thì có đủ muôn vẻ: hùng tráng, thanh nhã, phong lưu, nhàn dật... mô tả thắng cảnh, đời sống dân giả, cung điện, tinh thần đạo giáo, lạc thú ở đời v.v...

Theo Nguyễn Hiến Lê, thơ thời Thịnh Đường có nhiều trường phái, có thể chia thành bốn loại:

- Phái xã hội

- Phái biên tái

- Phái tự nhiên

- Phái quái đản

Mỗi phái có một số nhà thơ tiêu biểu. Nhưng nổi tiếng nhất là Lý Bạch và Đỗ Phủ. Lý Bạch được người đời gọi là "thi tiên", Đỗ Phủ là "thi thánh".

Thơ thời Đường được xếp loại theo các phái như trên do ý tứ diễn đạt theo cảm quan của tác giả trước sự vật hay hiện tượng tự nhiên, hoặc sự chứng kiến những biến động trong xã hội, những thăng trầm lịch sử v.v...

Trường phái thi ca Trung quốc không đề xướng phong trào hay chủ nghĩa với những lý thuyết, lập luận làm nền tảng như các trường phái thi ca Tây Phương.

Đại thể, cũng theo Nguyễn Hiến Lê, phái xã hội trong thơ Đường có các thi gia: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chuẩn, Lưu Vũ Tích, Trương Tịch. Các thi gia phái này thường mô tả nỗi thống khổ của đời họ và đồng bào nghèo khổ trong xã hội, nỗi lầm than của người dân trong thời chiến tranh. Tiêu biểu thơ xã hội có các bài: Binh Xa Hành, Thạch Hào Lại, Khương Thôn của Đỗ Phủ; Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị; Kim Lăng Hoài Cổ của Lưu Vũ Tích. Phái biên tái có các nhà thơ: Cao Thích, Vương Xương Linh, Sầm Tham, Vương Chi Hoán, Vương Hàn, Trần Đào, Lý Bạch.

Các thi gia phái này thường sáng tác với chủ đề gợi lòng ái quốc trong các bài thơ mô tả cảnh chiến trận ở biên cương, chống các dân tộc ở phương bắc (rợ Hồ, Nhung, Khương), cảnh ngựa xe tung hoành ở trận mạc, cảnh chiến sĩ lên đường giết giặc và vong thân, đường ra chiến trường v.v...Các bài thơ thuộc loại này, nổi tiếng có "Yên ca hành" (của Cao Thích), Thục đạo nan (Lý Bạch), Lương châu từ (Vương Hàn), Lũng tây hành (Trần Đào).

Phái tự nhiên làm thơ diễn tả cảnh thanh nhàn, ẩn dật nơi rừng núi, hưởng thụ lạc thú với thiên nhiên: ngắm trăng mọc, mây bay, nghe tiếng chim hót, mưa rơi, giọng suối reo, đón gió mát... phần nào chịu ảnh hưởng Lão giáo.

Các thi gia thuộc phái tự nhiên: Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên. Các bài thơ truyền tụng của họ như: Xuân hiểu (Mạnh Hạo Nhiên), Tống biệt (Vương Duy).

Phái quái đản có các thi gia: Mạnh Giao, Lý Hạ, Giả Đảo. Phái này cho rằng thơ phải làm cho khác lạ, chữ dùng phải kinh người mới hay, như câu của Đỗ Phủ đã viết: "Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu" (Chữ không kinh người, chết không yên). Hoặc họ ngâm thơ suốt đêm để tìm tiếng, tìm vần lạ, khó, ngâm đến sáng chưa thôi (Dạ ngâm hiểu bất hưu) như Mạnh Giao.

Có người bỏ công nhiều năm mới viết được mấy câu thơ như Giả Đảo:

Lưỡng cú tam niên đắc

Thi thành song lệ lưu

(Ba năm làm được hai câu

Thơ làm xong chẩy hai dòng nước mắt.)

Sách viết về điển tích thi ca còn truyền lại hai chữ "thôi, xao" do câu chuyện Giả Đảo làm thơ một cách khó khăn, cầu kỳ. Một hôm Giả Đảo cỡi lừa đi thăm bạn, lúc đi đường nghĩ ra được hai câu thơ:

Điểu túc trì biên thụ

Tăng... nguyệt hạ môn

(Chim đậu cây bên ao

Sư... cửa dưới trăng)

Câu thứ hai, sau chữ tăng (sư), ông không biết hạ chữ gì cho hợp ý thơ. Ông phân vân giữa hai chữ "thôi" (đẩy) và "xao" (gõ). Ông vừa đi vừa làm điệu bộ một tay "đẩy", một tay "gõ". Gặp lúc Hàn Dũ (một vị quan mà cũng là một văn nhân) đi ngang qua, dừng lại hỏi thăm, bèn khuyên Giả Đảo dùng chữ "xao". Do giai thoại nầy, về sau hai chữ "thôi, xao" được dùng để chỉ lối làm thơ, văn "gọt đẽo" từng chữ, từng câu.

Đời Tống, theo các nhà nghiên cứu văn học, là thời đại hoàng kim của "từ". Từ cũng là một loại thơ, nhưng ít bị trói buộc theo niêm luật như thơ (Đường) và có thể dùng để ca. Các thi gia đời Tống vừa làm thơ vừa làm từ. Thơ Tống có tính chất tự do, không triệt để sáng tác theo niêm luật gò bó, lời thơ bình dị, có khi sử dụng những ngôn ngữ thông tục, nhiều bài có tư tưởng sâu xa, đượm mầu triết lý.

Thơ và từ đời Tống có hai thời kỳ: Bắc Tống (911-1125) và Nam Tống (1125-1234). Bắc Tống có các phái: Duy mỹ, Lãng mạn, Tự do, Âm nhạc. Phái Duy mỹ chủ trương tính chất diễm lệ trong thơ như của Âu Dương Tu. Phái Lãng mạn sáng tác từ có tính chất phóng túng hình hài và tâm tình như của Trương Tiên, Tần Quan. Phái Tự do giải phóng thể từ, bỏ niêm luật, sáng tác thơ và từ với nhiều ý tưởng khoáng đạt và dồi dào tình cảm như của Tô Đông Pha. Phái Âm nhạc chống lại phái Tự do, đưa từ trở lại hình thức niêm luật tối thiểu và lời phải theo âm nhạc, như từ của Lý Thanh Chiếu.

Tô Đông Pha là một nhân vật sáng giá của Bắc Tống. Ông vừa có tài làm thơ, viết văn và vẽ tranh. Các bài nổi tiếng của ông về "từ" là "Ký", như bài "Du Bao Thiền Sơn Ký" (Bài Ký Chơi Núi Bao Thiền), "Hỉ vũ đình ký" (Bài ký mừng đình mưa). Đặc biệt có thơ đượm mầu sắc thiền như bài "Lô sơn yên tỏa" và phú đầy khí chất Lão Trang như hai bài phú nổi danh là "Tiền Xích Bích phú" và "Hậu Xích Bích phú".

