Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #172
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Vân Nga Thái Hậu

Dương Vân Nga (chữ Hán: 楊雲娥; ? - 1000) là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển giao giữa nhà Đinh và nhà Tiền Lê. Vì làm hoàng hậu, sử sách cũng nhắc tới bà với tên Dương hậu hay Dương thái hậu.

Thân thế

Sử sách không ghi rõ Dương Vân Nga sinh năm nào. Về thân thế của bà cũng có nhiều thuyết. Bà là con gái của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Tên Vân Nga là ghép từ hai chữ Vân Lung và Nga My là tên thôn quê của cha và mẹ bà. Có tài liệu viết cha bà tên là Dương Thái Huyền. Có tài liệu viết tên bà là Dương Ngọc Vân, con gái của Bình vương Dương Tam Kha (Dương Thiệu Hồng). Còn theo sách "Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc", dẫn gia phả họ Dương cho biết Dương Đình Nghệ có ba con trai là Dương Nhất Kha, Dương Nhị Kha, Dương Tam Kha. Bà là con của Dương Nhị Kha và cháu của Dương Tam Kha. Chưa rõ nguồn tài liệu nào chính xác.
Theo một bài viết thì Dương Vân Nga vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật Khánh. Đinh Tiên Hoàng dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ, sau đó đưa người con gái riêng của bà - tức em Ngô Nhật Khánh - làm vợ Đinh Liễn. Tuy nhiên, quan điểm này không vững do nhiều tình tiết không hợp lý (xem ở dưới).

Nghi án cung đình

Theo sử sách, năm Kỷ Mão 979, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn bị viên hoạn quan Đỗ Thích ám sát. Trước đó Thái tử Hạng Lang bị Đinh Liễn giết. Đinh Toàn - con Dương Vân Nga - con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi. Dương Văn Nga trở thành Thái hậu.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu gần đây có xu hướng bác bỏ giả thiết cho rằng cha con Đinh Tiên Hoàng là do Đỗ Thích giết mà đặt giả thiết thủ phạm chính là Lê Hoàn cùng với sự hậu thuẫn của Dương Vân Nga. Họ lý giải rằng Lê Hoàn muốn toan tính lấy ngôi, còn Dương Vân Nga trong cuộc tranh đua với các hoàng hậu khác để giành ngai vàng cho con trai đã cấu kết với Lê Hoàn (xem bài Đinh Tiên Hoàng).

Hoàng hậu triều Lê

Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp chính. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy quyền lực rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Vân Nga cùng Lê Hoàn tư thông nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị giết. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Năm 980, quân Tống chuẩn bị sang đánh, Dương Vân Nga cùng triều thân tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Lê Hoàn sau khi chiến thắng quân Tống lập nên nhà Tiền Lê. Dương Vân Nga trở thành một trong năm Hoàng hậu của Lê Đại Hành [1]
Bà mất năm 1000, cùng năm với con trưởng của Lê Hoàn là Lê Thâu.

Các sử gia phong kiến đặc biệt chỉ trích Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết:

"Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"

Các sử gia hiện đại có cái nhìn khác về Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập:

"...việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ... Các vị ấy không hiểu rằng đời Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt cho đến nửa đời Trần còn thế. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, không những thế mà còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn".
Dương Vân Nga và Lê Hoàn được thờ ở đền vua Lê tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình.

Xem thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0...g_V%C3%A2n_Nga

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #173
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Danh Nhân Không Tìm Thấy Tư Liệu:

- Ðặng Ðại Ðộ
- Đặng Văn Bi
- Ðinh Hòa
- Ðình Phong Phú
- Ðỗ Bí
- Đô Dương
- Ðỗ Quang
- Ðỗ Quang Ðẩu
- Ðồ Sơn
- Ðỗ Tấn Phong
- Ðỗ Thế Diên
- Ðỗ Thị Tâm
- Đỗ Tông
- Ðỗ Văn Sửu
- Ðoàn Công Hớn
- Ðoàn Nhữ Hài
- Ðông Cung Cảnh
- Dương Ngạn Ðịch
- Dương Văn Cam

