Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 23-04-2007   #19
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.485
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch [Phần 1]


Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch [Phần 1]
Vậy các cọc này là gì?


Là gì thì chưa thể biết rõ ràng được.

Nhưng chắc chắn đây không phải là Thánh Vật như cái tít bài báo trên. Trận Bát Quái Tiên Thiên Đô được sắp xếp để trấn long hãm địa như vậy mà lại dùng đến lối trấn ác độc mức cao nhất của Phong Thủy rõ ràng là hành động tàn ác phi nhân tính,không thể gọi là Thánh Vật được.

Theo như cách trấn long tàn độc này thì trong Huyền Không học có ghi rõ, cần 8 cái trụ để lập trận, chôn sống theo nó là 8 người con trai (tráng nam) khỏe mạnh, 8 người con gái trinh tiết (đồng trinh) và 8 đứa trẻ con (đồng tử) để dùng oán khí cộng hưởng của họ tạo thành bức tường bảo vệ trận. Về cơ bản đây là lối trấn mạnh mẽ nhất và cũng là tàn ác nhất.

Nếu như bài báo ghi là đã trục vớt được 7 cái cọc, tôi nghĩ vẫn còn sót 1 cái. Việc nhổ cọc và làm thoát tà khí-oán khí tích tụ hàng trăm năm khiến người xung quanh bị ảnh hưởng là chuyện dễ hiểu. Nhưng đã chôn cất hài cốt, làm lễ siêu độ rồi mà vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến vậy có lẽ không hẳn trong đó chỉ có oan hồn không siêu thoát, hoặc là cách trấn ác độc này gìm giữ không cho các linh hồn siêu thoát, hoặc là trên chúng có diêm thần, diêm tướng chỉ huy nên việc phá trận là rất nguy hiểm với người phá trận.

Việc Thủ tọa Thích Viên Thành muốn hàn lại long mạch và phải hóa, có lẽ một phần do ý của thầy. Tôi vẫn nhớ hồi đó tôi đi theo chân sư phụ dạy Pháp cho tôi là Đại Đức Cổ Vân, theo đoàn của Thầy Thích Thanh Từ của phái Trúc Lâm lên Chùa Hương bởi lúc đó Thầy Thanh Từ và sư Ni Toan (sư Ni tu tại gia nhưng rất giỏi) gặp nhau có xem thiên tượng và tính ra được quẻ đại hung với thầy Thích Viên Thành nên lên Chùa Hương để giúp giải hạn. Thầy Thích Thanh Từ nói rằng sư thầy trụ trì chùa Hương cần lập đàn tràng cầu siêu, thỉnh 100 vị sư giỏi các nơi đến cùng làm lễ trong 49 ngày thì may ra mới giữ được tính mạng. Thầy Thích Viên Thành đã từ chối và nói sống chết có số, không nên vì cái nhục thân của mình mà làm khổ đến người khác phải lao tâm, cái chết cũng chỉ là 1 cách giải thoát để tới thế giới cực lạc. Thầy tự biết mình hết số và cũng không muốn xin kéo dài thêm dương thọ. Vì vậy sau đó thầy Thích Thanh Từ đã về lại Trúc Lâm dẫn 9 đại đệ tử lên núi nhập thất. Một thời gian sau, thầy Thích Viên Thành quả nhiên mất thật, trước lúc hóa, có nói nguyên nhân hóa của mình là vì không đủ sức mà vẫn cố phá giải trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ trấn theo lối Thiên Môn ác độc kia.

Tôi thì không rõ nguyên nhân vì học vấn của mình về lý số và phong thủy rất nông cạn, nhưng tôi nhớ sư phụ tôi có lần nói lại rằng, sư phụ của thầy (thầy Thích Thanh Từ) có nói chuyện Thầy Thích Viên Thành mất vì cách thầy muốn hàn lại long mạch là sai, và sức của thầy cũng không đủ để phá trận nhưng vì giữ danh tiếng bản thân (là bậc thầy phong thủy trong chuyện hàn long mạch) nên vẫn cố thực hiện và kết quả dẫn đến vong thân. Khi tự biết hết số lại không muốn phải xuống nước nhờ vả người khác giúp mình nên tự chấp nhận xuôi tay, như vậy chưa dứt được hết trần tục.

Còn quan điểm của riêng tôi là không nên phá trận, bởi trận lập đã nhiều năm oán khí chất chồng giải không hết được. Dòng sông và long mạch cũng đã bé lại thành 1 cái cống thoát nước, dẫu hàn lại thì có được lợi ích bao nhiêu? Giả như 1 đoạn sông khác bị lập trận trấn vào mắt rồng, tạo thành thế Độc Nhãn Long (1 thế trấn ác độc nhằm hủy hoại long mạch) thì khi sống lại, con rồng lại thành tà ác quấy phá có khi lại làm hại hơn.

Thế đất Hà Nội là thế đất trũng, địa tầng địa chất kém, việc trấn sông làm con rồng chết cứng không thể vẫy vùng có thể cũng là 1 cách tốt làm cho đất cứng lại tiện cho xây dựng, nếu phá đi, thế đất sẽ xấu đi và hạ tầng đất sẽ bị lún, sạt lở khi long mạch chuyển động. Như vậy việc xây dựng và phát triển hóa đô thị còn tồi tệ hơn.

Cách giải quyết ổn thỏa ,tạm thời tôi không nghĩ được ra và cũng nhiều người vẫn đau đầu về vấn đề này. Nhưng hy vọng trong thời gian tới, sẽ có người tìm ra được câu trả lời thỏa đáng.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 23-04-2007   #20
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.485
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch [Phần 2]

Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch [Phần 2]
Một câu hỏi lớn không lời đáp? - Nên phá hay nên giữ?



1. Giống như cách chế thuốc giải độc, tốt nhất là biết thành phần độc tố, chế thuốc sẽ dễ dàng và chính xác hơn, tuy nhiên có những độc tố hoàn toàn không có cách giải. Các thầy đều là những vị cao tăng, uyên thâm phong thủy, giống như là dược sư, nhưng chất độc này hoàn toàn không rõ cách trấn thế nào, thành phần độc tố ra sao, nên e là sẽ khó mà giải được.

Còn ai trấn, trấn mục đích gì, theo tôi, chính Cao Biền trấn, trấn nhằn triệt tiêu khí vượng của Đại Việt. Nếu giải trấn chắc chắn sẽ phát khí, nước nhà sẽ hưng vượng. Vì bản chất vượng khí luôn phải là khí tốt, thầy Thích Viên Thành cũng biết điều đó, nên cố gắng tìm cách phá trấn, dù biết hại đến tính mạng. Nếu khí là tà khí thầy chắc chắn sẽ không phá làm gì.

