Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #199
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Hảo Hớn (1926-1967)

Hồ Hảo Hớn là liệt sĩ, bí danh Hai Nghị, sinh ngày 15-10-1926 tại tỉnh Bến Tre.
Ông nhiệt tình yêu nước, tham gia cách mạng từ năm 1946. Sau hiệp định Genève, ông được phân công tác ở bộ phận trí vận và dạy học ở một số trường tư thục ở Sài Gòn.

Năm 1960, cơ sở bị lộ, ông được tổ chức rút vào khu.
Năm 1962, ông là Bí thư Ban cán sự Sinh viên Học sinh Sài Gòn. Năm 1963, trở vào Sài Gòn hoạt động. Đến năm 1965, ông là Phó bí thư khu đoàn Sài Gòn Gia Định, rồi Bí thư Thành đoàn Thanh niên Lao động (1967).

Tháng 10-1967, ông bị bắt ở gần bót Bà Hòa và hy sinh tại đây, hưởng dương 41 tuổi.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #200
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Học Lãm (1883 - 1942)

Hồ Học Lãm là chí sĩ cận đại, tự Hinh Sơn, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Ông nhiệt tình yêu nước, từ năm 1906, hưởng ứng phong trào Đông du, Duy tân sang Nhật Bản học tập. Ít lâu sau, du học sinh ở Nhật bị giải tán và trục xuất, ông sang Trung Quốc, ngụ ở Bắc Kinh đưa thư trình đô thống Lục quân là Đoàn Kỳ Thụy và được vào học trường võ bị Bắc Kinh.

Ông tốt nghiệp trường võ bị và trở thành một sĩ quan trong quân đội Trung Quốc; nhưng lòng ông bao giờ cũng hướng về Tổ quốc, căn nhà ông ở là một cơ sở tiếp đón các đồng chí Việt Nam đến sinh hoạt. Ông là ủy viên huấn luyện cho Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu.

Đời ông, được hầu hết các sĩ phu quý trọng, thương mến. Ông có bài thơ trường thiên cảm tác về nỗi xót xa của người dân mất nước dưới ách thống trị của bọn cướp nước.
Năm 1942, ông mất tại Quế Lâm (Trung Quốc).

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #201
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Huấn Nghiệp (1829 – 1864)

Hồ Huân Nghiệp (Kỷ Sửu 1829 – Giáp Tý 1864), tên chữ là Thiệu Tiên,là một nhà giáo tận tụy, một gương mặt tiêu biểu, thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên trên đất Gia Định xưa.

Hồ Huân Nghiệp, quê ở làng An Định, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

Ông nội ông là Ký lục (như chức Tuần phủ) Hồ Văn Thuận. Cha ông là Hồ Lợi, một danh sĩ có khí tiết. Nhờ vậy, từ nhỏ Hồ Huân Nghiệp được chăm sóc, dạy dỗ chu đáo. Lớn lên, Hồ Huân Nghiệp, cũng như cha, ông nổi tiếng văn hay chữ đẹp, sống có khí tiết, được nhiều người kính trọng.

Khi cha mất, ông Nghiệp làm nhà bên cạnh mộ, để vừa trông nom mộ, vừa dạy học trò và nuôi mẹ. Bọn trộm thấy nhà ông ngăn cản đường qua lại của chúng nên đốt cháy. Ông cùng học trò làm nhà lại, bọn trộm thấy ông thành thực nên tìm ngã khác.[3] Vì có mẹ già, năm 30 tuổi, dù có khoa thi nhưng ông không thi, để ở nhà phụng dưỡng mẹ.
Khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ (1859), và rồi quan quân nhà Nguyễn cứ liên tiếp bị thua trận, khiến Trương Định phải lui về đóng quân ở Tân Hòa (Gò Công), hội các nhân sĩ để định kế hoạch xướng nghĩa. Trước cảnh “nước mất, nhà tan”, Hồ Huân Nghiệp đưa mẹ về Chợ Đệm (xã Tân Túc, Bình Chánh, TP. HCM), lấy vợ để mẹ có người phụng dưỡng rồi hăng hái đi theo và được giao chức Tri phủ Tân Bình (chính quyền bí mật trong vùng Pháp chiếm), để chung lo việc điều động binh lính và tiếp tế lương thực cho quân kháng chiến.

Khi Gò Công bị Pháp tấn công, bản doanh Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị trọng thương và đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh, thì ông Nghiệp vẫn cùng Phó lãnh binh Huỳnh Trí Viễn và Quản cơ Mạnh, lãnh đạo nghĩa quân gồm các trai làng Tân Túc, Tân Kiên, Tân Tạo, Tân Nhựt, Tân Bửu, An Lạc, An Phú Tây và Bình Chánh đã đánh địch nhiều trận, nổi tiếng nhất là trận đánh vào Ngã ba Cai Tâm, trên sông Chợ Đệm năm 1886, gây cho đối phương nhiều thiệt hại, mở rộng đường cho nghĩa quân Trương Quyền (con Trương Định) từ miền Đông rút về Bến Lức.