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #174
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Gia Long - Nguyễn Ánh (1765-1820)

Vua Gia Long - Nguyễn Ánh, tên huý là Nguyễn Phúc Ánh, vua đầu nhà Nguyễn. Sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (8-2-1762), con thứ ba của đức Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế Nguyễn Phúc Côn và hoàng hậu Nguyễn Thị Hoàn. Ông là cháu nội chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát.
Năm Ất Mùi (1775), quân Tây Sơn chiếm Thuận Hoá, ông cùng Nguyễn Phúc Thuần (Thái Thượng vương) chạy vào Gia Định, đến khi Thái Thượng vương và Tân Chính vương chết, Nguyễn Ánh được các tướng sĩ tôn lên làm Đại Nguyên soái, quyền nhiếp chính để chống lại nhà Tây Sơn.
Năm Canh Tý (1780), ông chiếm được Gia Định, xưng vương hiệu. Năm Nhâm Dần (1782), Quý Mão (1783), ông bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại phải chạy ra đảo Phú Quốc lánh nạn.
Năm Giáp Thìn (1784), bị Tây Sơn bao vây ở Phú Quốc, ông chạy sang Xiêm (Thái Lan ngày nay) ẩn náu.
Năm Mậu Thân (1788), ông thu phục được đất Gia Định, năm Nhâm Tý (1792), ông liên hệ với các giáo sĩ nước ngoài, nhất là ủy quyền cho giám mục Pigneau de Béhaine đem Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện để chống lại nhà Tây Sơn. Pigneau de Béhaine đã ký kết với Bộ trưởng ngoại giao Pháp - Bá tước De Montmorin một hiệp ước với nhiều điều khoản bán rẻ lợi ích đất nước.
Năm Đinh Tỵ (1797), Nguyễn Ánh chiếm Khánh Hoà, Quy Nhơn .... Năm Tân Dậu (1801), ông đem quân ra đánh úp thành Phú Xuân (Huế). Trước sự suy sụp của nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đưa quân ra bình định cả đất Bắc, đến ngày 2-5 năm Nhâm Tuất (1802), ông lên ngôi lấy năm hiệu là Gia Long và tuyên bố cáo chung niên hiệu Cảnh Hưng của nhà hậu Lê, phong cho Lê Văn Duyệt làm Khâm sai Chưởng Tả quân dinh Bình Tây tướng quân, tước Quận công. Gia Long phái thượng thư Lê Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt. Vua nhà Thanh chấp nhận nhưng đổi Nam Việt thành Việt Nam để tránh nhầm với nước Nam Việt của nhà Triệu. Năm Giáp Tý (1804), nhà Thanh sai quan án sát sứ tỉnh Quảng Tây sang tuyên phong, vua Gia Long cho người đem đồ sang cống tạ và lập lệ triều cống 3 năm một lần. Bên cạnh đó, ông vẫn tỏ thái độ hoài hiếu với người Pháp.
Gia Long sai Lê Quang Định làm bộ sách Nhất thống địa dư chí gồm 10 quyển vào năm 1806, sách ghi nhận về tình hình địa lý, chính trị,.... của cả nước trên cơ sở điều tra đã thực hiện trước đó. Ông cho dựng kinh đô ở Huế, thành lập Quốc Tử Giám ở Phú Xuân để dạy con cái của các quan lại, tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn nhân tài, củng cố nền chuyên chế tập quyền, ban hành chế độ quân điền mới và bộ "Hoàng triều luật lệ" (1815), thường được gọi là "Bộ luật Gia Long" do Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành chủ biên, bộ luật này gần như lấy nguyên mẫu bộ luật của nhà Thanh (Trung Quốc). Đường sá được Gia Long chú trọng nhiều, đặt kho thóc chứa thóc gạo để phòng khi nạn đói hay mất mùa, lũ lụt,... thi hành nhiều chính sách nhằm phát triển khai phá vùng đồng bằng Cửu Long như: cho đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà,...
Sau khi lên ngôi, Gia Long đã trả thù nhà Tây Sơn một cách tàn ác, gần cuối đời ông đã bách hại một số cận thần đã theo ông từ thuở ban đầu, chẳng hạn giết Đỗ Thanh Nhân, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Câu, Đặng Trần Thường... nhưng việc làm bị đời phê phán nghiêm khắc là Nguyễn Ánh đã vì quyền lợi cá nhân và họ hàng đã để cho người nước ngoài can thiệp vào việc nội bộ nước ta mà lịch sử cho là “rước voi về dày mả tổ”.
Năm Canh Thìn (1820), ông mất, ở ngôi được 18 năm, thọ 58 tuổi, được truy tôn là Thế tổ Cao Hoàng đế. Sau khi Gia Long mất, Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #175
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Giang Cự Vọng