Tranh vẽ của ông phác họa cảnh thiên nhiên (trúc, điểu) như tranh thủy mặc của các danh họa đời Tống.

Nam Tống có hai phái từ: bạch thoại và nhạc phủ. Phái bạch thoại sáng tác từ bằng lối bạch thoại, có tính cách hào hùng, cảm khái như của Tân Khí Tật, Lục Du. Lục Du cũng có những bài thơ có tính chất xã hội, đề cao tinh thần ái quốc. Thơ ông, có một số bài có giọng điệu như thơ Đỗ Phủ.

Phác nhạc phủ sáng tác từ không chú trọng nội dung, chỉ cần lời có âm điệu du dương, thỏa mãn thính giác là đủ, nên ít có giá trị. Trương Viêm, Chu Mật là các nhà soạn từ thuộc phái này.

Nói chung, thi ca Trung quốc rất phong phú. Người trung quốc thời xưa, từ giới thượng lưu đến giới bình dân, đều ham chuộng thơ văn, nên ở thời đại nào cũng có xuất hiện nhiều văn nhân thi sĩ. Dù trong thời bình hay thời loạn, họ cũng có những sáng tác thi văn, do nhu cầu biểu hiện tình cảm bản thân hay do nhu cầu xã hội, với sự khuyến khích của vua chúa, triều đình hay các tầng lớp quan quyền ở các địa phương.

Thơ đời Đường, Tống đạt đến cực thịnh do dân chúng hưởng đưọc cuộc sống thanh bình, an cư lạc nghiệp lâu dài, dù có những lúc loạn lạc nhưng không bao lâu, dưới sự trị vì của các triều đại vững mạnh. Khoảng thời gian lâu dài đó là cơ hội thiên tài xuất hiện và chính những thiên tài là động lực lôi cuốn, thúc đẩy các mần non tiếp nối về sau, làm nên sự nghiệp thi ca lớn lao.

Bên cạnh Trung quốc, nhật Bản là một nước có nền văn hóa cao, được thế giới biết đến nhiều về Zen (Thiền đạo) và thơ Haiku (Hài Cú), xuất hiện vào các thế kỷ 17, 18 và 19.

Từ trước, các thi gia Nhật sáng tác các loại thơ như Tanka, Renga, Choka, nhưng có tính đặc thù hơn cả là thơ Hài Cú.

Toàn thể bài thơ Hài Cú gồm có 17 từ (đúng hơn là 17 âm tiết), được hoàn thành để ghi nhận cái bản thể của khoảng khắc nhận thức được, thường gây mối liên quan giữa thiên nhiên và bản chất con người. Từ trước, từ Hokku được dùng để chỉ tất cả các loại thi ca Nhật, kể cả thơ Haiku. Từ Haiku được đặt ra do nhà thơ Khiki (Tây Kỳ) vào khoảng năm 1890.

Bài thơ của Buson (Vu Thôn - 1716-83) tiêu biểu cho thể thơ Hài Cú (với bản dịch, không có đúng 17 âm tiết như nguyên tác):

Đêm ngắn đã trôi qua

trên lông con sâu bướm

những hạt sương nhỏ

Một số thi gia trên thế giới (Đức, Hòa Lan, Bỉ, Gia Nã Đại, Ấn Độ, Trung quốc, Bắc Phi) cũng có sáng tác thơ Hài Cú với các bài gồm 17 từ, là quy tắc của loại thơ Hài Cú. Cũng có khi thơ Hài Cú của họ không đủ 17 từ, nhưng hiếm có. Vào đầu thế kỷ 20, phái Hình Ảnh (Imagism) do Ezra Pound, cố gắng hoàn thành hiệu quả của thơ Hài Cú, mặc dù họ không muốn bắt chước cấu trúc của loại thơ này.

Thơ Hài Cú có liên hệ với Zen (Thiền đạo Nhật), một ngành Phật giáo du nhập từ Trung Hoa, được chuyển hóa theo truyền thống và tập quán của người Nhật, thường thể hiện một lối sống khoáng đạt, nhàn Tĩnh của con người trong cuộc xoay vần thường hằng của thiên nhiên. Ý thơ Hài Cú được diễn đạt hết sức kỳ lạ và hàm súc trong vài câu ngắn gọn, nên ta khó thấy hết cái hay của nó về nội dung và hình thức (âm điệu) khi được dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, khác với thơ Tàu mà ngôn ngữ thơ rất gần với ngôn ngữ Việt.

Các nhà thơ Hài Cú nổi danh nhất là Basho (Ba Tiêu - 1644-94), Buson (Vu Thôm 1716-83), Issa (Nhất Trà - 1763-1827).

Mỗi nhà thơ có một phong cách diễn tả riêng. Bài thơ thu sau đây, gợi tính chất tĩnh lặng và bất ổn:

Thu vào sâu giữa mùa

Người láng giềng của tôi
Gà sống ra sao, tôi ngạc nhiên?

Với bài thơ này, Ba Tiêu mô tả tính nhất thời của sự vật và ông đã liên kết nó vơi biểu cảm về nỗi cô đơn (của mình và có thể của người khác).

Bài thơ mùa đông của Vu Thôn minh họa hỗn hợp tính chất chính xác và tính chất kỳ lạ:

Con ngựa buộc vào cột

tuyết

trên hai bàn đạp

Bài này liên kết cơn mưa tuyết với nỗi trần trụi chết chóc của con người và "con ngựa buộc" khiến người ta tự nhiên nghĩ đến sự cam chịu khổ đau là thân phận của mọi sinh linh.

Bài thơ mùa hạ của Nhất Trà biểu hiện tính chất dễ cảm và hài hước:

Đừng phiền, những con nhện

Ta giữ nhà

bất thường

Những con nhện bận rộn của nhà thơ giăng các mạng lưới của chúng trong một thế giới thực bất thường với tính bất định của những người giữ nhà, cùng những quan niệm riêng về những hành vi hữu ích và chúng ngẫu nhiên không cần thiết do khí sắc mùa hè, đảo lại thành một niềm trắc ẩn.

Ba bài thơ tiêu biểu nhất cho đường lối tư tưởng truyền thống Nhật Bản về sinh mệnh con người.

Trở về với thi ca Việt Nam trong dòng văn học chịu ảnh hưởng ít nhiều của nền văn hóa Trung Hoa, tan giáo Nho, Phật, Lão ở thời xưa và nền văn học Tây phương vào thời Pháp thuộc, cùng những biến chuyển của nó từ mốc thời gian 1945, khi đất nước giành được độc lập.