Mãi sau Pháp dò biết được, vào ngày 17 tháng 4 năm 1864, quân Pháp ập đến bắt ông, giải về huyện lỵ cũ huyện Tân Bình. Sau nhiều lần chiêu dụ không thành, thực dân Pháp quyết định hành quyết ông. Năm ấy, ông Nghiệp mới 35 tuổi.

Sau khi Hồ Huân Nghiệp mất, người vợ trẻ sinh cho ông một đứa con trai.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #202
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Ngọc Cẩn (1976 - 1948)

Hồ Ngọc Cẩn là giám mục Thiên Chúa giáo, tác giả, quê ở làng Ba Châu, tỉnh Thừa Thiên nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tên thánh của ông là Dominique Marie, là giám mục người Việt đầu tiên phụ trách giáo phận Bùi Chu.

Thuở nhỏ ông xuất gia tu học ở Tiểu chủng viện An Ninh, Quảng Trị (năm 1889); sau đó (1896) vào học tiếp ở Chủng viện Phú Xuân (Huế). Năm 1902, ông được thụ phong linh mục.

Ban đầu ông giữ chức Trợ tế ở giáo xứ Vạn Quý tỉnh Quảng Trị. Năm 1907, ông giữ chức cha sở giáo xứ Vạn Lễ tỉnh Quảng Bình.

Từ năm 1910 đến năm 1925, ông về làm Thầy giảng ở Tiểu chủng viện An Ninh. Sau đó được Giám mục Allys giao ông trông coi một giáo đoàn mới thành lập có tên là Institution des Petits Frères du Sacaré Coeur (Giáo đoàn các tiểu sư huynh dòng Thánh Tâm) ở Thiên An (Huế). Ở đây ông mở ba trường tiểu học bổ túc do các sư huynh trong Giáo đoàn đảm nhận giảng dạy (một ở Kim Long, Phú Cam và Lại An) cho các chủng sinh trước khi vào Chủng viện.

Năm 1935, ông được Tòa thánh bổ nhiệm Giám mục Trợ tá cho Đức cha Tổng giám mục Munagorie ở Bùi Chu Nam Định, đến năm 1939, khi Tổng giám mục Munagorie mất, ông được tấn phong chức Tổng giám mục đại lý.

Ông là tác giả nhiều sách đạo và giáo khoa, như các sách về ngữ pháp La Tinh và tiếng Pháp, sách giáo khoa Toán và Văn học Việt Nam ra đời sớm nhất ở Trung Kỳ.

Ông mất ngày 27-11-1948 tại Tòa Giám mục Bùi Chu, hưởng thọ 72 tuổi.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #203
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446)

Hồ Nguyên Trừng - 胡元澄 còn gọi là Lê Trừng, tự là Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông. Ông là con trai của Hồ Quý Ly - 胡季犛, anh của Hồ Hán Thương.

Chính ông có ý nhường ngôi cho em Hồ Hán Thương, nhưng anh em vẫn có điều bất hoà. Hồ Quý Ly từng khuyên anh em ông:

“Thiên giả phú, địa giả tải,
Huynh đệ nhị nhân như hà bất tương ái?
Ô hô! ai tai hề ca khảng khái”.


Dịch:

Trời thì che, đất thì chở,
Anh em hai người sao chẳng niềm nở.
Ô hô! Xót thay chừ lời ca trăn trở!

(Vì biết chuyện và đem lời răn trên đây truyền ra ngoài cho thiên hạ biết, viên cận thần Nguyễn Ông Kiều bị Quý Ly giết).

Trước đó, khi phụ thân của ông chưa lật đổ nhà Trần, dưới triều Trần Thuận Đế, ông phụ trách Thượng Lân tự - một quan thự chuyên xét xử việc ngục tụng mà các đời trước gọi là Viện Đăng văn kiểm pháp. Năm Kỷ Mão (1399), đời Trần Thiếu Đế, ông giữ chức Tư đồ.

Nhà Hồ được dựng lên, ông giữ chức Tả tướng quốc. Mặc dù bề ngoài tỏ ý thần phục nhà Minh, nhưng ông, cha và em ông vẫn nghĩ cách chống đối, củng cố chủ quyền độc lập. Thời thế không thuận lợi, đến ngày 12-5 Âm lịch năm Đinh Hợi (1407), cả ba cha con ông và người cháu là Hồ Nhuế (con Hồ Hán Thương) đều bị quân Minh bắt giải về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc).

Minh Anh Tông phong cho ông chức Tả thị lang bộ Công, Chính nghị đại phu tư trị doãn. Lại nữa, vua Minh không thừa nhận gia đình ông là dòng dõi Ngu Thuấn, bắt buộc phải đổi họ khác, ông đổi lại là Lê Trừng.

Sống cảnh lưu đày nơi đất khách, ông có sáng chế súng thần công, loại trọng pháo khiến Trung Quốc được tiếng là phát minh khí giới chiến tranh.

