Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 05-04-2007   #19
Ảnh thế thân của LSB-Lic
LSB-Lic
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 22-05-2006
Bài viết: 1.119
Điểm: 152
L$B: 1.532.067
Tâm trạng:
LSB-Lic đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Rồng bán than
Nếu có khả năng thì ở VN cũng tốt, ra nước ngoài được thì càng tốt nhưng nếu học ở VN ko nổi thì… chim non xổ lồng là thoải mái “thác loạn”. Nguy! Riêng chuyện “vào thẳng công ty chỉ nhờ cái bằng du học” thì e là em chỉ mới nhìn thấy phần tiêu cực của nó.
Chị Rồng nên xem lại 1 tí, Lic nói là những người như thế ko có nghĩa là tất cả mọi người đi du học đều như thế. Có những tài năng thất ự, đi du học với học bổng toàn phần, học xong ĐH lên thẳng cao học rồi lấy luôn cái bằng TS bên đó ko phải là chuyện nói là xong, mà phần chính phụ thuộc vào năng lực và chủ yếu là quyết tâm của bản thân.

Tài sản của LSB-Lic
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-04-2007   #20
Ảnh thế thân của ChangBan
ChangBan
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 22-01-2007
Bài viết: 1.806
Điểm: 350
L$B: 92.170
Tâm trạng:
ChangBan đang offline
 
Trà Hoa Nữ sai rồi, bây giờ mà bước vào một công ty xin việc là ông Giám đốc đòi ngay mấy cái bằng trước rồi mới kiểm tra lại thực lực, hiếm trường hợp nào nhận không có bằng, nhưng người không có bằng lương luôn ít hơn những người có bằng cấp dù có giỏi hơn, cái quy luật này là có thật.
Một người đã học trong trường rồi và ra đời rồi thì lượng kiến thức họ nhớ chỉ là những cái mà liên quan đến tương lai và nghề nghiệp của họ, những thứ đó chi khoảng 30-40% thôi. Bởi vậy, có các bậc phụ huynh cứ nói với con mình rằng "Con phải cố học, cố nhớ hết những kiến túức mà thầy cô đã truyền dạy,...", nhưng xin hỏi lại các phụ huynh ấy rằng: "Vậy mọi người có nhớ những gì mà mình đã học thuở đó không?", Nếu như học sinh làm theo lời yêu cầu trên của các bậc phụ huynh thì lúc đ1o các học sinh ấy sẽ hông còn biết minh đang học cái gì nữa, họ sẽ là những con vẹt, có được những điểm 10 mà như những sỏi đá vậy.


Chữ ký của ChangBan
Ai chơi Nông Trại Vui Vẻ trên Zing thì ép nick tui nha: lifeng30

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-04-2007   #21
Ảnh thế thân của WhiteClouds
WhiteClouds
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-02-2007
Bài viết: 163
Điểm: 194
L$B: 8.584
WhiteClouds đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ChangBan Xem bài viết
Một người đã học trong trường rồi và ra đời rồi thì lượng kiến thức họ nhớ chỉ là những cái mà liên quan đến tương lai và nghề nghiệp của họ, những thứ đó chi khoảng 30-40% thôi. Bởi vậy, có các bậc phụ huynh cứ nói với con mình rằng "Con phải cố học, cố nhớ hết những kiến túức mà thầy cô đã truyền dạy,...", nhưng xin hỏi lại các phụ huynh ấy rằng: "Vậy mọi người có nhớ những gì mà mình đã học thuở đó không?"
Diễn nhiên là ta nên cần nhớ những gì cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của mình rồi. Nhưng nếu nói là lượng kiến thức đó chỉ chi phối 30-40% những gì bạn học được từ trường lớp thì sai rồi. Có lẽ là phải 60-70% thì đúng hơn. Khi cha mẹ nói "Con phải cố học, cố nhớ hết những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy,..." thì diễn nhiên là ta không thể nhớ như vẹt được rồi nhưng ta có thể học nó theo chiều hướng khác. Đó là học cái ý của lời giản, ý nghĩa của, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề. Nên đặt trong đầu câu hỏi này khi học :"Nếu không phải như vậy thì sự việc sẽ ra sao?". Bạn không cần phải hỏi các phụ huynh "Vậy mọi người có nhớ những gì mà mình đã học thuở đó không?" vì đó là một câu hỏi ngớ ngẩn không cần thiết. Tất nhiên sẽ không thể nhớ y chang như con vẹt được rồi nhưng họ nhờ nhớ như vậy, một số kinh nghiệm mới sẽ được rút ra còn hơn là kẻ ngu dốt lười biếng chẳng biết gì.

