Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-07-2008   #19
Ảnh thế thân của Jay
Jay
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 05-05-2008
Bài viết: 1
Điểm: 1
L$B: 1.049
Jay đang offline
 
Sặc

mấy bạn luyện thiết sa chưởng còn ko dc thì làm sao luyện thêm các công phu khác chứ.Thiết sa chưởng là môn dễ luyện mà.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-08-2008   #20
Ảnh thế thân của Lã Liên Kiệt
Lã Liên Kiệt
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 30-01-2008
Bài viết: 220
Điểm: 13
L$B: 13.196
Tâm trạng:
Lã Liên Kiệt đang offline
 
pm ông ff_muse_elf đi. tôi có quyển 72 tuyệt kĩ thiếu lâm. Trong đó có dạy Thiết Sa Chưởng rất chi tiết, theo đúng cách của Thiếu lâm tự đó. Nói ông ý chuyển cho 1 bản


Chữ ký của Lã Liên Kiệt
Nguyên tắc chiến đấu cao nhất là ....bất chiến

Tài sản của Lã Liên Kiệt
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2008   #21
Ảnh thế thân của truymenh_87
truymenh_87
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-06-2008
Bài viết: 37
Điểm: 1
L$B: 1.896
Tâm trạng:
truymenh_87 đang offline
 
Lịch sử công phu Thiết Sa Chưởng Ở đời, bất cứ đời nào, hễ muốn nâng cao giá trị một người, một môn học, một chủ thuyết, một tôn giáo, v.v... người ta hoặc dựa hơi, nói nó bắt nguồn từ..., làm cho trở thành thần thoại, ly kỳ... đôi khi vì thiện ý, cũng có lúc lại vì tư lợi cá nhân. Việc làm đó tùy, mà Phước huệ lớn hoặc Tội nghiệp chồng lên không thể diễn tả, nói năng cho hết. Người có hạnh tu cao nhìn mặt người đã tỏ được lòng người đó, đọc chữ người biết Căn hạnh người đó, thậm chí biết tiền kiếp, vị lai, v.v... Biết mà thường không nói gọi là bậc Vô lậu.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2008   #22
Ảnh thế thân của truymenh_87
truymenh_87
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-06-2008
Bài viết: 37
Điểm: 1
L$B: 1.896
Tâm trạng:
truymenh_87 đang offline
 
Nay Soạn giả biết ít mà la lớn tức sánh sao cho bằng người xưa. Có điều xưa khác nay khác. Đồng Dị tùy cơ Trời, tùy cơ nên biết tới đâu nói tới đó. Việc này ví như ta có một mủng gạo có thể đủ no hai tháng mà có người kế bên chẳng được no lòng trong ngày, ta sớt phần gạo cho họ tùy tâm, có đến mấy mươi tấm áo đẹp, mắc tiền mà người kế cận chẳng đủ lành lặn để khoác lên mình thì cho một áo, hai tay áo tùy tâm... gọi là tùy tâm vì có tâm dù cho mà vẫn không thấy mất, nếu tâm hơi thấy mất cũng chẳng lý tới làm gì. Như, môn Thiết Sa Chưởng này đây vốn có nhiều sách tôn xưng, ca ngợi gần như đi vào huyền thoại, nhất là dưới thời đại vua Gia Khánh nhà Thanh bên Tàu nhiều sách viết là do từ chùa Thiếu Lâm mà ra, tức là Công Phu của Phật. Họ còn ghép chung Môn Thiết Sa Chưởng với môn Dịch Cân Kinh, tức môn Nội Công Cao Đẳng của Đạo Thiền, dùng tu tập cho khai mở Mạch Huyệt, tạo thông linh, tạo từ điện để sau cùng Đắc Đạo... Trong dĩ vãng, các soạn giả không ngoài ý muốn dựa lưng vào Vách Phật để phổ biến học thuật vì, đương thời Phật học rất được

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2008   #23
Ảnh thế thân của truymenh_87
truymenh_87
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-06-2008
Bài viết: 37
Điểm: 1
L$B: 1.896
Tâm trạng:
truymenh_87 đang offline
 