Giang Cự Vọng là danh thần đời nhà Đinh và Tiền Lê, không rõ năm sinh, năm mất. Năm 971 Ðinh Tiên Hoàng bắt đầu định giai phẩm các quan văn võ và tăng đạo : Giang Cự Vọng được làm Nha hiệu.
Giang Cự Vọng là người đã thảo bức Quốc thư theo lệnh của Lê Hoàn lấy danh nghĩa Vệ vương Đinh Huệ dâng vua Tống xin nối ngôi nhà Đinh, nhưng vua Tống bác bỏ. Nhưng Lê Hoàn vẫn nghiễm nhiên trị nước, sẵn sàng đương đầu với nhà Tống.
Sđd chép về Giang Cự Vọng: " ... mùa đông tháng 10 năm Canh Thìn vua sắp phái binh, trước sai nha hiệu là Giang Cự Vọng. Vương Thiệu Tộ đưa thư sang nước Tống giả làm thư của (Vệ vương) Toàn thỉnh cầu nối ngôi cha, xin ban cho mệnh lệnh chính thức, ý muốn hoãn binh nhà Tống”.
Khi làm quan ông hết lòng phù tá Lê Hoàn, nổi danh là một đại thần vì nước.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #176
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Giang Văn Minh

Giang Văn Minh là văn thần đời Lê Thần Tông (黎神宗; 1619 - 1643), tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung quê làng Mông Phụ có tên Nôm là làng Kẻ Mía, thuộc xã Đường Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phú Lộc, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc xã Đường Lâm, TP Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn 1628, năm Vĩnh Tộ thứ 10 đời Lê Thần Tông. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630), Thái bộc tự khanh (1631).
Năm 1637 Dương Hòa năm thứ 3, ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. Lúc này, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt với cả nhà Lê và nhà Mạc nhằm mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh sau khi đến Yên Kinh nay là Bắc Kinh, đã bị cản trở, phải nằm chờ ở dịch xá gần 1 năm trời.
Đến khi triều kiến, Minh Sùng Trinh (tức Minh Tư Tông, Chu Do Kiểm, được xem là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Minh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc. Đại thần nhà Minh có ra câu đối:

銅 柱 至 今 苔 已 綠
Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
(Cột đồng đến nay rêu đã xanh)


Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "銅 柱 折, 交 趾 滅 Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong). Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

騰 江 自 古 血 猶 紅
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
(Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ)


Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Bất chấp luật lệ bang giao, vua Minh đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Minh Tư Tông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và cho sứ bộ ta đem thi hài ông về nước.

Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “使不 辱 君 命, 可 為 千 古 英 雄 Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Một câu đối truy điệu Thám hoa Giang Văn Minh có viết:

Nguyên văn:

孰 不 有 生, 生 如 公 也, 其 生 如 榮 .
孰 不 有 死, 死 如 公 者,其 死 猶 生.

Phiên âm:

Thục bất hữu sinh, sinh như công dã, kỳ sinh như vinh.
Thục bất hữu tử, tử như công giả, kỳ tử do sinh.


DỊch nghĩa:

Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống
Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.


Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm.
Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #177
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Giáo Hiển

Liệt sĩ Phan Ngọc Hiển tên thường gọi là Giáo Hiển, quê ở xã Thới Bình, Cái Khế, tỉnh Cần Thơ, nay là thành phố Cần Thơ.
Ông tốt nghiệp Trường sư phạm Sài Gòn. Năm 1926, do ông tham dự lễ truy điệu đám tang Phan Châu Trinh nên bị đuổi học. Sau đó, ông được đi học lại nhưng bị theo dõi và hăm dọa. Sau khi tốt nghiệp, ông bị điều đi dạy ở vùng xa xôi hẻo lánh tại miền Tây. Năm 1931, ông dạy học ở Rạch Gốc, xã Tân An, Mũi Cà Mau nay là tỉnh Cà Mau. Tại đây, ông hết lòng giáo dục học sinh và nhân dân trong vùng về tinh thần yêu nước, đấu tranh chống áp bức bóc lột. Nhất là từ sau khi tiếp xúc với các chiến sĩ Phạm Hồng Thám, bí danh Thanh Phong, Lâm Thành Mậu tức Bảy Mậu, Văn Chung Thành tức Chín Trưởng. Khoảng tháng 3 năm 1936, ông được kết nạp vào chi bộ đảng ở thị trấn Cà Mau.
Nhờ công sức của ông, chi bộ đảng ở Cà Mau gây dựng được nhiều cơ sở vững mạnh. Đến tháng 6-1940, sau khi tiếp xúc với Bông Văn Dĩa, nhận lệnh của cấp trên, ông ráo riết tổ chức tập hợp các chiến hữu ở Hòn Khoai (một đảo nhỏ ngoài khơi mũi Cà Mau) chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do ông chỉ huy trong đêm 13 rạng sáng ngày 14-12-1940, đã bắt và giết được tên chủ đảo là Olivier và hoàn toàn làm chủ tình hình trong đêm ấy. Rạng sáng ngày 14, ông cùng các chiến hữu rút về Rạch Gốc. Nhưng sau đó, ông bị Pháp bắt vào cuối tháng 12 năm 1940.
Tháng 1 năm 1941, ông bị xử bắn tại sân vận động Cà Mau, lúc này ông mới 31 tuổi. Để ghi nhớ công lao của ông, những người chiến sĩ cách mạng, nhà báo, nhà giáo của tỉnh đã lấy tên ông để đặt cho một huyện của tỉnh Cà Mau gọi là huyện Phan Ngọc Hiển và nhiều con đường, trường học cũng mang tên ông.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #178
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Giáp Hải

Giáp Hải là danh sĩ nhà Hậu Lê (Mạc), tự Tiêm Phu, hiệu Tuyết Trai cũng có sách ghi là Tiết Trai, quê làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh nay là phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Về năm sinh, năm mất Trần Văn Giáp ghi là “Giáp Trưng (1507-1586)”.
Năm Mậu Tuất 1538, đời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên, mới 23 tuổi, cũng có sách chép 32 tuổi, đổi tên lại là Trưng nên cũng gọi là Giáp Trưng.
Ông nổi tiếng văn chương, được sĩ phu đương thời trọng vọng. Mỗi khi có việc bang giao với nhà Minh, ông thường lãnh việc đối đáp và thảo văn thư, khiến họ phải nể phục gọi là Giáp Trạng nguyên.
Tương truyền, thuở bé ông mồ côi cha, bà mẹ bán nước chè ngoài bờ sông, ông mới lên 2 tuổi, thường lủi thủi chơi ở trước sân. Một hôm, bà mẹ đi vắng, có chiếc thuyền buôn qua đó, người lái buôn không con, thấy ông ngoan ngoãn dễ thương bèn bắt cóc đem đi mất. Bà mẹ về, buồn rầu ngỡ ông đã té sông chết đuối. Về sau, ông nên người, gã lái buôn kia vẫn giấu lai lịch ông. Nhưng có người láng giềng báo kín cho ông biết sự thật và tiếc là không rõ gã lái buôn kia đã bắt được ông ở đâu. Sau khi ông đỗ đạt, ngày kia ông vâng lệnh triều đình đi điều tra một vụ án, ông tạm dừng nơi một quán bên sông. Từ thuở sơ sinh, dưới bàn chân ông có một nốt ruồi son. Ông ngồi để lộ bàn chân, bà chủ quán trông thấy, khóc òa lên. Ông ân cần hỏi duyên do. Bà chủ quán tấm tức kể chuyện đã mất con từ lúc mới lên hai tuổi và đứa con cũng có một nốt ruồi son ở dưới chân như thế, đã 24 năm qua. Và khi ấy ông 26 tuổi. Thời gian phù hợp, không còn nghi ngờ gì nữa. Mẹ con nhìn nhau cảm động. Từ ấy ông nhận mẹ, thờ mẹ rất có hiếu.
Năm Quý Tỵ 1583, đời Mạc Mậu Hợp, ông làm Thượng thư bộ Lại, tước Luân Quận Công, gia thăng Thiếu bảo, ông cố xin từ nhượng mà không được. Năm sau, lại được trông coi cả 6 bộ, kiêm Đông các đại học sĩ, coi cả việc ở tòa Kinh diên.
Bấy giờ, chính sự nhà Mạc đã suy, trong nước biến loạn nhiều. Ông lắm lần xin về hưu, nhưng vua không chấp thuận. Rồi lại thăng Thái bảo, tước Sách Quận Công, sau đổi là Đệ Quốc Công.
Trong tờ biểu xin về trí sĩ, ông có câu:

