Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-02-2010   #10
Ảnh thế thân của Quỹ Nữ
Quỹ Nữ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-02-2010
Bài viết: 33
Điểm: 22
L$B: 1.953
Quỹ Nữ đang offline
 
Không nên quơ đủa cả nắm như thế chứ các ACE, nói chung cũng nhờ "Cái mớ kiến thức hổn độn" đó mà hình thành nên kiến thức để ACE lên diễn đàn mà chửi nhau í. Nói chơi cho vui thôi tôi cũng không muốn tranh cải nhau làm gì về cái việc dạy và học, mỗi quốc gia có phương pháp dạy và học khác nhau, mỗi thời kỳ, thời điểm lịch sử lại có phương pháp dạy - học khác nhau. Không thể lấy các phương pháp dạy - học của các nước tiên tiến mà áp cho Việt Nam trong 1 thời kỳ nhất định mà chỉ nên tiếp thu có chọn lọc.

Còn các tệ nạn chạy theo thành tích như học sinh lớp 5 mà chưa đọc và viết được chữ thì Bộ GD-ĐT đã chấn chỉnh.

Nói chung nền giáo dục Việt Nam ngày càng được cải thiện nhưng không thể 1 sớm 1 chiều mà trở nên tiên tiến được, cần có thời gian để ngày 1 hoàn thiện hơn. Những mặt hạn chế mà ACE nhì thấy được đó cũng chỉ là "1 con sâu trong nồi canh", chúng ta không thể phủ nhận bước phát triển vượt bậc của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.


Chữ ký của Quỹ Nữ
ĐẠO CAO 1 THƯỚC, MA CAO 1 TRƯỢNG, QUỸ CAO TRƯỢNG MỐT

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quỹ Nữ vì bài viết hữu ích này:
LungLinh (28-02-2010), Lăng Độ Vũ (28-02-2010), sao_phu08 (28-02-2010)
Cũ 01-03-2010   #11
Ảnh thế thân của vuongphi650
vuongphi650
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-02-2010
Bài viết: 28
Điểm: 7
L$B: 2.185
vuongphi650 đang offline
 
Dù bộ giáo dục có chấn chỉnh thì tệ nạn chạy theo thành tích vẫn không thể nào hết được vì nó ăn sau vào suy nghĩ của hầu hết con người Việt Nam.Ngay từ lúc đi học mẫu giáo mẹ nói rằng con phải cố gắng được điểm cao nhất lớp ( nhưng không wan tâm đến sức học và sự cố gắng của con mình)trẻ muốn được khen nên cố gắng dù là coppy, đấy cũng là một dạng chạy theo thành tích .


Chữ ký của vuongphi650
Dowload Free Graphic Design :Vector - PSD - Icon - 3Dmax - Brush PS - Stock Photo - Tutorial for 3D/PS - Footages....
http://vectorvn.net

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-03-2010   #12
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 36.419
sao_phu08 đang offline
 
Trước hết Phủ tôi xin đa tạ các vị huynh đệ tỷ muội đã góp lời , xin có vài dòng sau sẻ chia cùng các bằng hữu :

1.Phủ tôi rất vui vì thấy các bằng hữu quan tâm đến giáo dục nước nhà . Mặc dù còn nhiều bất cập và thiếu sót nhưng không thể như vậy mà phủ nhận hết nhiều thành tựu của giáo dục của nước nhà . Nước chúng ta chỉ mới mở cữa từ năm 1994 đến nay chỉ vừa tròn mười sáu năm . Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó tất nhiên có nhiều điều không thể một sớm một chiều mà " một bước lên trời " được . Chúng ta quan tâm đến tình hình nước nhà , dù bất kỳ thái độ nào , cũng đều chứng tỏ chúng ta không hề bàn quang . Phủ tôi xin đa tạ

