Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-12-2011   #19
Ảnh thế thân của ngochancongchua
ngochancongchua
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-09-2011
Bài viết: 150
Điểm: 34
L$B: 13.224
ngochancongchua đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi nguyenhaidangduy Xem bài viết
Gửi Elizabeth!
Gửi Ngọc hân!
Nguyễn Ánh thời đó Pháp hình như chưa rờ tới VN ta. Và mình cũng xin nhấn mạnh là thời đó kể cả Việt Nam mình lẫn trung quốc đều chơi cái chính sách bế quan tỏa cảng là nhiều......
Đối với anh em còn như thế thì đối với ngọc hân người có thể lợi dụng, người mà phải nhờ ông tơ bà mối xe duyên chỉ hồng đó liệu có mấy phần chân tâm? Cuộc sống không tình yêu có ai hạnh phúc không?
Tôi dành câu trả lời cho Ngọc Hân
Huynh lý luận thì cái ý cốt lõi là hay nhưng cái cách diễn giải thì lủng củng. Tuy nhiên hiểu cái ý chính là được rồi.
Chúng mình là hậu sinh bàn chuyện lịch sử thì quả là khó, ai đọc được cái gì và thiên kiến ra sao thì cứ như vậy mà hiểu. Đối với Lịch sử thì ngay cả các Học giả chuyên nghành nhiều khi cũng còn cãi nhau huống chi là bằng hữu chúng ta. Nhưng kệ cứ hiểu tới đâu bàn tới đó, bàn theo kiểu diễn đàn của chúng ta chả cần cao siêu gì cả. Dù có bàn luận linh tinh xòe nhưng chắc chắc không học hỏi nhiều cũng học thêm được điều gì đấy mà mình chưa hiểu.

Khi Nguyễn Huệ ra Bắc có biết Ngọc Hân là ai đâu, Nguyễn Hữu Chỉnh là chính khách cơ hội mới tính chuyện mai mối để biến mưu đồ chính trị thành cuộc hôn nhân chứ không phải Nguyễn Huệ rắp tâm lấy Ngọc Hân để mưu cầu cướp ngôi nhà Lê. Tuy nhiên khi gặp nhau, đối với Nguyễn Huệ là nam nhi thì toại nguyện khi gặp một Thiên hương quốc sắc chẳng bõ cái công chinh phục của một anh hùng thời loạn. Đối với Ngọc Hân từ chỗ bị gả bán đến chỗ cảm nhận được tình cảm của Nguyễn Huệ cũng không khó khăn gì vì thực sự nó như duyên phận, thời đó trai gái lấy nhau đâu có hẹn hò cà phê cà pháo tìm hiểu nhau như bây giờ đâu. Cho nên cứ lấy nhau, nghĩa vụ đi trước rồi tình cảm mới phát sinh sau, vợ chồng thời đó hầu như ai cũng vậy, thế nên bàn đến chuyện không có tình yêu thì hỏi có hạnh phúc không vào thời đó e chưa hợp lẽ cho lắm.

Chuyện Nguyễn Huệ mất nước như huynh nói thì chưa hề xảy ra vì Nguyễn Huệ mất sớm, lúc đó quốc gia vẫn còn tồn tại cho tới lúc Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn.

Thời Lê Trung Hưng của vua Lê Hiển Tông cha ruột của Ngọc Hân nếu nói là có công thì phải kể đến công lao của Chúa Trịnh chứ Vua Lê lúc đó mạt rồi chỉ còn là bù nhìn thôi. Ấy vậy mà Chúa Trịnh cũng không đảo chính cướp ngôi, đó là đường lối chính trị xuất sắc, phong kiến Tầu lúc đó chỉ chực chờ có cơ hội là nuốt chửng Việt Nam ngay, thế mà phải chờ tới lúc Lê Chiêu Thống cầu cứu mới cử Tôn Sĩ Nghị đem quân sang. Nguyễn Huệ phải từ Quy Nhơn xuất quân thảo phạt giặc Tầu. Không có cuộc đại phá quân Thanh lúc đó thì cũng chẳng thể bao giờ có chuyện người Pháp đến Việt nam và càng không thể có Ông Phan Châu Trinh có ý định làm cách mạng dân chủ Tư sản được. Huynh phải cảm ơn Nguyễn Huệ nhiều lần mới đúng lẽ.

Còn về Nguyễn Ánh ở bài này ngochan chưa thể bàn nhiều, chỉ hiểu rằng đó là người đã dựng lên một vương triều nhà Nguyễn đóng góp không nhỏ cho sự phát triển đất nước VN. Nước ta cũng như thân phận một con người có cái lá số Tử Vi của nó cho nên mới thoát được cái ách đô hộ của phương Bắc mà chịu sự khai hóa của phương Tây. Người Pháp có mặt tại Việt nam 100 năm cho đến lúc rút đi chẳng lấy của VN một thước đất mét biển nào. ngochan cảm thấy đó là điều may mắn cho dân tộc, vì đằng nào cũng mất nước chứ nếu không thì đã bị Bắc thuộc lần kế tiếp từ ngày đó rồi.


Chữ ký của ngochancongchua
Chẳng mong ai, chẳng đợi chờ ai
Mà sao thao thức suốt canh dài.