Thời Pháp, Pháp cho lấp sông Tô Lịch, phá huỷ đền thờ đại vương Tô Lịch, chắc trong người Pháp có các thầy địa lí người Tàu, giúp đỡ người Pháp làm việc ấy. Vì long mạch kinh đô bị trấn làm đất nước ta suốt bao đời nay cứ đấu tranh chống ngoại xâm hoài, biết bao giờ khá được, chưa "triều đại" nào của đất nước ta hưng thịnh nổi quá 3 thế kỉ. Theo tôi, đây là cơ hội cực kì thuận tiện để phá thế trấn yểm quá ư tàn độc này, tồn tại ngay ở thủ đô đã hơn nghìn năm nay

2. Trận đồ trấn trên sông Tô Lịch thuộc về huyền cơ cao nhất của phong thủy phái Huyền Không. Cách phá giải trận là tìm ra điểm yếu của trận để phá trận. Người làm được điều này phải là người có kiến thức uyên thâm về Phong thủy am hiểu cả 2 phái Bát trạch và Hình thế.

Những nhà ngoại cảm bạn đề cập trên phần lớn những người có khả năng và tài năng cao nhất đều đã tham dự cuộc họp để làm sáng tỏ vấn đề này và họ cũng đều đã lắc đầu không giải thích được, bởi đơn giản đó không phải là sở trường của họ. Tôi rất khâm phục tài năng của chị Bích Hằng và chính gia đình đã được chị giúp tìm được mộ người thân như một huyền thoại, nhưng trong vấn đề này, tôi nghĩ chị không có khả năng. Thậm chí, nếu cố làm điều ngược với thiên ý thì bản thân chị sẽ mắc họa sát thân như chơi.

Như tôi đã nói trên kia, đầu tiên là việc phá trận không biết đã có ai đủ tài làm việc đó hay chưa, và phá trận rồi thì sẽ mang lại kết quả gì. Theo như sách vở để lại thì Hà Nội được bao bọc trọn trong hệ thống các sông (Hà Nội nghĩa Hán là trong sông), ngọn núi khởi nguồn của long mạch Việt Nam (Tổ Long Sơn) bắt nguồn từ khu vực núi Tản Viên-Ba Vì, như vậy Long Mạch của hệ thống sông Tô Lịch sẽ chạy từ núi Tản Viên dọc theo hình thế đất xuống đến Hà Nội và điểm trấn long huyệt nằm trong lòng con sông Tô Lịch. Do có thế đất trũng và hạ tầng đất yếu, việc xây dựng thành rất khó khăn vì móng không chắc chắn (bác nào học về xây dựng chắc biết vấn đề thoát nước và móng của Hà Nội phức tạp thế nào). Có lẽ do đó để xây dựng, 1 bậc đại tôn sư về dịch lý phong thủy nào đó đã dùng cách lập trận này để ép đất cứng hơn bằng cách trấn long bằng Bát Quái Tiên Thiên Đồ. Làm con rồng không cựa được và bị giam cứng trong đất, như vậy đất sẽ cứng hơn và xây dựng dễ dàng hơn. Nếu như mở lại được long huyệt, tất nhiên long khí sẽ được khai mở,nhưng con rồng bị giam lâu năm chưa chắc đã là vượng khí,thậm chí có khi còn thành tà khí. Nhưng điều quan trọng và nguy hiểm hơn khi mở huyệt sẽ dễ dấn đến động đất khi rồng hồi sinh,chuyển động của nó có thể làm suy chuyển và biến đổi cơ cấu hạ tầng đất,làm giảm độ cứng của nền móng và làm đất đai không vững chãi như trước. Nếu như vậy thì việc xây dựng và phát triển đô thị e rằng khi đó còn khó khăn hơn.

Trận đồ Bát quái hiện tại có lẽ không giải được vì đồ hình chi tiết và các yếu quyết của nó hiện nay đã thất truyền, nó cũng tương tự như thạch trận Khổng Minh dùng đá xếp để cầm chân quân Ngô trong Tam Quốc vậy. Việc hóa giải vô cùng phức tạp bởi không ai còn biết chính xác vị trí các phương vị và xắp xếp quẻ trong trận này, nếu như giải nhầm hướng sinh 1 bước mà lỡ chân đi vào hướng cửa Tử hay Họa Hại thì khó mà bình yên trở về. Việc này các nhà ngoại cảm không thể làm được,bởi các tà khí do các xác chết tụ hợp thành đã làm cho họ không thể có khả năng liên lạc được với cõi âm. Nơi nào mà la bàn phong thủy không thể xác định được vị trí phương hướng và điểm trung cung (rất hiếm) thì nơi đó là nơi được gọi là nơi không thuộc trời, cũng không thuộc đất.

Để giải quyết vấn đề này, có lẽ cách thích hợp nhất là làm 1 cuộc họp mặt các nhà phong thủy danh tiếng các nơi cùng ngồi bàn nhau tìm cách phá trận hoặc tìm cách giải quyết. Biết đâu ai đó còn giữ lại được đồ hình chi tiết của trận pháp huyền thoại Bát Quái Tiên Thiên đồ, hay trong Huyền Không học còn gọi là Bát Quái Thiên Môn trận.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...



Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-PhongThienVu: 23-04-2007 lúc 00:42.
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 23-04-2007   #21
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.485
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Nếu nhánh Thanh Long được khơi lại thì Việt Nam sẽ phát triển như thế nào?


Phải kết hợp thành 1 bố cục phong thủy tài vượng để khai thông hết các vượng khí của nhánh Thanh Long, Bạch Hổ với 2 nhánh Chu Tước và Huyền Vũ. Để tính toán bố cục và vị trí chuẩn xác hơn thì còn phải tìm được vị trí hai nhánh con của nó là Câu Trận và Đằng Xà nữa.

Việc Việt Nam phát triển như thế nào, còn phải tùy vào vượng khí nhiều hay ít và cách xắp xếp ảo diệu đến đâu.



Tại sao các sư tăng lại có khả năng huyền diệu này (tức khả năng nhận ra "tà khí")?


Vì Phật Pháp tu luyện theo phái Mật Tông có những khả năng siêu phàm thoát tục khó có thể nói được. Đạo gia hay Đạo sĩ phái Huyền Không thì dùng trận phá trận,dùng trí đấu trí,dùng máu đổi máu. Nhà Phật lại chủ trương dùng 1 chư Tâm, dùng lòng từ bi hỉ xả để phổ độ chúng sinh,giải thoát nghiệp chướng.

Thông thường để trừ tà một cách bình thường, nhà Phật dùng chủ yếu là Kinh Kim Cương, phẩm Phục Ma, còn gọi là kinh Kim Cương Phục Ma-tâm pháp để trấn trạch,trừ tà,đuổi ác và song song dùng kinh A di đà siêu độ các vong linh. Nhưng tác dụng còn phụ thuộc vào mức độ tà khí và đạo hạnh của người lập đàn tràng. Nhiều vị cao tăng ngoài kinh pháp ra còn nghiên cứu và tinh thông phong thủy, lý số thì sẽ kết hợp các yếu tố trên để sử dụng.

Trường hợp của sông Tô Lịch, thực sự rất khó giải thích, chỉ có thể đoán là lực lượng đó quá mạnh và đạo hạnh người giải trấn là không đủ, thậm chí vong thân như sư thầy Thích Viên Thành. Người được như vậy hiện tại rất hiếm nên cách có thể khả thi được, đó là nghiên cứu tinh yếu của trận để phá trận.



Tại sao khi thượng tọa Thích Viên Thành phá trận lại bị họa sát thân?