2. Tại sao Phủ tôi lại nhấn mạnh vấn đề Sữ mà không nói đến các môn khác cũng quan trọng không kém Sử . Như Văn chẵng hạn . Mắc_Xim_Gốt_Ky có nói : " văn học là nhân học " học văn chính là học cách làm người . Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng môn Sữ vẫn quan trọng nhất . Vì sao vậy . Tôi nghĩ môn Sử mang nặng giá trị về tinh thần hơn . Ví dụ nho nhỏ thế này , nếu bạn là một người con trong nhà mà không biết tên cha mẹ mình , lại không biết ông bà của mình , cô bác của mình , nguyên quán và quê quán của mình . Như vậy có phải là bạn đã quá hờ hững với " lịch sữ riêng của gia đình " mình ? Vấn đề này không ai bắt buộc bạn nhưng bạn phải có trách nhiệm quan tâm đến nó . Mỗi gia đình chính là một đất nước thu nhỏ ( tôi nhớ ngày xưa học giáo dục công dân hình như có nghe thầy giảng gia đình là một tế bào của xã hội ) . Chúng ta là dân một nước mà lại không biết nhiều về sữ nước mình e có phải là vô tâm quá không ? . Đành rằng " người lớn " và các vị trên cao " bận nhiều việc quá " nên lơi là vấn đề dạy sữ và tạo hứng thú cho chúng ta học sử . Nhưng thiết nghĩ mỗi chúng ta nên có một " hành động " thiết thực nào đó để tự bản thân chúng ta dành chút ít thời gian cho sử nước nhà . Có nghe một nhà sử học từng nói : " Dân một nước mà không biết yêu sữ nước mình . Dân một nước mà không thấy niềm tự hào dân tộc . Họa vong quốc đó ! "

3 . Một lần nữa đa tạ chư vị bằng hữu đã bỏ chút thời gian nêu chính kiến của mình . Khả ái !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
Quỹ Nữ (01-03-2010), quyvuongcuasontrai (02-03-2010)
Cũ 01-03-2010   #13
Ảnh thế thân của Quỹ Nữ
Quỹ Nữ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 12-02-2010
Bài viết: 33
Điểm: 22
L$B: 1.953
Quỹ Nữ đang offline
 
Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa thì ít nhiều gì cũng bị ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế thị trường kể cả trong lĩnh vực giáo dục.

Để thi đậu đại học vào các ngành dễ xin việc khi ra trường như: Công nghệ thông tin, y dược, kinh tế, ngân hàng, luật v.v...thì việc dạy và học cũng tập trung vào 1 số môn như Văn, toán, lý, hóa, ngoại ngữ, tin học ....còn các môn như sử, địa ... thì ít người quan tâm, kể cả người dạy và người học.

Nhưng không vì thế mà đánh giá nền giáo dục Việt Nam là trang bị cho học sinh "1 mớ kiến thức hỗn độn được". Phải nói rằng kiến thức của học sinh, sinh viên Việt Nam tuy không chuyên sâu nhưng lại tổng hợp, những học sinh đạt loại giỏi thường giỏi đều các môn. Đây là điều ít có ở các nước trong khu vực.

Trở lại vấn đề học sử của học sinh hiện nay tôi cũng phải thừa nhận với ACE là việc dạy và học sử hiện nay còn rất yếu, có lẻ 1 phần do sự quan tâm chưa đúng mức của cấp chủ quản, 1 phần do lịch sử để lại và 1 phần do cơ chế thị trường tác động. Từ đó học sinh cũng không mấy thiết tha với môn lịch sử.

Chỉ có những người đặc biệt yêu thích môn lịch sử mới tìm tòi học hỏi môn này, còn đại đa số đều đầu tư cho các môn học thiết thực như ngoại ngữ, tin học, toán, lý, hóa ...