Tài sản của ngochancongchua

Chỉnh sửa lần cuối bởi ngochancongchua: 03-12-2011 lúc 18:46. Lý do: sửa chữ trinh thành Trinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-12-2011   #20
Ảnh thế thân của nguyenhaidangduy
nguyenhaidangduy
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-11-2010
Bài viết: 51
Điểm: 14
L$B: 2.626
nguyenhaidangduy đang offline
 
Mình xin trả lời ngochan như sau:
Việc lần đầu tiên ra Bắc, vì sao mà Chỉnh làm mai cho Huệ với Hân thì chính là Huệ đã có ý muốn giết Chỉnh vì Huệ cho rằng Chỉnh không trung với Huệ (Huệ chưa là vua, con dân trong thiên hạ là của triều Lê chứ không phải của nhà Tây Sơn nên nói trung hay không trung để gán tội thì bạn đã thấy Huệ đã có cái dã tâm làm Vua rồi).
Trong tất cả các triều đại từ VN đến TQ chưa có cái nhà nào như nhà Tây Sơn và vì sao tôi nói như thế. Đánh chiếm dành thiên hạ xong rồi vua mất thì thái tử lên ngôi quần thần còn đó cớ sau chỉ có 4 năm lại lục bại? Trong sách lịch sử đến giai đoạn này thì mình thấy một nghi vấn vô cùng lớn. Nếu một triều đình tốt thì trăm họ hướng một lòng thì quân từ đâu cho Nguyễn Ánh kêu gọi mà đánh hạ Tây Sơn? Triều đình như thế nào mà sụp đổ nhanh như thế tôi chưa từng thấy. Kể cả cái thời thằng bé chăn trâu Đinh tiên hoàng bình loạn 12 sứ quân rồi cha con họ Đinh chết đi thì triều đình cũng chẳng loạn dù có ngoại xâm từ Trung Quốc kéo sang. Còn Tây Sơn oai hùng thế hết chinh nam dẹp bắc vì sao 4 năm lại tàn như đóa phù dung? Phải chăng nền móng yếu? Vì sao nền móng yếu?
Việt nam khi trải qua ngần ấy chiến tranh vận nước suy kiệt thế thì tại sao Nguyễn Ánh giữ vững triều Nguyễn của mình? còn Tây Sơn thì không? Chính lịch sử đã biện minh ai là minh quân hết rồi dù cho con người đã bôi xóa hay cải tạo thì sự thật là sự thật
Còn mình nói thêm với hân thế này, VN từ xưa đến nay luôn có gót ngựa của Trung Quốc đánh sang, nên không thể dùng cái từ dẫn voi dày mã tổ được đối với Nguyễn ánh sẽ là bất công. Triều Nguyễn thủ vững, mở rộng đất đai Việt Nam chứ chưa từng để một mảnh nào rơi vào ngoại bang cả kể cả khi Pháp xâm chiếm Việt Nam thì lãnh thỗ Việt Nam vẫn là của Việt Nam chẳng bán đi một mảnh đất nào của dân tộc cả. Cái công giết 29 vạn quân ấy sao xứng đáng bằng cái công giữ nước của Ánh được mà người đời lại cho cái xấu muôn đời? đã mấy ngàn năm trôi qua thây người trung quốc chết tại Việt Nam đâu ít hơn 29 vạn, anh hùng hào kiệt việt nam đâu chỉ mỗi Huệ đâu hả hân? dưới trướng của Huệ có rất nhiều kì nhân dị sĩ, tướng tài xem là như mây thế mà khi lên ngôi những người đó biến mất một cách thần bí(theo tôi thì Huệ trảm hết rồi còn đâu nên mới dẫn đến triều đình lung lay căn cơ không vững dẫn đến Nguyễn Ánh lên ngôi, vì sao tôi cho là như thế thì có cái gương của Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngô Thì Nhậm mà xem là biết sau này các tướng sẽ ra sao rồi). Nhân tài việt nam không thiếu nên không có chuyện không có huệ thì sẽ không có các triều đại sau. Khi triều đại "Đại Ngu" Hồ Quí Ly(cha con ông này không biết đã chết hay hưởng phúc ở Trung quốc) sụp đổ đất nước rơi vào cảnh lầm than thì 1 anh phú hộ lê lợi cũng dựng cờ khởi nghĩa mà đánh đuổi ngoại xâm thì cớ gì 29 vạn quân thanh làm gì có thể cản được bước đi của VN nếu không có Huệ? Nên tôi cho rằng Hân nên xem lại nhận xét trên. Còn Pháp chiếm thuộc địa là xu thế tất yếu lúc bấy giờ vì đến cả Trung Quốc còn xem như cái bánh ngọt để chia nhau giữa các đế quốc thì xá gì một VN nhỏ bé mà bạn lại dẫn chứng kì khôi thế?
Việc Huệ mỗi trận chiến đều tự mình chỉ huy tác chiến cho thấy ông là người cầm quân giỏi nhưng không có cái khí khái của bậc đế vương, không có tầm nhìn chiến lược như Nguyễn Ánh nên việc Triều Tây Sơn thất bại là lẽ đương nhiên. Như tôi đã nói Tây Sơn có rất nhiều tướng tài mà mỗi lần đánh Nguyễn Huệ chỉ huy => nên có thể ông sợ binh quyền rơi vào tay các tướng lĩnh khác, Tướng tài như Nguyễn Hữu Chỉnh ông đem giết, Ngô Thì Nhậm ông cũng giết, không có phong độ của một vì vua. Ba lần bảy lượt không đánh giết được Nguyễn Ánh ông không có cái nhìn toàn cục.
Khi đất nước lâm nguy từ ngoại bang thì dân tộc VN luôn có truyền thống chung tay chống lại ngoại bang nên nếu xét về công thì không thể quy hết cho Nguyễn Huệ mà chỉ có thể nói là Nguyễn Ánh quá thông minh có tầm nhìn quân sự rất hay nên dù cho Huệ có biết được đó là tiêu hao sinh lực địch thì cũng phải đánh. Ở đây ta thấy việc lên ngôi của Ánh đầy chiến lược vì Huệ là người muốn mua lòng dân, mua lòng binh sĩ => vì sao như vậy vì ông không có cái tài an bang trị nước, không có cái tâm bao dung cho người tài(giết nhiều người chung chiến trận như thế, thậm chí còn tru diệt cả nhà người ta thì hỏi ai không tâm tàn nguội lạnh được) ông lại ra sức mua danh chuộc tiếng nên Ánh đánh vào điểm yếu của Huệ mà thắng.
Vì những điều trên nên mình nói Nguyễn Huệ tất bại là xu thế tất nhiên của lich sử dù huệ còn sống cũng sẽ thua Nguyễn Ánh.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-12-2011   #21
Ảnh thế thân của ZzElizabethzZ
ZzElizabethzZ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 24-10-2011
Bài viết: 281
Điểm: 59
L$B: 7.027
Tâm trạng:
ZzElizabethzZ đang offline
 
