Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Tàng kinh các
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Tàng kinh các Nơi lưu trữ sách dạy võ thuật, video võ thuật. Chỉ thành viên thuộc nhóm quản lý mục mới có quyền gửi bài trong mục này.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 14-12-2006   #1
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.676.363
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Ngày thi đấu cuối cùng (14/12) của đoàn TTVN: Wushu mang về thêm 3 HC Bạc




Vì chấn thương Quốc Vinh chỉ có thể có HC bạc - Ảnh: N.Nguyễn
18h chiều nay (14/12 - Giờ VN), các nội dung thi đấu cuối cùng của đoàn thể thao VN (TTVN) tiếp tục diễn ra với hy vọng vàng ở môn Wushu khi hai vận động viên Phan Quốc Vinh và Nguyễn Đức Trung đều lọt vào trận chung kết. Theo tin chúng tôi nhận được từ Doha, ở cả ba nội dung thi còn lại, đoàn thể thao VN mới chỉ nhận thêm 3 chiếc HC Bạc.
Nhà thi đấu Asprie Hall, Sport City nơi diễn ra những phần thi cuối cùng của môn Wushu có một ngày buồn bã cho dù đoàn TTVN cho dù chúng ta đã giành được 3 chiếc HC Bạc. Ước vọng vàng để cải thiện thành tích và đạt đủ chỉ tiêu đề ra khi xuất quân đã không thể trở thành hiện thực khi Phan Quốc Vinh, Nguyễn Đức Trung đều thất thủ ở nội dung tán thủ, còn Phạm Quốc Khánh thua sít sao vận động viên Trung Quốc trong bài thủ taolu.

** Ở nội dung tán thủ hạng cân 52kg, Phan Quốc Vinh chỉ giành được HC Bạc khi thất thủ trước Catalan Rene Sornito (Philippines). Dù thi đấu khá xuất sắc ở các trận đấu vòng ngoài khi liên tục thi đấu áp đảo và có nhiều đòn hiểm hóc, nhưng trước Catalan Rene Sornito, Vinh đã không còn là chính mình. Bằng chứng là trong suốt cả hai hiệp đấu, Vinh đều thua trắng trước đối thủ với tỷ số 0/5. Thua chung cuộc 0/10, Vinh đành chấp nhận đoạt HCB. Chính Chiếc HC Vàng của Catalan Rene Sornito đã góp phần giúp Phillipines đứng hạng 18 xếp ngay trên đoàn TTVN với thành tích 4 HC Vàng, 5 HC Bạc và 9 HC Đồng. Đoàn TTVN xếp ngay sau với 3 HC Vàng; 13 HC Bạc và 7 HC Đồng. Thành tích của Vinh tính đến thời điểm này là kết quả cao nhất của Wushu VN tại ASIAD 15 khi không vận động viên nào ở nội dung này giành HC Vàng.

** Ngoài Phan Quốc Vinh, Phạm Quốc Khánh cũng xuất sắc đem thêm về cho đoàn TTVN ở nội dung taolu. Bài thi xuất sắc của Khánh vào ngày hôm nay đạt 4,73đ tuy nhiên thành tích đó chưa đủ giúp anh đứng lên bục cao nhất khi vận động viên Trung Quốc - Wu Caibao đạt đến 4,85đ. Tính chung cuộc, Khánh được 9,73đ xếp thứ nhì.

Vào lúc này trận chung kết nội dung tán thủ hạng cân 65 kg giữa Nguyễn Đức Trung và võ sĩ Trung Quốc Zhao Guangyong cũng vừa kết thúc. Tương tự như Quốc Vinh, trước một địch thủ người Trung Quốc quá mạnh như Zhao Guangyong, Đức Trung dù rất cố gắng vẫn thua trắng hai hiệp với tổng tỷ số 0/10 và đành chấp nhận HC Bạc.