Về các đạo nói chung, thực ra đều không có ranh giới, cũng như võ thuật không có môn phái nào là mạnh nhất và hoàn thiện nhất bởi mỗi môn có điểm mạnh và yếu riêng. Ta chỉ có thể nhận xét trình độ học về đạo của họ thôi. Ở đây tôi không chắc lắm về nguyên nhân, xong tôi thấy như thầy Thích Thanh Từ(Viện trưởng thiền viện Trúc Lâm) nói thì cách làm của thầy Thích Viên Thành hàn long mạch là không đúng. Bởi thầy dùng tấm lòng từ bi hỷ xả của nhà Phật (thầy tu theo mật tông và đã đạt đến trình độ thiên nhãn/nhĩ thông nên ở trên tôi nói đến khả năng của phái mật tông) , thầy cũng chấp nhận hy sinh cả bản thân mình để hóa giải oán khí. Nhưng sai lầm của thầy là oán khí quá nặng không thể giải mà lại ám vào mình, sau đó lại không muốn lập đàn tràng cầu xin dương thọ hưởng thêm 1 giáp nên kết quả là 1 tháng sau đó - thầy viên tịch.

Cách của thầy tứ phủ tôi không biết lắm, ở nhà cũng có sách vở nhưng toàn chữ Hán Nôm tôi không không đọc được, nhưng có lẽ cách của thầy tứ phủ không phải là siêu độ mà là làm triệt tiêu bớt oán khí, và cũng đã giữ ở mức độ vừa phải không để xâm hại đến mạng mình. Nên làm được công trình nhưng sau vẫn có chuyện xảy ra với mọi người và bản thân thầy cũng điêu đứng.

Tất cả những điều này tôi nói bằng suy đoán đơn phương của mình thôi.
Để giải được thế trận này thực tế không phải là không thể làm được.Vấn đề là phải tìm sao cho ra đồ hình và cách bố trận,trấn yểm chi tiết của trận đồ để tìm các phương vị trọng yếu của nó để phá hủy. Nôm na cách phá trận Thiên Môn của Bát Quái Tiên Thiên đồ cũng giống như cách bắt cua vậy, muốn con cua hết cựa quậy thì hãy tìm cách bẻ từ từ hết càng và các chân của nó, đến khi gãy hết càng hết chân thì dù để im nó cũng chỉ là vô dụng thôi và sự nguy hiểm của nó đã được phá bỏ. Vấn đề là đồ hình này đã bị thất truyền từ rất lâu, hiện ngay ở bên Trung Quốc cũng không còn gì ngoài những huyền thoại được tương truyền. Nếu như có được trong tay tấm đồ hình chi tiết này, chuyện phá giải trận pháp sẽ có 1 lối đi sáng sủa hơn rất nhiều.



Trận Bát Quái tiên thiên đồ có 8 cọc vậy một cọc nữa nằm ở đâu? Kinh Dịch ở đâu mà ra?


Trận Bát Quái không thể thiếu một phương vị, một đại tông sư cỡ Cao Biền cũng không thể đọc nhầm sách vở mà lập trận Bát Quái bằng ... 7 cái cọc được. Trong Phong thủy nếu lập trận sai thì sẽ không có tác dụng hoặc là không nằm trong tầm kiểm soát của mình. (Như vậy theo phỏng đoán là lận Bát Quái, nhưng thiếu mất một cọc. Có thể là do trong quá trình xây dựng bị bật gốc hay lâu ngày cọc bị bật tui (rongchaua) nghĩ vậy.)

8 cái cọc được dựng theo hình thế sau đây,mỗi cọc là 1 quẻ trong bát quái,trong 8 quẻ chia ra cửu cung và 64 quẻ nhỏ,trong 64 quẻ có chia ra các phương vị và sơn hướng từ điểm trung cung.

Cách chia cụ thể như thế nào thì hiện tại không còn tư liệu nào ghi chép cả. Chỉ còn lý thuyết ghi lại chung chung đại khái vậy thôi. Người phá được trận Bát Quái chắc chỉ là người thời xưa, khi mà đồ hình chi tiết chưa thất lạc. Người phá được thế trận này, theo tôi nghĩ lịch sử nước nhà có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Còn chuyện bàn về Kinh Dịch ai nghĩ ra là chuyện cách đây khá lâu ,tầm 2 năm trước, hồi đó tôi thấy nhiều người cũng hùng hổ tranh cãi,xong kết luận lại,có là của ai thì cũng chỉ đến thế mà thôi. Điều quan trọng là hiện tại chúng ta đã gìn giữ và áp dụng nó như thế nào,có hiệu quả không chứ không phải là nhìn vào quá khứ và tự hào về mình. Mà thực tế đáng buồn là hiện tại di sản văn hóa này đang dần càng mai một,sách vở bậy bạ tràn lan mỗi người mỗi nhà viết 1 kiểu không biết thật giả thế nào nữa...


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 23-04-2007   #22
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.485
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Chuyện tâm linh là có thật và không thể bàn cãi, chẳng qua dư luận cũng như những ai quan tâm muốn một câu giải thích chi tiết hơn, xác đáng hơn.


Thiết nghĩ bởi vì đây là một sự kiện mang tính lịch sử, chưa thể lý giải. Tôi đã hỏi một người - trưởng ban ngoại cảm Việt Nam. Và câu trả lời là Đó là thuộc về phạm trù lịch sử, nếu nói ra thì ta cũng không hiểu.

Vì đó là giao của 3 con sông, và là 1 trấn ải quan trọng của Đại La từ thời xưa. Như ta đã biết, những địa danh mang tính chất lịch sử và hào hùng như vậy, xưa kia biết bao con người đã đổ máu và hi sinh tại nơi đây, cần phải đc trân trọng và Nhà nước nên ghi nhận di tích và tu tạo. Tiếc thay, biết bao nhà lãnh đạo của Hà Nội lên nắm quyền đều không làm đc điều này, mặt khác họ lại còn san lấp để lấy đất cho dân ở... Di tích đã dần dần bị mai một và mất đi.

Và cái đền thờ ở đó thực chất là đã bị di dời.

Trong 3 nhánh sông hoà làm 1 đó, 1 nhánh tựa như Rồng bơi, 2 nhánh còn lại tựa như Hổ phục. Và chúng ta đã phá vỡ nó, lại không tôn thờ theo đúng nghĩa. Thiết nghĩ đó cũng là sự trừng phạt của thế giới bên kia, bởi nếu không xảy ra những chuyện thương tâm xung quanh những người liên đới tới công trình thì làm sao chúng ta lại phải nghiên cứu lại về di tích này và hiểu rõ giá trị của nó. Và nếu không có những chuyện như vậy liệu chúng ta có biết đc điều này không, và một di tích như vậy sẽ bị lãng quên theo thời gian không? Tôi nghĩ sự việc xảy ra như vậy cốt là để giữ lại di tích lịch sử và mong chúng ta phục hồi lại nó đúng như giá trị thật của nó.

Đó là những gì bề nổi chúng ta thấy, còn lại thì chuyện tâm linh khó lý giải...
Những con người trần mắt thịt chúng ta không có khả năng hiểu được điều đó, chỉ chờ thời gian khi có những bậc cao nhân, cao tay nghiên cứu và cho chúng ta biết mà thôi.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 23-04-2007   #23
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.485
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Bên lề...