Tôi thực sự thích cái câu có bán cho giặc Pháp tấc đất nào đâu của bạn. Bạn hãy đọc lại lịch sử xem hậu duệ Nguyễn Ánh là vua Tự Đức đã kí vào bản hiệp ước 1862 và các hiệp ứoc còn lại với Pháp. Tự Đức có bán nhiều đâu chỉ là vùng Nam Kỳ ma thôi.
ĐÍnh chính với bạn Nguyễn Ánh đã đánh nhiều lần vào Gia Định ngay trong khi Nguyễn Huệ còn sống và Nguyễn Huệ đang trù bị đánh liên minh của Nguyễn Ánh với Pháp thì qua đời đột ngột. Ông ra đi khi vua còn nhỏ, Nguyễn Nhạc thích an nhàn không có khả năng đối phó với Nguyễn Ánh kết cục nhà Tây Sơn chỉ có thể bại vong.
Nguyễn Huệ là con người lịch sử lựa chọn không phải cái để bạn giả sử có hay không có.


Chữ ký của ZzElizabethzZ
Sinh có gì vui
Tử có gì khổ
Đời chỉ có một chữ tình

Tài sản của ZzElizabethzZ
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến ZzElizabethzZ vì bài viết hữu ích này:
ngochancongchua (12-12-2011)
Cũ 07-12-2011   #22
Ảnh thế thân của ngochancongchua
ngochancongchua
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-09-2011
Bài viết: 150
Điểm: 34
L$B: 13.224
ngochancongchua đang offline
 
Lịch sử được viết vào thời nào ắt phải phụ thuộc vào giới cầm quyền thời đó, chuyện đúng hay sai chỉ có đời sau mới minh chứng được.

ngochan chưa bao giờ so sánh Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh ai tài hơn ai, ai có công cho nước Việt nhiều hơn. Chỉ có một điều là cái công đánh tan giặc Thanh của Nguyễn Huệ ngày đó đã cứu cho Việt nam khỏi cảnh Bắc thuộc kế tiếp, công đó không thể không ghi nhận. Khi Lê Chiêu Thống cậy nhờ nhà Thanh cứu giúp, Nguyễn Huệ đang đánh nhau với Nguyễn Ánh ở miền Nam, Nguyễn Huệ đã gác thù trong kéo quân ra Bắc diệt giặc ngoài. Nên nhớ khi Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh ở phương Bắc thì ở phương Nam Nguyễn Ánh có điều kiện củng cố lực lượng và đã có sự tiếp tay của người Pháp. Trong lịch sử chưa thấy ai nói Nguyễn Ánh đả bại Nguyện Huệ mà chỉ nói là đả bại nhà Tây Sơn. Nhà Tây Sơn sau khi Nguyễn Huệ qua đời còn ai ? Nguyễn Nhạc thì ham mê tửu sắc, Nguyễn Lữ thì bất tài, Quang Toản lên ngôi thay Nguyễn Huệ cũng chỉ là nối ngôi chứ đâu phải là vị minh quân của dân Việt.
Nguyễn Huệ dù sao cũng là người đầu tiên nhen nhóm sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam, Nguyễn Ánh là người đã thừa hưởng cái công lao đó sau khi Nguyễn Huệ qua đời. Thử đặt một giả thuyết nếu như Nguyễn Huệ không đánh Nhà Thanh mà tập trung tiêu diệt Nguyễn Ánh thì thử hỏi Nguyễn Ánh có cầm cự được không ? Chắc chắn là không vì tài quân sự của Huệ hơn Ánh, không nhẽ Ánh phải phủ phục chờ cho Nguyễn Huệ chết tại phương nam thì mới lội ngược dòng được chăng ? Cũng lúc đó vì Huệ không đánh giặc Tầu thì ắt Tầu sẽ tràn vào Miền Bắc trong khi Ánh và Huệ đang đánh nhau, thế là anh Tầu Tọa sơn quan hổ đấu, chiếm gọn miền Bắc mà không mất công sức gì nhiều. Khi Ánh và Huệ đánh nhau xong, người thắng kẻ thua cũng chỉ ôm trọn được phần miền nam mà thôi. Thế nhưng Nguyện Huệ đã gác thù trong mà đánh giặc ngoài trước và nhờ thế mà Nguyễn Ánh mới rước được người Pháp vào Việt Nam. Nguyễn Ánh là người để đạt được mục đích thu phục đất nước không bỏ qua một thủ đoạn nào cả, ngoài việc cấu kết với người Pháp, người Xiêm, Nguyễn Ánh còn định cho sứ đi ngoại giao với Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống bên đó để khiến Trung Quốc giúp mình nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất. Cùng trong thời gian này, khi nghe tin quân Thanh giúp Lê Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh từng sai Phạm Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân Thanh nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết.
Tại sao sau khi Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh dễ dàng thu phục miền Nam và Bắc tiến. Chắc cũng cần nhắc cho nguyenhaidangduy biết về thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Miền Nam do Chúa Nguyễn cai trị nên người dân miền Nam ắt phải tôn sùng nhà Nguyễn tổ tiên của Nguyễn Ánh, do vậy sau khi Nguyễn Huệ mất Nguyễn Ánh thu phục miền Nam nhanh chóng cũng là điều dễ hiểu. Còn miền Bắc là đất của Vua Lê Chúa Trịnh, khi Nguyễn Huệ ra Bắc đánh tan giặc Thanh, đóng đô tại Thăng Long để điều hành đất nước, Nguyễn Huệ có công diệt Trịnh phù Lê nên chí sĩ Bắc Hà theo Huệ cũng là điều dễ hiểu. Nguyễn Huệ là người miền Trung vì sự nghiệp thống nhất đất nước vì sĩ khí của một người anh hùng thời loạn lạc mà phải chinh Nam dẹp Bắc. Khi Huệ mất, các sĩ phu bè phái không đoàn kết, tàn dư quan lại theo Vua Lê theo Chúa Trịnh vẫn còn và có dịp để cạnh tranh nhau, Quang Toản còn nhỏ không thể điều hành đất nước nên khi Nguyễn Ánh bắc tiến thì chiến trận trở nên quá dễ dàng cho Ánh. nguyenhaidangduy nói Nguyễn Huệ là người ác độc giết hại công thần, giết cả Ngô Thì Nhậm!!! ngochan không tranh cãi vì điều này dễ lắm, nhắc nguyenhaidangduy cái gì không biết thì tra gu gồ ( google ). Việc Nguyễn Ánh độc ác ra sau sau khi đánh bại nhà Tây Sơn cũng vậy Google nói rất rõ khỏi cần trích dẫn ra đây mất thì giờ đọc.
Như đã nói ở trên rằng Nguyễn Ánh đả bại nhà Tây Sơn sau khi Nguyễn Huệ mất chứ không thể đả bại được Nguyễn Huệ, khi Nguyễn Huệ còn sống thì Nguyễn Ánh chạy tơi bời ra tận Phú Quốc đào củ ăn rau để chờ cơ hội, nói về chí khí phục hồi giang sơn của Chúa Nguyễn trong Nam của Nguyễn Ánh thì còn có thể khen ngợi được chứ nói về khôi phục giang sơn toàn cõi thì Nguyễn Ánh chỉ thừa hưởng sau khi Nguyễn Huệ qua đời. Chuyện này ví như ở thời Tam Quốc Chí giỏi giang như Tào Tháo-Tôn Quyền-Gia Cát Lượng-Khương Duy mà sau lại để cho Nhà Tấn của họ Tư Mã thống nhất Tam quốc. Mưu sự tại nhân mà thành sự tại Thiên là vậy.
Cám ơn nguyenhaidangduy đã cùng luận bàn. Chúng ta sẽ lại tiếp tục nói về Nguyễn Huệ-Quang Trung và Nguyễn Ánh-Gia Long ở một góc độ khác mở rộng hơn.