Do ảnh hưởng Bắc thuộc (lệ thuộc tàu), các triều đại vua chúa thời trước đều tổ chức xã hội theo mô thức tương tự Trung quốc, lấy khuôn phép Nho giáo để trị nước. Từ vua đến quan đều là Nho gia và những nhà cầm quyền giúp vua trị dân được tuyển chọn qua khoa cử.

Từ đời Lý (909- 1225) mới bắt đầu tổ chức khoa cử. các khoa thi khảo sát nhân tài bằng: kinh nghĩa, thơ, phú, chiếu biểu, văn sách; tức là những hình thức văn học, được viết bằng chữ Hán. Ta nhận thấy rằng thơ là một phần trong các môn thi của khoa cử, nên trong xã hội thời xưa, những người có học đều biết làm thơ. Từ việc làm thơ để đạt kết quả thi cử, trải qua các thời đại, người ta sáng tác thơ để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ trong đời sống tinh thần của mình, nên dần dần thi ca trở thành nghệ thuật diễn đạt tình cảm và tư tưởng của người Việt.

Lúc đầu, dưới các triều đại quân chủ, thi ca hầu hết được sáng tác bằng Hán văn, ngoại trừ thi ca truyền khẩu tức là ca dao, tục ngữ. Thơ chữ Hán của các nhà nho, nhà sư dưới đời Lý, Trần rất phong phú, nhiều bài có ý nghĩa cao thâm, phóng khoáng do ảnh hưởng của tam giáo Nho, Phật, Lão.

Các thi gia làm thơ chữ Hán, thường theo thể thơ Đường luật của Tàu như thất ngôn bát cú, thất ngôn cổ phong, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn cổ phong. Một thể khác là phú, thường gọi là văn biến ngẫu, tức là văn xuôi có đối, vần và có văn điệu như thơ.

Trong khi tầng lớp trí thức dùng văn tự Hán để trước tác thơ, văn, thì tầng lớp bình dân chỉ vận dụng ngôn ngữ thường dùng làm nên những câu hò, vè, ca dao, tục ngữ để diễn đạt tư tưởng và tình cảm bình dị của mình. Ca dao tục ngữ có thể nói là một kho tàng thi ca phong phú của người dân Việt, tích lũy qua nhiều thời đại. Ca dao tục ngữ có nhiều loại. Đa số là ca dao trữ tình, là những khúc ca tình yêu mộc mạc nhưng không kém phần hoa mỹ sâu sắc của những lứa đôi nơi thôn dã cảm xúc làm nên khi gặp gỡ nhau trong những buổi lao động ngoài đồng nội, trong dịp hội hè, hoặc gặp tình duyên trắc trở bởi phong tục của xã hội đương thời. Ví dụ bài "Hôm qua tát nước đầu đình...", "Trèo lên cây bưởi hái hoa", "Mận hỏi đào..." Ngoài ra, còn có loại ca dao diễn tả các trạng thái, tập quán, tín ngưỡng trong xã hội, gọi là phong dao.

Ví dụ: - Công anh làm rể có tài... (tục gửi rể)

- Mồng năm mười bốn hăm ba... (tín ngưỡng)

- Chồng em nó chẳng ra gì... (cảnh chồng hư)

Loại ca dao lịch sử mô tả những biến cố xẩy ra dưới các triều đại, như:

- Đầu cha lấy làm đuôi con... (ám chỉ triều Tây Sơn)

- Lạy trời cho chóng gió nồm...(chỉ vua Nguyễn)

Một loại ca dao khác, dành cho trẻ con hát chơi gọi là đồng dao:

- Dung dăng, dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi...

- Thằng Bờm có cái quạt mo...

Tục ngữ cũng là một cách nói của người dân Việt Nam, dưới hình thức thơ ngắn gọn, để diễn tả những kinh nghiệm ở đời. Tục ngữ có các loại:

Luân lý: - Giấy rách giữ lấy lề

- Sống đục sao bằng thác trong

Tâm lý: - Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Phong tục: - Miếng giữa làng hơn sàng xó bếp

Thời tiết: - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Nông nghiệp: - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

Xã giao: - Có đi có lại mới toại lòng nhau

Bên cạnh ca dao, tục ngữ với vô số loại hình không kể xiết ở đây, người dân Việt còn có một hình thức biểu hiện tình cảm khác là hò, vè. Hò, thiên về ca hát, để giúp vui và hứng khởi trong những lao tác như "Hò giã gạo", "Hò mái đẩy" (chèo thuyền)... Vè được xem như là chuyện kể bằng thơ, đề cập đến một nhân vật, một biến cố, như "Vè mụ đội", "Vè thất thủ kinh đô"...

Nói chung, ca dao, tục ngữ, hò vè cộng với chuyện cổ tích, truyện cười là những sáng tác dân gian quý báu mà người ta có thể rút tỉa trong đó những bài học về nhân sinh quan và xã hội quan của người Việt.

Ca dao tục ngữ chính là thi ca nôm được phổ biến bằng truyền khẩu. đến đời Trần, mới có ông Hàn Thuyên khởi xướng sáng tác thơ nôm bằng văn tự. Vì ông là người đầu tiên áp dụng luật thơ Đường để làm thơ nôm với những âm thanh bằng trắc của tiếng Việt, nên cũng gọi là Hàn luật. Về sau nhiều người bắt chước Hàn Thuyên, gây nên phong trào sáng tác thơ nôm theo hàn luật. Tuy nhiên, thơ nôm không chỉ hạn chế trong khuôn khổ Hàn luật. Người Việt với nhu cầu biểu hiện tình cảm dồi dào, không chịu gò bó trong các thể thơ của Tàu, nên đã sáng tạo các thể thơ riêng để sáng tác những tác phẩm dài bằng thơ thường gọi là ngâm, truyện... Đó là thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, ứng dụng cho nhiều ngân khúc như "Chinh phụ ngâm khúc", "Cung oán ngâm khúc", "Truyện Kiều", "Truyện Hoa Tiên", "Bích Câu Kỳ Ngộ", "Nhị Độ Mai", "Phạm Công Cúc Hoa", "Lục Vân Tiên" v.v...

Ngoài ra có thể thơ ca trù (hay hát nói) là một biến thể của thơ lục bát, song thất lục bát và thơ luật (thất ngôn bát cú). Ca trù là bài thơ dùng để hát với các đào nương. Những bài ca trù của Nguyễn Công Trứ được nhiều người biết nhất.

