Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 22-02-2007   #10
Ảnh thế thân của LSB-NguyenPtit
LSB-NguyenPtit
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Chút xí nữa thôi à!
Gia nhập: 13-09-2006
Bài viết: 1.847
Điểm: 472
L$B: 31.478.293
Tâm trạng:
LSB-NguyenPtit đang offline
 
uhm...
mai trắng có phải là mai chiếu thủy ko?

Mai tứ quý là loại mai nở bốn mùa, tứ quý là bốn mùa , hoa ko chỉ có màu đỏ mà còn có cả màu vàng.

Nó vừa có hoa đỏ, vừa có hoa vàng, ko tạo nên được sắc xuân rực rỡ của miền Nam vào mùa Tết, có lẽ như thế mà nó ko được đem phô bày trong ngày Tết - cũng ko hẳn, bởi vì:

Gốc của nó thì rất được chuộng để ghép mai vàng, đặc biệt là ghép mai nhiều cánh.

Nghe đồn thì mai tứ quý dễ trồng, và gốc mau lớn, nên dùng nó làm gốc cho các nhành mai vàng thì rất đạt.

Mai vàng thích hợp với tiết trời của miền Nam hơn - nóng - nó chịu lạnh ko được tốt lắm nên ở Bắc thì nó đắt là đúng.

Giống như Đào, Tết này ở trong Nam cũng đắt như quỷ - được cái nó ko chỉ trồng ở Bắc, mà Đà Lạt đã có cái vườn Đào to đùng - mới thấy trên TV hôm Tết - nhưng dù như thế, nó vẫn cứ đắt

Thân!
Best regard!


Chữ ký của LSB-NguyenPtit
Đến khi có kẻ xô ta xuống vực, thì lúc đó, ta mới thực sự biết mình chết....
.

Tài sản của LSB-NguyenPtit
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-02-2007   #11
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 31.906
LSB-LyQuy đang offline
 
Lý gia chưa từng nghe thấy đến Mai Tứ Quý bao giờ cả mà chỉ nghe thấy là Hoa Tứ Quý thôi. Mai Trắng cũng chưa từng thấy mà cả đời từ lúc ba má sanh ra tới giờ gần 30 sọi rồi cũng chỉ biết có mai vàng mà thôi. Mai Vàng thì nhìn thấy tận mắt rồi chứ mai trắng thì chưa thấy bao giờ cả nên chưa thể tin đc.


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-02-2007   #12
Ảnh thế thân của LSB-NguyenPtit
LSB-NguyenPtit
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Chút xí nữa thôi à!
Gia nhập: 13-09-2006
Bài viết: 1.847
Điểm: 472
L$B: 31.478.293
Tâm trạng:
LSB-NguyenPtit đang offline
 
nếu đúng mai trắng là mai chiếu thủy thì ptit có thể cho Lý Gia xem hình được, nhưng mà phải đợi thôi, bây giờ ptit cũng chả nhớ là mai chiếu thủy nằm ở chỗ nào - có lẽ trong quê dễ tìm hơn

còn mai tứ quý thì nhà ptit có, nhưng hiện tại chỉ có thể chụp ảnh quả mai thôi, chứ hoa thì tàn hết rồi

Chỉ là hình để Lý Gia ngắm thôi, còn Lý Gia muốn sờ mó thì ptit pó tay rồi

Thân!
Best regard!


Chữ ký của LSB-NguyenPtit
Đến khi có kẻ xô ta xuống vực, thì lúc đó, ta mới thực sự biết mình chết....
.