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ChangBan Xem bài viết
Nếu như học sinh làm theo lời yêu cầu trên của các bậc phụ huynh thì lúc đó các học sinh ấy sẽ hông còn biết minh đang học cái gì nữa, họ sẽ là những con vẹt, có được những điểm 10 mà như những sỏi đá vậy.
Ở đây bạn ám chỉ các học sinh giỏi. Tôi đã thấy vài bài của bạn nêu lên ý kiến cho rằng các học sinh giỏi thì hiếm kẻ học thật và đa số thì toàn là chẳng hiểu gì cả. Nhưng bạn đã đạt được học sinh giỏi chưa? Những học sinh giỏi, tại sao họ lại có điểm mười ,tại sao họ học giỏi? Chỉ những người hiểu được mục đích của việc mình đang làm thì họ mới cố gắng hết sức. Có thể họ đã hiểu sai mục đích của mình nhưng việc có cố gắng trong việc mình làm là một điều rất đáng khích lệ. Chỉ những kẻ "hông còn biết minh đang học cái gì nữa" thì là loại chẳng cố gắng, chẳng có mục tiêu, lười biếng ham chơi, thích làm những việc dễ, thích làm ít được nhiều. Đó mới là hạng chẳng biết gì cả, thùng rỗng kêu to, nhưng đặc biệt những người này thì lại rất ghét những người hơn mình. Họ ganh ghét những học sinh ưu tú, tự đề cao mình, chê bai người khác. Đó mới là sai lầm. Những điểm 10 "sỏi đá" chỉ có thể là của loại học sinh "tưởng mình giỏi, tưởng mình hiểu biết" kia thôi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-04-2007   #22
Ảnh thế thân của Mai Dao Lân
Mai Dao Lân
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-04-2007
Bài viết: 78
Điểm: 44
L$B: 6.795
Mai Dao Lân đang offline
 
Sản phẩm của một nền giáo dục là ở con người cho nên muốn đánh giá được những cái yếu kém của nền giáo dục hiện tại phải nhìn vào những nhược điểm của cái sản phẩm ấy.

Thứ nhất, trình độ một sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học Việt Nam hoàn toàn không thua kém nhiều so với một sinh viên tốt nghiệp đại học ở một trường trung bình của bất cứ nước nào trên thế giới. Ngoài ra, hoàn toàn có thể lấy hàng đống những ví dụ về những đứa du học sinh sau khi quay về VN trình độ xét cho cùng cũng chả hơn gì những SV trong nước ngoài khả năng ngoại ngữ. Hay ngược lại, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học VN vẫn xin được học bổng học thạc sĩ tiến sĩ ở nước ngoài, điều đó chứng tỏ kiến thức những SV học ở trường không hẳn là kém so với du học sinh.

Thứ nhì, nội dung giáo dục mà một trường đại học Việt Nam cung cấp cho sinh viên cũng không khác nhiều lắm so với một trường đại học ở Mỹ. Kiến thức vẫn chỉ có từng đấy, nhất là trong thời đại e-books có hàng rổ trên mạng thì việc dạy theo một cái syllabus của một trường xịn nhất thế giới cũng chả có gì là khó.

Thứ ba, kể cả trong trường hợp thay đổi toàn bộ giáo viên của một trường đại học bằng toàn PhD ở các trường top ở Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Nhật... về, chất lượng giáo dục Việt Nam cũng chả khác mấy. Ở trường đại học Việt Nam, số lượng giảng viên tốt nghiệp nước ngoài về (trước kia là ở Đông Âu, hiện nay thì ở nhiều nước tư bản) phải nói là khá lớn nhưng chất lượng cũng không hơn.

Thứ tư, giữa kiến thức học ở trường đại học và kiến thức yêu cầu trên thực tế công việc là một khoảng cách khá lớn không những ở Việt Nam mà ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Xin lấy một ví dụ là sinh viên Nhật khi ra trường xin vào làm việc ở công ty hầu như không có ai làm cái mà mình học. Người học IT thì làm về ô tô. Người học cơ khí thì làm về điện tử. Khi đi phỏng vấn người ta chỉ hỏi những hỏi cực kỳ chung chung, bài thi tuyển của công ty thì toàn mấy bài toán kiểu thử IQ như toán lớp 3. Đến khi vào công ty, bọn nó sẽ có từ 1-3 năm training lại từ đầu. Những cái học ở trường đại học vứt hết.