Nam Ông mộng lục (1 cuốn) do ông soạn tại Trung Quốc (tên tác giả ghi trên sách: Lê Trừng) in trong bộ tùng thư Hàm phân lâu bí kíp, t. IX, in ảnh theo bản viết tay cũ từ đời Minh.

Sách không chia số quyển, trong mục lục có đề 31 thiên mục, nhưng kiểm lại trong sách như sau đây, chỉ có 28 thiên mục mà thôi; thiếu ba mục, sau mục 23 là: Mệnh thông thi triệu, Thi chí công danh; Tiểu thi lệ cú. Mỗi mục nói một chuyện, đã xảy ra ở Việt Nam về đời Lý, Trần, Mục lục của sách nêu rõ các đề mục sau đây:

1. Nghệ vương thủy mạt (Đầu đuôi truyện Trần Nghệ Tông)
2. Trúc Lâm thị tịch (Nói về sự băng hà của vua Trần Nhân Tông, hiệu Trúc Lâm).
3. Tổ linh định mệnh (Linh hồn của ông là Trần Nhân Tông quyết định ngôi vua cho cháu là Trần Minh Tông)
4. Đức tất hữu vị (Việc vua Minh Tông lên làm vua)
5. Phụ đức trinh minh (Việc vợ vua Duệ Tông đi tu)
6. Văn táng khí tuyệt (Nghe tin cha là Trần Thái Tông mất cũng tắt thở).
7. Văn Trịnh ngạnh trực (Chuyện Chu Văn An tính thẳng)
8. Y thiện dụng tâm (Chuyện thầy lang khéo dùng thì giờ chữa bệnh)
9. Dũng lực thần dị (Chuyện Lê Phụng Hiểu dùng sức mạnh lạ thường phá giặc).
10. Phu thê tử tiết (Chuyện hai vợ chồng Ngô Miễn cùng tử tiết dưới áp lực quân Minh, đời Vĩnh Lạc).
11. Tăng đạo thần thông (Việc thi tài chống yêu quái giữa Phật tăng Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền).
12. Tấu chương minh nghiệm (Tờ tâu lên thiên đình có ứng nghiệm)
13. Áp lãng chân nhân (Chuyện đạo sĩ họ La đem pháp thuật dẹp sóng biển cho vua Lý, con cháu của người ấy tên là La Tu).
14. Minh Không thần dị (Chuyện nhà sư Nguyễn Minh Không thần hoá lạ thường, vẫn ở Giáo Thủy mà chữa được bệnh vua Lý, tức là đức thánh Khổng Lộ ở chùa Keo Nam Hà) (?)
15. Nhập mộng liệu bệnh (Chuyện nhà sư Quán Viên chữa mắt cho Trần Anh Tông trong giấc mộng)
16. Ni sư đức hạnh (Chuyện bà sư tu đắc đạo)
17. Cảm khích đồ hành (Chuyện Trần Đạo Tái hăng hái đi bộ)
18. Điệp tự thi cách (Nói về bài thơ lối điệp tự của Trần Thánh Tông)
19. Thi ý thanh tân (Phẩm bình thơ hay của Trần Nhân Tông trong tập Đại Hương Hải ấn).
20. Trung trực thiện chung (Chuyện hai anh em Phạm Ngộ, Phạm Mại trung thực mà giữ được trọn vẹn tiết tháo. Phạm Mại có Kính Khê thi tập).
21. Thi phúng trung gián (Chuyện Trần Nguyên Đán làm thơ can vua Nghệ Tông, không được bỏ về. Trần Nguyên Đán giỏi về tính lịch, có sách Bách thế thông kỷ thư).
22. Thi dụng tiền nhân cảnh cứ (Làm thơ lại dùng câu thơ cũ của thi nhân mà khen thi nhân ấy; chuyện Nguyễn Trung Ngạn làm thơ viếng Trần Toại hiệu Sầm Lâu, tác giả Sầm Lâu tập)
23. Thi ngôn tự phụ (Lời thơ khoe khoang của Nguyễn Trung Ngạn)
24. Thi tửu kinh nhân (Chuyện Hồ Tông Thốc uống rượu khỏe, làm thơ nhiều)
25. Thi triệu dư khương (Chuyện Nguyễn Thánh Huấn là ông ngoại của cha Lê Trừng, tức ông ngoại Hồ Quý Ly giỏi thơ, gọi là tổ thơ phương Nam, làm bài Điền viên mạn hứng có ảnh hưởng đến gia thế Lê Trừng)
26. Thi xứng tướng chức (Thơ của hai anh em Trần Nghệ Tông tiễn sứ Nguyên, làm khi chưa lên làm vua).
27. Thi thán chí quân (Nói Trần Nguyên Đán làm thơ tự thán để can vua).
28. Quí khách tương hoan (Nói việc tướng Mạc Ký, người Đông Triều làm thơ xướng họa khi đi tiên sứ Nguyên là Hoàng Thường).