Bí ẩn ngôi nhà chôn nhiều hài cốt


Từ đầu tháng 3-2007 đến nay, trong khoảng 150m² nền nhà của bà Phạm Thị Rược ở thôn Thạnh Nghĩa, thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương - Lâm Đồng), đã phát hiện và đào bới được hơn 20 bộ hài cốt.

Từ khung xương người chết và những vật dụng chôn theo như đạn, áo ngực phụ nữ, áo đầm, mắt kính... gia đình bà Rược tin rằng đây là hài cốt của người Pháp. Ngoài số hài cốt đã đào bới được, khả năng còn rất nhiều bộ hài cốt nữa. Đây là phát hiện gắn với một câu chuyện ly kỳ hơn 60 năm qua...



Căn nhà bà Rược từng là mồ chôn tập thể của hơn 20 người Pháp?


Chuyện khó tin qua lời kể của các "nạn nhân"

Nhà bà Rược ở ngay Quốc lộ 27B. Năm 1958, vợ chồng bà đến đây mua lại mảnh đất này làm nhà sinh sống. Lần lượt sau đó 10 người con ra đời. Ba thế hệ sống trong ngôi nhà này luôn có cảm giác lành lạnh, nhờn nhợn, phảng phất âm khí. Con cháu và những người thân của bà Rược từ Đồng Nai, Hải Dương... đến ở nhờ trong nhà đều nói rằng nhà này có ma. Những người đó sau này đều ăn nên làm ra, cuộc sống sung túc.

Trong khi đó, nhà bà Rược ngày một sa sút, tính toán làm ăn gì cũng thất bại. Chị Vũ Thị Kim Tháp (SN 1975) khá xinh đẹp nhưng thường xuyên ốm đau. 32 tuổi, cũng chừng ấy lần chị phải đi bệnh viện chữa đủ thứ chứng bệnh. Khi thì uể oải, tím tái như người đau gan, khi thì quặn như đau ruột thừa... lần nào chị cũng phải gấp rút đến bệnh viện điều trị. Nhưng rốt cuộc bác sĩ không chẩn đoán được chị bị bệnh gì. Mấy năm gần đây, đường tình duyên của chị có phần lận đận. Đã vài ba lần dợm bước lên xe hoa nhưng đều không thành.

Vào năm 2001, gia đình bà Rược đã đào dưới nền nhà một bộ hài cốt còn cả quai hàm và bộ râu quăn. Gia đình họ đã xây cất cho bộ hài cốt này một ngôi mộ khá khang trang tại nghĩa trang Thạnh Nghĩa. Hai năm sau, năm 2003, ông Năng bị bệnh mất. Nhiều đêm mẹ con bà Rược mất ngủ vì mơ hồ nghe thấy những âm thanh đập phá vào những vật dụng bằng gỗ trong nhà nghe rõ mồn một.

Từ chỗ sợ hãi, chị Tháp dạn dĩ hẳn lên. Bị mất ngủ, chị thức dậy bật điện la lối, một lúc sau những âm thanh đó mới chịu im. Khoảng đầu tháng 3-2007, chị Tháp đang ngủ chợt nghe tiếng người gọi chị dậy, chỉ chỗ và nói chị đào họ lên. Hố này có 5 - 7 xác người nằm chồng chất lên nhau. Nhiều hố, huyệt ở 4 góc - ước độ chu vi một chiếc quan tài, có 4 cái đinh to bẻ quặp xuống như đóng nắp quan tài. Có khi một chỗ là cả vốc 4 - 5 cái đinh gãy.

Khi mọi người đào lên, phát hiện một hài cốt có mái tóc dài. Trong bộ hài cốt đó có một chiếc áo ngực còn nguyên hình dáng được làm bằng chất liệu cotton đặc biệt, bên trong lót lớp lưới! Trước đó, chị Tháp nằm mơ thấy một đôi thanh niên nam nữ đi chơi ở bên một hồ nước. Cô gái da trắng, tóc vàng, tay cầm đôi dép khỏa nước. Ít bữa sau, một đêm chị Tháp đang ngủ thì mơ thấy một đôi nam nữ chỉ chỗ góc cầu thang nhà chị.



Chị Tháp và nắp hộp sữa hiệu Guigo tìm được cạnh một hài cốt


Quả nhiên, khi đào lên, thấy hài cốt của một cặp nam nữ nằm cạnh nhau, phía dưới toàn nước khiến anh em chị Tháp vừa đào vừa phải múc nước. Có chuyện lạ kỳ nữa là có lần vào nửa đêm, các con bà Rược đào bới mãi, khoét hầm hàm ếch mà vẫn chẳng thấy hài cốt như chị Tháp chỉ nên bắt đầu thấy nản. Lần lượt từng người leo lên khỏi miệng hầm không đào nữa, chỉ còn lại một mình anh Tịnh - con rể bà Rược.

Thấy vậy, anh Tịnh cũng vứt cuốc xẻng leo lên rồi qua nhà người em vợ liền vách ngồi hút thuốc lá. Bất ngờ, chiếc hầm đó đổ sập xuống. Sợ quá, mấy anh em họ chăng điện thắp sáng, tiếp tục đào thì phát hiện 3 bộ hài cốt. Mùa lễ Phục sinh (tháng tư vừa qua) nửa đêm, gia đình bà Rược thường bị đánh thức dậy bởi những tiếng đập bàn, đập tủ trong nhà. Dù mọi người thức dậy hẳn, nhưng phải lâu sau đó tiếng đập này mới chịu ngưng.

Hơn 40 ngày nay, gia đình chị Tháp tạm gác hết mọi công việc đồng áng, bán hàng (nhà chị bán cửa hàng tạp hóa), đóng cửa lại, mấy mẹ con chị tập trung, kiên tâm vào việc đào bới, tìm hài cốt còn sót dưới nền nhà với ý nguyện đưa họ lên, mang ra nghĩa trang chôn cất tử tế, gia đình cũng được yên. Trong nhà họ, hơn chục hầm hố được đào bới trông như một góc bãi vàng. Đến nay, họ đã đào được tổng cộng trên 20 bộ hài cốt, đem chôn thành 16 nấm mộ ở nghĩa trang Thạnh Nghĩa và vẫn đang tiếp tục đào bới, tìm kiếm...



Cần một kết luận khoa học


Chúng tôi được bà Rôda Nai Chuông (65 tuổi), người dân tộc K,Ho ở đây cho biết: bà sinh năm 1942, sống ở đây từ bé. Khi bà độ chừng 4 - 5 tuổi, thường được ông cậu của mình (sau đó là già làng ở đây) kể rằng có một đoàn người Pháp ăn tiệc trưa trong một vườn cây rất đẹp nằm ở phía bên kia đường (con đường này khi đó là đường mòn), sau đó bị ngộ độc, được chuyển đến trạm y tế của người Pháp (cách nhà bà Rược bây giờ chừng 500m) để sơ cứu, nhưng hầu hết đã chết.