Nguyễn Đức Trung trên bục nhận HC Bạc - Ảnh Ngô Nguyễn


Như vậy đây là ba chiếc huy chương cuối cùng của đoàn TTVN tại ASIAD 15 lần này khi mà ngày mai (15/12) chúng ta đã không còn tham dự thi đấu ở bất kỳ nội dung nào. Thứ hạng thứ 19 có thể sẽ còn tiếp tục thay đổi khi mà trong ngày hôm nay, các môn còn lại của đại hội vẫn đang tiếp tục thi đấu.
T.Trung - H.Nam


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-12-2006   #2
Ảnh thế thân của Tong Giang Nong Fu
Tong Giang Nong Fu
-=[ Hộ Quân Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 22-10-2005
Bài viết: 796
Điểm: 381
L$B: 70.535
Tong Giang Nong Fu đang offline
 
Thật buồn cho Thể Thao Việt Nam.
Và xin bày tỏ sự kính trọng với các vận động viên đã thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo.

Những thành tích hồi Seagames thật ấn tượng, nhưng với Asiad lần này, chúng ta thêm một lần nữa biết rằng điều đó không có mấy já trị. Ở bảng tổng sắp huy chương, VN đứng sau Thái, Sing, Mã và thật nhục nhã là sau cả Phi. Biết tới bao jờ thể thao VN mới thoát khỏi tình trạng này. Nhìn ông Lê Hồng Minh kính đen râu zậm đưa quân đi zự Asiad 15 mà chán quá...

Tài sản của Tong Giang Nong Fu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-01-2007   #3
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.676.363
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Quốc tế hóa môn võ vovinam

TT - Gần như chắc chắn, vovinam sẽ là một trong những môn thi đấu chính thức tại Asian Indoor Games 2009 (Đại hội thể thao châu Á trong nhà) do VN đăng cai tổ chức. Đây là sự kiện quan trọng trên con đường quốc tế hóa môn vovinam.

Nhân vật quan trọng đã đồng ý

Tại đại hội này, VN dự kiến đăng cai 16-17 môn tại Hà Nội (2/3 số môn) và TP.HCM với kinh phí tổ chức khoảng 688 tỉ đồng. Các môn được dự kiến đưa vào chương trình thi đấu của đại hội là: điền kinh (sẽ xây mới một nhà thi đấu trong nhà), khiêu vũ thể thao, cầu mây, bơi lặn, pencak silat... và đặc biệt là vovinam (Việt võ đạo).

Theo ông Ngụy Kỷ Trung, chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á (OCA) - người có tiếng nói “nặng ký” trong việc quyết định số môn thi ở các đại hội thể thao châu Á, để được công nhận là môn thi đấu chính ở đại hội, vovinam phải có liên đoàn quốc tế (hiện đã có một liên đoàn có trụ sở tại Pháp nhưng chưa được OCA công nhận chính thức) và liên đoàn quốc gia. Ngoài ra, VN phải vận động được bốn nước tham gia thi đấu thì OCA mới thông qua (đã có 6-7 nước đồng ý với VN về việc tham gia môn thi này).

Theo tổng thư ký Ủy ban Olympic VN Hoàng Vĩnh Giang, vovinam có rất nhiều trường phái trên thế giới nhưng ban tổ chức Asian Indoor Games chỉ chọn trường phái Việt võ đạo với môn sinh ở hơn 30 quốc gia (đông nhất là môn sinh ở châu Âu) để đưa vào nội dung thi đấu.

Phải chạy thôi!

Phải chạy, bởi theo võ sư Nguyễn Văn Chiếu - chủ tịch Hội Vovinam TP.HCM, trong năm 2007 phải thành lập ngay ba liên đoàn vovinam VN, châu Á và thế giới. Ngoài ra, vovinam VN còn phải tổ chức các lớp tập huấn cho các nước, gấp rút xây dựng đội ngũ HLV thông thạo ngoại ngữ để sẵn sàng xuất ngoại hỗ trợ phát triển phong trào cho các nước. Nhưng quan trọng nhất, theo ông Chiếu, là phải xác định ngay thời gian tổ chức hội nghị bàn cải tiến về luật cho phù hợp với sân chơi quốc tế, từ đó có thể đặt làm máy chấm điểm cho các trọng tài làm nhiệm vụ trong thi đấu đối kháng.

Mặc dù có phong trào phát triển mạnh tại châu Âu, nhưng ở châu Á vovinam chỉ mới phát triển ở khoảng năm quốc gia. Campuchia đã cử võ sĩ sang học từ hơn nửa năm trước, và mới đây Thái Lan cũng ngỏ lời gửi người sang VN tập huấn. Trước thực tế này, ông Chiếu cho biết sau lớp tập huấn khoảng một tháng tại VN, hoặc cử HLV sang các nước dạy từ tháng ba, có thể sẽ tổ chức một số nội dung riêng cho các nước châu Á tại giải VĐTG diễn ra trong tháng bảy.