Trước 28 mục kể trên có các bài tựa của Hồ Huỳnh, một quan thượng thư đồng triều với Lê Trừng, viết năm Chính Thống thứ 5 (1440); thứ đến bài tựa của tác giả đề năm Chính Thống thứ ba (1438), đề rõ Giao Nam Lê Trừng Mạnh Nguyên tự. Cuối sách có bài hận tự của Tống Chương người Việt Nam, làm quan triều Minh, viết năm Chính Thống thứ bảy (1442) cũng đề rõ Giao Nam Tống Chương thư. Sau cùng là bài bạt của Tôn Dục Tú, viết Năm Canh Thân (1440) nói về việc xuất bản sách này.

Bài tựa Nam Ông mộng lục do chính ông viết như sau:

Bản dịch:

Sách Luận ngữ từng nói: “Trong cái xóm mười nhà, thế nào cũng có người trung tín như Khâu này vậy”, huống hồ nhân vật cõi Nam Giao từ xưa đã đông đúc, lẽ nào vì nơi hẻo lánh mà vội cho là không có nhân tài! Trong lời nói, việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở cháy sạch, thành ra những điều đó đều bị mất mát cả, không còn được ai nghe, há chẳng đáng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn được một hai; bèn góp lại thành một tập sách đặt tên là Nam Ông mộng lục, phòng khi có người đọc tới! Một là để biểu dương các mẫu việc thiện của người xưa, hai là để cung cấp điều mới lạ cho người quân tử, tuy đóng khung trong vòng truyện vặt, nhưng cũng là để góp vui những lúc vui chuyện. “Có kẻ hỏi tôi rằng: “Những người ông chép đều là người thiện, vậy thì trong các truyện bình sinh ông nghe thấy, lại chẳng có chuyện nào bất thiện ư?” Tôi trả lời họ rằng: “Chuyện thiện tôi rất mê nghe, nên có thể nhớ được, còn chuyện bất thiện thì không phải không có, chẳng qua tôi không nhớ đấy thôi”. Họ lại hỏi: “Sách lấy tên là mộng, ý nghĩa ở chỗ nào?” Tôi trả lời: “Nhân vật trong sách, xưa kia rất phong phú, chỉ vì đời thay việc đổi, dấu tích hầu như không để lại, thành ra còn mỗi một mình tôi biết chuyện và kể lại mà thôi, thế không phải mộng là gì? Các bậc đại nhân quân tử có thấu cho chăng? Còn hai tiếng Nam Ông thì chính là tên chữ, của Trừng tôi vậy”.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #204
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Quý Ly (1336–1407)

Hồ Quý Ly (胡季犛) là Hoàng đế, tác giả, nhà cải cách, tự là Ly Nguyên, vốn dòng dõi Hồ Hưng Dật, cư ngụ ở làng Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu nay là làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau ông tổ bốn đời là Hồ Liêm dời ra ở làng Đại Lại, tỉnh Thanh Hóa, làm con nuôi nhà Lê Huấn, mới đổi là họ Lê (Lê Quý Ly (黎季犛)).
Hồ Quý Ly có hai người cô đều là vợ vua Trần Minh Tông (陳明宗; 1300-1357), một người sinh ra Nghệ Tông, một người sinh ra Duệ Tông. Vì thế đến đời Trần Nghệ Tông, ông được tin dùng, làm Khu mật đại sứ (1371), rồi làm Tiểu tư không (1377), thăng dần đến Thống chế đô hải tây, tước Trung Tuyên Hầu (1380). Nhà vua lại gả Huy Ninh công chúa cho ông.

Năm Đinh Dậu (1387), thăng chức Đồng bình chương sự, Nghệ Tông cho ông gươm và cờ đề chữ “Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức”.

Bấy giờ các đại thần và sĩ phu đã có nhiều người lo ngại sự chuyên quyền của ông. Tư đồ Trần Nguyên Đán có ý khuyên can Thượng hoàng Nghệ Tông về việc giao cho Quý Ly phụ chánh Trần Thuận Tông:

“Nhân ngôn kí tử dữ lão nha,
Bất thức lão nha liên ái phủ?”
(Gửi con cho bác quạ già
Biết rằng quạ có thương mà hay không?)


Ẩn sĩ Bùi Mộng Hoa cũng dâng thư có câu: “Thần nghe trẻ con hát rằng: “Thâm tai Lê sư” (Thâm độc thay! Thái sư họ Lê - tức Hồ Qúy Ly) tất nhiên Quý Ly có dị chí”. Thượng hoàng Nghệ Tông lại đem lời ấy bảo cho Quý Ly biết, khiến Bùi Mộng Hòa bối rối, phải bỏ đi lánh nạn.