Bởi vậy, đẳng cấp của một nền giáo dục và học thuật luôn luôn gắn liền với nền kinh tế. Chính sách giáo dục dù tốt đến đâu nhưng nếu không có một nền kinh tế có lành mạnh, phát triển bền vững làm chỗ dựa thì sản phẩm của nó vẫn èo uột.


Chữ ký của Mai Dao Lân
U mess with the BEST - U die for the REST

Tài sản của Mai Dao Lân
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-04-2007   #23
Ảnh thế thân của LSB-Lic
LSB-Lic
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 22-05-2006
Bài viết: 1.119
Điểm: 152
L$B: 1.532.067
Tâm trạng:
LSB-Lic đang offline
 
Lic có đọc một câu ngạn ngữ như thế này:

"Giáo viên ko phải là người dạy cho chúng ta kiến thức mà là người dạy cho chúng ta cách học"

Vậy thử hỏi Nền GD VN có như vậy ko? Câu trả lời chắc mỗi người tự hiểu. Tuy ko phải ai cũng dạy theo cách thứ 2 ở trên nhưng phần đông đều như vậy.
Hôm bữa có 1 lần xem 1 bài phóng sự trên HTV7 về 1 Giảng Viên, ông ta nói rằng trong cách dạy có những điều cần lưu ý đó là What, dạy cái gì Where dạy ở đâu, When dạy khi nào, Who dạy với ai, và cuối cùng là How dạy như thế nào? Ở đây, Lic chỉ muốn nói đến câu hỏi đầu tiên thôi.

* Ông GV nói rằng:
"Ở Vn ta, GV thường dạy cho HS cái mà GV muốn chứ ko phải là cái mà HS cần."

Đây có lẽ là cái sai lầm nhất trong đường lối giảng dạy của VN, nó làm cho chương trình rất nặng nhưng hiệu quả tiếp thu thì ko bao nhiu và có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Tài sản của LSB-Lic

Chỉnh sửa lần cuối bởi Lạc Long: 06-04-2007 lúc 21:26. Lý do: 1 điểm khuyến khích và 500$ nhuận bút.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-04-2007   #24
Ảnh thế thân của ChangBan
ChangBan
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 22-01-2007
Bài viết: 1.806
Điểm: 350
L$B: 92.170
Tâm trạng:
ChangBan đang offline
 
Không phải là giáo viên mà là bộ Giáo Dục đặt ra, giáo viên chỉ có nhiệm vụ dạy theo trong chương trình chứ chẳng hề dạy đâu cả. Vả lại, lương giáo viên ở Việt Nam là rất ít, khiến các giáo viên cũng thờ ơ, không quan tâm công việc, hiếm giáo viên nào tận tâm lắm. Đúng như lời Lic nói, bộ Giáo dục có một đường lối sai ầm rất lớn, họ chỉ biết dạy cho chúng ta những cái họ thích. Những lần cải cách là chương trình ngày càng nặng lên, nhưng thật ra cũng chẳng có gì mới, chỉ là đem những cái từ lớp trên xuống lớp dưới mà thôi., giống như họ đang đi tại chỗ vậy.


Chữ ký của ChangBan
Ai chơi Nông Trại Vui Vẻ trên Zing thì ép nick tui nha: lifeng30

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-04-2007   #25
Ảnh thế thân của LSB-Lic
LSB-Lic
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 22-05-2006
Bài viết: 1.119
Điểm: 152
L$B: 1.532.067
Tâm trạng:
LSB-Lic đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ChangBan Xem bài viết
Không phải là giáo viên mà là bộ Giáo Dục đặt ra, giáo viên chỉ có nhiệm vụ dạy theo trong chương trình chứ chẳng hề dạy đâu cả. Vả lại, lương giáo viên ở Việt Nam là rất ít, khiến các giáo viên cũng thờ ơ, không quan tâm công việc, hiếm giáo viên nào tận tâm lắm. Đúng như lời Lic nói, bộ Giáo dục có một đường lối sai ầm rất lớn, họ chỉ biết dạy cho chúng ta những cái họ thích. Những lần cải cách là chương trình ngày càng nặng lên, nhưng thật ra cũng chẳng có gì mới, chỉ là đem những cái từ lớp trên xuống lớp dưới mà thôi., giống như họ đang đi tại chỗ vậy.
ChangBan hiểu nhầm ý Lic rồi. Đúng rằng là chương trình GD do Bộ GD biên soạn, nhưng đó chỉ là ct ở cấp bật phổ thông trở xuống. Còn nhân vật Lic nói ở trên là Giảng Viên chứ ko phải là giáo viên. Giảng viên là những người dạy trên giảng đường Đại học, ở ĐH thì chương trình giảng dạy do mỗi trường tự research và biên soạn. Như Lic nói ở trên, có những GV chỉ biên soạn và dạy cái mình biết, rất ít người có tâm huyết để biên soạn những chương trình hợp thời đại và có ích cho SV ra trường. Vì thế mới bảo là GV chỉ dạy cái ... ở trên kìa, repeat nhìu lần nghe chán lắm