Khi triều Nguyễn chấm đứt với cuộc đô hộ của người Pháp, chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và Nôm, được sử dụng rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Do sự xuất hiện của nhật báo và tạp chí, tiếng Việt phát triển nhanh chóng, trở thành một ngôn ngữ phong phú, có thể diễn đạt tư tưởng của người Việt trên mọi lĩnh vực văn hóa. Do đó, văn học Việt Nam được nở rộ với các tác phẩm viết bằng tiếng Việt, trong đó tất nhiên có thi ca. Thi ca Việt ngữ, trước tiên xuất hiện trên các tạp chí Nam Phong, Đông Dương tạp chí của các thi sĩ như Nguyễn Đôn Phục, Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Đông Hồ đều được sáng tác theo lối cũ: Đường luật, cổ phong, ca trù v.v... Về sau, xuất hiện một lối thơ mới, do các nhà thơ muốn thoát khỏi sự bó buộc của loại thơ luật như thơ Đường với số câu, số chữ, niêm, đối, vần, âm bằng trắc, hạn định chặt chẽ, khó diễn đạt thi tứ, làm hại thi hứng. Thơ mới là lối thơ không theo quy tắc của thơ cũ, không hạn số câu, số chữ, không theo niêm luật, đối, chỉ cần có vần và điệu. Theo Dương Quảng Hàm, nguồn gốc thơ mới bắt đầu từ sự xuất hiện bài thơ dịch ngụ ngôn La Fontaine "Con ve và con kiến" của Nguyễn Văn Vĩnh trên Đông Dương Tạp Chí năm 1914. Vào năm 1932, Phan Khôi khởi xướng phong trào thơ mới với bài thơ "Tình Già" của ông, đăng trên tạp chí Phụ Nữ Tân Văn. Các bài thơ trên có số câu và số chữ không hạn định, như định nghĩa về thơ mới. Tiếp theo sau đó, báo Phong Hóa đăng những bài thơ mới để cổ võ cho phong trào và thơ mới trở nên thịnh hành kể từ thập niên 1930. Các bài thơ mới lúc đầu thường có hình thức tự do, số câu, số chữ không nhất định. Về sau, các thi nhân thường hay làm thơ với số câu, số chữ nhất định (5, 7, 8 chữ). Các thể thơ thường gặp với câu 5 chữ như bài "Mùa Thu" của Lư Trọng Lư, câu 7 chữ nhu bài "Trăng" của Xuân Diệu, câu 8 chữ như bài "Nhạc Sầu" của Huy Cận. Về vần thì thơ mới phỏng theo thơ Pháp, có "vần ôm" (rimes embrassées) như bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ, hay "vần chéo" hoặc "vần cách" (rimes croisées) như bài "Tình Thứ Nhất" của Xuân Diệu. Ngoài ra, các nhà làm thơ mới còn sử dụng thể thơ lục bát như bài "Ngậm ngùi" của Huy Cận, thể tự do như bài "Màu thời gian" của Đoàn Phú Tứ*.

Về nội dung, thơ mới thập niên 1930 chịu ảnh hưởng trường phái Lãng mạn Pháp với đề tài thường gặp là Tình yêu, một thứ tình yêu trong sáng, thơ mộng như những nhân vật trong tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn. Trường phái Tượng Trưng Pháp cũng ảnh hưởng đến các nhà thơ thuộc nhóm Xuân Thu Nhã Tập (được gọi theo tên tác phẩm này) với các bài thơ, văn tượng trưng của Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ là những người chủ trương. Nguyễn Xuân Sanh thường làm những câu thơ tượng trưng như: "Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà", "Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi". Bài "Màu thời gian" của Đoàn Phú Tứ, do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ nhạc, là một bài thơ đặc sắc trong các bài thơ tượng trưng của nhóm này. Quan niệm thi ca của nhóm Xuân Thu Nhã tập là quan niệm thi ca thuần tuý bắt nguồn từ triết học Đông phương (Đạo, Âm Dương, Sáng tạo...) có mấy nguyên tắc đặc biệt:

- Thơ để diễn đạt cái gì văn không diễn đạt nổi.

- Thơ nhằm khiêu gợi chứ không kể lể.

- Thơ truyền đi bằng rung động theo trực giác, nhờ ở nhạc điệu, âm thanh hơn là ý chữ (vậy nên thơ gắn liền với nhạc).

- Người đọc đừng sợ thơ khó, thơ bí hiểm, phải cảm bài thơ trước khi hiểu bài thơ, có khi không cần phải tìm hiểu nữa, chỉ cần nắm lấy nhạc điệu, thấm lấy hình tượng, rồi mở cửa trực giác cho thơ vào xâm chiếm lấy mình.

Một nhà thơ khác, Bích Khê, không ở trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, từng làm các bài thơ tượng trưng như "Duy Tân", "Tỳ bà", "Xuân tượng trưng". Chế Lan Viên cũng có ít bài như "Trưa đơn giản". Các bài "Huyền diệu", "Tình trai" của Xuân Diệu đượm ít nhiều mầu sắc tượng trưng.

Năm 1945, Việt Nam thu hồi nền độc lập, thi ca Việt Nam cũng rẽ qua một khúc quanh mới theo lịch sử. Hưởng thụ thành quả độc lập đất nước, hưởng ứng phong trào kháng chiến chống Pháp, một số nhà thơ đã sáng tác những bài có tính chất đấu tranh và tinh thần yêu nước. Tiêu biểu là các tập thơ "Hội nghị non sông", "Ngọn quốc kỳ" của Xuân Diệu, "Tập thơ kháng chiến" của nhiều tác giả, xuất bản ở Liên Khu 4. Tập thơ này có những bài thơ được nhiều người biết như "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan, "Đêm liên hoan" của Hoàng Cầm, "Nhà tôi" của Yên Thao, "Bài ca vỡ đất" của Hoàng Trung Thông, "Các anh về" của Chính Hữu. Ở miền Bắc, Quang Dũng nổi tiếng với nhiều bài thơ đậm nét chiến đấu và tình yêu, như bài "Tây tiến", "Đôi mắt người Sơn Tây"...

Nhưng cũng từ thời điểm 1945, cùng với đất nước, Việt Nam đã phân ranh hai vùng văn học. Một của miền Bắc và một của miền Nam. Văn học miền Bắc từ năm 1954 đã đi theo con đường Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Văn cũng như thơ, được sáng tác để phục vụ giai cấp công nông, lấy đề tài ở các nông trường, công trường tập thể và trong đời sống xã hội theo xã hội chủ nghĩa. Văn học miền Nam, có tính cách tự do, dưới chế độ quốc gia. Sáng tác thơ cũng như văn, tuỳ tiện theo sở thích cá nhân người viết. Riêng về thi ca, từ năm 1950 đến năm 1960, có tính cách giao thời, các nhà làm thơ không có xu hướng quốc gia rõ rệt. Họ sáng tác những bài thơ ngả theo phe kháng chiến miền Bắc, như nhóm "Thơ mùa giải phóng" (gọi theo tên tác phẩm nầy, xuất bản ở Sàigon, trong thập niên 1950), gồm có các thi sĩ: Vũ Anh Khanh, Chim Xanh, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà, Trúc Khanh, Bân bân Nữ Sĩ... Riêng Vũ Anh Khanh, có riêng một tác phẩm thơ trường thiên có nhan đề "Chiến sĩ hành", ám chỉ các chiến sĩ kháng chiến.