“Ư kính ư trung, duy cầu thần đạo sở chỉ chi địa; Nhi tác nhi tức, nguyện an đế lực hà hữu chi hương”.

Nghĩa:

“Ở kính trong cung mong trọn đạo làm tôi; lúc làm lúc nghỉ, an phận dân lành”.

Đến năm Bính Tuất 1586, ông 70 tuổi mới được về nghỉ hưu. Hai năm sau, vào năm Mậu Tý 1588, đời Mạc Hậu Hợp, ông mất, thọ 72 tuổi.

Trong lúc đang làm quan tại triều, ông có soạn một bộ Ứng đáp bang giao cũng gọi là Bang giao bị lãm gồm 10 quyển ghi các công văn ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc. Về sách này, Phan Huy Chú ghi chép rõ hơn: “Ứng đáp bang giao, 10 quyển; Giáp Trưng, trạng nguyên triều Mạc soạn, ghi chép những giản trát (thư từ) biểu văn [về việc giao thiệp giữa ta và Trung Quốc] của các triều đại. Nay [đời Phan Huy Chú] còn 3 quyển”.

Trong Nhân vật chí, ở truyện Giáp Trưng, Phan Huy Chú chỉ ghi là “Bang giao tập”. Về sách Bang giao của Giáp Trưng, sách Công dư tiệp kí ghi tên là Cổ nhân bang giao tập không ghi số quyển. Sách Liệt truyện đăng khoa bị khảo, Kinh Bắc, Phượng Nhỡn, có nói đến tên sách Tuy bang tập của Giáp Trưng. Bài của L. Cadière và P. Pelliot, số 154 (BEFEO., T, IV) có ghi một tên sách: Bang giao bị giao lục sách chép của Thư viện Nội các Huế (1904), ghi là 8 quyển, là sách chép việc giao thiệp giữa ta với Trung Quốc về năm 1789-1790.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #179
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Gilbert Chiếu

Gibert Trần Chánh Chiếu hay còn gọi là Gibert Chiếu (1868-1919), bút hiệu Tố Hộ và Trần Nhựt Thăng là một nhà văn, nhà báo và nhà cải cách tại miền Nam Việt Nam.
Ông sinh tại làng Vân Tập, sau đổi là Vĩnh Thanh Vân, tỉnh Rạch Giá (hiện là tỉnh Kiên Giang). Cha ông là Trần Thọ Cửu, hương chức trong làng.
Tuy mang quốc tịch Pháp, ông là một người yêu nước. Từ năm 1900 đến năm 1906, ông giao du và hoạt động với nhiều nhân vật trong phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân như Trương Khắc Ninh và Trương Duy Toản và thành lập Hội Minh Tân công nghĩa chống lại thực dân Pháp. Vì hoạt động bí mật và cạnh tranh thương mại, nên ông bị người Pháp theo dõi.
Năm 1907, ông là chủ bút của những tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên như Nông cổ mín đàm và Lục Tỉnh tân văn để tuyên truyền tư tưởng duy tân cứu nước.
Từ năm 1906 đến năm 1908 ông vận động được 100 thanh niên sang Hồng Kông và gặp Phan Bội Châu để bàn việc tổ chức và gởi các học sinh miền Nam và theo Công giáo sang Nhật Bản. Phong trào Đông Du kéo dài cho đến khi Nhật Bản thỏa hiệp với Pháp đầu năm 1908 thì bắt đầu trục xuất các sinh viên Việt Nam về nước.
Tháng 10 năm 1908 ông bị bắt cho đến tháng 4 năm 1909 ông mới được thả ra, sau đó ông vẫn hoạt động bí mật trong phong trào Đông Du.
Ông mất tại Sài Gòn năm 1919.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố và chợ đầu mối mang tên ông là chợ Trần Chánh Chiếu.