Tài sản của LSB-NguyenPtit
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-02-2007   #13
Ảnh thế thân của LSB_congaiSG
LSB_congaiSG
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 26-09-2002
Bài viết: 1.525
Điểm: 261
L$B: 159.740
Tâm trạng:
LSB_congaiSG đang offline
 
Mai Trắng ko phải là Mai Chiếu Thủy đâu ox àh
CGSG tìm được 2 tấm này, anh Hà xem đỡ nha em ko tìm được hình mai trắng với kích cỡ lớn ( chán thế)

Mai trắng : có tên khoa học là Prunus mume Sieb ột Zuce ( hình nhỏ)

Mai Chiếu Thủy có tên khoa học là Wrightia Religiosa (hình lớn)
Hình gửi kèm
Loại File: jpg maitrang.jpg (2,9 KB, Đã tải về 7 lần)
Loại File: jpg maichieuthuy.jpg (113,2 KB, Đã tải về 5 lần)


Chữ ký của LSB_congaiSG
Con đường cũ đưa ta về lối cũ
Gái trai còn đủ thiếu được mấy tên?
Sài thành dễ đến ...... khó quên ......
Gòn bông trắng xóa nhớ tên một người ^!^


Tài sản của LSB_congaiSG
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-02-2007   #14
Ảnh thế thân của ..::XxZodijiKenxX::..
..::XxZodijiKenxX::..
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-02-2007
Bài viết: 130
Điểm: 35
L$B: 7.969
..::XxZodijiKenxX::.. đang offline
 
Đúng là thời này người ta hay dùng sai TV lém , VD: "nói dối" thì lại nói là "nói giả" >< "nói thật" .Thiết nghĩ chúng ta coần sữa chữa lại cách nói của mình đê để hok thì cứ nghe nói kiểu đóa ghê lém VD2 : "sao mà ăn nhanh thía" lại bảo là "sao mà nuốt lẹ thía" >.< . Chưa hết , roài còn có nạn chế lại tiếng nước ngoài jì jì đó như nói "đi làm" hok chịu mà lại nói "đi quốuc" (phiên âm từ work tiếng anh), chữ work cũng ko đọc cho đúng mà phải phiên âm.... pó tay luôn.


Chữ ký của ..::XxZodijiKenxX::..
Đói uống , khát ăn , mệt thức trắng..

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-02-2007   #15
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 31.906
LSB-LyQuy đang offline
 
kekeke..cám ơn Ptit và Ngọc ngố nhiều lắm. Lý gia quả nhiên mở rộng tầm mắt. Quả nhiên đúng là "đi một ngày sàng..." nha. K0 vô tồ píc này thì k0 biết đến bao giờ Lý gia mới bít trên thế gian này có cả mấy loại mai đó nữa chứ...Cám ơn nhiều nhiều!

Còn như ..::XxZodijiKenxX::.. nói thì đó chỉ là cách dùng từ của mấy ông bà dở hơi mà thôi chứ tiếng Việt làm gì có cái kiểu ấy chứ. Tất nhiên k0 thể phủ nhận chuyện VN ta "ăn cắp" khá nhiều từ của nước ngoài và hiện vẫn dùng những từ ấy một cách quen thuộc. Nhất là trong Nam á! Ví như từ "Chạy Sô" tức là từ "show" - Buổi biểu diễn hay từ "Đi Sốp Ping" thì là "Shopping" - Mua hàng...Hay có những từ khác như "Forum" có thể lại là "4fum" hay "For You" lại thành "4U"...Vậy thôi mà. Chứ còn cái kiểu như "Đi Guốc - Work"...thì đúng là bó tay...!