Chữ ký của Quỹ Nữ
ĐẠO CAO 1 THƯỚC, MA CAO 1 TRƯỢNG, QUỸ CAO TRƯỢNG MỐT

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Quỹ Nữ vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (01-03-2010)
Cũ 05-04-2010   #14
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.661
Bách Việt 18 đang offline
 
Sử học không phải là Học sử...
Ý nói muốn dậy Sử trước hết chúng ta cần có ngành khoa học về Sử đã. Thời buổi ngày nay có nhiều cơ hội để nghiên cứu và xác minh các vấn đề sử:
- Khảo cổ phát triển hơn trước nhiều. Tư liệu nhiều hơn, phương pháp cũng tốt hơn
- Di truyền học hiện đại cho phép kết luận nhiều vấn đề về nguồn gốc.
- Thành tựu của các ngành văn hóa khác (ngôn ngữ, dân tộc học, ...)
Sử học phải biết kết hợp, tận dụng những tri thức của các ngành khác để tự soi sáng cho mình.
Người Việt có 4000 nghìn năm lịch sử nhưng chỉ được dậy sử có 2000 năm vì 2000 năm trước công nguyên toàn là truyền thuyết, không biết thật giả ra làm sao, không biết chúng ta từ đâu mà ra. 2000 năm đó hẳn cũng xảy ra không ít chuyện so với 2000 năm sau này. Ấy là chưa kế 1000 năm Bắc thuộc, trừ ra thì chẳng nhẽ người Việt chỉ còn 1000 năm lịch sử?


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Bất Ảnh Vô Hồn (05-04-2010), sao_phu08 (05-04-2010)
Cũ 05-04-2010   #15
Ảnh thế thân của Bất Ảnh Vô Hồn
Bất Ảnh Vô Hồn
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Nhẫn Giả Kim Dã
Gia nhập: 13-10-2002
Bài viết: 2.061
Điểm: 1048
L$B: 14.705
Bất Ảnh Vô Hồn đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi sao_phu08 Xem bài viết
Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng môn Sữ vẫn quan trọng nhất .
Bạn Phủ à !. Nỗi niềm của bạn xuất phát từ chính câu nói của bạn đấy thôi . Nếu như thầy lang bắt bệnh thì đấy chính là nguồn cuội của bệnh, nếu cần chữa thì phải chữa từ chính chỗ đấy.
Thử hỏi các cha mẹ có con cái đi học xem, họ có quan tâm tới môn sử, môn công dân, môn thể dục.. của con mình dốt hay giỏi không. Học sinh đương nhiên phải ưu tiên môn học mà cha mẹ hay nhắc nhở. Kiểm tra toán, lý, hóa chẳng hạn thì có copy trong sách mà cứ được điểm 7 trở lên không ?. Nhưng môn sử thì có thể đấy. Năm trước không học tiết sử nào, năm học sau muốn làm học sinh giỏi môn sử thì sao, gần như chẳng liên quan mấy đến chuyện năm ngoái không học môn sử.Thậm chí chẳng bao giờ học tiết sử nào, chăm chỉ ôn 1 tháng vẫn có thể thi tốt nghiệp mà còn điểm cao là đằng khác, còn mấy môn tự nhiên thì có thể như vậy không?. Chắc chẳng dễ tý nào. Học sinh nó hờ hững với môn sử thì thầy cô liệu còn dạy được bằng tâm huyết mãi được không ? Có còn cái cảm hứng giảng dạy mãi được không?..Rồi lại từ việc thầy cô chẳng bao giờ được bố mẹ học sinh hỏi con mình học môn sử có giỏi không, học sinh thì học cho xong mà mất đi cái tâm, cái hứng..thì chính học sinh lại chẳng được học một tiết học thực sự chất lượng....Tất cả cũng chỉ vì cái ý nghĩ, học môn nào quan trọng hơn
Ngay chính cuộc sống của bạn hay tôi, có bao nhiêu phần trăm những việc chúng ta làm trong mỗi ngày xuất phát từ sự yêu thích ?! Không được nhiều lắm phải không !.Học sinh cũng thế thôi, sao mà trách họ được. Chẳng ai yêu thích được hết các môn học chứ chưa thèm nói đến chuyện có bao nhiêu phần trăm học sinh thích học được dù chỉ một môn. Nên đừng ai trách chuyện đi học mà có những môn học chỉ học ..vừa đủ. Rồi cha mẹ thì thế, thầy cô cũng thế,nhà trường thế, xã hội thế, môn học lại thế thì thử hỏi có gì lạ với hệ quá tất yếu đó.
Nếu nói đến từ " quan trọng " thì học môn nào cũng quan trọng, cũng có cái lợi ích nhất định của nó, cũng có sự cần thiết nhất định của nó tùy theo mức độ và hoàn cảnh..Và nếu phải nói môn nào là quan trọng nhất thì tớ cũng chẳng đồng tình rằng môn sử là môn quan trong nhất. Trừ chuyện đi thi TN hay DH có môn sử ra, nếu có một môn tớ học dốt đặc cán mai tớ chọn môn sử trước rất nhiều môn.Cứ thực tế mà nói, nhiều môn học khác phục vụ hữu ích cho cuộc sống hơn gấp nhiều lần môn sử. Có nhiều kiến thức để sống và làm việc tốt hơn, có ích cho xã hội hơn cũng chính là yêu nước. Có cần phải oang oang cái giọng cộng sản thì mới là yêu nước không?. Hiển nhiên hiểu biết về lịch sử dân tộc mình là điều rất nên và cần thiết. Nhưng cũng không nên sáo rỗng rồi bỏ xa thực tế để đưa môn sử lên hàng đầu .
Rất nhiều người Việt Nam tâm đắc và nể phục với lịch sử Trung Quốc hơn, nói chuyện hứng thú hơn, thấy những câu chuyện ở lịch sử TQ đáng để làm cẩm nang hơn.....Chẳng nói đâu xa chính cái trang web này cũng chẳng phải là Lương Sơn Bạc đấy sao, giọng văn các vị được coi là đức cao vọng trọng, là tài hoa ở Lương Sơn này chẳng sặc mùi hàng Tàu đấy thôi.... Nó đâu phải là vì người TQ ai ai cũng học giỏi sử . Ngẫm cho kỹ mà xem .
Cứ nghe những câu văn mẫu và sáo rỗng trên đài báo về lịch sử VN mà chán.. võ lâm, thối kinh khủng.
Tớ thấy câu nói này giá trị nhất :
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bách Việt 18 Xem bài viết
Sử học không phải là Học sử...