Ngoài những công việc trên, việc xác định địa điểm thi đấu tại TP.HCM đến nay vẫn là một dấu hỏi. Theo võ sư Võ Danh Hải, thành viên của ban thành lập Liên đoàn Vovinam VN, địa điểm sẽ là Học viện Đào tạo võ thuật cao 22 tầng sắp khởi công trên nền cũ là Trung tâm Đào tạo võ thuật TP.HCM. Nhưng theo ông Chiếu, vẫn chưa biết vovinam sẽ thi đấu ở đâu.

N.KHÔI - TR.VŨ


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB_Vô tình tiên tử vì bài viết hữu ích này:
mutsu_viênminh (17-02-2010)
Cũ 05-05-2009   #4
Ảnh thế thân của Thần Chết
Thần Chết
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Thiên Chi Kiều Tữ
Gia nhập: 19-10-2007
Bài viết: 3.111
Điểm: 200
L$B: 39.217.284
Tâm trạng:
Thần Chết đang offline
 
Người "truyền lửa" cho võ cổ truyền ở La Gi-Bình Thuận

20 tuổi mới bắt đầu những động tác cơ bản của võ cổ truyền, vì… tự ái là dân quê Bình Định mà không biết võ. Vậy rồi say mê, liên tục mang thành tích về cho phong trào địa phương, trở thành người giữ và truyền lửa cho võ cổ truyền ở La Gi; võ sư Lê Bá Toàn bộc bạch một cách chân thành cơ duyên đưa mình đến với môn võ thuật dân tộc này.