Nền nhà bà Rược bị đào bới để tìm hài cốt


Theo tìm hiểu của chúng tôi, thị trấn Thạnh Mỹ này xưa có tên là thôn M,Lon - trung tâm quận Đran cách Đà Lạt một quả núi. Giữa đỉnh núi có một suối nước rất đẹp còn gọi là suối Lauria hay hồ Tiên. Thay vì đi theo đường vòng qua núi, người Pháp tính “thiết kế” một con đường băng qua đỉnh núi và đặt một đồn lính ở ngay gần hồ Tiên.

Thôn M,Lon khi đó chỉ toàn là người dân tộc ít người, thời điểm này (trước năm 1945) có thêm người Pháp sinh sống. Trong số các huyệt - hố đào lên, có cả đạn của Pháp. Chiếc áo ngực “bền” cỡ đó chắc chắn phải là phụ nữ châu Âu thời đó dùng, chứ đồng bào dân tộc làm sao có. Nắp hộp sữa hiệu Guigo bằng nhôm vẫn còn sáng loáng. Đây là loại sữa chỉ có giới tư sản thời đó dùng. Mắt kính tuy chỉ còn gọng, nhưng cũng nói lên chủ nhân của nó phải là giới thượng lưu. Gia đình bà Rược theo đạo Thiên Chúa. Họ làm việc này dựa trên tâm linh, tình cảm của con người với con người. Bà Rược bảo rằng “chúng tôi chẳng tin chuyện ma quái, cứ coi như làm phước đưa họ đi, xây mồ mả cho họ yên nghỉ”. Gia đình bà Rược chỉ thuộc diện đủ ăn, vậy mà lâu nay họ đã phải bỏ ra nhiều công sức để đào bới. Có đồng nào, họ lại dành dụm, gom góp mua áo quan, thuê xe đưa hơn 20 người xấu số đến nghĩa trang chôn cất.

Đường từ nhà bà Rược đến nghĩa trang gần một cây số, sợ nhầm, sót xương của người đã khuất, họ xúc hết đất trong các huyệt - hố lên bỏ vào hàng mấy chục bao tải chở lên theo. Nhìn các anh Thông, Diệm, Tịnh... đào bới một cách cẩn thận, say sưa, thỉnh thoảng họ lại thắp hương cầu nguyện, nói chuyện với người đã khuất, xin họ mau chóng hiện ra bỗng thấy thương đến lạ.

Các anh kể rằng, khổ nỗi là cứ phải đào đêm mới linh, mới dễ thấy hài cốt. Nhiều người được thuê đến đào bới đã lần lượt bỏ đi hết, trả tiền nhiều họ cũng không dám làm. Vậy nên, hàng bao đêm nay mẹ con bà Rược phải dùng đèn điện, nấu thêm bữa ăn đêm để tiếp tục công việc đào bới. Chị Tháp nói rằng, cứ sau một lần tìm được một bộ hài cốt, chị thấy người mình như nhẹ hẳn ra, cuộc sống gia đình cũng dễ chịu hơn.

Từ chỗ sợ hãi, nhờn nhợn, họ dần thấy quen thuộc. Mặc ai đàm tiếu, nghi ngờ, mẹ con bà Rược vẫn âm thầm miệt mài đào bới, cầu mong tìm kiếm được hết hài cốt để đưa đi một lượt. Sở dĩ chúng tôi biết câu chuyện này là nhờ anh Phạm Thành Trung - Tổng Giám đốc Công ty DRI (tập đoàn Accor của Pháp chuyên quản lý khách sạn 4 - 5 sao trên thế giới) - nhà điều hành, quản lý KS Palace, Novotel, sân golf Đà Lạt và Novotel Phan Thiết. Anh Trung đã lớn lên ở đất Đơn Dương, anh đã giúp gia đình bà Rược một số tiền nhỏ để họ làm công việc này. Có cách nào đó để những hài cốt người Pháp này được trở về cố quốc, mồ yên mả đẹp, đó là ý nguyện của mẹ con bà Rược.

Tuy nhiên, việc làm rõ gốc gác những bộ hài cốt nghi là của người Pháp này, chắc chắn phải cần đến những nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng. Tất cả phán đoán của người dân được phản ánh trong bài viết này đang cần một kết luận thuyết phục hơn từ những bằng chứng lịch sử và khoa học. Có như vậy mới xóa được những tin đồn hoặc hành vi lợi dụng mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến ANTT tại địa phương xảy ra việc này.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...



Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-PhongThienVu: 23-04-2007 lúc 23:14.
Cũ 23-04-2007   #24
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.485
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Vài Nét Về Địa Mạch Hà Tây.



Trong bài HUYỀN THUẬT VÀ KHOA HỌC, người viết có nhắc đến việc Long mạch của dãy núi Chùa thầy - Hà tây bị cắt đứt và hậu quả của nó. Ngày hôm nay nhận được một bài viết của một Cao nhân ẩn danh, nhờ người viết gửi đến để các bạn tham khảo thêm về vấn đề này. Xin trân trọng cảm ơn Cao nhân họ PHẠM. Toàn bộ bài viết nguyên văn như sau :

Theo ngược dòng con sông Đáy từ cầu Mai Lĩnh đến dãy núi chùa Thầy có vài dãy núi đất có, đá có, mà địa mạch chạy ngược so với dòng sông, tạo nên một vùng bán sơn địa với nhiều danh lam,thắng cảnh nổi tiếng, đẹp đến nỗi tốn biết bao bút mực của các danh sĩ từ xưa đến nay. Riêng về Phong thủy cũng có rất nhiều người qua vùng đất này để tham quan, chiêm nghiệm vì nơi đây nghe đồn là vùng đất Địa linh có nhiều Huyệt quý như Sài sơn (Chùa Thầy) có Huyệt Đế vương, núi Phượng hoàng cũng có Huyệt Đế vương chắc là xuất phát từ cuốn "CAO BIỀN ĐỊA LÝ TẤU THƯ ". Khi mà các tin đồn này lan truyền trong dân gian thông qua truyền miệng từ đời này qua đời khác khiến cho dân chúng và các nhà chức trách Địa phương ra sức bảo vệ một phần di sản quý báu vừa vô hình, vừa hữu hình và họ hy vọng biết đâu đó sẽ có những ông Vua, ông Quan sinh ra từ đất này. Dãy núi đầu tiên từ chùa Hỏa tinh sang chùa Linh đến giáp dẫy núi đá Trầm. Dẫy núi này rất đặc biệt về đặc điểm Địa chất vì có nhiều loại Khoáng sản, thậm chí có cả than. Dãy tiếp theo là dãy núi đá Trầm và nơi đây ăn thông sang dãy núi đá có chùa Vô vi. Mạch đá núi Trầm tàng Phong tụ Thủy, kết Huyệt, Minh đường rộng rãi có dãy núi đất trước mặt làm án, sơn thủy hữu tình, cách đó không xa chùa Vô vi nằm trên một ngọn núi đá đơn độc với những điểm Kiến trúc mang đậm màu sắc Đạo giáo. Nhớ lại khi trước, lúc tôi còn là học sinh, sinh viên. Bạn bè thường rủ nhau đạp xe đi tham quan chùa Trầm Vô vi, cảm giác của tôi lúc đó như lạc vào thế giới Thần tiên, thì giờ đây lại thấy có phần tiêu điều xác sơ.