Chữ ký của Bất Ảnh Vô Hồn

Tài sản của Bất Ảnh Vô Hồn

Chỉnh sửa lần cuối bởi Bất Ảnh Vô Hồn: 06-04-2010 lúc 00:38.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bất Ảnh Vô Hồn vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (06-04-2010)
Cũ 06-04-2010   #16
Ảnh thế thân của Đậu Xanh Tiên Sinh
Đậu Xanh Tiên Sinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-04-2006
Bài viết: 48
Điểm: 54
L$B: 8.264
Đậu Xanh Tiên Sinh đang offline
 
Không thèm đi chọc phá thiên hạ nữa , chuyển sang hý luận chơi

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bách Việt 18 Xem bài viết
Sử học không phải là Học sử...
Ý nói muốn dậy Sử trước hết chúng ta cần có ngành khoa học về Sử đã. Thời buổi ngày nay có nhiều cơ hội để nghiên cứu và xác minh các vấn đề sử:
- Khảo cổ phát triển hơn trước nhiều. Tư liệu nhiều hơn, phương pháp cũng tốt hơn
- Di truyền học hiện đại cho phép kết luận nhiều vấn đề về nguồn gốc.
- Thành tựu của các ngành văn hóa khác (ngôn ngữ, dân tộc học, ...)
Sử học phải biết kết hợp, tận dụng những tri thức của các ngành khác để tự soi sáng cho mình.
Người Việt có 4000 nghìn năm lịch sử nhưng chỉ được dậy sử có 2000 năm vì 2000 năm trước công nguyên toàn là truyền thuyết, không biết thật giả ra làm sao, không biết chúng ta từ đâu mà ra. 2000 năm đó hẳn cũng xảy ra không ít chuyện so với 2000 năm sau này. Ấy là chưa kế 1000 năm Bắc thuộc, trừ ra thì chẳng nhẽ người Việt chỉ còn 1000 năm lịch sử?