Chữ ký của ngochancongchua
Chẳng mong ai, chẳng đợi chờ ai
Mà sao thao thức suốt canh dài.

Tài sản của ngochancongchua
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-12-2011   #23
Ảnh thế thân của nguyenhaidangduy
nguyenhaidangduy
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-11-2010
Bài viết: 51
Điểm: 14
L$B: 2.626
nguyenhaidangduy đang offline
 
Gửi ngochan!
Đúng là mình chưa tra kỉ về việc của Ngô Thì Nhậm nên qua đây nhận lỗi với ngọc hân vậy
Thế thì theo bạn tại sao Nguyễn Huệ chết thì Tây Sơn cũng đi theo? Tây sơn chỉ có mỗi mình Nguyễn Huệ hay sao? Hay là vì có quá nhiều người tài giỏi?
Quả thật mình chưa tra rõ về Ngô Thì Nhậm nhưng mình vẫn giữ quan điểm cũ vì mình cho rằng không có Nguyễn Huệ thì cũng có 1 vị anh hùng khác mà thôi.
ở đây mình chỉ nói với bạn thế này dù Nguyễn Huệ còn sống thì cũng sẽ bại vào tay Nguyễn Ánh thôi. Bạn hãy nghĩ vì sao mà khi đánh với Ánh thì lại có viện quân từ nơi khác đánh vào nếu nói Duy Tâm thì là trời cứu. Còn như nhìn một chút chẳng phải thấy được cái tài năng của Nguyễn Ánh đó sao?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến nguyenhaidangduy vì bài viết hữu ích này:
ngochancongchua (12-12-2011)
Cũ 10-12-2011   #24
Ảnh thế thân của ngochancongchua
ngochancongchua
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-09-2011
Bài viết: 150
Điểm: 34
L$B: 13.224
ngochancongchua đang offline
 