Tuy nhiên, Thượng hoàng Nghệ Tông cũng ngờ Quý Ly, bèn khiến họa sĩ vẽ tượng Châu Công, Hoắc Quang, Gia Cát Lượng và Tô Hiến Thành gọi là bức “Tứ phụ đố” (tượng bốn vị hiền thần giúp vua) trao Quý Ly và ban dụ: “Nếu vua (Thuận Tông) có thể giúp được thì giúp, nếu hèn kém quá thì khanh cứ đảm nhận lấy”. Ông thề: “Nào dám có mưu đồ khác, nếu có thì trời không chứng”.

Thượng hoàng Nghệ Tông lại còn nằm mộng thấy Trần Duệ Tông hiện về đọc một bài thơ:

“Trung gian duy hữu xích chủy hầu.
Ân cần tiềm thượng bạch kê lâu.
Khẩu vương dĩ định hưng vong sự,
Bất tại tiền đầu tại hậu đầu”.


Bài thơ có ẩn nghĩa: Thượng hoàng sinh năm Tân Dậu là bạch kê (gà ác). Quý Ly là mỏ đỏ (xích chủy); “khẩu vương” ghép lại là chữ “quốc” hưng vong sau này sẽ thấy. Do đó, Nghệ Tông càng nghi ngờ ông hơn, và cũng do bài thơ ấy, ông còn được đời gọi mỉa là “Xích chủy hầu” (vị hầu tước mỏ đỏ).

Năm Mậu Dần (1398), ngày 15-3, ông bắt buộc Trần Thuận Tông phải nhường ngôi cho Thái tử Án mới lên 3 tuổi, ấy là Trần Thiếu đế, ông tự xưng là Khâm Đức Hưng liệt đại vương. Rồi sai người giết Thuận Tông đi (Mậu Dần 1398).

Triều thần có những người như Thái bảo Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng quân Trần Khát Chân lập hội kín để mưu trừ ông, chẳng may sự lộ ra, ông bắt giết hơn 370 người. Ông lại xưng là Quốc tổ Chương hoàng, ở cung Nhân Thọ, ra vào dùng nghi vệ thiên tử (nhưng hãy còn xưng là “dư”, chưa trắng trợn xưng “trẫm”).

Cho đến năm Canh Thìn (1400), tháng 2, ông truất phế Thiếu đế, chính thức lên ngôi vua, đổi lại họ Hồ như cũ. Nguyên họ Hồ là dòng dõi nhà Ngu bên Trung Hoa, nên ông đặt hiệu nước là Đại Ngu.

Chưa được một năm, ông bắt chước triều Trần, nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương mà làm Thái Thượng hoàng.

Tác phẩm

• Dịch Thiên Vô dật trong kinh Thư (dịch).
• Minh Đạo (dịch)
• 3 bài thơ: Tứ Thăng Hoa lộ tuyên phủ sứ và là tác giả các công trình về văn hóa, xã hội, tiền tệ, võ bị... đương thời.

Về Văn hóa, ông quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng Quốc học dịch các kinh thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên “Võ dật” để dạy cho con cái các nhà quan, và soạn 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước. Và ông nêu ra bốn chỗ ngờ trong sách Luận ngữ: Yết kiến nàng Nam tử, khi ở nước Trần bị tuyệt lương, Công Sơn Phất Mạt mời, Khổng tử muốn đến, ấy là đáng chê, Ông lại đề xướng: để Châu Công làm tiên thánh, ngồi hướng mặt phía Nam; Khổng tử làm Tiên sư, ngồi hướng mặt phía Bắc. Các nho gia như Hàn Dũ, Châu Hy, Trình Hạo... ông đều cho là học bác tạp mà tài hèn, chỉ chăm trộm cắp ý nghĩa cổ nhân (chống đối lại các lí thuyết của ông, có vị trưởng giáo trường Quốc tử là Đoàn Xuân Lôi mạnh dạn đả kích hơn cả).

Về Xã hội, ông thiết lập sở “Quản tế” (tức như ti y tế ngày nay) trao quyền giám đốc cho Nguyễn Đại Năng trông nom. Ở các lộ, đều có lập ra một kho lúa gọi là “Thường bình”, lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem ra bán rẻ cho dân chúng.

Ông thực thi chính sách phân phối ruộng đất: phàm trong nước chỉ chừa hàng đại vương và trưởng công chúa, không người nào được có quá 10 mẫu ruộng. Bao nhiêu số thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Hoặc ai có tội hay bị giáng truất thì cho đem ruộng chuộc tội.

Lại hạn chế cả sự nuôi người làm tôi tớ. Phàm nhà quyền quý phải tùy thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số đã định.

Về Tiền tệ, ông là người đầu tiên đề xướng việc phát hành bạc giấy. Tiền giấy lúc ấy gồm có:

1. Giấy 10 đồng: vẽ hình rêu bể.
2. Giấy 30 đồng: vẽ hình sóng nước.
3. Giấy một tiền (60 đồng): vẽ hình đám mây.
4. Giấy hai tiền: vẽ hình con rùa
5. Giấy ba tiền: vẽ hình con lân.
6. Giấy năm tiền: vẽ hình con phượng.
7. Giấy một quan: vẽ hình con rồng.