Hì hì , cách đây ít lâu ĐX cũng có cảm thán đôi dòng về vấn đề này ở bên TGVH , cảm thán như thế này này :


Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ..... Xem bài viết
TDD nghĩ huynh cũng là người được chơn truyền giáo lý chi đó nên mới có những kiến giải sâu sắc đến vậy . Nhưng mà Lý Đạo vốn ẩn mật nhiệm mầu ,tiết lộ của Ơn Trên cũng ... mơ hồ ẩn dụ nên người đời cũng khó hiểu khó tin cho được , nên dễ sanh lòng hồ nghi phỉ báng .Quả thực là dòng Tiến Hóa liên miên bất tận , lý Hồng Nguyên đâu chỉ bấy nhiêu ! Hơn 4000 năm trước chúng ta tưởng đó là thời điểm căn cội của dân Hồng Lạc , của pháp giáo khởi nguyên của chủng Hồng Bàng , nhưng thực ra đó cũng chỉ là bàng chi của một hệ thống chu chuyển liên tục tự thời khởi thủy hồng hoang.

Các khoa học gia , nhà khảo cổ hay đa phần thiên hạ sẽ đem kiến thức thiển cận của mình mà phản bác lại điều này , bởi vì cái biết của họ còn hạn hẹp lắm,bị giới hạn trong vòng thực nghiệm khám phá kiểm chứng , nên dùng khoa học hữu vi làm sao có thể truy nguyên tận gốc cội rễ ngọn nguồn ,khi mà đã biết bao nhiêu cuộc di sơn đảo hải , bể cạn nương dâu , biết bao nhiêu nền văn minh sáng lạn rực rỡ , biết bao nhiêu giống dân , chủng tộc đã ra đời rồi dần dần tuân theo những định luật tự nhiên của Trời Đất , đến rồi đi , sanh tồn rồi hoại diệt , tan biến vào cõi hư vô , hầu như chẳng còn bao nhiêu dấu tích tại thế gian này nữa . Thêm phần Vô Hình thì tùy thời , tùy duyên , tùy phương tiện mà phân thân biến hóa vô cùng tận , ngõ hầu trợ duyên trợ lực cho cơ Đạo , cơ Đời , dùng trí phàm làm sao mà có thể thấu rõ cho tường tận ...

Đọc những lời của huynh ở trên tự nhiên thấy có chút đồng cảm tương giao nên lãng đãng đôi dòng chút gọi là ... Hì hì
Tiền thể đem qua lãng đãng tiếp với quý bạn ở LSB vậy , chia sẻ thân tình chứ hông phải là thích khoe mẽ , có mấy dòng mà cop đi cop lại hoài đâu nhe , tại thấy hợp hợp với chủ đề ở đây chứ bộ


Chữ ký của Đậu Xanh Tiên Sinh
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã ... cà tưng

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Đậu Xanh Tiên Sinh vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (06-04-2010)
Cũ 06-04-2010   #17
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.661
Bách Việt 18 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bất Ảnh Vô Hồn Xem bài viết

