Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 17-09-2009   #10
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Phước

Vào thời nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa. Đến giữa thế kỉ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại miền Nam Việt Nam, Pháp chia Nam kì thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát Xắc. Lúc bấy giờ, Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn. Đến năm 1889, Bình Phước thuộc về tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một.

Năm 1972, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Nhưng đến năm 1976, sau khi tỉnh Sông Bé được hình thành thì Bình Phước lại thuộc về tỉnh này, cho đến năm 1997 thì mới tách ra như hiện nay.

Ngày nay, đến Bình Phước bạn sẽ có dịp thăm lại những di tích lịch sử - văn hóa như ban chỉ huy quân sự Miền ở huyện Lộc Ninh - cơ quan đầu não của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, nhà giao tế Lộc Ninh, Phú Riềng - nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản Đông Dương...

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-09-2009   #11
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bình Thuận

Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai.

- Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành.

- Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn.

- Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ.

- Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa.
- Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.
Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ.

- Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa.

- Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận.

- Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.

- Trước năm 1975: Bình Thuận có 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.

- Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.
Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.

- Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ).

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #12
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cà Mau

1- Quá trình khẩn hoang đất Cà Mau

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép: “Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn”.

Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh (Trung Quốc) chạy nạn bởi triều đình Mãn Thanh đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên (ở vùng đất Cà Mau ngày nay), tố chức mang tính chất quân sự.

Đến Gia Long thứ 7 (1808), đạo Long Xuyên được đổi ra huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên (lúc đó đất Nam Bộ có 3 dinh: dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ và một trấn Hà Tiên). Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh (lục tỉnh Nam Kỳ): Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Riêng tỉnh Hà Tiên có 3 phủ, 7 huyện, Cà Mau thuộc huyện Long Xuyên, phủ An Biên (Hà Tiên), tỉnh Hà Tiên.

2- Sự thành lập tỉnh Cà Mau qua các thời kỳ lịch sử

Để ổn định về hành chính trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Ngày 18/2/1882, một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá được hợp thành tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 9/3/1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hoà Thành, Tân thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau.

Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh 143/VN đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 2/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Tỉnh Minh Hải có thị xã Cà Mau, thị xã Minh Hải và 7 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Gía Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển.

Ngày 11/7/1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Ngày 29/12/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới: Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện.

Ngày 30/8/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94-HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước, tỉnh còn lại 2 thị xã và 11 huyện.

17/5/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 75-HĐBT đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long lấy tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước.

Ngày 17- 18/12/1984, với hai quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đổi tên huyện Năm Căn (cũ) thành huyện Ngọc Hiển (mới). Đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi (mới). Chuyển tỉnh lỵ Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Thời điểm này tỉnh Minh Hải có 2 thị xã (thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu) và 9 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển.

Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thực hiện từ ngày 1/1/1997. Tỉnh Cà Mau có diện tích 5.211 km2, dân số 1.133.747 người, gồm một thị xã (Cà Mau) và 6 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển).

Ngày 14/4/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 21 thành lập thành phố Cà Mau trực thuộc tỉnh Cà Mau.

Ngày 17/11/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 138 thành lập huyện Năm Căn và Phú Tân trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ngọc Hiển và huyện Cái Nước.

Cà Mau là vùng đất mới khai phá nên còn nhiều tiềm năng: tiềm năng của biển, của rừng, của đất. Con người Cà Mau hào hiệp, nghĩa khí như Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu tại đại hội Đảng bộ tỉnh Minh Hải tháng 7/1983: “Là một tỉnh có rất nhiều bè bạn. Mảnh đất hào hiệp và phóng khoáng này đã tiếp hàng vạn người phiêu bạt đi tìm cuộc sống trước đây. Trong hai cuộc kháng chiến, hàng vạn người khắp nước đã về đây chiến đấu và ngã xuống tại đây, để lại đây biết bao là kỷ niệm”.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #13
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cao Bằng