Tài sản của LSB-Lic
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-04-2007   #26
Ảnh thế thân của Tiêu dao tú tài
Tiêu dao tú tài
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
thất sát tinh(03/3/90)
Gia nhập: 11-08-2006
Bài viết: 1.532
Điểm: 171
L$B: 23.344
Tiêu dao tú tài đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ChangBan Xem bài viết
Trà Hoa Nữ sai rồi, bây giờ mà bước vào một công ty xin việc là ông Giám đốc đòi ngay mấy cái bằng trước rồi mới kiểm tra lại thực lực, hiếm trường hợp nào nhận không có bằng, nhưng người không có bằng lương luôn ít hơn những người có bằng cấp dù có giỏi hơn, cái quy luật này là có thật.
Một người đã học trong trường rồi và ra đời rồi thì lượng kiến thức họ nhớ chỉ là những cái mà liên quan đến tương lai và nghề nghiệp của họ, những thứ đó chi khoảng 30-40% thôi. Bởi vậy, có các bậc phụ huynh cứ nói với con mình rằng "Con phải cố học, cố nhớ hết những kiến túức mà thầy cô đã truyền dạy,...", nhưng xin hỏi lại các phụ huynh ấy rằng: "Vậy mọi người có nhớ những gì mà mình đã học thuở đó không?", Nếu như học sinh làm theo lời yêu cầu trên của các bậc phụ huynh thì lúc đ1o các học sinh ấy sẽ hông còn biết minh đang học cái gì nữa, họ sẽ là những con vẹt, có được những điểm 10 mà như những sỏi đá vậy.
Yêu cầu bằng cấp=chuyện tất nhiên.Khi 2 người chưa quen nhau thì chỉ có thể dựa vào bằng cấp để xác định thực lực.
Học nhiều môn là để cho mình có 1 số kiến thức cơ bản,rồi sau đó chúng ta sẽ xác định mình hợp với khối nào thì nhà trường sẽ đào tạo theo khối đó(phải vào trường chuyên mới được.
Vả lại các môn như sử,địa...cũng có ích lắm chứ.Học để biết rõ về đất nước,thế giới ...cũng là cái hay.Như CB lúc trước bàn về Nguyễn Ánh mà lại bảo do ông ta mà quân ta bỏ mất dịp may trận Cầu Giấy là do ko học sử đấy.


Chữ ký của Tiêu dao tú tài

Tài sản của Tiêu dao tú tài
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-04-2007   #27
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.451
LSB-PhongThienVu đang offline
 

Ở các nước phát triển nói chung, ngay từ lớp 1, hay vỡ lòng, hay reception, giáo viên đã đóng vai trò và chỉ đóng vai trò là người chơi cùng, sau đó mới là người hướng dẫn. Trong phần lớn các trường hợp, giáo viên chỉ đưa ra gợi ý, còn học sinh sẽ tự quyết định nên làm thế nào. Trên tường lớp học, bên ngoài hành lang, tường canteen tóm lại là every where đều có những cái bảng rất to là những lời kêu gọi kiểu như Đừng sợ mắc lỗi - đừng sợ làm sai hay Hãy mắc lỗi - hãy làm sai - hãy nhận - hãy sửa. Và bọn trẻ con tha hồ đưa ra quyết định của mình. Nếu sai, giáo viên sẽ khen chúng rằng rất dũng cảm và chỉ cho chúng rằng quyết định đó chưa phải là tối ưu nếu không nói là tương đối dở. Còn nhièu cách khác hay hơn. Và bọn trẻ sẽ hăng hái tìm ra, vì chúng biết rằng chúng được ủng hộ 100% cho việc tìm tòi ấy. Ngay từ bậc học thấp nhất, bọn trẻ con đã phải học kỹ năng trình bày trước đám đông, cái mà 99% SV VN không có. Lên thêm một bậc, chúng phải học cách phát triển vấn đề (tạm dịch cái brain storm ra như thế), học cách google, cách tự tìm tài liệu để support cho những bài presentation của mình. Nghe to tát, nhưng có khi chỉ là xin bố mẹ một tấm bưu thiếp tháp Effien khi trình bày cái gì về nước Pháp. Các bài học về thiên nhiên môi trường thảy đều gắn với thực tế. Bộ GD quy định số giờ tự học ở nhà cho mỗi cấp học là bao nhiêu (ở lớp 12 là không quá 3 tiếng) để đảm bảo bọn trẻ có thời gian chơi và các thầy cô phải căn cứ vào đó mà ra bài tập sao cho đứa dốt nhất cũng có thể hoàn thành trong thời gian đó... blah blah...