Phong trào Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa của nông dân trước sự hà khắc của Chúa Nguyễn đàng trong và Chúa Trịnh đàng ngoài. Mặc dù Tây Sơn có 3 thủ lĩnh mà sau này đều là 3 ông Vua, Vua bác là Nguyễn Nhạc, Vua anh là Nguyễn Lữ, Vua em là Nguyễn Huệ. Một nước không thể có hai vua mà đây có tới 3 vua thì hỏi sao mà không tàn lụi. Ba anh em Tây Sơn vốn xuất thân là nông dân áo vải, tổ tiên là họ Hồ, vì sự hà khắc của Chúa Trịnh mà phải phiêu bạt vào miền Trung lấy vợ họ Nguyễn rồi sau lấy họ mẹ nên mới thành Nguyễn Nhạc-Lữ-Huệ. Trong ba người đó thì chỉ có mình Nguyễn Huệ mới thực sự là anh tài, bởi thế cho nên nhắc đến Tây Sơn là phải nhắc đến Nguyễn Huệ. Ba anh em nhà này dù có lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công nhưng cái chí anh hùng ( ngoại trừ Nguyễn Huệ ) kể như không có. Cụ thể là trong suốt thời gian đánh giặc khi ở Nam lúc ra Bắc nhưng cứ hễ đánh thắng là lại rút về cố thủ tại miền Trung. Những miền đất dẹp yên sau khi Tây Sơn rút đi là lại nổi lên chống phá đó là vì nhà Tây Sơn không có Nhân hòa ( chưa nói đến việc Nguyễn Ánh luôn luôn rình rập ). Hơn nữa khi đã thắng lợi thì nội bộ lại lục đục, anh đánh em, cháu đánh Bác loạn cả lên... Trước những sự việc như vậy thì một mình Nguyễn Huệ chèo chống quả thực là khó khăn. Đời sau nhắc đến Nguyễn Huệ là nhắc đến trận đánh thắng giặc nhà Thanh và những trận đánh quân Xiêm ở miền Nam và ngặn chặn được Nguyễn Ánh một thời gian dài khiến Ánh không thể phục quốc được. Chỉ sau khi Nguyễn Huệ mất thì đối với Nguyễn Ánh, nhà Tây Sơn khi đó không còn là một trở ngại do đó Nguyễn Ánh mới dễ dàng dẹp yên phía Nam và Bắc tiến thống nhất đất nước.
Như bài trước ngochan có nói nếu như Nguyễn Huệ không kéo quân ra Bắc diệt quân Thanh thì sau này chắc chắn Nguyễn Ánh không thể thực hiện nổi sự nghiệp thống nhất Việt Nam được. Công lớn của Nguyễn Huệ là ở chỗ đó dù cho Nguyễn Ánh có là người thừa hưởng một phần để thống nhất được Việt Nam thì cái công này phải ghi nhận cho cả hai người.
Ở Miền Bắc ngày trước, sau Cách mạng tháng Tám không có chuyện ca ngợi Nguyễn Ánh mà chỉ mình Nguyễn Huệ thôi. Vì sao ? Dễ hiểu vì Nguyễn Huệ cũng là một người nông dân phá ách xiềng xích để dành lại chính quyền cho dân nghèo, hoàn toàn phù hợp với cuộc cách mạng dân tộc của Việt Nam vào ngày 19-8-1945. Còn Nguyễn Ánh thì lãnh cái tội cõng rắn cắn gà nhà! Chuyện này cho đến nay các nhà khoa học còn đang tranh luận chưa có hồi kết. Nó còn phụ thuộc vào lợi ích của chính quyền đương thời. Nhưng bàn về lịch sử là bàn cho cả một dân tộc chứ đâu có thể bàn vì lợi ích riêng mà kéo co với sự thật của lịch sử. Do vậy nói về Nguyễn Huệ là phải nói đến cái công giữ nước khỏi tai họa Bắc thuộc, không có Nguyễn Huệ thì không còn chuyện để nói về Nguyễn Ánh với việc thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh.
Không phải bỗng dưng mà tiểu muội chọn cái nick ngochancongchua, trong thâm tâm muội hết sức ngưỡng mộ người anh hùng áo vải Quang Trung, con người mà sau này lúc đất nước Việt Nam lại hai miền chia cắt sau năm 1954 ngay cả chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi đó cũng phải tôn vinh nhất là với tài năng về quân sự. Tại Sài Gòn còn có một con đường Nguyễn Huệ lộng lẫy, một Trại quân sự Quang Trung nổi tiếng. Ngẫm lại thì dù là Bắc hay Nam thì kẻ thù truyền kiếp của dân tộc vẫn luôn là những nhà cầm quyền phương Bắc. Còn nhân dân hai nước thì bao giờ cũng mong muốn được sống trong hòa bình vĩnh cửu.
Sắp đến Tết rồi, làm sao để ra Hà Nội dự lễ chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa, vé máy bay đắt quá, tàu hỏa cũng không kém, không nhẽ chỉ vì lạm phát mà lại phải hai miền cách trở do thiếu xiền.


Chữ ký của ngochancongchua
Chẳng mong ai, chẳng đợi chờ ai
Mà sao thao thức suốt canh dài.

Tài sản của ngochancongchua
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến ngochancongchua vì bài viết hữu ích này:
LạcTửAnh (11-12-2011)
Cũ 11-12-2011   #25
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.643
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
Năm 1771, Nguyễn Huệ 18 tuổi là một trong những thủ lĩnh nòng cốt của phong trào Tây Sơn do Nhạc khởi xướng. Việc góp phần diệt Trương Phúc Loan của Nguyễn Huệ không đơn thuần loại bỏ một tên tham quan, đấy còn là một hành động giúp Nguyễn Ánh gián tiếp trả được mối gia thù và thoát khỏi một sự thanh trừng nội bộ rất có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.
Nguyễn Huệ vô tình có là vị ân nhân đầu đời của Nguyễn Ánh?

Khi Nguyễn Ánh trốn ra Phú Quốc, sai người sang Xiêm cầu viện: kể từ đấy, cả hai Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh thực sự trở thành đối thủ không đội trời chung của nhau. Mỉa mai thay, qua việc truy bức chúa Nguyễn đến phải tử vong: ai đã chính thức mở lối cho Nguyễn Ánh khởi đầu vương nghiệp (1780) nếu không là Nguyễn Huệ ?


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LạcTửAnh vì bài viết hữu ích này:
philongthusinh (14-12-2011)
Cũ 11-12-2011   #26
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.643
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
KHÔNG CÓ NGUYỄN HUỆ, DỄ GÌ NGUYỄN ÁNH SẼ LÀ VƯƠNG ?


Thuở đầu đời, Nguyễn Huệ lẫn Nguyễn Ánh hầu như không có dấu hiệu tự thân mưu cầu và chủ động tóm thâu thiên hạ.