Cao Bằng là địa danh đã xuất hiện từ lâu đời ở nước Việt Nam. Vào thời các vua Hùng, vùng đất này thuộc bộ Vũ Định. Đến đời Lý, thuộc vào đất Thái Nguyên. Vào đầu triều Lê, Cao Bằng thuộc Bắc đạo, rồi đặt vào Ninh Sóc thừa tuyên, sau đổi thành Cao Bình phủ.
Đến thời nhà Mạc thất thế chạy lên Cao Bằng, đóng đô ở Cao Bình với 3 đời vua, tổng cộng 70 năm. Việc nhà Mạc đưa nhiều người lên cư trú tổ chức cai trị, mở các khoa thi đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội của mảnh đất biên cương này. Khi nhà Lê dẹp xong nhà Mạc mới đặt tên vùng này là Cao Bằng và không để thuộc vào Thái Nguyên nữa.
Đến thời Nguyễn, Cao Bằng được đặt làm Hiệp trấn, sau đổi thành phủ Trùng Khánh. Đến năm 1831 đặt thành tỉnh Cao Bằng, bỏ chế độ thổ mục.
Sau này ranh giới của tỉnh Cao Bằng ít nhiều có sự thay đổi. Ngày 22/12/1975 Cao Bằng hợp nhất với Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng. Đến ngày 29/12/1978, tỉnh Cao Bằng được tái lập.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #14
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đăk Lăk

Vào cuối thế kỷ XIX Đăk Lăk thuộc địa phận đại lý hành chính Kon Tum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào. Đến 22/11/1904 theo nghị quyết của toàn quyền Đông Dương Đăk Lăk được thành lập và tách khỏi Lào đặt dưới quyền cai trị của khâm sứ Trung Kỳ.

Đến 9/2/1913 Đăk Lăk trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum. Ngày 2/7/1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đăk Lăk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (buôn). Người Ê Đê có 151 làng ,người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người Mnông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng.

Trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương năm 1931, Đăk Lăk được chia làm 5 quận : Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'đrắk, dưới có 440 làng .

Ngày 15/4/1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt cao nguyên Trung Phần, trong đó có Đăk Lăk làm hoàng triều cương thổ có quy chế cai trị riêng.

Theo nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ngày 2/7/1958 ấn định tỉnh Đăk Lăk có 5 quận, 21 tổng và 77 xã .

-Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng: EaTam (10 xã), Cưkeh(4 xã), Cưewi (6 xã),Đrai sap(5 xã).
-Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lak) có 7 tổng: Đak lieng(3 xã) Yang Lak (3 xã),Krong ana (4 xã), Krông Bông(4 xã), Đak phoi (2 xã), Đak rohhyo (2 xã), Namka(2 xã).
- Quận M'Đrak có 4 tổng: Krong Jing (2 xã), Krông Hing (3 xã), Eabar(3 xã), Krong Pa(4 xã).
-Quận Đak Song có 2 tổng: Đakmil (2 xã), Đak thoc (3 xã).
-Quận Buôn Hồ có 4 tổng: Cư Đlieya( 4 xã), CưKuk(3 xã), Cư Kti (5 xã), Cư Đrê (4 xã).

Ngày 23/1/1959 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tách gần như toàn bộ quận Đăk Song của tỉnh Đăk Lăk lập ra tỉnh Quảng Đức và Đăk Lăk còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 20/12/1963 lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, Đến ngày 1/9/1965 chuyển về Thuận Hiếu, sau này lại bỏ cấp tổng nên chỉ còn cấp quận và xã.
Sau 1975 Đăk Lăk thống nhất gồm: Thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông păk , Đăk Mil, Đăk Nông, Lăk. Số huyện tăng dần đến 18 huyện. Ngày 1/1/2004 Đăk Lăk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk lăk và Đăk Nông.

Hiện nay Đăk Lăk có 14 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 13 huyện: Thành phố Buôn Ma Thuột . Các huyện : Krông Buk, Krông Pak, Lăk, Ea súp, M'đrăk, Krông Ana, Krông Bông, Krông Năng, Buôn Đôn ,Ea kar và Cư Kuin.

Ngày 26/11/2003, tỉnh Đắk Lắk được tách thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Địa bàn tỉnh Đắk Nông gần như là địa bàn tỉnh Quảng Đức cũ. Quảng Đức là tỉnh cũ thuộc Tây Nguyên, miền Nam Trung Bộ Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa. Tỉnh Quảng Đức được thành lập theo Sắc lệnh số 24-NV ngày 23/01/1959. Tỉnh Quảng Đức thành lập trên cơ sở toàn bộ phận Đăk Song, trừ tổng Đăk Lao ở phía Bắc và một phần quận Lăk từ tỉnh Đắk Lắk, cùng với một phần nhỏ tỉnh Phước Long và tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 02/1976, sau khi Việt Nam giải phóng tỉnh Quảng Đức được nhập vào tỉnh Đắk Lắk.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #15
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Điện Biên

Thuở xưa, Điện Biên có tên gọi là Mường Thanh (tên gọi này đọc theo âm Hán - Việt của từ Mường Theng, hay Mường Then có nghĩa là Mường Trời) do Hoàng Công Chất chiếm của người Lự vào thế kỷ thứ XVIII. Năm 1778, nhà Lê đặt làm châu Ninh Biên thuộc phủ Gia Hưng. Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt vào năm 1841, từ châu Ninh Biên (Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải), thuộc tỉnh Hưng Hoá (sau đổi thành tỉnh Vạn Bú).