Giai đoạn 1960-75, trong khoảng 15 năm, mới thực sự có nền văn học miền Nam, với tất cả các ngành từ biên khảo, dịch thuật đến sáng tác. Thi ca trong thời kỳ này mang đậm bản sắc của những nhà thơ tự do, nghĩa là những người không tự nguyện hoặc bị bắt buộc sáng tác thi phẩm để phục vụ cho chế độ hoặc giai cấp nào cả. Tuy nhiên, thơ của họ biểu hiện nỗi khắc khoải, suy tư của một thế hệ, cả già lẫn trẻ, sống giữa hai cảnh giới chiến tranh và hòa bình ngay trong xã hội miền Nam, cùng mô tả thân phận con người Việt Nam trong thời hiện đại. Vì vậy trong thơ họ vắng mặt tình yêu, hay nói như Võ Phiến "một nền thi ca không tình ái". Cũng có thơ tình nhưng khá hiếm hoi như thơ của Nguyên Sa, Nhã Ca, Phạm Thiên Thư.

Các nhà thơ được biết tiếng trong thời kỳ này là Thanh Tâm Tuyền, Quách Thoại, Nguyền Đức Sơn, Bùi Giáng, với khuynh hướng diễn đạt những nỗi khổ hay dằn vặt nội tâm. Tiếng thơ của họ phần nhiều là tiếng than về thân phận, về những ưu tư của kiếp sống phù du, niềm hoang mang đối diện với thực tại chiến tranh ở Việt Nam.

Ta hãy đọc một số câu thơ của họ.

Mặt trời mọc

Mặt trời mọc

Rưng rưng mùa hoa gạo

Lỡ một ngày mai tôi chết trần truồng không cơm áo

(Quách Thoại)

Với ý liên tưởng từ hoa gạo đến cái chết trần truồng không cơm áo, nhà thơ nói nên niềm bi thảm của kiếp người trong cuộc sống nghèo khổ do nhiều nguyên nhân, như chiến tranh chẳng hạn.

Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ

thanh tâm tuyền

tôi gào tên tôi thảm thiết

thanh tâm tuyền

(Thanh Tâm Tuyền)

Đó là nỗi dằn vặt nội tâm trong cuộc sống bất ổn, cô đơn của tác giả.

Giặc đánh lớn - mùa mưa đã tới
Mùa mưa như một trận mưa liền

Châu thổ mang mang trời sát nước

Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên

(Nguyễn Bắc Sơn)

Chiến tranh làm cho con người "hiu hắt" một "nỗi không tên", có lẽ là một nỗi lo âu về hiểm họa bất ngờ xẩy đến. Và chiến tranh khiến cho người ta tìm lãng quên bằng cuộc sống hưởng thụ:

"Bậc thánh triết là những ta biến nhác

Sống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh

(Nguyễn Bắc Sơn)

Hưởng thụ bữa tiệc nhân sinh bằng rượu thịt, bằng tình yêu cay đắng, vì đời sống không có gì vui, tuổi thơ mòn mỏi, mà tuổi trẻ cũng chóng tàn:

- Đời sống ôi buồn như cỏ khô

Này anh em cũng tựa sương mù

Khi về tay nhỏ cho trời rét

Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ


- Tóc hết thời xanh tuổi hết dài

Hồn bưng bình mật đắng tương lai

Xa chàng thức dậy khi chiều tối

Những ngón tay gầy vuốt mặt tôi

Trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, có cả chiến tranh lẫn hòa bình, một nền hòa bình bất định, người thơ ở thời kỳ này không có những lời thơ trong sáng về tình yêu thơ mộng như thời tiền chiến, mà chỉ có những câu vẩn đục về tình yêu buồn sầu, đau khổ:

- Thôi níu giùm tôi cánh cửa người

Trời xưa còn sáng tỏ đêm vui

Ngày xin đừng bắt nhau buồn nữa

Đôi nếp ưu phiền phơi trán tôi

(Nhã Ca)

- Hãy mang tôi tới diện tiền

Giết tôi chết giữa người thuyền quyên kia

(Bùi Giáng)

Hay một thứ tình yêu của thời đại dục tính, biểu hiện một cách dung tục, ngổ ngáo của lớp người không quan tâm đến vấn đề thiện ác, tốt xấu, coi thường đạo đức xã hội:

- Mai kia em hiểu lời thề

Anh xin bỏ gốc bồ đề theo em

(Viên Linh)

- Vú thon quá độ nhiệm mầu

Trộm nhìn quên hết u sầu thế gian

Tiêu luôn cả cõi Niết bàn

Bắt tay chào nhé cái màn vô minh

(Nguyễn Đức Sơn)

- Người con gái hôm nay mặc quần rách

Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành

Bởi vì lành và rách cũng long lanh

(Bùi Giáng)

Cuộc thống nhất đất nước năm 1975 cũng thống nhất luôn sinh hoạt văn nghệ trên toàn cõi Việt Nam. Người làm văn nghệ chuyển hướng sáng tác trong xã hội mới. Người ta thấy những ấn phẩm đã lưu hành ở miền Bắc được phổ biến lại ở miền Nam, song song với những tác phẩm mới sáng tác. Dù cũ hay mới, thơ văn Việt Nam từ sau năm 1975 ở quốc nội đều không có gì mới lạ, chỉ phục vụ cho chế độ với những nhu cầu có tính cách chính trị hơn là văn nghệ. Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc có nhận xét:

"Đặc điểm lớn nhất, căn bản và quan trọng nhất của nền thơ cộng sản từ năm 1945 đến nay là vai trò thống trị của yếu tố chính trị. Thơ cộng sản là một nền thơ thuần tuý chính trị..."

(văn học việt nam dưới chế cộng sản - 1996)

Các đoạn thơ sau đây, biểu lộ tính chất trên:

- Tôi đã đọc từng ngày trên báo Đảng

Những kiến nghị yêu cầu

và cả những lời phê phán

Đổi mới nếp nghĩ suy, đổi mới cách làm ăn

Vì nhân dân, vì no ấm, công bằng

(bài thơ về đảng - giang nam - 1986)

- Những việc cần làm ngay

Trên dưới cùng ra tay

Cần kiên trì dũng cảm

Phải đâu chuyện một ngày

Đó là bệnh lâu năm

Phải dài ngày chuyên trị

Thầy giỏi là: quyết tâm

Thuốc hay là: bền bĩ

(Hưởng ứng việc cần làm ngay - thanh tịnh - 1988)

Vì không muốn làm thơ theo đường lối này nên có một số nhà thơ phản kháng đã có những sáng tác nhưng bị cấm phổ biến, chẳng hạn bài "Nhìn từ xa... Tổ Quốc" của Trần Duy, có những câu:

- Chả lẽ bốc thanh cỏ khô nhai lại

Lạy ông-cơ-chê, lạy bà tư-duy

Xin đừng hót những lời chim chóc mãi...



- Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ

ợ lên thum thủm cả tim gan...

Năm 1975 cũng là năm đánh dấu một biến cố lịch sử đã khiến cho một phần không nhỏ người Việt bỏ nước ra đi. Trong số nầy, tất nhiên có một số văn nghệ sĩ. Ở hải ngoại họ đã cố gắng khởi động sinh hoạt văn nghệ với nhiều tạp chí cũng như những tác phẩm được xuất bản. Những tác phẩm này được viết với những hồi ức về quá khứ, mang theo trên đường di tản hoặc phản ảnh từ cuộc sống ở đất tạm dung. Về thi ca, được xuất bản khá nhiều, thành lập hoặc đăng rải rác trên các tạp chí văn học. Người ta thấy một số thơ (không nhiều) của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, các nhà thơ được biết tiếng ở miền Nam trong nhóm Sáng Tạo thời trước. Thơ Mai Thảo đượm ít nhiều tính chất triết lý, thơ Thanh Tâm Tuyền là những ký ức về cuộc sống trong các trại cải t�


Chữ ký của Kelangquen
Tọa nhi luận đạo, vị chi tam công; tác nhi hành chi, vị chi sĩ đại phu.
Ngồi mà bàn đạo lý, gọi là tam công; đứng ra mà làm việc, gọi là sĩ đại phu.

Tài sản của Kelangquen
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-01-2004   #15
Ảnh thế thân của lively_ant
lively_ant
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 06-01-2004
Bài viết: 34
Điểm: 3
L$B: 6.638
lively_ant đang offline
 
Em xin bổ xung về cách làm thơ Đường luật thể thơ thất ngôn tứ tuyệt một tí xíu. Ở đây anh nói có 2 cách để gieo vần bằng, trác trong thơ như trên, nhưng cách thứ 2 có mọt tí xíu thiếu xót. Đó là câu thứ nhất của cách thứ hai ấy, ta có thể gioi vần bằng, trắc của câu thơ các chứ 2,4,6 như sau: B-B-T. tiếp theo là các câu khác bình thường.
Câu 1:B-B-T
Câu 2:B-T-B
Câu 3:B-T-B
Câu 4:T-B-T

ví dụ:
Mai khôi mai khai hoa hựu tạ
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình...


Cách gieo vần bằng, trắc của thơ lục bát anh cũng thiếu là ở chỗ có thể thay đổi được câu số 8 cảu thơ. Ví dụ, anh nói các chữ 2,4,6,8 của câu đó là theo Bằng-trắc-bằng-bằng, và tiếng thứ sáu của câu đó phải vần với tiếng thứ sáu của câu sáu chữ ở trên. Nhưng có thể biến đổi như sau: Các chứ 2,4,6,8 cảu câu 8 chữ có thể là Trắc-bằng-trắc-bằng, trong đó tiếng thứ tư phải vần với tiếng thứ sáu của câu trên.
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao


em góp ý như vậy không sai chứ nhỉ?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 31-01-2004   #16
Ảnh thế thân của thienthanbongdem
thienthanbongdem
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 26-10-2003
Bài viết: 1.800
Điểm: 135
L$B: 21.339
thienthanbongdem đang offline
 
tiểu đệ vừa sưu tầm một số cách làm thơ cũng được tiểu đệ đưa lên để các vị vào tham khảo

Luật Bằng Trắc

Âm: Âm là cách đọc của một chữ, được cấu tạo bằng một chữ, hoặc cụm chữ.

Ví dụ: Hình, Tình, Tính, Tịnh, Vĩnh, Khinh ... các chữ này đều mang âm INH, nhưng khác các phụ âm đâu và thanh.

Thanh: Nôn na mà nói thì thanh là sự khác nhau trong cách phát âm. Thanh được chia ra thành hai nhóm:
Thanh Bằng: là những từ mang dấu HUYỀN hoặc không dấu
ví dụ: Đêm, Vươn, Đền,,,,,

Thanh Trắc: Là những chữ mang những dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG
ví dụ: Tết, Tính, ngã, Hạ,,,,

Vần: là hai chữ hoặc cụm chữ vần với nhau, thường thì vần theo âm, có nghĩa là cùng âm.

ví dụ:
Anh hãy đền em một giấc mơ.
Vì em thương nhớ dạ trông chờ.
Trong mơ không thể nào ngăn cách .
Em được gần anh chẵng bơ vơ...!




Lục Bát

Lục Bát là loại thơ Sáu Tám, một câu sáu và một câu tám. Bài thơ lục bát luôn đươ.c bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ --- chữ 2 Bằng, 4 trắc, 6 Bằng
Bát= tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng
Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ.

x B x T x B(v)
x B x T x B(v) x B(v)

v= vần

ví dụ:
Ngồi chờ hết cả đêm nay(v1)
Chỉ mong anh được xuân này(v1) bình yên(v2)
Cớ sao anh lại không lên(v2, 3)
Vô tình anh lại bỏ quên(v3) tim này





Thể Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được xắp theo luật như sau:

Bốn câu được chia thành hai cặp:
Một cặp mang thanh T B T (trắc, bằng, trắc)
Một cặp mang thang B T B (bằng, trắc, bằng)

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thang Trắc Bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ hai và thứ sáu luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ tứ thì ngược lại.

ví dụ:

Yêu anh(B) nhen bé(T) dễ thương(B) ơi
Bao tháng(T) ngày qua(B) anh lỡ(T) rồi
Bóng dáng bé anh in trong óc
Gội hoài hổng sạch cô bé ơi



Hai câu đầu theo luật T,B, T và B, T, B. Được đặt xen kẽ nhau.