Thử hỏi các cha mẹ có con cái đi học xem, họ có quan tâm tới môn sử, môn công dân, môn thể dục.. của con mình dốt hay giỏi không. Học sinh đương nhiên phải ưu tiên môn học mà cha mẹ hay nhắc nhở. Kiểm tra toán, lý, hóa chẳng hạn thì có copy trong sách mà cứ được điểm 7 trở lên không ?. Nhưng môn sử thì có thể đấy. Năm trước không học tiết sử nào, năm học sau muốn làm học sinh giỏi môn sử thì sao, gần như chẳng liên quan mấy đến chuyện năm ngoái không học môn sử.Thậm chí chẳng bao giờ học tiết sử nào, chăm chỉ ôn 1 tháng vẫn có thể thi tốt nghiệp mà còn điểm cao là đằng khác, còn mấy môn tự nhiên thì có thể như vậy không?. Chắc chẳng dễ tý nào. Học sinh nó hờ hững với môn sử thì thầy cô liệu còn dạy được bằng tâm huyết mãi được không ? Có còn cái cảm hứng giảng dạy mãi được không?..Rồi lại từ việc thầy cô chẳng bao giờ được bố mẹ học sinh hỏi con mình học môn sử có giỏi không, học sinh thì học cho xong mà mất đi cái tâm, cái hứng..thì chính học sinh lại chẳng được học một tiết học thực sự chất lượng....Tất cả cũng chỉ vì cái ý nghĩ, học môn nào quan trọng hơn
Ngay chính cuộc sống của bạn hay tôi, có bao nhiêu phần trăm những việc chúng ta làm trong mỗi ngày xuất phát từ sự yêu thích ?! Không được nhiều lắm phải không !.Học sinh cũng thế thôi, sao mà trách họ được. Chẳng ai yêu thích được hết các môn học chứ chưa thèm nói đến chuyện có bao nhiêu phần trăm học sinh thích học được dù chỉ một môn. Nên đừng ai trách chuyện đi học mà có những môn học chỉ học ..vừa đủ. Rồi cha mẹ thì thế, thầy cô cũng thế,nhà trường thế, xã hội thế, môn học lại thế thì thử hỏi có gì lạ với hệ quá tất yếu đó.
Nếu nói đến từ " quan trọng " thì học môn nào cũng quan trọng, cũng có cái lợi ích nhất định của nó, cũng có sự cần thiết nhất định của nó tùy theo mức độ và hoàn cảnh..Và nếu phải nói môn nào là quan trọng nhất thì tớ cũng chẳng đồng tình rằng môn sử là môn quan trong nhất. Trừ chuyện đi thi TN hay DH có môn sử ra, nếu có một môn tớ học dốt đặc cán mai tớ chọn môn sử trước rất nhiều môn.Cứ thực tế mà nói, nhiều môn học khác phục vụ hữu ích cho cuộc sống hơn gấp nhiều lần môn sử. Có nhiều kiến thức để sống và làm việc tốt hơn, có ích cho xã hội hơn cũng chính là yêu nước. Có cần phải oang oang cái giọng cộng sản thì mới là yêu nước không?. Hiển nhiên hiểu biết về lịch sử dân tộc mình là điều rất nên và cần thiết. Nhưng cũng không nên sáo rỗng rồi bỏ xa thực tế để đưa môn sử lên hàng đầu .
Rất nhiều người Việt Nam tâm đắc và nể phục với lịch sử Trung Quốc hơn, nói chuyện hứng thú hơn, thấy những câu chuyện ở lịch sử TQ đáng để làm cẩm nang hơn.....Chẳng nói đâu xa chính cái trang web này cũng chẳng phải là Lương Sơn Bạc đấy sao, giọng văn các vị được coi là đức cao vọng trọng, là tài hoa ở Lương Sơn này chẳng sặc mùi hàng Tàu đấy thôi.... Nó đâu phải là vì người TQ ai ai cũng học giỏi sử . Ngẫm cho kỹ mà xem .
Cứ nghe những câu văn mẫu và sáo rỗng trên đài báo về lịch sử VN mà chán.. võ lâm, thối kinh khủng.
Tôi đồng ý với bạn là không nên kết tội cho học sinh không chịu học sử. Trước hết môn Sử phải tự tạo được sự hấp dẫn đối với học sinh. Sử học không phải là một chuỗi những sự kiện, nói như bạn là chẳng cần có cơ bản, cứ học thuộc lòng là xong. Quan niệm dậy học sinh như vậy không phải chỉ bây giờ mới có. Nhìn xa hơn thì phải nói sử của nước ta Tàu viết thế nào thì ta viết theo, rồi đem ra dậy con cái. Để rồi con cái tin tưởng những gì được dậy là đúng mà không có tư tưởng phân tích, phản biện những gì sử Tàu đưa ra đối với nước ta. Kết quả là chúng ta bị người Tàu... lừa bao lâu nay mà không biết.
Sử học không chỉ là những sự kiện mà là sự phát triển của văn hóa, xã hội, tức là của chính bản thân con người. Nếu đem được văn hóa xã hội vào sử sẽ tạo được sự hấp dẫn của môn học này. Và nếu xem Sử học như một môn cần có nghiên cứu, nhìn nhận, phân tích, đánh giá thì mới là học, chứ không phải học thuộc lòng.