Danh Nhân Không Tìm Thấy Tư Liệu:

- Giản Ðịnh Ðế

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #180
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.469
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Đặc (? - ?)

Hà Đặc (? - ?), tù trưởng dân tộc Tày, một phụ đạo huyện Phù Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Có công truy quét tàn quân Nguyên rút chạy về nước trong cuộc Kháng chiến chống Nguyên 1285. Ông dùng hình nộm tổ chức nghi binh, lập trận địa giả. Quân giặc sợ phải rút lui. Thừa thế ông cho quân truy quét giặc đến A Lạp. Bị tử trận.

Năm 1285, quân xâm lược Mông - Nguyên bị quân ta đánh bại phải rút về nước, đạo quân của Nạp Tốc Lạt Đinh trên đường rút chạy về Vân Nam, chúng đi qua vùng Phù Ninh, Hà Đặc đã đem quân chặn đánh khiến chúng phải co cụm lại tìm cách đối phó. Cùng với võ công, ông đã khéo léo dùng mưu đánh vào tâm lý quân địch như vận động nhân dân trong vùng lấy tre đan thành những người khổng lồ, cho mặc áo và đêm đêm dẫn ra, dẫn vào, lúc ẩn, lúc hiện, khiến cho địch quân tưởng có thiên binh, thiên tướng xuống giúp sức cùng quân dân Đại Việt đánh chúng. Ông lại cho đục thủng những thân cây to trong rừng và cắm những mũi tên lớn vào, làm cho quân giặc càng hoang mang tưởng rằng ở vùng này có những người khổng lồ sinh sống bắn được những mũi tên cứng xuyên cây to nên chúng hết sức lo sợ không dám tự do đi lại. Lợi dụng lúc quân địch hoang mang dao động, ông cho quân dân binh đến lập kích phá tan doanh trại của chúng. Quân giặc thua to, tháo chạy, ông cho quân làm cầu phao bắc qua sông truy đuổi. Chẳng may ông bị trúng tên và tử trận.

Cùng với Hà Đặc, người em của ông là Hà Chương cũng đã mưu trí, dũng cảm, góp phần không nhỏ vào chiến công chung. Ông đã dẫn quân dân binh cùng với anh dồn đánh quân Mông - Nguyên khắp nơi trên vùng Phù Ninh. Trong quá trình truy đuổi địch quân, chẳng may ông bị bắt. Nửa đêm, nhân lúc giặc sơ ý, ông đã lấy cờ xí, quần áo giặc mặc vào người rồi thoát khỏi ngục, trốn về. Sau đó, ông cho quân dân binh mặc quần áo đó, giả làm quân Mông - Nguyên, khiến chúng bị lừa và quân của ông bất ngờ đánh úp từ hai phía, quân địch tan vỡ, phải bỏ doanh trại tháo chạy. Tên tuổi của hai anh em Hà Đặc, Hà Chương được chính sử ghi chép. Hai ông cũng được nhân dân lập đền thờ.

Chiến công của hai anh em, hai thủ lĩnh người dân tộc thiểu số Hà Đặc, Hà Chương đã góp phần tấu lên khúc nhạc đặc sắc trong bản anh hùng ca thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đó là sự đoàn kết các dân tộc anh em sẽ tạo nên sức mạnh đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.


Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:38
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09256 seconds with 14 queries