Thơ thất ngôn không hẳn phải gò bó vào một luật TBT BTB như trên, các bạn có thể thay đổi uyển chuyển để làm một bài thơ hấp dẫn hơn nhưng vẫn đúng luật, sau đây là một số dạng như sau:

xBxTxBx/xTxBxTx/xBxTxBx/xTxBxTx,
xTxBxTx/xBxTxBx/xBxTxBx/xTxBxTx,
xBxTxBx/xTxBxTx/xTxBxTx/xBxTxBx,
xTxBxTx/xTxBxTx/xBxTxBx/xBxTxBx ,
xBxTxBx/xBxTxBx/xTxBxTx/xTxBxTx ...v.v..

x = tự do,,,,,,sao cũng được


Bát Ngôn

+++Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết, bắt đầu từ câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần, trắc trắc, hoặc bằng bằng. cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ. Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn. chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thiệt hấp dẫn

thí dụ

Mùa xuân về đang đón những bước em
Chút hờ hững vẫn đong đầy trên lá
Con bướm vàng cánh vờn bay hối hả
Bóng lung linh trong những giọt sương mềm



Nếu tiếp đoạn thơ này thì chữ cuối của câu kế sẽ vần theo chữ cuối của câu thứ tư của đoạn trên, như BôCầuTrắng viết:

Mùa xuân về rón rén những bước êm
Sợ đánh thức một tuổi hồng say ngủ
Chợt bắt gặp những giọt tình lắng tụ
Khi bình minh chim hót gọi bên thềm

Thơ Tứ Ngôn (4 Chữ)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ hai và chữ thứ tư trong câu mà thôi.
Nếu chữ thứ hai là bằng thì chữ thứ tư là trặc và ngược lại nếu chữ thứ hai là trắc thì chữ thư tư là bằng.
Cách gieo vần củ thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo

thí dụ: cách gieo vần tiếp

Nắng cháy da người
Vườn thiếu tiếng ve
Mùa hè vắng vẻ
Từng đàn em trẻ
Nhảy nhót vui ca



thí dụ: cách gieo vần tréo

Tôi là cây cỏ
Buồn theo tháng ngày
Giáng em còn đó
Mà tựa mây bay



Trên đây là hai cách gieo vần được dùng phổ biến cho thể thơ Tứ ngôn này. Tuy nhiên, vẫn còn một cách gieo vân nữa, cách này ít ai dùng đến:

thi dụ: Cách gieo vần ba tiếng

Sao biếc đầy trời
Buồn dâng viễn khơi
Nhìn mặt biển vắng
Lòng trông bóng người




Thơ Ngũ Ngôn (5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ hai trong cần là bằng thì chữ thứ tư là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo

thí dụ: Gieo Vần Ôm: chữ thứ năm của câu hai và ba trong mỗi đoạn vần với nhau theo cùng một âm, và vì được đặt vào câu hai và ba nên được gọi là gieo vần ôm

Em có nghe hay chăng
Lá thu đang vẫy gọi
Rừng thu đang đón mời
Em về vơi hoang vắng

Em có thấy gì không
Vườn xuân đang ngóng chờ
Bóng em bước làm thơ
Cho tim ai rung động



thí dụ: Gieo vần tréo

Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm ngóng ngan về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê,,,,,,,

trích thơ Hàn Mạc Tử


Thơ Sáu Chữ

cách gieo vần của thể thơ này được chia làm hai loại: gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo còn luật bằng trắc thì chưa thấy được áp dụng theo bất cứ quy định nào

thí dụ: Vần Ôm

Nếu ngày mai em có tới
Mang cho anh đám mây xanh
Và một cơn gió trong lành
Làm hành tranh anh đi tới



thí dụ: Vần Tréo

Quê Hương là gì hả mẹ ?
Mà Cô Giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ ?
Mài ai đi cũng nhớ nhiều




Đường Thi

Thơ Đường được bắt đầu từ bên trung hoa, thời Nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong chiều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thờ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là Thơ Đường.

Thơ Đường còn được gọi là " Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp ( cặp là hai câu giống nhau theo luật BẰNG TRẮC)

Cặp 1: gồm câu một và câu tám
Cặp 2: gồm câu hai và câu ba
cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
cặp 4: gồm câu sáu và câu bẩy

Những chữ cuối của câu số 1, 2, 4, 6, và 8 là những chữ mang vần trong bài thơ và thuờng thì mang thanh BẰNG và bắt buộc phải vần với nhau theo cùng một âm, những chữ này có thể mang thanh TRẮC, nhưng chưa bao giờ thấy cả.
Những chữ cuối của những câu 3, 5,và 7 mang thanh TRẮC và KHÔNG PHẢI VẦN với nhau (nếu chữ cuối của những câu 1, 2, 4, 6, và 8 là thanh TRẮC thì có lẽ chữ cuối của những câu này mang thanh BẰNG)
Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi cũng chỉ áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu mà thôi

Nếu mở đầu bài thơ bằng TBT thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: T B T
câu 2: B T B
câu 3: B T B
câu 4: T B T
câu 5: T B T
câu 6: B T B
câu 7: B T B
câu 8: T B T

thí dụ:

Tạo Hóa vẫn bày những cuộc chơi
Để trêu để ghẹo kiếp con người
Chữ yêu người bán hai quan lẻ
Chữ khổ em mua một lượng đôi
Ðể khóc nhân tình đen đáy mắt
Ðể cười nhân thế bạc hơn vôi
Buông tay giữa chợ đời trôi dạt
Nên cuộc đời em đã bỏ rồi



Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: B T B
câu 2: T B T
câu 3: T B T
câu 4: B T B
câu 5: B T B
câu 6: T B T
câu 7: T B T
câu 8: B T B

thí dụ:

Người đời mãi gọi em nàng Thơ
Như cánh sen hồng chẳng bợn nhơ
Em đến mang niềm vui kết tụ
Em đi để nỗi nhớ giang tơ
Bao người ngày lại tìm giao cảm
Bao kẻ đêm về dệt ước mo
Ước nguyện chúc em luôn sắc thắm
Mời thời gian cát bụi hoen mờ



Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, DANH TÙ(noun) đối DANH TỪ, DỘNG TỪ (verb) đối ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ (adjective) đối TÍNH TỪ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những chữ mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên( thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình


Song Thất Lục Bát

Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việtnam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .
Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ được xắp theo luật bằng trắc như sau:

x x x x B x T(v)
x x B x T(v) x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v)

x = tự do
B = thanh Băng
T = thanh Trắc
v = vần với nhau

đây là luật thơ trong một đoạn, để có thể nối thêm đoạn nữa thì có thể theo luật sau:

câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x x x B(v) x T(v)

hoặc
câu thứ thư của đọan một: x B x T x B(v) T B(v)
Câu thứ nhất đoạn hai: x x B(v) x x x T(v)

thí dụ: (các chữ viế HOA là vần với nhau, các chữ có thêm (*) là nối liền hai đoạn)

Thủa trời đất nổi cơn gió BỤI
Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN
Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN
Nào ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀY *

Trống Trường Thành lung LAY * bóng NGUYỆT
Khói Cam Tuyền mời MỊT khúc MÂY
Chín tầng gươm báu trao TAY
Nửa đêm truyền Hịch đợi NGÀY xuất CHINH*

thơ cổ


Song Tứ Lục Bát

Hai câu đầu là bốn chữ, câu thứ ba là sáu chữ và câu cuối là tám chữ theo luật như sau:

Đoạn một
x B x T(v)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v*)
đoạn hai:
x B x T(v*)
x T x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v)

nếu như bắt đầu câu thứ nhất là T B T thì câu 4 chữ thứ hai phải là B T B, nhưng câu thu8' ba thứ tư đều là B T B như bình thường



thí dụ:

Lòng như tơ RỐI
Mặn đắng bờ MÔI
Mất nhau ta mất thiệt RỒI
Còn đây nỗi khổ mình TÔI hận LÒNG*

Tâm còn giao ĐỘNG*
Lòng còn Mãi MONG
Bóng hình vẫn giữ trong LÒNG
Người ơi có thấu lệ ĐONG nhạt NHÒA*




HaiKu

Hai-Ku có nguồn gốc từ nhật, qua các thời đại dần dần len lỏi vào nền văn hóa Viêtnam. Hiện nay loại thơ nay cũng được các nước tây phương như, Anh, Pháp, Mỹ hấp thụ.