Chính sự quay cuồng của những sự kiện mang tính “thời thế tạo anh hùng” đã đẩy đưa cả hai vào vai trò “anh hùng tạo thời thế” để rồi trở thành đối thủ của nhau. Từng trang sử máu lửa vào thời kỳ ấy vô hình chung chứng nghiệm, phải chăng để giúp Nguyễn Ánh hội đủ bản lĩnh trị vì bá tánh, thời thế đã sinh ra non một thập niên trước một Nguyễn Huệ anh hùng làm đối trọng, huấn nhục để tôi luyện Nguyễn Ánh ?



Nguyễn Huệ chết trẻ song đã kịp thời dẹp thù trong giặc ngoài, thống nhất bờ cõi tạo thế thuận lợi để Nguyễn Ánh nối tiếp sự nghiệp trị quốc an dân… điều mà anh em và con cháu Nguyễn Huệ chừng như khó hoàn tất do sự bất khả trong khâu “tu thân, tề gia” ?



Thật vậy, không có phong trào nổi dậy Tây Sơn mà Nguyễn Huệ đã vươn lên vị trí lãnh đạo chủ chốt, tính mạng Nguyễn Ánh chẳng khác nào chuông treo chỉ mành trước một Trương Phúc Loan đầy tham vọng và bạo tàn. Ngoài ra sự xuất hiện của Nguyễn Huệ trong cuộc thư hùng Nam Bắc, vô tình đẩy Nguyễn Ánh chệch ra khỏi tầm ngắm của nhà Trịnh, phần nào giúp “kẻ thừa tự cuối cùng” sau này của dòng họ chúa Nguyễn hội đủ từng khoảng thời gian để trưởng thành, khắc phục nghịch cảnh và tích lũy kinh nghiệm tác chiến.



Và nếu không có Nguyễn Huệ thì dẫu chỉ giữ hư vị, nhà Lê (trung hưng) vẫn tiếp tục tồn tại với ưu thế chính trị nghiêng về phủ Liêu (phủ chúa Trịnh). Liệu Nguyễn Ánh có được cơ hội để vẫy vùng ?

Nguyễn Huệ không trực tiếp diệt nhà Lê (trung hưng) nhưng bằng việc cầu viện nhà Thanh trong lúc Nguyễn Huệ (rể Hiển Tông) chưa thực sự là mối đe dọa, Chiêu Thống đã tự hủy danh nghĩa và gián tiếp khai tử vị thế chính thống vốn sẵn của mình. Nguyễn Ánh nhờ vậy mới mạnh dạn xưng vương hay xưng đế sau này, thu phục nhân tâm mọi miền nhất là giới sĩ phu đất Bắc ít nhiều vẫn còn hoài niệm quá khứ …



Nếu thiếu vắng Nguyễn Huệ sau ngày Chiêu Thống cầu viện, lãnh thổ nước Nam ắt khó được bảo toàn. Nguyễn Ánh (thay vì Huệ) sẽ phải đối đầu với quân Thanh cùng nhiều thế lực khác, kể cả bạo loạn có thể dấy lên khắp nơi dưới danh nghĩa phục Lê kiểu Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm.

Nhưng nếu Nguyễn Huệ tiếp tục tại thế sau năm 1792, Nguyễn Ánh hẳn khó là đối thủ ngang tầm và cuộc chiến hẳn sẽ triền miên với sự trợ giúp của lân bang (Xiêm, Pháp) về phía Nguyễn Aùnh, lẫn sự dòm ngó của nhà Thanh trong vị thế một “ngư ông đắc lợi” mỗi khi sự phân hóa quyền lực mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn giữa anh em nhà Tây Sơn.



Nguyễn Huệ mất sớm để lại cho muôn dân sự tiếc nuối về dự tính mở mang bờ cõi ngược lên phía Bắc, qua việc cầu hôn công chúa nhà Thanh : liệu sự nuối tiếc ấy có đầy hoang tưởng ?



Với dân số và quân số cùng diện tích rất ư khiêm tốn sánh với Trung Quốc, do đâu Nguyễn Huệ và nhân dân ta đánh bại 20 vạn quân Thanh chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không vì tinh thần dân tộc bị tổn thương và kẻ ngoại xâm thiếu chính nghĩa?



Giả dụ Nguyễn Huệ còn sống và thực hiện hoài bão, nói cách khác hoán đổi vị trí cho nhau… lẽ nào quân dân ta có chính nghĩa ? Nhân dân Trung Quốc liệu sẽ không mặc cảm bị xúc phạm bởi mất trắng Lưỡng Quảng (18) về tay người áo vải phương Nam đã hơn một lần làm bẽ mặt triều đình của họ ?



Sẽ khó lường xiết bao nếu tái diễn một cuộc so gươm ngay trên xứ người giữa vị anh hùng chưa một lần nếm mùi chiến bại “Quang Trung” và hoàng đế vũ dũng Càn Long ?



Dân tộc ta dễ gì tránh khỏi từng trận đòn thù hẳn còn khủng khiếp bội phần so với bao cuộc tràn quân xâm lược của họ trước đây ?

Đấy là chưa xét đến vị thế của Ngọc Hân sẽ thế nào nếu vua Thanh chấp thuận lời cầu hôn của Nguyễn Huệ ? Dân ta sẽ chịu khuất phục để cho nàng công chúa tài hoa đất Bắc độ nào, vị Bắc Cung hoàng hậu đáng yêu bấy giờ bị phế truất ?



Ngược lại, triều đình “Đại Thanh” liệu có chịu được sĩ nhục khi công chúa của họ… kém thế ?