Trích dẫn:
Các khoa học gia , nhà khảo cổ hay đa phần thiên hạ sẽ đem kiến thức thiển cận của mình mà phản bác lại điều này , bởi vì cái biết của họ còn hạn hẹp lắm,bị giới hạn trong vòng thực nghiệm khám phá kiểm chứng , nên dùng khoa học hữu vi làm sao có thể truy nguyên tận gốc cội rễ ngọn nguồn ,khi mà đã biết bao nhiêu cuộc di sơn đảo hải , bể cạn nương dâu , biết bao nhiêu nền văn minh sáng lạn rực rỡ , biết bao nhiêu giống dân , chủng tộc đã ra đời rồi dần dần tuân theo những định luật tự nhiên của Trời Đất , đến rồi đi , sanh tồn rồi hoại diệt , tan biến vào cõi hư vô , hầu như chẳng còn bao nhiêu dấu tích tại thế gian này nữa . Thêm phần Vô Hình thì tùy thời , tùy duyên , tùy phương tiện mà phân thân biến hóa vô cùng tận , ngõ hầu trợ duyên trợ lực cho cơ Đạo , cơ Đời , dùng trí phàm làm sao mà có thể thấu rõ cho tường tận ...
Nếu thời xưa khả năng của khoa học chỉ cho phép chúng ta kiểm chứng những câu chuyện một vài trăm năm thì nay cái giới hạn đó lên đến vài nghìn năm. Nhờ sự phát triển của khoa học con người ngày càng nhìn xa hơn về quá khứ, dự báo cũng xa hơn về tương lai. Như vậy có khác gì thần thánh? Đạo Việt xưa đặt con người (Nhân) trong trung tâm, ngang với Trời Đất (Tam tài), thật là một quan niệm tiến bộ ngay từ thời cổ. Vậy mà thời bây giờ bạn lại cho rằng tất cả cố gắng của con người rồi sẽ tan biến, cơ trời khó lường... Với quan niệm như vậy thì chúng ta sẽ không thể trở thành ... Con người được...


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (06-04-2010), sao_phu08 (06-04-2010)
Cũ 06-04-2010   #18
Ảnh thế thân của canhhoamongmanh
canhhoamongmanh
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 12-12-2003
Bài viết: 3.467
Điểm: 201
L$B: 56.971
canhhoamongmanh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bách Việt 18 Xem bài viết
Người Việt có 4000 nghìn năm lịch sử nhưng chỉ được dậy sử có 2000 năm vì 2000 năm trước công nguyên toàn là truyền thuyết, không biết thật giả ra làm sao, không biết chúng ta từ đâu mà ra. 2000 năm đó hẳn cũng xảy ra không ít chuyện so với 2000 năm sau này. Ấy là chưa kế 1000 năm Bắc thuộc, trừ ra thì chẳng nhẽ người Việt chỉ còn 1000 năm lịch sử?
Nghìn năm thì đã sao chứ? Mới có ngần đó mà đã chả ai quan tâm,nói gì 4000 năm trc.Ít cơ mà chất chả hơn nhiều mà loãng toẹt hay sao? Một nghìn năm cũng đủ hoành tráng và đáng tự hào lắm rồi.


Chữ ký của canhhoamongmanh
Ðẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Ðã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết lần đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chẳng nên chờ.

Em chỉ tự vệ thôi

Tài sản của canhhoamongmanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến canhhoamongmanh vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (06-04-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:13
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08570 seconds with 15 queries