Võ sinh võ đường Lê Bá Toàn biểu diễn trong ngày thành lập võ đường
47 tuổi, nhưng trông anh rắn rỏi, khỏe mạnh và… nhanh nhẹn như thanh niên ngoài 30. Anh cười với phong thái rất… con nhà võ: Nói quê ở Bình Định, nhưng thực tế đó chỉ là nguyên quán. Còn anh sinh ra và lớn lên ở Hàm Tân cũ, và bây giờ… hộ khẩu thường trú là phường Phước Hội, thị xã La Gi, Bình Thuận. Chàng thanh niên 18 tuổi hồi đó đi học võ chỉ vì tự ái chuyện bạn bè ghẹo, thế rồi anh gặp được cố võ sư Nguyễn Bá Ngọc, cũng là người cùng quê sống ở Hàm Tân tận tình dìu dắt, huấn luyện, truyền lửa đam mê suốt 10 năm. Đến năm 1989, võ đường Lê Bá Toàn được thành lập từ nguyện vọng của thầy, và mong muốn có một nơi rèn luyện sức khỏe cho thanh thiếu niên của Phòng VHTT huyện Hàm Tân cũ. Hồi đó trăm thứ khó khăn, ngay cả sân tập cũng tạm bợ, huấn luyện viên thì quá trẻ, chưa tạo được lòng tin với phụ huynh, vốn là những ngư dân quanh năm ăn sóng nói gió với biển. Thế nhưng, lửa nhiệt tình của anh Toàn đã truyền đam mê cho lớp võ sinh ban đầu, rồi tiếng lành đồn xa. Võ đường trở thành nơi các bậc phụ huynh tin tưởng, gửi con em học võ sau những giờ học văn hóa ở trường. Bây giờ không chỉ có học sinh mà những thanh niên lao động biển, thanh niên nông thôn, người buôn bán, thậm chí cả thợ hồ cũng tìm đến võ đường Lê Bá Toàn học võ cổ truyền.
Không cầu kỳ, cũng không quá khó, do vậy mà nhiều năm nay, thanh thiếu niên La Gi say mê võ cổ truyền. Thầy Toàn dạy rất kỹ đạo đức, phong thái người học võ, phải biết lấy nhu thắng cương, học võ để làm việc nghĩa, để rèn luyện sức khỏe, tự bảo vệ mình. Hơn 20 năm phát triển, lò võ Lê Bá Toàn đã có gần 2.000 thanh thiếu niên theo học. Nhiều vận động viên trưởng thành, mang thành tích cao về cho phong trào thể dục thể thao địa phương, như VĐV Lương Văn Khương, Lê Thiện Bá Tước, Lê Ngọc Kim Khải… Chỉ riêng bảng thành tích từ năm 2000 đến nay của lò võ Lê Bá Toàn đã là 9 huy chương vàng, 25 huy chương bạc và 33 huy chương đồng tại các giải tỉnh, giải quốc gia và khu vực. Thầy Toàn thì từ năm 1993, đã mang huy chương đồng toàn quốc đầu tiên về cho võ cổ truyền Bình Thuận.
Từ ngọn lửa đầu tiên là võ đường Lê Bá Toàn, phong trào dạy và học võ cổ truyền nhân rộng ở La Gi. Đến nay thị xã có 5 điểm tập võ cổ truyền thu hút bình quân khoảng 400 võ sinh đủ các lứa tuổi mỗi năm. Có các điểm tập võ, thanh thiếu niên, học sinh có nơi rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, tránh xa những cám dỗ không lành mạnh, ông Phùng Phú Quý, Trưởng Phòng Văn hóa - Du lịch - Thể thao thị xã phấn khởi cho biết. La Gi nhiều năm là mũi nhọn đào tạo và cung cấp VĐV thành tích cao cho tỉnh. Võ sư Lê Bá Toàn được tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo lớp năng khiếu của tỉnh có phân hiệu tại La Gi. Cũng hơn 10 năm nay, anh là trọng tài quốc gia tham gia tất cả các giải võ cổ truyền cấp quốc gia, và hiện là Ủy viên Ban kỹ thuật của Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam.
30 năm học võ, 20 năm làm thầy, võ sư Lê Bá Toàn luôn nhận được sự quý trọng của học trò, bà con làng xóm và sự tin tưởng của chính quyền địa phương. Bà Nguyễn Thị Lệ Chi, Phó Chủ tịch UBND phường Phước Hội cho biết: Đáng quý nhất ở võ sư Lê Bá Toàn là gắn bó nghĩa tình với địa phương. Tất cả các hoạt động phong trào, dù chỉ ở cấp khu phố, cũng đều động viên học trò tham gia tích cực. Năm nào võ đường cũng dành 5-6 suất học bổng tặng học sinh nghèo của phường, ngoài việc dạy võ miễn phí cho hàng chục em có hoàn cảnh khó khăn. Thầy Toàn còn tổ chức một đội lân bán chuyên nghiệp, biểu diễn phục vụ các hoạt động của địa phương như dịp trung thu, lễ, tết. Ông Huỳnh Hữu Thọ, phụ huynh của một võ sinh thì cảm động: Lò võ thầy Toàn đã góp phần giáo dục con cháu chúng tôi trở thành người hữu ích.
Võ đường Lê Bá Toàn giờ là ngôi nhà chung. Học trò của anh có người đã trưởng thành, đi học tập, đi làm ăn xa nhưng mỗi năm cứ đến ngày thành lập là tụ họp, cùng dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung, một truyền nhân được cho là khai sáng võ cổ truyền Bình Định. Thầy Toàn thì luôn tâm niệm: Còn thở là tôi còn tập và dạy võ cổ truyền. Nhiều năm nay, ngoài đào tạo, anh còn tìm “truyền nhân” để võ cổ truyền trên đất La Gi không bị thất truyền.
Theo Báo Bình Thuận


Chữ ký của Thần Chết

Tài sản của Thần Chết
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Thần Chết vì bài viết hữu ích này:
mutsu_viênminh (17-02-2010)
Cũ 05-05-2006   #5
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.676.363
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Một võ sư chuyên cướp của gái làng chơi




Đối tượng Lê Tuấn Vương
Sa đà vào ăn chơi và tiêm chích ma túy, một võ sư đai đen karatedo đã nhiều lần dùng thủ đoạn “đại gia lắm tiền” đưa gái làng chơi vào nhà nghỉ rồi giả danh công an để cướp tài sản đồng thời đe dọa chủ các nhà nghỉ để cưỡng đoạt tiền.

Khoảng 20h30 ngày 26/4, Nguyễn Thị Th. (43 tuổi), trú tại Dư Hàng Kênh, An Hải, Hải Phòng, một gái "ăn sương" có thâm niên lưu trú tại địa bàn Hà Nội đang lang thang đón khách trên đường Liễu Giai, quận Ba Đình thì có một chiếc xe máy Dream II rà sát ngay cạnh.