Còn ở VN, khi vào lớp 1, các cháu được dạy cách ngồi khoanh tay muốn nói gì giơ tay cho nói mới được nói thầy cô nói gì là chân lý cấm cãi, đến mức các bậc cha mẹ khi có vấn đề gì "tranh luận" với con mình mà nghe nó nói "Nhưng cô giáo con bảo thế" là im tịt luôn. Làm sai đương nhiên bị trừng phạt. Kết quả là không có ai nào dám đi chệch dù chỉ một chút ra khỏi cái khuôn vàng thước ngọc của các thầy cô. Mà cái khuôn vàng thước ngọc ấy, các thầy cô lập ra từ những năm 60 của thế kỷ trước. Giáo trình ngoài SGK ra thì không còn gì, và không gắn gì với thực tế, nhưng lại có hàng đống những sách tham khảo sách mở rộng và toàn là giải hộ bài tập trên lớp để các cháu còn có thời gian ... giải bài tập ở lớp học thêm. Học học nữa học mãi! Cháu nào cũng đầu to mắt cận thể lực yếu, mụ mị đi vì đống kiến thức khổng lồ bị buộc phải nhồi nhét mỗi ngày. Thế thì lấy đâu ra sáng tạo?

Dạy học giống như việc chỉ đường cho học sinh. Còn nhỏ thì đi từ Hồ Tây đến Hồ Hoàn Kiếm, lớn thì đi từ HN đến SG hoặc xa hơn nữa. Văn hóa GD của VN hiện nay tạo diều kiện cho các thầy cô giáo cầm tay HS dẫn đi, lứa HS nào cũng được dẫn đi đúng theo một lộ trình lặp đi lặp lại, bất kể có đường khác hay không? về sau có đường mới xây dựng hay không? lúc đi là nửa đêm hay rush hour? Trời có mưa không? đường nào hay ngập đường nào đang sửa? Không đứa nào được đi chệch sang đường khác, chệch ra là có chuyện.

Tại sao không đưa cho HS một quyển map (được update mỗi năm, hoặc tệ lắm thì ba năm, tệ nữa thì năm năm một lần, để đảm bảo các con đường mới làm không bị bỏ sót), dạy chúng cách tìm đường đi, gợi ý cho chúng kết hợp việc tìm đường với các thông số phụ như thời điểm xuất phát, điều kiện thời tiết... blah blah, để chúng có thể chọn được lộ trình tối ưu cho mỗi lần đi rồi thả ra cho chúng tự đi. Dĩ nhiên, sẽ có đứa chọn con đường ngắn, có đứa chọn đường dài, có đứa bị lạc. Nhưng rồi chúng sẽ tự biết mà đi, và càng về sau, việc tự tìm đường đi với chúng sẽ càng trở nên quen thuộc. Chúng sẽ biết cách tự tin phát biểu ý kiến riêng, chúng sẽ biết cách sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tìm đường, chứ không chỉ mỗi quyển map. Chúng sẽ biết cách cùng nhau làm việc, biết cách tranh luận với nhau để tìm ra con đường tối ưu.

Thay đổi cái văn hóa GD ấy có khó không? Khó! Có phải vì thiếu tiền không? Không! Cái khó nằm ở việc thay đổi cả một ý thức hệ, thay đổi cả một hệ thống GD từ trên xuống dưới. Việc này, là bất khả thi, ít nhất trong tình hình hiện nay.

Tại hạ xin hết.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...



Chỉnh sửa lần cuối bởi Lạc Long: 07-04-2007 lúc 00:38. Lý do: 5 điểm và 500$
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 09:32
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07871 seconds with 15 queries