Những ngôi Chùa không chuông, không mõ, chỉ thỉnh thoảng mới có một ít khách Du lịch ghé qua, phải chăng Linh khí đã hết, Thần Phật bỏ đi rồi chăng?

Cách núi Trầm không xa, một dãy núi khác chạy từ Quốc lộ số 6 (Đường Hà Nội - Hòa Bình), chạy một đọan hơn 10 cây đến tận xã Đồng lư.

Trên đỉnh của ngọn núi Đồng lư có một ngôi chùa, hiện nay cũng đã bị tàn phá, chỉ còn dấu tích, phải nói rằng trên dãy núi này có khá nhiều chùa chiền nổi tiếng, ví như chùa Trăm gian, tọa lạc trên một thế đất Hữu Long vô Hổ. Đi tiếp ngược lên trên là dãy núi đá có hình con quái long mà đầu là núi Thầy, đuôi là động Hoàng xá. Các đốt của Long mạch này đều có Long hộ vệ, nói cách khác là có những mạch đất gặp mạch đá thì kết Huyệt và trên các Huyệt này đều có dựng chùa ở trên như chùa Long đẩu ở đốt thứ hai, chùa Hoa pháp ở đốt thứ ba. Đầu của con Long đá bao bọc lấy Huyệt nơi chùa Thầy tọa lạc, lấy đốt thứ hai làm án Long trì trước mặt làm Minh đường, nhưng thế đất đó cũng chỉ là hữu Hổ vô Long. Đốt thứ tư là núi Phượng hoàng có hình dáng giống như một con đại bàng đang xà xuống, theo sách CAO BIỀN ĐỊA LÝ TẤU THƯ thì đây cũng là một thế đất phát Đế vương. Phần đuôi của Long mạch là động Hoàng xá, núi này tương đối đẹp, bốn phía đều tàng phong tụ thủy, tuy nhiên chỉ có phía mặt chính là hình thể toàn diện nhất, Long Hổ đầy đủ ôm lấy Minh đường là hồ tự nhiên, phía xa trước mặt là sông Đáy chảy qua, lấy làng làm án. Thế đất này trong sách của Cao vương mô tả và kết luận là thế đất phát Công khanh. Quả thực là quái Long này có nhiều Huyệt kết, nhưng không đẹp và kết to như sách của Cao vương, hơn nữa hiện nay, linh khí của mạch đá đã cạn, thứ nhất do thời gian, thứ hai Long mạch bị cắt đứt ở nhiều nơi, nên các Huyệt khí còn lại rất yếu. Theo kiến thức về Phong thủy bao gồm hai khí Thiên khí và Địa khí, khi có chủ nhân thì thêm Nhân khí nữa. Thiên khí là khí mà Loan đầu của Huyệt như một cái antena thu. Địa khí là khí lưu chuyển qua địa mạch đến Huyệt. Nhân khí bao gồm một loạt các vấn đề như tri thức, phúc đức dòng họ, v.v… Nhìn chung những phần Địa mạch đã mô tả ở trên đã bị tàn phá nhiều, phần gây ra do chủ ý, phần gây ra do vô tình, quả thực đáng tiếc. Tuy nhiên phần Loan đầu của một số Huyệt lớn vẫn còn và nó có chức năng như một antena thu Thiên khí cho cả một vùng, vả lại những thế Huyệt này cũng là những nơi danh lam thắng cảnh đáng kể cho Nhà nước và nhân dân địa phương, bởi vậy Nhà nước và nhân dân địa phương bảo vệ và giữ gìn. Giống như các vùng bán sơn địa khác ở miền Bắc, nơi thường kết Huyệt lớn, sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt, nhưng sự khác biệt ở đây có lẽ về số lượng Huyệt kết và phong cảnh Thiên nhiên đa dạng, phong phú, đẹp say lòng người.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (30-08-2011)
Cũ 24-04-2007   #25
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.485
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Sự hồi sinh của một vùng đất bị trấn yểm



Thời gian vừa qua, tôi có dịp đi khắp các vùng của Tổ Quốc. Đất nước ta thật là đẹp, nhìn theo cảnh vật hay theo con mắt của một Phong thủy sư cũng vậy. Trên đường Thiên lý, tôi gặp nhiều chuyện lạ về Phong thủy, xin từ từ kể lại cho các bạn thưởng thức về Non sông - Đất nước của mình.

Tôi xin kể cho các bạn về một vùng quê bị sự Trấn yểm của Cao biền gần 1.000 năm qua, nay nhờ vận trời thay đổi và Hữu duyên phá được sự Trấn yểm nên hồi sinh cực kỳ mạnh mẽ. Đó là khu vực của làng Liên lý - Xã PHÙ LỖ - HUYÊN SÓC SƠN - HÀ NỘI. Trong bài viết này, tôi sử dụng những tư liệu của các vị bô lão Địa phương truyền lại và một số tấm hình chụp trong qua trình đi khảo sát của mình, một số tư liệu nhặt nhạnh qua sách vở đây đó.


1. Vị trí địa lý:

Cách Hà nội hơn ba chục Km về phía Tây Bắc, nếu bạn đi theo đường qua cầu Thăng Long hay qua cầu Đuống đều có thể được. Khi đi theo đường cầu Thăng long, gần đến sân bay nội bài, nơi ngã tư, một đường đi Vĩnh phúc, rẽ bên tay phải bạn đi khoảng 7 Km nữa là bạn đã đến địa phận của khu vực của làng Liên lý - Xã PHÙ LỖ - HUYÊN SÓC SƠN - HÀ NỘI. Đây là con đường nằm ngang, cắt hai con đường đi Phú thọ và Thái nguyên. Nhân dân ở nơi đây vẫn còn xã này bằng hai từ nhiều khi lẫn lộn theo âm điệu bản xứ: PHỦ LỖ HAY PHÙ LỖ. Theo thiển ý của riêng tôi thì tên gọi là PHÙ LỖ mới có ý nghĩa từ xa xưa. Phù là Bùa, Lỗ là Lỗ ban chăng??? Ngay tên gọi có nói gì đến hiện tượng vùng này bị Cao biền Trấn yểm hơn một ngàn năm qua chăng???.

Trong bài viết này, luận điểm hoàn toàn là suy luận riêng của tôi, chưa thể có ý nghĩa quyết định đúng hay sai.

Nếu đi theo đường qua cầu Thăng Long, tiếp tục đi các bạn sẽ trở về với cầu Việt trì, Ngã ba sông Bạch Hạc, khu di tích ĐỀN HÙNG, và xa hơn chút nữa là dãy núi Tam Đảo vô cùng thơ mộng. Nếu bạn đi theo đường Bắc Ninh qua cầu Đuống, sau khi đi qua đường rẽ vào Phù Lỗ, bạn cứ thẳng đường đi tiếp theo hướng đi Thái nguyên khoảng hai chục Km nữa là bạn đến khu vực núi SÓC SƠN, có ĐỀN GIÓNG tọa lạc. Nơi đây dãy núi SÓC SƠN ẩn dưới mây mờ và chính là nơi mà theo truyền thuyết Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân đã bay lên Trời.