Một người thanh niên cao to lực lưỡng, mặc bộ đồ đen, đi giày thể thao dừng xe máy lại hỏi Th. có đi chơi qua đêm hay không, sẽ bao trọn gói với giá cao. Đang "ế khách" lại nhận được "lời mời" bùi tai, Th. nhanh chóng đồng ý và bước lên xe người đàn ông này. Anh ta chở Th. đến nhà nghỉ Thanh Bình ở phố Đội Cấn, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thuê căn phòng 102 để "qua đêm".

Vừa vào phòng, thì gã thanh niên đã nhanh tay chốt chặt cửa, tắt toàn bộ hệ thống đèn ở trong phòng rồi bất ngờ dùng dây điện trói Th. lại. Hắn đánh đập Th. dã man rồi xưng danh là công an cơ động đang đi làm nhiệm vụ, nếu muốn được tha không bắt vào trại phục hồi nhân phẩm thì mau đưa hết tài sản ra nộp lại.

Sau đó, gã thanh niên này lục soát trang phục của Th. nhưng không có tiền bạc gì ngoài 1 chiếc ĐTDĐ và 1 CMND. Hắn cướp sạch những thứ này và ra điều kiện nếu Th. muốn chuộc lại chiếc ĐTDĐ và CMND thì ngay ngày hôm sau phải mang nộp cho hắn 2 triệu đồng. Tiếc của lại bị đánh đau, song sợ rằng công an thật nên Th. không dám trình báo gì mà về nhà trọ ngủ.

Sáng 27/4, Th. ra ăn sáng tại một quán phở ở phố Đội Cấn, gặp mấy người bạn hỏi vì sao bị đánh thâm tím mặt mày liền kể lại chuyện đã xảy ra. Có người dân gần đấy nghe được câu chuyện này đã điện báo cho công an phường Cống Vị.

Ngay buổi sáng 27/4, đồng chí Hà Đăng Khoa, Trưởng công an phường, đã chỉ đạo cán bộ gặp Th. để vận động khai báo về sự việc đã xảy ra, đồng thời cho trinh sát tiến hành thẩm tra về đối tượng gây án.

Qua xác minh, công an phát hiện trước đó không lâu, một phụ nữ khác tên là Lê Thị L. (35 tuổi, trú tại thị trấn Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Yên Bái) xuống Hà Nội hành nghề “bán phấn buôn hương” cũng đã bị một đối tượng có nhân dạng tương tự rủ vào nhà nghỉ Quý Hương ở phố Kim Mã Thượng, Ba Đình.

Sau khi quan hệ xong, đối tượng này đã dùng còng số 8 khóa tay L. lại, xưng danh là cảnh sát hình sự và đánh đập L. rất dã man, đồng thời cướp sạch toàn bộ tư trang bao gồm 5 chỉ vàng, 1 chiếc ĐTDĐ hiệu Samsung X460.

Xác định đây là một đối tượng hình sự manh động, có hành vi táo tợn nên Công an phường Cống Vị đã báo cáo lên trên, đồng thời vạch sẵn kế hoạch truy bắt tên cướp.

Gần trưa 27/4, nạn nhân Th. đã gọi điện thoại vào số máy của mình mà tên cướp đang giữ để xin chuộc. Trình bày mãi hoàn cảnh khó khăn, cuối cùng hắn cũng đồng ý "giảm" tiền chuộc xuống còn 1 triệu đồng, đồng thời hẹn gặp trên phố Đào Tấn.

Đúng hẹn, Th. mượn một chiếc xe máy của bạn ra phố này, gã thanh niên xuất hiện nhưng hắn không chịu nhận tiền ngay mà "điều" Th. đi theo đến cầu Dịch Vọng mới lấy tiền. Khi hắn đang cầm phong bì tiền từ tay Th. thì các trinh sát công an phường Cống Vị đã ập tới bắt quả tang.

Tại trụ sở công an, đối tượng khai tên là Lê Tuấn Vương (23 tuổi, trú tại nhà G, khu tập thể Đại học Thủy lợi, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội). Tên Vương đã khai nhận toàn bộ hành vi cướp tài sản, đánh đập các nạn nhân Nguyễn Thị Th. và Lê Thị L. Sau khi lấy được vàng của nạn nhân, hắn đem đến bán cho một hiệu vàng tại đường Hoàng Quốc Việt để lấy tiền hút hít ma túy.