Về Võ bị, Bề ngoài ông vẫn lấy lễ mà đối đãi với nhà Minh nhưng vẫn biết chúng có ý xâm lăng, nên ông ráo riết tổ chức quân đội. Binh lực quốc gia gồm hai mươi vệ, mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội 18 người. Đại quân thì có 30 đội, trung quân có 20 đội, một doanh có 15 đội, một đoàn có 10 đội.

Quân Minh từng gây rối, kiếm chuyện để can thiệp vào nội bộ nước ta. Ông và hai con là Nguyên Trừng và Hán Thương vẫn phải khó nhọc chống đối. Cho đến năm Bính Tuất (1406), quân Minh sang xâm lược. Các tướng Minh: Châu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bản, Trần Húc, rầm rộ kéo binh sang. Cha con cương quyết cùng nhân dân trong nước kháng cự.

Mất thành Đa Bang, thua trận Mộc Phàm giang, thất luôn trận Hàm Tử quan, cha con ông đưa các liêu thuộc chạy ra bể, rồi về Thanh Hóa. Quân Minh đuổi đánh tại sông Mã. Thế bức, tùy tướng Ngụy Thức bảo ông: “Nước đã mất, làm vua không nên để cho người ta bắt được, xin bệ hạ tự thiêu đi còn hơn”. Ông giận giết Ngụy Thức, rồi chạy vào Nghệ An.

Trương Phụ, Mộc Thạnh dẫn lục quân đuổi theo; Liễu Thăng chỉ huy thủy binh chận mặt thủy. Ngày 12-5,1407, ông vào đến cửa bể Kỳ La, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị giặc bắt; còn Hán Thương và những con cháu họ Hồ cũng đều bị bắt ở núi Cao Vọng. Chúng giải cha con ông về Kim Lăng (Nam Kinh - Trung Quốc), rồi ông mất ở đó vào năm 1407.

Bài thơ Tứ Thăng Hoa lộ tuyên phủ sứ, ông ban cho Nguyễn Ngạn Quang giữ chức Tuyên phủ sứ lộ Thăng Hoa (Quảng Nam) lúc ấy nói lên trọng trách của một viên trọng thần nơi đất yết hầu mà ông tín nhiệm giao phó.

“Biên quận thừa tuyên tư tráng chí
Hùng phiên tiết chế hữu huy du.
Thanh tùng bảo nhĩ tuế hàn tiết,
Bạch phát khoan dư tây cố ưu.
Huấn sức binh nông giai tựu tự,
Giải đình trấn thủ thị hà thu.
Cần lao vật vị vô tri giá,
Tứ mục nguyên phi tế miện lưu”.


Dịch thơ:

Trấn thị biên cương nuôi chí mạnh,
Hùng phiên tiết chế sẵn mưu hay.
Thông xanh ngươi hãy bền tiết lạnh,
Tóc bạc ta nguôi lo phía tây.
Rèn luyện binh nông đều giữ nghiệp.
Triệt hồi trấn thủ hỏi bao ngày?
Cần lao chớ bảo không người biết,
Tua mũ đâu che nỗi mắt này.


Hồ Quý Ly là một tác giả lớn của văn hóa, chính trị Việt Nam

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #205
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Sĩ Dương (1621 - 1681)

Hồ Sĩ Dương là danh sĩ đời Lê Huyền Tông (黎玄宗), cha là Hồ Hoàng, mẹ là Hoàng Thị Tâm, dòng dõi Hồ Tông Thốc, quê ở xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm Ất Dậu (1645), ông đỗ giải nguyên, năm Mậu Tý (1648), vì đi thi hộ người khác, ông bị tội sung quân. Đến Nhâm Thìn (1652) ông lại ra thi đỗ tam giáp tiến sĩ, năm 30 tuổi. Ông làm Đô cấp sự trung Lại khoa, tước Duệ Nhuận Nam, rồi thăng Đông các đại học sĩ.

Ông cũng từng đem quân đi kinh lược Tuyên Quang, chinh phục được thủ lĩnh người dân tộc thiểu số là Mai Thúc Loan quy thuận. Quý Sửu (1673), ông lại làm chánh sứ sang nhà Thanh, tranh cãi việc xảy ra ở biên giới Việt Trung, đạt thắng lợi. Được tiến chức Tả thị lang bộ Binh, thăng tước Bá.

Năm Bính Thìn (1676), ông làm Tham tụng kiêm Thượng thư bộ Công, sung Tổng tài Quốc tử quán, thăng tước Duệ Quận Công. Năm Tân Dậu (1681), ông mất hưởng dương 59 tuổi, được phong Thượng thư bộ Hộ, Thiếu bảo.