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LạcTửAnh vì bài viết hữu ích này:
LuongSonAcTac (13-12-2011), ngochancongchua (12-12-2011), philongthusinh (14-12-2011)
Cũ 11-12-2011   #27
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.643
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
THIẾU SỰ KẾ THỪA CỦA NGUYỄN ÁNH : ĐẠI NGHIỆP NHẤT THỐNG GIANG SAN CỦA NGUYỄN HUỆ DỄ GÌ BỀN VỮNG ?



Bằng những chiến thắng thần tốc “tạo nền” cho một chính sách ngoại giao mềm dẻo thời hậu chiến, thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã khéo khuất phục kẻ thù từ binh tướng đến vua quan.



Triều đình nhà Thanh chẳng đã trân trọng dành một sự đón tiếp “có một không hai” vị anh hùng áo vải cờ đào trời Nam dẫu “thừa hiểu” đấy là vua Quang Trung… giả (1790) ?



Nhưng về đối nội, chưa tròn ba thập niên do đâu vương triều Tây Sơn nhanh chóng sụp đổ ?



Trước hết do Nguyễn Nhạc quá đa nghi, tính cách “nổi loạn” buổi đầu của Nhạc chỉ trên tầm một viên “biện lại” ngang tàng hay “trại chủ Lương Sơn” hào hiệp, chứ chưa thể đạt đến tầm vóc của một bậc khai sáng.



Nhạc cũng không lường được tay phản thần đàng Ngoài là Chỉnh vốn cơ trí nên đã mặc Chỉnh sát cánh cùng Nguyễn Huệ trong lần ra Phú Xuân, mở màn cho một cuộc chinh Bắc thần kỳ của em mình sau đó.



Tham vọng của Nhạc dường như chỉ gói trọn trong một phần lãnh thổ, một không gian quyền lực thuộc đàng Trong mà thôi. Lữ thì tính khí hiền hòa, không tha thiết lắm trong việc mưu bá đồ vương và lại chết sớm (1787).



Duy chỉ mình Nguyễn Huệ thừa chí lớn và dám mạo hiểm dấn thân. Tuy nhiên, sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tây Sơn cũng chưa hẳn mới bắt nguồn từ khi Nguyễn Huệ mất đi.



Chính sự tự thỏa mãn quá sớm với những gì vừa chiếm lĩnh được vốn đã vượt sức mình, Nhạc đã xé nhỏ từng phần lãnh thổ chưa thực sự ổn định để cát cứ. Sự vội vã phi chiến lược này đã gián tiếp làm phân rã nội bộ từ gia tộc đến binh tướng và nhân dân từng vùng, từng miền theo cách “chúa ai nấy thờ” của anh em Tây Sơn.



Tóm lại từ một hành động phản kháng có tính địa phương, biện Nhạc dấy lên một phong trào cứu khổ phò nguy hạn hẹp chỉ giữa hai tầng lớp : quan lại thống trị nhà chúa (Nguyễn) và quần chúng bị bóc lột.



Nguyễn Huệ sau đó mới là người trực tiếp biến sự tranh chấp quyền lợi giai cấp thành một lực lượng có chính nghĩa bao trùm “dẹp giặc trong, chống thù ngoài” kết dính toàn dân thành một khối, cứu nguy đất nước.



Sau trận đại thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã chớp thời cơ và triệt để phát huy sức mạnh, công khai tuyên chiến với toàn bộ hệ thống phong kiến đàng Trong lẫn đàng Ngoài: ranh giới sông Gianh mặc nhiên bị xóa bỏ.



Để rồi với cuộc tử chiến làm rạng danh non sông, tiêu diệt gọn 20 vạn quân Thanh năm 1789, Nguyễn Huệ nghiễm nhiên trở thành vị đệ nhất anh hùng của chính dân tộc mình.

Đối thủ thực sự của Nguyễn Huệ trên chiến trường chưa hẳn là… Nguyễn Ánh. Chỉ hiềm dưới trướng Nguyễn Huệ, quan quân ít kẻ xuất thân là khoa bảng cũng như hội đủ năng lực kinh bang tế thế. Do bị thôi thúc bởi sự căm thù ngoại xâm cùng lũ tham quan triều Nguyễn nên đã đứng lên. Nghĩa khí và can trường có thừa, song chưa kịp kinh qua một quá trình tổ chức và điều kiện huấn luyện đủ để trở thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp.



Quân Tây Sơn (gốc Kinh lẫn Thượng…) có thể sử dụng nhanh trong mỗi chiến dịch chứ khó duy trì bền.



Bên trong triều đình Tây Sơn lại thiếu vắng những “quan văn chính thống” nổi trội, ngoài một Nguyễn Thiếp quân sư. Riêng Ngô thời Nhiệm vốn là cựu binh của xứ Ngoài, được ủy thác có giới hạn về sứ mệnh tham mưu và đối ngoại chứ chưa thực sự được “toàn quyền” gách vác trọng trách của triều đình, giữa lúc quanh Ngô thời Nhiệm là một rừng hảo hán phương Nam.



Cánh võ biền gồm vô số những tay hào kiệt nặng mang tinh thần nghĩa hiệp hơn là ý thức sâu sắc về quan điểm chính trị về lâu về dài. Thái độ khoan dung của Trần Quang Diệu đối với tướng sĩ của Võ Tánh (nhà Nguyễn) là một điển hình:



Mùa hạ 1800, quân Tây Sơn hãm thành Bình Định, tướng giữ thành là Võ Tánh liệu bề không chống nổi bèn lên đài cao tự châm lửa đốt. Trước khi chết, Tánh gởi thư cho tướng Tây Sơn “…trong thành lương hết không thể giữ được nữa, tướng quân thua trận đáng chết là ta nhưng quân lính vô tội, chớ nên giết hại…”… Diệu vào thành trông thấy thương chảy nước mắt lấy lễ thu chôn, tướng sĩ của Tánh không bị Diệu giết một ai và được tự do ra về…



Lẽ ra Nguyễn Ánh phải biết, quan quân của Nguyễn Ánh phải nhớ mà nương tay sau này khi đánh bại Tây Sơn .