Như vậy địa phận của làng Liên Lý - Xã PHÙ LỖ - HUYÊN SÓC SƠN - HÀ NỘI nói riêng và cả khu vực Phù Lỗ nói chung có địa hình rất đẹp xét về mặt Phong Thủy. Phía trước trung Minh đường có sông Cà Lồ, uốn khúc liên tục, ẩn hiện sau những bãi lúa, nương dâu. Dòng sông không hề chẩy xiết mà như lưu luyến ôm lấy cuộc đất này. Chỗ đi qua con đường từ phía cầu Đuống lên có một cây cầu nhỏ và phía bên bờ ngay cạnh cầu là một đền thờ dân địa phương quen gọi là đền thờ Ba Voi vì có ba con Voi xếp hàng ở trước sân. Theo một số cụ bô lão ở địa phương cho biết, đây chính là đền thờ Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy là những vị danh tướng chống quân Đường dưới thời Cao biền làm Tiết độ sứ. Ngày xưa, khu vực này là rừng rậm (Người ta còn đào được nhiều thân cây to trong qua trình làm thủy lợi). Các vị danh Tướng trên, sau khi đánh trận thất bại đã tử tiết tại bờ sông Cà Lồ, sau này nhân dân địa phương lập đền thờ tại đó.

Ngoại Minh đường của khu vực này chính là sông Hồng, ở phía vòng ngoài. Khu vực này có Huyền Vũ là hai dẫy núi hùng vĩ Sóc Sơn và Tam Đảo bao bọc, như chở che ngàn đời. Sông Cà Lồ cũng chính là dòng sông bắt nguồn từ dẫy núi Tam Đảo hùng vĩ, từ từ chẩy về xuôi.


2. Khảo cứu huyền sử:

Để tìm lại và xác minh những điều các bô lão trong vùng truyền tụng lại, tôi chỉ tìm thấy những tài liệu sau đây:

Trong cuốn VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP của LÝ TẾ XUYÊN hồi đầu thế kỷ 14 có bài: KHƯỚC ĐỊCH THIÊN HỰU, TRỢ THUẬN ĐẠI VƯƠNG, UY ĐỊCH DŨNG CẢM, HIỂN THÁNH ĐẠI VƯƠNG như sau :

"Theo sử ký của Đỗ Thiện: Hai Vương là hai anh em một nhà. Xưa Vua Ngô Nam Tấn (951- 965) đi đánh Lý Huy ở Long châu, đóng quân tại cửa sông Phù lan, đêm mộng thấy hai người tướng mạo khôi ngô, ăn mặc lịch sự, đến trước tâu rằng: Bọn giặc cậy sức làm càn đã lâu, chúng tôi xin giúp đức Vua đi đánh. Vua nói: Các ngươi là ai? Đã có lòng giúp nên cho ta biết họ tên. Hai Vương tâu rằng: Chúng tôi là hai anh em, người ở Phù Lan, họ Trương, anh tên Hống, em tên Hát, cùng làm tướng cho Vua Triệu Việt Vương. Sau Triệu Việt Vương bị Lý Nam Đế (Phật Tử) đánh úp, cướp ngôi. Nam Đế cho người đem lễ mời chúng tôi ra làm quan. Chúng tôi nói: Kẻ trung thần không thờ hai Vua, cũng như người Liệt nữ không lấy hai chồng, huống chi đã bội nghĩa lại muốn khuất phục những người không đổi tiết tháo sao được. Chúng tôi nói rồi, cùng vào ẩn trong núi Phù long, Nam Đế triệu mãi không được, tức giận thuê người lùng bắt, biết rằng khó thoát, chúng tôi cùng uống thuốc độc chết. Đức Thượng Đế thương chúng tôi vô tội mà thiệt đời, mới bổ cho chúng tôi làm Long quân phó sứ, tuần hành trên hai chi sông Vũ Giang và Lạng Giang.Trước đây Tiên Đế đánh trận Bạch Đằng, chúng tôi cũng đã theo giúp. Vua Nam Tần thức dậy, liền sai làm tế lễ, khấn rằng: Nếu quả anh Linh giúp ta thắng trận, sẽ lập đền thờ. Hôm sau, Vua tiến binh vây núi Côn Lôn, giặc nhờ thế núi hiểm trở, giữ được vững vàng, đánh mãi không được, quân nhà Vua đến sinh nản chí. Một đêm, Vua lại mộng thấy hai Vương đốc xuất đội Thần binh: Hình dạng kỳ dị, đội ngũ chỉnh tề, họp ở cửa sông Phù Lan. Rồi quân người anh từ sông Vũ Giang qua sông Như Nguyệt, tiến lên đầu sông Phú Lương. Quân người em đi ven sông Lạng Giang vào sông Nam Bình. Vua tỉnh dậy, nói chuyện với các tướng, rồi thúc quân đánh mạnh, quả nhiên trận ấy tòan thắng. Tây Long đã dẹp yên, Vua Nam Tấn sai sứ chia nơi lập Đền thờ cho hai Vương. Phong người anh làm Đại Dương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt. Phong người em làm Tiểu Dương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, đền thờ ở cửa sông Nam Bình.

Đến đời Vua Lý Nhân Tông (1072- 1127), quân Tống sang xâm lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái úy Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm, quân sĩ nghe trong Đền có tiếng Thần ngâm thơ:

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước.

Năm Trùng Hưng thứ nhất, sắc phong Như Nguyệt Khước Định và Uy Địch Đại Vương. Năm thứ tư, gia phong Thiện Hựu và Dũng Cảm.

Coi lại trong VIỆT NAM SỬ LƯỢC của TRẦN TRỌNG KIM có đọan nói về TRIỆU VIỆT VƯƠNG như sau:

TRIỆU VIỆT VƯƠNG (549- 571):Năm Mậu Thìn (548) Lý Nam Đế ở trong Khuất Liêu phải bệnh mất, sang năm sau TRIỆU QUANG PHỤC ở Dạ Trạch được tin ấy bèn xưng là Việt Vương....

...Năm Ất Hợi (555) là năm thứ 7 đời Triệu Việt Vương, Lý Thiên Bảo mất, không có con,binh quyền về cả với Lý Phật Tử. Đến năm Đinh Sửu (557), Lý Phật Tử đem quân chống lại với Triệu Việt Vương. Đánh nhau mấy trận không được, Phật Tử mới xin đất giảng hòa, Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý mới chia đất cho Phật Tử.....

...Năm Tân Mão (571 ), Phật Tử bất thình lình đem quân đánh Triệu Việt Vương. Triệu Việt Vương thua chạy đến sông Đại Nha (nay ở huyện Đại An, Tỉnh Nam Định ), nhẩy xuống sông tự vận.

Như vậy theo chính sử và Huyền sử, cũng đã có nói về hai anh em Trương Hống, Trương Hách (Hát ?? ), và địa bàn họat động của họ cũng nằm trong vùng Phù Lỗ mà ta đang xét.