Ông từng dự vào việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên do Phạm Công Trứ chủ biên, và soạn lại sách Lam Sơn thực lục trong năm Bính Thìn (1676). Ngoài ra còn để lại các tác phẩm:

Tác phẩm

• Hồ Thượng thư gia lễ.
• Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục.
• Hoan Châu phong thổ ký.
• Trùng san Lam Sơn thực lục.

Bộ Trung hưng thực lục hay còn gọi là Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục (3 quyển) viết về công cuộc trung hưng diệt nhà Mạc và việc chúa Trịnh tôn phù nhà Lê.

“Nước Việt ta, từ khi dựng nước đến nay, đã có Sử ký, trong đó đã chép cả các việc vua giỏi, tướng hiền, sửa chính, đặt việc, thế đạo thịnh suy, nhân vật hay dở, cùng là pháp lệnh binh chế, không việc gì không đầy đủ. Còn sách Thực lục từ khi Thái tổ Cao hoàng đế ta khởi nghĩa ở Lam Sơn, bình giặc Ngô, lấy lại nước, đã có sách Lam Sơn thực lục, phàm những điều thuộc về ý trời việc người, trung thần nghĩa sĩ, đánh dẹp vất vả, công việc gian nan, cả đến bài văn bá cáo, lời dạy bảo, đều chép đầy đủ. Đến Thánh Tông Thuần hoàng đế, tính trời thông minh, sức học sâu rộng, thì có các bản Thiên Nam dư hạ, lưu truyền ở đời, để cho thiên hạ có thể đọc được, muôn đời có thể bắt chước.
“Nay, bệ hạ thông minh tính sẵn, tự trời, sáng suốt về đạo học, thực nhờ có Đại nguyên soái chưởng quốc chính thượng sư thái phủ công đức nhân uy, Minh thánh Tây vương Trịnh Tạc để bồi dưỡng thánh công, chấn hưng văn học, chuyện ủy cho nguyên soái điển quốc chính Định Nam vương Trịnh Căn sửa sang trị công, mở rộng đạo thống, cùng với các bậc thân huân, các bầy tôi giúp việc, cùng nhau một lòng kính cẩn tìm xét trị lí. Tôi thiết nghĩ, đức thịnh nghiệp lớn của các đế vương, tuy đã lược chép ở trong sử sách, lúc rỗi việc, cùng với nho thần giảng cứu sách vở, khảo từ khoảng đời Thống Nguyên đến nay, thấy rõ công đức của họ Trịnh từ khi còn là người áo vải khởi nghĩa, tiễu trừ giặc Mạc, tôn dựng nhà Lê, công nghiệp khá lớn lao. Khi trong nước chưa yên thì tự mình giữ trách nhiệm đánh dẹp mà không ngại khó nhọc; khi trong nước đã yên thì đem mình gánh vác việc nước, mà hết sức tôn phù, đời đời truyền nối, một lòng tôn quân, công đức cực thịnh, xưa nay chưa từng có. Nếu không chép vào sách thì sao nêu được rõ ràng để tiện cho người sau xem đọc? Bèn sai bọn tôi tìm trong bản chép cũ bằng quốc âm tham thảo Quốc sử tục biên, soạn thành sách Thực lục. Bọn tôi học thức kém, kiến văn hẹp, đâu dám đương việc ấy. Nhưng, đã vâng mệnh trên, dám đâu không cố sức tra xét sách cũ, biên chép thành tập.
Sách Thực lục này vốn không phải là suy đoán mà nói, đặt lời văn hoa thêm bớt; mà chỉ căn cứ vào sự thực mà chép thẳng ra. Nếu việc có tính cách tiến lấn thì chê một chữ đau đớn hơn búa rìu, việc có tính cách tôn phù chính thống thì khen một lời vinh hơn hoa cổn. Trải qua bao tháng đã chép thành sách dâng lên. Bấy giờ lòng trên vui vẻ, ban lời xét định, cho đặt tên sách là Trung hưng thực lục, sai đem khắc in, ban bố khắp thiên hạ, khiến cho người đời biết có nghiệp chính thống tức năm của nhà Lê được truyền cùng là công sức của Trịnh vương đời đời trung trinh giúp đỡ. Mối dòng của nhà chúa sáng như nhật nguyệt, khí tiết của nhà chúa nghiêm hơn sương thu. Để nêu công đức mà rõ danh phận để ngăn tiếm nghịch mà giữ cương thường, sách này có quan hệ đến giáo hóa của đời và căn bản của nước, không phải là ít. Vậy làm bài tựa này.”