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-02-2007   #16
Ảnh thế thân của lữ khách vô danh
lữ khách vô danh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-11-2006
Bài viết: 295
Điểm: 34
L$B: 13.170
lữ khách vô danh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi (¯`v´¯)1+1=3(¯`v´¯) Xem bài viết
Tốt nhất là đừng viết những câu sai ,đã dùng sai là ko tốt rồt !
Nhưng hiện nay chúng ta đang sử dụng khá nhiều câu văn sai hoàn toàn đặc biệt nó lại được dùng để nói trên các phương tiện thông tin đại chúng như.... Báo ,TV.....
-Hỗ Trợ Người Nghèo :
"Hỗ Trợ" Là một Từ gốc "Hán"."Trợ" là "Giúp" Còn "Hỗ" là "Lẫn Nhau".
Vậy thì đây là một sự giúp đỡ qua lại (hai chiều).
--->Sao ko nói "Giúp Đỡ Người Nghèo" Mà lại là "Hỗ Trợ Người Nghèo"?!
-Dắt nhau :
VD:Mẹ con dắt nhau đi trong công viên
Ông già mù cùng đứa cháu dắt nhau đi hành khất.
---> "Dắt Nhau " cũng là "Dắt"qua lại (Hai chiều) Nhưng trên thực tế chỉ có :Mẹ dắt con, Cháu dắt ông.
-Cây Cổ Thụ :
Trong hán Việt Thì "thụ" có nghĩa là "cây" Ấy Vậy mà vẫn có người nói dư là "Cây Cổ Thụ".
-Đường Quốc Lộ :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ...."(Viếng Bạn _ Hoàng Lộc)
Trong tiếng Hán Việt Thì "Lộ" Có Nghĩa Là "Đường" Rồi ,Xong vẫn có nhiều người nói Dư Là :"Đường Quốc Lộ".
-Con Ông Cháu Cha :
Sao lại gọi là "Con Ông Cháu Cha " Nhỉ?!
Đáng lẽ phải là "Con Cha Cháu Ông" Chứ?! Như Vậy mới đúng thực tế.
Nhưng nghịch lý thay,trên đời Chả có ai Gọi "Con Cha Cháu Ông"cả (Trừ bin nói trong bài này )
-Cao Chạy Xa Bay :
Đoạn trên có nghĩa muốn tránh thật xa ,Nhưng tại sao lại là "Cao Chạy Xa bay"??? Đáng lẽ Phải Viết là "Chạy Xa Bay cao" Chứ !
Mấy huynh có thể nói thử xem phải giải thích sao đây?
Còn bin ,Chắc Bin cũng chỉ có thể hiểu tóm gọn là :
"Phong Ba Bão Táp Không Bằng Ngữ Pháp Việt Nam "
Rứa chớ xin hỏi bạn nếu gặp 1 cây đại thụ bạn sẽ gọi nó là chi, cây đại, hay cổ thụ, gọi rứa phải chăng thấy thiếu thiếu khó khó thế nào đó đúng không, theo tui thấy những từ ngữ được dùng ở trên chẳng có chi là sai cả, cũng không phải là lạm dụng quá đáng.
Có những thứ sờ sờ ra trước mắt bạn lại không bàn tới. Ví dụ như tui thấy người ta lạm dụng rất nhiều từ " rất là " ở ngoài Bắc í, đơn cử như cái bà MC của chương trình Ở Nhà Chủ Nhật mấy năm trước, bà í dùng quá nhiều từ " rất là" và toàn đặt những từ đó trước các danh từ và động từ thay vì phải đặt trước các tính từ, thay vì nói " cái máy chạy rất là tốt " thì bả lại nói là " cái máy rất là chạy tốt " ( chẳng hiểu nổi vì răng bà í lại trụ vững ở cái chương trình đó tới mấy năm, may mà bi chừ đã thay MC mới ), rồi người ta lại hay dùng những từ như " lễ xuất quân, lễ ra quân, mặt trận này, chiến trường nọ" mỗi lần nói về việc các sinh viên tình nguyện lên đường tham gia vào các chiến dịch Mùa hè xanh, hay các chiến dịch vv....có ai là quân nhân bộ đội ở đây mô, có ai tham gia chiến đấu chi mô, rứa mà trong các văn bản đọc diễn văn vẫn thấy ghi đầy những từ như rứa, rứa có phải là dùng sai Tiếng Việt không ?
Tui vẫn thường nghe người ta nói những câu như " hơi bị đẹp". " hơi bị hay ", vỗn dĩ từ bị ở đây được dùng để chỉ sự rủi ro, không may. Rứa thì " hơi bị đẹp", " hơi bị hay", cái hay và cái đẹp ở đây là sự rủi ro không may, ngoài í muốn chăng?
Cách đây không lâu, tui có đọc 1 bài báo có nhan đề " Nạn " cá tặc" trên hồ Gươm " hè hè, thời nay người ta cũng lạm dụng từ tặc thái quá, nào tin tặc, hải tặc, không tặc, rùi bi chừ tới báo chí là cơ quan ngôn luận, 1 cơ quan văn hóa hẳn hoi, lại dùng từ " cá tặc ", nghe thiệt tức cười!
Đó chỉ là 1 vài trường hợp nhỏ tui gặp mà thôi, trong thực tế thì còn rất nhiều sai sót trong cách dùng từ khác nữa, mà không phải chỉ những người dân bình thường, mà ngay cả các nhà văn hóa, ngôn ngữ học cũng dùng sai từ, thậm chí là lạm dụng 1 cách thái quá.
Trích dẫn:
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam
ư, hè hè, tui nghĩ vốn dĩ ngữ pháp Việt Nam mình rất chuẩn, rất ổn, chẳng có chi dữ dội lộn xộn như để bị ví như phong ba bão táp cả, chẳng qua là người ta dùng từ sai, đặt sai vị trí từ trong câu, khiến cú pháp, ngữ pháp của câu kéo trở nên lộn xộn phức tạp, rứa thôi.
Tui vốn là người học thấp hiểu hẹp, vốn từ có hạn, chỉ có đưa ra những ngu kiến rứa thôi, mong mọi người đừng chê cười !
Thân !