Năm 1955, tỉnh được đặt tên là châu Điện Biên, trực thuộc Khu tự trị Đông Bắc. Tháng 12/1962, châu Điện Biên đổi thành huyện Điện Biên, thuộc tỉnh Lai Châu (cũ). Năm 1990, trung tâm tỉnh lỵ Lai Châu được chuyển về Điện Biên.

Ngày 26/9/2003, Chính phủ ra Nghị định thành lập thành phố Điện Biên Phủ (thành phố đầu tiên của vùng Tây Bắc Việt Nam).

Ngày 26/11/2003, Quốc Hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 4 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #16
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng Nai

Cũng như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai xưa là đất của Chân Lạp. Về sau, chúa Nguyễn ngoại giao với vua Chân Lạp để đưa người Việt vào đây cùng sinh sống. Từ thế kỷ 16 trở đi, do tình hình Trung Hoa loạn lạc, các tướng cũ nhà Minh nổi dậy chống triều đình Mãn Thanh bị thất bại đã trốn sang quy phục chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho họ dong thuyền vào Nam khai phá xứ này lập nên Cù Lao Phố.

Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất phương Nam, lúc này đất Đồng Nai được lập thành huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, phủ Gia Định. Năm 1802, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, vẫn thuộc phủ Gia Định. Đến năm 1808, trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định, đặt Phước Long thành phủ, đặt ra các tổng Phước Chính, Phước An, Bình An, Long Thành làm huyện. Năm 1836, Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hoà. Năm 1837, vua lập thêm hai phủ Phước Tuy và các huyện Nghĩa An, Long Khánh, Phước Bình. Vào năm 1840, vì dân số các bộ lạc ở sơn cước gia tăng, triều đình đặt thêm bốn phủ: Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Năm 1851, Tự Đức nhập hai huyện Phước Bình và Long Khánh vào các phủ Phước Long và Phước Tuy. Tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ giáp giới phía bắc tỉnh Bình Thuận, phía nam với tỉnh Gia Định, phía đông với biển Đông Hải và phía tây với Cao Miên.
Hòa ước Nhâm Tuất được ký năm 1882, triều đình nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà cho giặc. Sau đó, quân Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy.

Đầu năm 1976, hợp nhất 3 tỉnh này thành lập tỉnh Đồng Nai. Năm 1991, tách 3 huyện phía Nam lập lại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #17
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng Tháp

Thời nhà Nguyễn, vùng đất tỉnh Đồng Tháp ngày nay chỉ là một vùng sình lầy, lau sậy, cỏ dại mọc um tùm. Năm 1832, địa phận Sa Đéc thuộc tỉnh An Giang. Đến đầu thời Pháp thuộc, thành lập tỉnh Sa Đéc. Với địa thế hoang vu, chưa có người khai phá nên khu vực Đồng Tháp Mười luôn được chọn làm căn cứ của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp như: Đốc Binh Kiều năm 1862, Võ Duy Dương năm 1865

Ngày 15/4/1865, giặc đem đại quân vây kín căn cứ Đồng Tháp nhưng bị phục binh của Võ Duy Dương chận đánh ở Cái Thia liền mấy ngày đêm. Sau đó, ông rút về Cao Lãnh, rồi sang Vàm Cỏ Tây lập cứ địa, tổ chức lại hàng ngũ. Nhưng chẳng may, ông bị mắc bệnh thương hàn và từ trần.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền Thiệu chia vùng đất này thành hai tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc. Năm 1976, chính quyền cách mạng hợp nhất hai tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc thành tỉnh Đồng Tháp

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #18
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.842
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Gia Lai

Trước đây Gia Lai là vùng rừng rậm hoang vu chỉ có đồng bào Thượng sắc tộc Gia Lai sinh sống. Gia Lai trước là đạo ở Tây Nguyên.

Gia Lai trước đây là tỉnh Gia Lai – Kontum. Năm 1991 được tách ra thành hai tỉnh Gia Lai và Kontum.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:04
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07729 seconds with 14 queries