Qua điều tra ban đầu được biết, Vương vốn là một võ sư karatedo, đã có đai đen nhưng vì sa đà vào ăn chơi và tiêm chích ma túy nên đã nghĩ ra cách giả danh công an cướp tài sản của gái làng chơi để sống. Cũng qua điều tra, công an đã phát hiện Lê Tuấn Vương còn thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của một số nhà nghỉ trên địa bàn.

Cụ thể là sau khi cướp ĐTDĐ cùng vàng của Lê Thị L., tên Vương còn dùng còng số 8 còng tay L. kéo xuống lễ tân nhà nghỉ Quý Hương để đe dọa lấy tiền. Khi gặp chị Trần Thị Hiền là nhân viên lễ tân nhà nghỉ đang trực ở đây, Vương đã xưng là công an cơ động bắt mại dâm, nếu nhà nghỉ muốn không bị xử lý thì phải nộp cho hắn 2 triệu đồng. Vì quá lo sợ, lễ tân Trần Thị Hiền đã phải đưa tiền cho Vương.

Tiến hành xác minh tại nhà nghỉ này và một số nhà nghỉ khác, Công an quận Ba Đình đã có đủ hồ sơ về tội danh "Cưỡng đoạt tài sản" của Vương. Ngày 3/5, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết vừa ra quyết định khởi tố bị can với Lê Tuấn Vương về các tội "Cướp tài sản" và "Cưỡng đoạt tài sản".

Theo Chí Long
Báo Công An Nhân Dân



Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB_Vô tình tiên tử vì bài viết hữu ích này:
j2hoaivi (22-10-2010)
Cũ 08-05-2006   #6
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.676.363
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Kinh doanh võ thuật: Một vốn bốn... lỗ



Cũng như một số môn thể thao khác, võ thuật TPHCM đang phát triển mạnh trong xu hướng xã hội hóa. Hàng loạt phòng tập ra đời đang phải đối mặt với vấn để lời lỗ trong hoạt động. Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn còn rụt rè và thiếu tính chuyên nghiệp.

Vốn trốn lời.

- Dạo một vòng qua các phòng tập võ thuật trên địa bàn TPHCM, chúng tôi dễ dàng nhận ra một điều: Phần lớn các phòng tập tư nhân đều do võ sư lâu năm đứng tên và trực tiếp huấn luyện. Ít ai dám bỏ tiền ra đầu tư phòng tập và thuê huấn luyện viên (HLV) về dạy.

Phần lớn các võ sư mở võ đường là vì đam mê, vì trách nhiệm đối với môn phái của mình hơn là chuyện mưu sinh. Võ sư Ngô Khắc Hoàng, chủ phòng tập bộ môn Aikido, Kendo, CLB Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1- tâm sự: “Nếu để làm giàu thì chắc không ai đầu tư vào môn võ bởi kiếm tiền trong nghề này rất khó khăn”. Điều võ sư Hoàng khẳng định hoàn toàn có cơ sở vì phòng tập của ông khai trương đã gần 3 năm nhưng vẫn chưa hoàn vốn. Tổng chi phí mà ông đầu tư khi mở phòng tập ngốn hơn 200 triệu đồng, nay chỉ mới thu hồi chưa được một nửa. Trong khi đó, học phí theo học ở đây vào loại cao nhất so với các phòng tập khác trên địa bàn TPHCM: 120.000 đồng/võ sinh/tháng. Đồng thời số lượng võ sinh theo học không phải là ít. Với mức phí đó, trung bình mỗi tháng ông Hoàng thu về 5 triệu đồng. Trừ tiền thuê sân, trả lương HLV, ông còn lại không đến 2 triệu đồng.