Xưa Ngũ Viên vì thù cha mà quất roi vào thây Sở Bình Vương hay Dự Nhượng (Tần) trả hận cho chủ cũ không thành mà cố xin Tương Tử chiếc áo ông ta đang mặc để đâm cho thỏa mãn ước nguyện... Đấy là cách hành xử của kẻ bầy tôi kém thế vốn đã bị đời chê trách.



Nay qua sự xúc phạm hài cốt và hành hình dã man thân nhân cùng tướng tá của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh càng để lộ nỗi ức chế triền miên về sự bất lực của mình trước bóng dáng lớn lao của một đối thủ trong quá trình đối mặt.



Nguyễn Ánh tự đánh mất ít nhiều tác phong của một bậc đế vương, lội ngược tinh thần đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của người Á đông. Chẳng những tự gây thương tổn mình, Nguyễn Ánh còn làm thương tổn bao thế hệ con tim vốn luôn ngưỡng vọng vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn.



Nguyễn Ánh còn gián tiếp tự chọn cho mình vị thế đối nghịch với toàn dân qua việc cầu viện ngọai bang (Xiêm, Pháp).



Tuy nhiên muốn hay không vẫn phải thừa nhận Nguyễn Aùnh cũng là một bậc anh tài. Ngoài sự kiên gan và tinh thần dám chịu mọi khổ nhục, Nguyễn Ánh còn khéo tận dụng và triển khai từng thành quả của chính đối thủ (Nguyễn Huệ) để tóm thu thiên hạ về tay mình cùng ổn định đất nước.



Xét về một khía cạnh khác, sao có thể trách được trong một tình thế thắng bại chưa thực sự nghiêng về ai. Ngoài tâm trạng bất an, Nguyễn Ánh còn bị chi phối bởi nhiều áp lực vô hình từ tập đoàn quan tướng phong kiến quanh mình. Biện pháp bất nhẫn Nguyễn Ánh áp dụng với kẻ thù ắt nhằm vuốt ve và “mua đứt” sự dốc lòng của thuộc hạ vốn phải ăn sương nằm đất bao năm theo khuông phò? Ai cấm họ không ngầm đòi hỏi Nguyễn Ánh, bằng mọi giá phải bảo toàn cùng xác lập vai trò khanh tướng vốn đã cận kề đối với họ? Ai trong số họ không nuôi giấc mộng một ngày trở về cố hương, dọn mình đón đợi ơn mưa móc của Nguyễn Ánh ?



Nhưng dư âm của những trận chiến vũ bão ngày trước của quân tướng Tây Sơn luôn ám ảnh, Nguyễn Ánh dễ gì thuyết phục và trấn an được họ nếu nhẹ tay với bầy tôi trung dũng còn đó của Nguyễn Huệ ?



Vả lại sự thắng thế của Nguyễn Aùnh phần nào còn dựa vào âm hưởng của quá trình mở cõi bởi các tiên chúa nhà Nguyễn, khát vọng thanh bình muôn thuở của nhân dân sau hằng trăm năm binh biến… Trong cảnh huống ấy, không chỉ Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh mà bất cứ nhân vật nào dám nhận lãnh vai trò “thế thiên hành đạo” tất nhiên nhận được sự cổ vũ của nhân dân.



Đâu phải chợt dưng thiên hạ nghiêng về Nguyễn Ánh nếu Nguyễn Huệ không sớm bị tước đoạt tuổi trời ? Thiếu bóng minh chủ (Nguyễn Huệ) quân Tây Sơn như rắn mất đầu đánh mất thế chủ động, bao phen sau này bị dồn vào tình thế gần như trở nên cường đạo và mất dần chính nghĩa.

Nguyễn Huệ, vị chiến tướng lừng lững nằm xuống giữa lúc áo bào còn “vắt ngang lưng ngựa” và thắng lợi cuối cùng thuộc về Nguyễn Ánh sau khi không có Nguyễn Huệ, tất cả cũng đã … cát bụi trở về !



Vẫn biết không thể lấy sự thắng bại để luận anh hùng, nhưng nếu tự thân thiếu ý chí hay không thừa hưởng cái chất anh hùng cha truyền con nối, Nguyễn Ánh làm sao hiện thực hóa được khát vọng “trị quốc, bình thiên hạ” của mình ?



Thời thế xưa nay hiếm dung cùng lúc lắm hào kiệt “trời sinh Du, sao còn sinh Lượng ?”Riêng với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh thì chưa hẳn. Mỗi người mỗi danh phận, mỗi khí phách và trọn vẹn cuộc đời đã hoàn thành “một nửa sứ mạng lịch sử vinh danh lẫn đau đớn” của mình, sau những gì nhận được hoặc mất đi tưởng như nghịch lý.



Bao nhiêu biến cố xoay vần ý chừng cũng thuận theo vận nước, một sự định phận tại… thiên thư. Vâng, biết đâu sự trùng phùng giữa “Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh” đấy chẳng là điều may mắn thay vì bất hạnh của dân tộc : đất nước đã sinh Huệ, lẽ nào thiếu Ánh !



Đâu đó bên kia đời, hẳn cả hai – Thái tổ Võ hoàng đế Nguyễn Huệ và Thế tổ Cao hoàng đế Nguyễn Ánh khó lòng khước từ một sự tri ơn dẫu toàn tâm hay chừng mực, dẫu công khai hay thầm lặng của hậu thế ?



Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LạcTửAnh vì bài viết hữu ích này:
LuongSonAcTac (13-12-2011), philongthusinh (14-12-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:25
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11421 seconds with 15 queries