nhân dân sùng mộ. Cũng có thể cổ nhân chẳng có ý đó, mà vô tình thâu lượm các Công phu rồi chép chung vào một bản thảo cho tiệc việc để dành tra cứu. Rồi có người lấy mang in thành sách... Hoặc thảng có có Môn đồ Ngoại gia chế biến thêm để tiện việc truyền bá Nghệ thuật cho thích nghi hoàn cảnh cấp tốc trên đường truyền bá, nên người đời sau cho môn học là do cửa Phật lưu truyền. Đủ cách biện luận, sao cũng nghe gần có lý. Nhưng tư duy thì Chánh pháp dạy Đại Từ Bi xa lánh sát sanh. Còn môn Thiết Sa Chưởng dạy thành quả Cấp tốc cho mau đánh chết người thì thật là xuẩn động có thể nào dung hợp mà chánh lý được chăng? Nhưng theo Lịch sử Trung quốc mà luận giải thì có thể tìm sự sáng lần lần. Ví đời Càn Long cuối thế kỷ 18 sáng Gia Khánh v.v... đầu thế kỷ 19 là những tháng năm người Trung Quốc có nhiều tổ chức mưu khôi phục Minh triều, mà các thủ lãnh đa số là đệ tử ở Thiền môn, họ là các Di Thần của Minh triều ẩn Dương nương Phật trong cơn thất thế. Do đó học thuật võ công chẳng thể hoàn toàn lãnh hội bí Pháp Nội Công cao thâm để làm sở đắc cho võ công, và từ đó để miếng nghề có giá trị diệt thù, họ nghĩ ra môn Thiết Sa Chưởng là môn Ngoại Công tập mau thành đạt. Trước họ tự luyện cho bản thân có phần bảo đảm, sau họ có thể truyền mau chóng cho các nghĩa sĩ quy tụ trong các nghĩa đoàn Phản Thanh Phục Minh... Suy luận như trên, thì chắc chắn môn Thiết Sa Chưởng đương thời chẳng lấy chi làm cao minh cho lắm, bất quá nhằm thực dụng cung ứng nhu cầu cấp thời. Nhưng trải qua nhiều thời gian, phát minh biến hóa cho hợp tình thế, hợp đời, hợp đạo v.v... thì là chuyện về sau trong thế kỷ 20 này. Việc biến thái môn Thiết Sa Chưởng từ Ngoại Công thành bán phần Nội Công (Nội Thiết Sa Chưởng) có lẽ được các Thiền Sư đúc kết mà nên. Cái gì cũng do Thiền Sư, cửa Thiền là nơi ung đúc

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2008   #24
Ảnh thế thân của truymenh_87
truymenh_87
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-06-2008
Bài viết: 37
Điểm: 1
L$B: 1.896
Tâm trạng:
truymenh_87 đang offline
 
nhiều trang hào kiệt, lắm pháp môn hữu ích cho đời, mà tiếng tăm lưu truyền vang dội từ xưa, có khi nghe như trái lý nhưng thật tình thì do nơi cửa Thiền. Như chuyện ngài Thiện Tâm Thiền Sư, Thiện Tảo Đạo Nhơn hay Thiện Tảo Đạo Sư, Thiền Sư đều là người tham học dưới chân ngài Mộc Đức Thiền Sư, vị Thần Tặng tận ở xứ Sơn Đầu thuộc hệ phái Thiền Ngũ Đài Sơn ngoài 60 năm về trước; mà sau đó hai ngài Thiền Sư Thiên Tâm và Đạo Nhân Thiện Tảo đã trở thành hai hiệp sĩ trên dãi đất miền Nam Đông Á, và riêng tại miền Tây Nam Việt Nam... Sự phát tích kỳ vĩ của hai nguồn đạo lớn có võ trang ba, bốn mươi năm về trước đều là kỳ tích của ngài Mộc Đức Thần Tăng. Mà theo sự huấn dụ của Chân Sư thì Mộc Đức Thần Tăng là một Sứ Thần, một Chân Sư phò hộ Tôn Văn (Tôn Dật Tiên) trong phong trào lật đổ nhà Mãn Thanh để giữ thế chủ động trước chiến tranh Trung Pháp trong thập niên cuối của thế kỷ 19, lúc Tôn Văn mới khởi nghĩa tuổi chưa tới 30. Và hai đạo lớn do Mộc Đức Thần Tăng khơi mầm có võ trang là hậu ý đấy quân từ ải ngoài về hỗ trợ Nội quân của Tôn trên đất Trung Quốc, nhưng chính những phát tích đạo lớn này đều do tay Đạo Nhơn Thiện Tảo theo di ngôn, bảo vật của Thần tăng mà hội thành, còn trong đời ngài Thần Tăng với nhiệm vụ qua Nam liên lạc nhóm Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên coi như chấm dứt khi thu nhận Thiện Tâm Thiền Sư làm đồ đệ (1913). Do đó, cũng là Thiền Sư mà lối tu hành có khác, không câu chấp lẽ thường, mặn chay đều tùy hỉ độ được không phân biệt, suốt đời tận tụy việc nghĩa khí quên mình, dù răng kinh kệ vẫn làu thông, các pháp đều rành rẽ... Về sau này, ngài Thiện Tảo bước Vân hành biệt tích thì hai mối Đạo cũng tự biến hóa cho phù hợp theo từng chủ trương, một theo tôn chỉ Thần Tiên, một theo Phật môn tích cực... việc này, ngoài bộ ban khai Đạo ngày xưa, nay đã cánh hạc bay cao, hặoc đầu đội