3. Địa hình thực tế:

Khu vực này, nếu nhìn toàn cảnh từ trên cao có hình một con Quy, đang bò xuống uống nước sông Cà Lồ. Nhiều lần, tôi quan sát khu vực này qua cửa kính của máy bay, thấy thật là đẹp. Con sông Cà Lồ uốn khúc như một khúc ruột, quanh co chẩy qua những bãi mía, nương dâu, những xóm làng xanh mát. Con Quy có hình dáng thật rõ nét đang như muốn bò xuống sông uống nước. Hai nhánh Thanh Long - Bạch hổ cần phân như muốn ôm lấy cuộc đất quý. Tại Tiểu Minh đường là một cánh đồng lúa xanh ngắt, kéo dài ra sát bờ sông Cà Lồ. Làng Liên Lý, theo từ trước đến nay hình như được chia ra làm hai phần rõ rệt; Liên Lý thượng và hạ, hay trên dưới cũng vậy. Ngày xưa theo hình thế như đã khảo sát, chắc chắn, mặt làng phải quay mặt ra sông Cà Lồ. Ngày nay, nhờ có con đường nhựa chạy qua, nên hướng làng đã quay theo chiều ngược lại, tất cả đều quay ra đường cái. Hướng chính của làng ngày xưa là Tọa Bắc Triều Nam, nay có hướng ngược lại. Tại mỗi nửa làng Liên Lý, điều rất thú vị là đều có một ngôi đình làng cổ kính và một ngôi chùa hiện mới được trùng tu hoặc xây lại vài năm gần đây. Làng Liên Lý thượng (hay trên), có một ngôi Đình làng có niên đại cách đây cũng vài trăm năm. Đình làng được xây dựng theo hướng Tọa Bắc Triều Nam. Theo tấm bia đá còn lại thì Đình làng Liên Lý được xây dựng vào ngày 29 tháng mười năm Canh Tý - Niên hiệu Cảnh Hưng 41-1780. Thường thường hàng năm cúng giỗ Tổ vào ngày 7/7 âm lịch. Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay Đình chỉ có hai căn Chánh Điện và Hậu cung Đình. Hình dáng của Đình theo dạng năm gian,có bậc Tam cấp đằng trước, với những cánh én cong vút. Đây cũng là một dạng đặc trưng cho Đình của miền Bắc.

Cũng theo các cụ truyền tụng lại, phần nửa làng này về Văn hóa, học hành và trong cách cư sử với nhau có vẻ VĂN hơn. Tôi có được ngồi nói chuyện với một số người trong làng, mặc dù cơn sốt bán đất đang phát triển rất mạnh trong vùng, nhưng những người Nông dân ở đây vẫn giữ được mảnh đất Cha Ông để lại, vẫn chăm chỉ cấy cầy và đối sử với nhau theo phong tục xưa. Phần làng này có ngôi Chùa tên là KIM LIÊN TỰ. Kim Liên Tự là một ngôi Chùa cũng có vài trăm năm Lịch sử. Chùa cũng có hướng Tọa Bắc Triều Nam. Khoảng vài chục năm gần đây, Chùa hầu như bị bỏ hoang phế vì không có Sư trụ trì, chủ yếu là do nhân dân Địa phương tự động coi giữ. Tới năm vừa rồi, mới có một vị Sư về làm Trụ trì và tiến hành sửa chữa, nâng cấp cho Kim liên tự. Ngày tôi về Khảo sát, làng đang sửa chữa lại Chùa, làm lễ Hô Thần nhập Tượng cho một số pho tượng ở Chính Điện. Hiện nay Kim Liên Tự còn một bia đá ghi lại quá trình xây dựng Chùa, nhưng thật tiếc vì tôi không có thời gian chép lại.

Phần làng Liên Lý hạ là phần đất từ con đường quốc lộ từ cầu Đuống đi Thái nguyên vào tới giữa làng. Dải phân cách hai phần làng này chính là Trung tâm của một Trận đồ Trấn yểm theo đánh giá của tôi là có từ thời Cao Biền của nhà Đường. Phần làng này, điều đáng ngạc nhiên là cũng có một ngôi Đình làng và một ngôi Chùa cũng mới xây dựng và tôn tạo lại. Một điều cũng cần nhận định lại là, thông thường các làng quê của miền Bắc, mỗi làng thường chỉ có một ngôi đình làng và thường cũng chỉ có một ngôi chùa. Như làng Liên Lý hiện nay có tới hai ngôi Đình và hai Chùa, như vậy phải chăng trước kia là hai làng riêng biệt ???

Ta cũng cần chú ý là tất cả các ngôi Đình và ngôi Chùa đều có hướng Tọa Bắc Triều Nam. Phần Liên Lý hạ có vẻ phát triển về Kinh tế mạnh hơn phần trên, gần đây do cơn sốt đất xây dựng nên người ta cũng thi nhau bán đất và kết quả là những dãy phố mới liên tục được mọc lên. Tất nhiên ai cũng phải hiểu rằng: Một khi những đồng tiền như tự trên Trời rơi xuống đó, ồ ạt đổ vào một miền quê từ xưa rất nghèo thì những hậu quả kèm theo của nó thật vô cùng khôn lường. Nhiều tệ nạn và sự phân hóa của tình làng, nghĩa xóm là lẽ đương nhiên.

Tại phía Thanh Long của cuộc đất, cách đây gần 1000 năm , người Trung quốc đã cho đào một con sông, khởi đầu từ trước cửa Đền Ba Voi và kéo dài hơn mười cây số. Con sông Đào này, cắt ngang nhánh Thanh Long và các bạn cũng nhớ lại rằng Thanh Long thuộc Dương và là đại diện của Nam nhân.


(Sưu tầm)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...



Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-PhongThienVu: 25-04-2007 lúc 00:12.
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 25-04-2007   #26
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 32.354
LSB-LyQuy đang offline
 
Ối giời, dài như cái bơm, đọc hoa hét cả mắt. Nói tóm lại là mấy cái trò ấy chỉ là do từ miẹng lưỡi của mấy bà nhiều chuyện hoặc từ những kẻ có liên quan mật thiết với mấy cha thầy bói, thầy cúng... Chúng nó phao mấy cái tin như thế để mua việc cho mấy thầy của chúng nó ý mà.
Cần quái gì cứ phải ở Tô Lịch chứ. Ở ngay cái LSB này cũng đầu bùa yểm đấy thôi. Đấy, vô Quân Cơ Mật Viện mà coi nhé, trong đó có cả đống bùa...kekeke...!


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Cũ 25-04-2007   #27
Ảnh thế thân của Mai Dao Lân
Mai Dao Lân
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-04-2007
Bài viết: 78
Điểm: 44
L$B: 6.795
Mai Dao Lân đang offline
 
Khổ, bài viết đang hay thì lại có chã nhảy vào bi bô thế này, chán ghê gớm .
Cũng biết là trình còn non nhưng cũng ko cần cố tỏ ra hiểu biết thế đâu chã em .
Hay là cứ phải post bài thì người ta mới biết là chã em anh lên LS nhỉ.
Chã em anh không đọc thì để người khác đọc và bàn luận, đừng tự nhiên nhảy vào ném cục đá như thế - thô lắm, anh buồn.

P/S: có QL nào đi qua đây thì xóa post này và của em chã ở trên đi hộ cái. Vấn đề đang hay, đang đến hồi hưng phấn .


Chữ ký của Mai Dao Lân
U mess with the BEST - U die for the REST

Tài sản của Mai Dao Lân
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:30
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,14164 seconds with 15 queries