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #206
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Tá Bang (? - 1943)

Hồ Tá Bang là nhân sĩ yêu nước cận đại, người làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên nay là huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau dời vào cư ngụ ở thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận nay là thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Thời niên thiếu ông theo học khoa cử, thông chữ Quốc ngữ nhưng không thi. Năm Mậu Tuất (1898), ông làm ký lục tại Tòa sứ Phan Thiết, sau đổi về làm ở Tòa sứ Hội An. Ông là người chịu ảnh hưởng tư tưởng nhà duy tân Nguyễn Lộ Trạch từ lúc còn ở quê nhà làng Kế Môn, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Năm Ất Tỵ (1905), ông nhận làm việc tại tòa sứ Phan Thiết, hưởng ứng phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh đề xướng. Ông là một trong sáu nhân vật (Trần Lệ Chất, Nguyễn Hiệt Chi, Ngô Văn Nhượng, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh) chủ chốt của trường Dục Thanh và công ty Liên Thành ở Phan Thiết hồi năm 1905. Phong trào này nhằm phát triển kinh tế, giáo dục để hỗ trợ cho phong trào Cách mạng trên đường Duy tân cứu nước. Khoảng tháng 8-1910, ông cùng Trương Gia Mô đưa Nguyễn Tất Thành sau này là Hồ Chí Minh vào Sài Gòn tìm đường sang Pháp, rồi ông trở ra điều hành trường Dục Thanh và làm “Tổng lý” Công ty Liên Thành gần 30 năm.

Tư cách và đức độ của ông được nhân dân và sĩ phu kính trọng. Con ông là bác sĩ Hồ Tá Khanh cũng là một nhân sĩ, chính khách (hồi năm 1945, bác sĩ Khanh có chân trong nội các Trần Trọng Kim).

Hồ Tá Bang có sáng tác văn chương, thơ văn ông thấm đượm tinh thần yêu nước và cách mạng. Bài Tế thủ tiền lỗ văn (văn tế bọn bo bo giữ tiền) đăng trên báo Lục tỉnh tân văn số ngày 24-3-1908 ở Sài Gòn, tiêu biểu rõ nét tâm trí ông.

Ông mất năm 1943, thọ 69 tuổi, phần mộ tại đồn điền của ông cách thị xã Phan Thiết hơn 10 cây số.

Trước khi mất ông có câu đối khắc ở sinh phần:

Sinh vi nô lệ sinh do tử;
Tử hữu tinh thần tử nhược sinh.


Nghĩa:

Sống làm nô lệ sống như chết
Chết có tinh thần chết như sống.


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #207
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.090
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hồ Thành Biên (1890 - ?)

Hồ Thành Biên sinh ngày 19-9-1890, tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên nay là huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

Dù nhà nghèo, nhưng ông cũng được gia đình cho theo học ở Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng và sau đó là Đại chủng viện Phnôm Pênh tại Campuchia.

Năm 1921, ông được Giáo hội Thiên chúa giáo thụ phong chức Linh mục tại Tòa Giám mục Phnôm Pênh-Campuchia và sau đó, ông về phục vụ các họ đạo tại Trà Lồng, Hòa Hưng (Rạch Giá), Sa Keo (Sóc Trăng).

Tại Sa Keo, ông làm Phó xứ, phụ tá cho một viên chính sứ người Pháp. Tại đây, ông nhận ra sự đối xử bất bình đẳng mang tính trịch thượng của viên Chính sứ người Pháp đối với người Việt Nam. Và cũng tại đây, ông nhận thức được sâu sắc hơn nỗi thống khổ và nỗi nhục của kẻ mất nước, của kẻ làm nô lệ. Sẵn tấm lòng yêu nước, thương dân, ông hiểu ra rằng, muốn thay đổi số phận của người dân mất nước thì không có cách nào khác là phải tham gia kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng quê hương.

Năm 1945, cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông hướng dẫn giáo dân tham gia cướp chính quyền ở Sa Keo, Nhu Gia, Thạnh Trị. Cuối năm 1945 , rời nhà thờ ra chiến khu tham gia kháng chiến. Đến năm 1948, ông giữ chức Hội trưởng Hội Công giáo kháng chiến tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Hội Công giáo Kháng chiến Nam Bộ, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên Việt tỉnh Sóc Trăng.

Khi biết tin ông ra chiến khu kháng chiến chống Pháp, Giám mục Dabate thuộc Tòa Giám mục Phnôm Pênh gửi thư cho ông, buộc ông phải từ bỏ bưng biền kháng chiến, nếu không sẽ bị Giáo hội Thiên chúa giáo rút phép thông công. Thế nhưng, ông đã tìm ra chân lý “Vì thiên chúa, vì Tổ quốc”, nên trong thư trả lời Tòa Giám mục, ông viết: ông cũng như nhiều tín đồ Thiên chúa kháng chiến khác, cùng lúc họ vừa phục vụ Thiên chúa, vừa phục vụ Tổ quốc, họ không từ bỏ đạo cũng không bao giờ từ bỏ quê hương của mình, đánh Pháp bảo vệ quê hưởng, bảo vệ đạo thì ông và những tín đồ Thiên chúa kháng chiến khác không có lỗi gì cả.

Sau Hiệp Định Genève, ông và nhiều linh mục khác như Võ Thành Trinh, Trần Quang Nghiêm… được Bác Hồ mời ra giúp giáo dân miền Bắc.

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:25
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10814 seconds with 15 queries