Chữ ký của lữ khách vô danh
Buồn như ly rượu đầy không có ai cùng cạn_Buồn như ly rượu cạn không còn rượu để say

Tài sản của lữ khách vô danh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-03-2007   #17
Ảnh thế thân của Tiểu Ma Nữ
Tiểu Ma Nữ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-02-2007
Bài viết: 5
Điểm: 13
L$B: 6.442
Tiểu Ma Nữ đang offline
 
Tại sao là " cao chạy xa bay " mà không phải là " chạy xa bay cao " ?

Chào các huynh đệ tỉ muội, hôm nay Ma Nữ mới đọc được cái topic này, thấy trong đó có vài vấn đề mà các huynh đệ vẫn chưa giải thích được được triệt để, lại thấy có vài cái " trúng tủ " ( vừa học được ) nên mạn phép đưa ra để mọi người cùng tham khảo.
I. Thứ nhất là vấn đề tại sao viết là " cao chạy xa bay" và " con ông cháu cha" mà không nói theo đúng lôgic thông thường. Sau đây là tóm tắt về đặc điểm của âm tiết tiếng Việt ( lấy trong " Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt " của Mai Ngọc Chừ, Vữ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến . Ôi, cái tiết mục ghi rõ nguồn gốc xuất xứ này mệt quá ! )
1. Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao
2. Âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa

2.1. Tuyệt đại đa số các âm tiết trong tiếng Việt đều có nghĩa
2.2. Trong tiếng Việt hiện đại 1 số âm tiết bị cho là vô nghĩa nhưng trong quá khứ chúng đều có nghĩa