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2008   #25
Ảnh thế thân của truymenh_87
truymenh_87
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-06-2008
Bài viết: 37
Điểm: 1
L$B: 1.896
Tâm trạng:
truymenh_87 đang offline
 
sương khói quên lãng việc đời việc Đạo, thì còn ai biết lai lịch thuần túy, mà thậm chí có người mơ màng tưởng tự nhiên mà có, như tự nhiên có cây Bồ đề trái mái ngói hoặc cây chùm gởi trên nhánh sung... Hay thay, dù thế nào, ý gì, hễ niệm tới Phật hiệu thì rồi Phật tánh cũng hiện ra. Giờ Đạo lớn đã thuần, Đạo pháp đã truyền ra bốn cõi đâu còn ý niệm riêng tư. Đạo Pháp Từ Bi Vô Lượng... Môn Thiết Sa Chưởng từ Cửa Thiền mà ra hay vào cũng hàm ý như vậy. Tầm vóc tuy chẳng đặng bằng, nhưng nguyên lý vẫn tương đương không khác. Nay Hành giả học tới đây cầu lý tỏ rạng thì thành công không lâu mà cũng chẳng xa. Tại Tâm vậy.  

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2008   #26
Ảnh thế thân của truymenh_87
truymenh_87
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-06-2008
Bài viết: 37
Điểm: 1
L$B: 1.896
Tâm trạng:
truymenh_87 đang offline
 
1.     Phách Pháp (vỗ bằng lòng bàn tay)
Đứng mã bộ (tấn Kỵ Mã) trước Bao Thiết Sa, hít thở điều hòa vài ba lần bằng mũi, toàn thân buông lỏng tự nhiên, xong dở (đưa) hai bàn tay lên cao ngang mắt, kế buông rơi (vỗ) hai bàn tay xuống mặt bao Thiết Sa. Nhưng một vài giây đồng hồ rồi nhấc hai bàn tay lên cao ngang mắt để tiếp tục pháp kế... Hình 1-6. Hình 3-4 là Hình 1-2 nhìn từ một bên. Hình 5-6 là tập phách một tay (Đơn thủ). YẾU LÝ: Hình 1-2, nâng hai bàn tay lên như động tác khởi thức của bài Thái Cực Quyền nghĩa là hai bàn tay để tự nhiên vô lực, mắt hơi nhìn xuống mặt bao Thiết Sa mà tâm trí đặt ở Đan Điền, đồng thời hít vào bằng mũi đầy, tự nhiên. Ngưng hơi, hai bàn tay vỗ xuống mặt bao, xong thở nhẹ ra. Đây là phương pháp Lưỡng Thủ Song Luyện rất hợp thời. Khi vỗ xuống bàn tay vừa chạm tới mặt bao vải là tưởng Kình Lực từ trong Đàn Điền dồn tới lòng bàn tay, nên lúc này hai bàn tay nặng như treo trái cân. 2.Suất pháp (quật xuống bằng mu bàn tay) ... Tiếp theo động tác chót của Phách phát tức hình 2, 4, 6... nâng hai bàn tay lên, vừa nâng vừa xoay ngược cổ tay ra ngòai cho lòng bàn tay ngửa lên Trời khi cao tới ngang mắt, đồng thời mũi cũng từ từ hít hơi vào, tay dừng thì mũi ngưng hít. Kế buông lực cho hai bàn tay rơi quật xuống mặt bao... như từ Hình 7 đến Hình 12. Hình 9 và 10 là hình 7-8 nhìn từ một bên. Hình 11-12 là hình Suất pháp Đơn thủ... ngưng vài giây, thở hơi ra...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2008   #27
Ảnh thế thân của truymenh_87
truymenh_87
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 03-06-2008
Bài viết: 37
Điểm: 1
L$B: 1.896
Tâm trạng:
truymenh_87 đang offline
 
YẾU LÝ: Tay nâng lên vẫn đặt hư không vô lực, mắt thần chú quán đến Đan điền, quật xuống như quả cân rơi, chỉ phát kình khi lưng bàn tay chạm mặt bao. Hai cánh tay lúc nào cũng mềm mại tự nhiên không gồng chuyển, lên gân, quật xuống chẳng lấy trớn, mà tự nhiên cho rơi xuống. Vai để mềm, chỏ lỏng, cổ tay dịu dàng. Chỉ quán tưởng bằng ý cho bàn tay nặng trĩu, cứng như thép (nội phần ngòai của bàn tay), khi bàn tay chạm mặt bao. Thân đứng thẳng không lay động, ngực mềm, bụng hơi phình ra, đặc biệt bụng dưới hơi cứng khi tay quật trúng bao. Bụng cứng phình ra là lúc phát kình tới hai bàn tay rồi. Phải quán sự chuyển kình thông suốt từ Đan Điền tới song chưởng. Điều này Môn Sinh thông thường tập ít lâu sẽ quen, còn Môn Sinh Hàm Thụ nhờ có tập Nội Công nên dễ lãnh hội. Hai chân tấn vững nhân chôn xuống đất. Tâm trí trụ trong Đan Điền như đá khối nằm đáy biển, dù trời gầm, súng đại bác nổ kế ên cũng chẳng để ý tới. Khi tâm trí vững định như vậy thì Thiết Sa Chưởng thành rồi vậy. 3. Thiết Pháp (chặt xuống bằng cạnh bàn tay)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:58
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06557 seconds with 15 queries