Tương tự như vậy, vợ chồng võ sư Lê Đình Long cũng có nhiều trăn trở khi bắt tay vào kinh doanh võ thuật. Năm 1998, vợ chồng ông vay ngân hàng 300 triệu đồng mở phòng tập võ cổ truyền bộ môn Tây Sơn Nhạn-Kim Kê, phòng tập hoạt động đến nay đã hơn 7 năm nhưng cũng mới chỉ trả nợ ngân hàng được một nửa. Võ sư Long hiện là HLV đội võ đối kháng Hội Võ cổ truyền TPHCM kiêm trưởng bộ môn Pencak Silat Q.1. Vợ ông là võ sư Nguyễn Thị Kim Loan là trưởng bộ môn Pencak Silat Q. Thủ Đức. Mở phòng tập, không thuê HLV, hai vợ chồng võ sư Long trực tiếp huấn luyện môn sinh, thời gian gần đây vợ chồng ông mở thêm hai bộ môn Pencak Silat và quyền Anh để cải thiện thu nhập. Nhưng ông Long cho biết vẫn không khá hơn được bao, nguồn thu chủ yếu vẫn là từ võ cổ truyền.

Tự đầu tư mở phòng tập thì gặp khó khăn, nhưng khi có người tài trợ cả vật chất lẫn chuyên môn thì tình hình có vẻ khả quan hơn. Phòng tập Taekwondo Việt Hàn của võ sư Hồ Tú Trinh là một thí dụ. Phòng tập của bà được ông Seong Seop người Hàn Quốc tài trợ từ đầu đến đuôi. Rộng gần 1.000 m2, phòng tập được trang bị đầy đủ mọi dụng cụ tập luyện, tổng chi phí hơn 450 triệu đồng. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên của Liên đoàn Taekwondo thế giới, ông Seong Seop trực tiếp làm cố vấn kỹ thuật, huấn luyện cho phòng tập. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là một phòng tập đạt tiêu chuẩn và khang trang vào bậc nhất ở TPHCM. Với tinh thần thượng võ và mục tiêu phát triển phong trào là chính, phòng tập không đặt nặng vấn đề tiền bạc.

“Có thực mới vực được đạo”.

- Rõ ràng việc kinh doanh võ thuật ở TPHCM đang hoạt động theo kiểu nghiệp dư. Trong thời đại mới, để phát triển võ thuật, bên cạnh đội ngũ HLV thì vấn đề tài chính cũng đóng vai trò rất quan trọng. Võ sư Nguyễn Văn Sen, Phó Chủ nhiệm CLB Võ thuật Vovinam 31 Sư Vạn Hạnh, Q.10, góp ý: “Ở VN võ mới chỉ là “nghiệp” chứ chưa là “nghề”, chúng ta chưa thực sự mạnh dạn kinh doanh trong nghề võ, cần phải nhanh chóng thay đổi cách nhìn, phải làm sao để người võ sư, võ sinh bước vào môi trường võ thuật là yên tâm cống hiến và không phải bận tâm vì cơm, áo, gạo, tiền”. Từng đi du đấu nhiều nước trên thế giới, võ sư Sen được tiếp xúc với nhiều mô hình kinh doanh võ thuật nước ngoài, ông rất tâm đắc với mô hình phát triển võ thuật của Pháp và Đức. Ông cho biết thêm: “Họ tổ chức kinh doanh võ thuật với mô hình khép kín rất chuyên nghiệp, không chỉ thu lợi từ học phí, mà phát triển nhiều dịch vụ khác tạo nguồn tài chính như sản xuất đồ thể thao, dụng cụ tập luyện, nhận hợp đồng quảng cáo thương hiệu, hợp đồng tài trợ...”.

Bàn về vấn đề này, võ sư Ngô Khắc Hoàng cũng đồng tình: “Kinh doanh trong võ thuật là điều hoàn toàn bình thường và cần được khuyến khích. Ở nước ta, võ thuật xưa nay thường gắn liền với tính nhân văn, văn hóa dân tộc nên ngại nói đến chuyện tiền bạc. Điều này sẽ đẩy lùi nhịp độ phát triển của võ thuật. Trên thế giới, nhiều nước đã có các hình thức kinh doanh rất hiện đại, ví dụ dạy võ qua mạng Internet, liên kết giữa võ thuật và các loại hình du lịch. Từ đó, một mặt thu lợi nhuận, một mặt quảng bá võ thuật và văn hóa nước nhà”.

“Có thực mới vực được đạo”- Điều đó càng được thể hiện rõ trong hoạt động võ thuật.



Hồng Cường
Nguồn: www.nld.com.vn


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB_Vô tình tiên tử vì bài viết hữu ích này:
j2hoaivi (22-10-2010), mutsu_viênminh (17-02-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:17
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09631 seconds with 15 queries