VD: lè ( xanh lè ) = xanh , núc ( bếp núc ) = bếp ...
2.3. Một số âm tiết tuy chưa hẳn là 1 từ hoàn toàn độc lập như các từ đơn nhưng trong những hoàn cảnh nhất định chúng vẫn có khả năng hoạt động như 1 từ thật sự
2.4. Áp lực về ngữ nghĩa của âm tiết tiếng Việt khiến cho 1 vài âm tiết nước ngoài vốn vô nghĩa, khi vào tiếng Việt cũng được " ban " cho 1 lượng nghĩa nhất định
VD: kiểu nói tắt Itali = Ý
3. Âm tiết tiếng Việt có 1 cấu trúc chặt chẽ
Ở đây muội muốn nhấn mạnh tớ điểm 2.3 của âm tiết tiếng Việt. Chính vì đặc điểm mỗi âm tiết tiếng Việt đều có khả năng biểu hiện ý nghĩa nên người Việt có điều kiện tạo ra lối chơi chữ theo lối tách từ như có "hội mà không có nghị, có nghị mà không có quyết "... và tất nhiên " cao chạy xa bay " và " con ông cháu cha " cũng nằm trong trường hợp này. Việc tách từ kiểu này có tác dụng nhấn mạnh nên thường được dùng trong thơ ca để tạo ý nghĩa độc đáo. VD rất đặc trưng cho hiện tượng này trong thơ ca là 2 câu " Mặt sao dày gió dạn sương , Thân sao bướm chán ong chường bấy thân " của Nguyễn Du. ( dày dạn gió sương = dày gió dạn sương , ong bướm chán chường = bướm chán ong chường )
II. Thứ 2, muội muốn cung cấp cho huynh đệ cách thể hiện ra con chữ của âm vị /k/ trong tiếng Việt ( theo cách chính thống ) .
_ /k/ được viết là " k " khi đi trước các nguyên âm /i, e, ɛ ie /. VD : kì, kèn, kế, kiến ...( cái hình vuông mà các huynh đệ nhìn thấy thực ra là cái âm vị đọc là e, viết giống chữ w nhìn ngang í )
_ /k/ được viết là " q " khi đi trước âm đệm / w/. VD: quân, quen, quá ...
_ /k/ được viết là " c " trong các trường hợp còn lại, ví dụ : con cáy ...
Đấy chỉ là cách chính thống để giảng dạy cho người nước ngoài thôi ( và để dạy cho những người nghiên cứu nữa ), còn bây giờ chả mấy ai ( người Việt ) chú trọng đến mấy cái vấn đề đó.
III .Thứ 3 là muội muốn thắc mắc về tên gọi của các loài mai. Không biết ở đâu thế nào chứ ở chỗ muội thấy người ta gọi cái loài mai nhỏ nhỏ, cánh nhiều lớp, màu trắng là mai tứ quí. Tứ quí ở đây là chỉ loài mai chính là “ mai ” trong “ tùng, cúc, trúc, mai ” – 4 loài cây quí. Cũng có 1 loại mai màu đỏ và chỉ được gọi đơn giản là mai đỏ.


Chữ ký của Tiểu Ma Nữ
Hê hê , chớ đi đêm lắm kẻo có ngày gặp ... em !!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-03-2007   #18
Ảnh thế thân của Lão Tiền Bối
Lão Tiền Bối
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-03-2007
Bài viết: 69
Điểm: 33
L$B: 19.763
Lão Tiền Bối đang offline
 
Luận

Bá-tánh,

Lão t. vẫn chủ-trương sử-dụng dấu nối để tự bài-tỏ sự tôn-trọng của lão với độc-giả, nhờ vậy thấy được khá rõ-ràng nan-đề này của chư vị.

––“Giúp-đỡ người nghèo” thì quả là giúp-đỡ họ thật, vậy thì thật là nên lắm!
“Hỗ-trợ người nghèo” thì nghe như có ngầm-ý rằng làm sao cho họ nghèo thêm chăng, thật không nên!

––“Dắt nhau”: Lão chưa khi nào phải dùng dấu nối giữa hai từ này, hoặc giả trong giang-hồ có cái động-từ “dắt-nhau” với một nghĩa bóng nào đó chăng thì lão quả chưa biết. Vậy thì tùy từng khi mà xem nó đúng hay sai, dĩ ý nghịnh chí vậy.

––“Cây cổ-thụ”, “đường quốc-lộ”: Trong tân-thanh “Đoạn Trường” tiểu-thư họ Hoạn khi xin phép Hoạn phu-nhân cho ra-tay đi bắt Kiều có rằng: “...mà đường hải-đạo sang ngay thì gần.” Vậy thì thấy lối dùng chữ kiểu này đã có tự rất xa-xưa trong tiếng nói, nên không thể xem là sai được.

––“Con~ông~cháu~cha”, “cao~chạy~xa~bay”: Đây là hai cụm chẻ, chuyển thẳng ra thành “con-cháu ông-cha” và “xa-cao bay-chạy” thì thấy cái ý đen vốn không có gì, song bởi chẻ ra nên “ông-cha” thì quả rõ là ông-cha (quan-quyền) nào, “bay-chạy” thì quả rõ là bay-chạy (trốn) sao, vậy.

Hãy thử suy-nghĩ!



©LTB2007


Chữ ký của Lão Tiền Bối
La-sơn phu-tử

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:44
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07560 seconds with 16 queries