Về hình thức thì Hai-Ku gồm ba câu và 17 âm. Ba câu được chia ra thành 5,7,5 câu năm, câu bảy, và câu năm. Không biết người Nhật viết làm sao ( no speak Japanese ) nhưng khi làm thử trong tiếng việt nguyenvq rút ra rằng có thể để cho chữ cuối của mỗi câu vần với nhau sẽ làm bài Hai-ku của bạn đọc xuôi tai hơn.

Ví dụ:
Sinh ra từ bụi cát
Đến hôm nay ta còn phiêu bạt
Bao giờ hết hoang mang



ví dụ:
Xa quê ta nhớ quê
Còn luôn mãi mong tìm đường về
Mà đường ôi sa quá



Ví dụ:
Anh luôn nhớ tên em
Yêu tha thiết một mảnh trăng hiền
Em ơi, em có biết



Trên đây là một vài bài Hai-Ku hoàn chỉnh, Hai-ku không cần dài vì chỉ là một quan niệm hoặc một ý tưởng nhỏ viết nên mà thôi. Tuy nhiên Hai-Ku được xếp vào thể thơ có ý nghĩa sâu sắc trong nền thơ văn Nhật Bản. Theo người Nhật, Hai-Ku dùng để diễn tả bốn mùa trong năm, không nhất thiết phải dùng từ ngữ về các mùa, nhưng có thể dùng hình ảnh, biểu tượng như: Tuyết cho mùa đông, hoa cho mùa xuân,,, vân vân.

Thí dụ:
Hoa tuyết còn rơi đều
Trắng ngần một cõi hồn rong rêu
Và đêm nay ta nhớ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-04-2004   #17
Ảnh thế thân của LSB-Kaiser
LSB-Kaiser
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 30-11-2003
Bài viết: 7.981
Điểm: -1798
L$B: 169.373
Tâm trạng:
LSB-Kaiser đang offline
 
[center:d45c1ac8ad]***Mấy Ðiều Kỵ Trong Thơ[/center:d45c1ac8ad]

Phép làm thơ ,có mấy điều tối kỵ không nên phạm đến :


1-Thất luật

những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng


2-Thất niêm


Câu trên đang theo luật Bằng mà câu dưới sang luật Trắc hoặc câu trên đang theo luật Trắc mà câu dưới làm sang luật Bằng

3-Lạc vận


Ðang theo vần này mà gieo sang vần khác, như như vần trên là trời mà vần dưới là mây thì gọi là lạc vận

4-Xuất vận


Người ta đã hạn định cho những cho những vần gì,mà mình dùng vần khác,thì gọi là xuất vận.


5-Trùng vận


Câu trên đã dùng một vần ,câu dưới lại dùng dùng như thế nữa thì gọi là trùng vận.

6-Cưỡng áp


Các vần gieo ép uổng, không được hiệp lắm


7-Khổ độc


Trong một bài thất ngôn,chữ thứ ba các câu chẵn,trong một bài ngũ ngôn,chữ thứ nhất các câu chẵn đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc

8-Phong yêu hạc tất

Trong thơ thất ngôn,từ thứ tư và tứ thứ bảy,trong thơ ngũ ngôn,từ thứ hai và từ thứ năm nếu trùng một âm


9-Ðối không chỉnh

Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân

10-Trùng từ hay trùng ý

Từ hay ý đã dùng rồi mà lại còn dùng nữa.


* Tài liệu tham khảo
1- Việt Nam Văn Học Sử Yếu , Dương Quảng Hàm , nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1962
2- Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên , Phạm Thế Ngũ ,nxb , Quốc Học Tùng Thư,1965
3- Nam Thi Hợp Tuyển, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, nxb Bốn Phương, 1952
4-Tìm Hiểu Các Thể Thơ, Lạc Nam ,nxb Văn Học-Hà NộI , 1996
5-Khảo Luận Về Thơ , Lam Giang, nxb Ðồng Nai, 1994
6-Thơ Văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu , nxb Văn Học-Hà Nội ,1971
7-Thơ Văn Trào Phúng Việt Nam Từ Thế Kỷ 13 Ðến 1945, Vũ Ngọc Khánh Biên soạn, nxb Văn Học-Hà Nội , 1974
8-Thơ Văn Yêu Nước (1858-1900) , Chu Thiên ,nxb Văn Học - Hà Nội , 1970
9-Chơi chữ , Lãng Nhân, nxb nam Chi Tùng Thư, 1961
10-Việt Nam Gãm Hoa ,Hương-Giang Thái Văn Kiểm, nxb Làng Văn-Canada,1997
11-Người Ham Chơi, Hoàng Phủ Ngọc Tường , nxb Thuận Hóa ,1998

Sưu Tầm
http://perso.club-internet.fr/nmchau...o/choitho.html


Chữ ký của LSB-Kaiser

Tài sản của LSB-Kaiser
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-04-2004   #18
Ảnh thế thân của LSB-Dieu
LSB-Dieu
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
ôn nhu tựa thủy
Gia nhập: 29-03-2003
Bài viết: 2.819
Điểm: 1073
L$B: 73.686.184
Tâm trạng:
LSB-Dieu đang offline
 
Em vừa đọc được 1 bài thơ theo kiểu Sắp chữ rất ngộ nên vác vào đây cho các bác thưởng thức và thử tay nghề

Hồng em nở hoa mùa đông có
Có hoa hồng nở em mùa đông
Đông có hồng mùa hoa em nở
Nở đông em hoa có mùa hồng.

<Sắp chữ mùa đông-Thi Hoàng>


Chữ ký của LSB-Dieu
Rồi mai thức giữa đời dâu bể
Khổ luỵ ngàn cơn cũng tại trần

Tài sản của LSB-Dieu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 23:29
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,25190 seconds with 15 queries