Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-07-2009   #28
Ảnh thế thân của NhatVuong
NhatVuong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-07-2009
Bài viết: 24
Điểm: 1
L$B: 1.114
Tâm trạng:
NhatVuong đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi EVE Xem bài viết
Ngôn ngữ hầu hết của dân tộc trên thế giới xoay quanh hai động từ “” và “”(être et avoir, to be and to have); riêng dân tộc Việt ta thì động từ căn bản lại là “ăn”, oái ăm là chữ “ăn”, xin các bạn giải thích và cho ý kiến cách dùng động từ này…
Em chả hiểu gì cả mấy anh,chị ah! Tại sao ăn lại là động từ căn bản của người Việt vậy?


Chữ ký của NhatVuong
Lương sơn này còn đâu thời xưa củ..... Chỉ còn hai chử "VÔ DANH"

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-07-2009   #29
Ảnh thế thân của Hoài cổ
Hoài cổ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 21-06-2009
Bài viết: 59
Điểm: 48
L$B: 6.438
Hoài cổ đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi TC NGUYỄN Xem bài viết
…Mạo muội xin trả lời :

1/-Học vị Thạc sĩ, Tiến Sĩ, Bác sĩ ?

Ở Việt Nam hiện nay bằng cấp hay học vị những người tốt nghiệp ở ngoại quốc được dịch ra và công nhận như sau:
- Master (M Sc, M.A, M.B.A…) = Thạc Sĩ
- Ph.D (Doctor of Philosophy) = Tiến Sĩ
- Tiến sĩ và Bác sĩ tiếng Việt ta phân biệt
Nhưng trong tiếng Anh, những người có học vị Ph.D, D.Sc và M.D đều được gọi là Doctor; đó là chi những người trải qua một chưng trình học “Doctorate", là một từ chung dùng để chỉ học vị "Tiến sĩ".

Việc dịch các bằng ngoại quốc ra như thế này là không chính xác và gây nhiều tranh cải, nếu xét kỹ đến hệ thống giáo dục có ảnh hưởng sâu đậm đến nền giáo dục hiện đại Việt Nam như Pháp, Mỹ, Anh, Úc thì ta thấy rất nhiêu khê…

2/-Từ Tiến sĩ có từ đâu đến ?

Từ Tiến sĩ phát xuất từ chữ Hán, tiếng Anh phiên âm là là Chin-shih (Doctor), văn bằng này được cấp đầu tiên vào triều đại nhà Tống bên Tàu…

Khi các triều đại phong kiến VN dùng chữ Hán trong giáo dục, khởi đầu là nhà Lý năm 1075 mở khoa thi Minh Kinh đầu tiên, đến năm 1919 nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Tiến sĩ cuối cùng. Trong suốt 844 năm với 180 khoa thi Hội rồi thi Đình, học vị Tiến sĩ luôn luôn chỉ chung cho những người đậu cao nhất trong cùng kỳ thi là Tiến sĩ đệ nhất giáp(Tsđng), và Tsđng này chia ra làm 3 hạng theo thứ tự từ cao đến thấp:
- Tiến sĩ đệ nhất danh hay Trạng nguyên (Tiến sĩ tối ưu)
- Tiến sĩ đệ nhị danh hay Bãng nhãn
- Tiến sĩ đệ tam danh hay Thám hoa
3/- Việc xử dụng bừa bải vì chữ Việt “oái ăm”?

Không phải vậy, vì những lý do là bạn chưa quen với hệ thống bằng cấp và khoa bảng hiện đại, vì những tên gọi những học vị ngay trên tiêu chuẩn quốc gia, các trường đại học các nước tân tiến, mang tính tự trị, nên họ đặc ra những tiêu chuẩn riêng cho các bằng cấp mà họ cấp phát, huống chi ta lại dịch ra mớ đa dạng bằng cấp ngoại quốc ấy thì sự lạm dụng có thể hiểu, việc quan trọng là ta phải tìm hiểu và đánh giá theo thời gian, có lẽ ta sẽ chấp nhận được nếu nhiều những người có học vị xứng đáng…Và như vậy nó không liên quan gì đến tiếng Việt của ta gọi là “oái ăm”!...
Theo tôi thấy tiếng Việt của chúng ta chẳng có gì là oái oăm cả, ngược lại là rất trong sáng, rõ ràng. Bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ là các học vị được Nhà nước Việt Nam công nhận sau quá trình học tập, nghiên cứu.
- Bác sĩ là chương trình đại học của ngành y (tương đương với cử nhân, kỹ sư ...);
- Thạc sĩ là hệ cao học (sau đại học), những người tốt nghiệp đại học (bác sĩ, cử nhân, kỹ sư ...) học tiếp chương trình cao học sẽ được cấp bằng thạc sĩ;
- Tiến sĩ là những người có bằng thạc sĩ nghiên cứu, bảo vệ đề tài, luận án (nghiên cứu sinh) sẽ được cấp bằng tiến sĩ.
Đơn giản thế thôi, rất dễ hiểu đâu có gì mà phải gọi là sử dụng bừa bãi, oái oăm...


Chữ ký của Hoài cổ
Thiên - Địa - Nhân bất dung

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-07-2009   #30
Ảnh thế thân của AI_TAN_CAT_LANG
AI_TAN_CAT_LANG
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-06-2009
Bài viết: 134
Điểm: 45
L$B: 3.985
AI_TAN_CAT_LANG đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi EVE Xem bài viết
Ngôn ngữ hầu hết của dân tộc trên thế giới xoay quanh hai động từ “” và “”(être et avoir, to be and to have); riêng dân tộc Việt ta thì động từ căn bản lại là “ăn”, oái ăm là chữ “ăn”, xin các bạn giải thích và cho ý kiến cách dùng động từ này…
Theo ATCL nghĩ chữ "ăn" trong căn bản tiếng Việt ta là chử " anh ". "Anh" nghĩ ở đây là "anh , em " chứ không phải là " ăn , uống" vì cách đọc, phát âm "bừa, trật, không đúng chuẩn " nên thành " ăn". Có lẽ vì phép lịch sự hay mang tính chất tôn trọng nên động từ chính là " anh"; trong cách giao tiếp hàng ngày .

Ví dụ :
Bà ngoại ATCL hỏi phụ thân ATCL " ăn làm cái này hộ tôi" nhưng đúng thì viết " anh, làm cái này hộ tôi" .

Nhỏ bạn ATCL nói với anh hai nó : " ăn hai ơi " nhưng đúng thì viết " anh hai ơi !".

Phụ thân ATCL tới nhà bằng hữu thì các ông nói như thế này: "ăn ngồi chơi, ăn xơi nước " nhưng đúng thì viết " anh ngồi chơi, anh xơi nước".

ATCL tới nhà bạn gặp thằng em nó cũng chào " dạ, chào ăn" khi viết đúng thì là " da, chào anh ".

ATCL nghĩ như vậy đó, không biết có đúng với cách suy nghĩ của EVE và cũng như của mọi người ?

ATCL.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-07-2009   #31
Ảnh thế thân của EVE
EVE
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-03-2007
Bài viết: 116
Điểm: 172
L$B: 11.594
EVE đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi AI_TAN_CAT_LANG Xem bài viết
Theo ATCL nghĩ chữ "ăn" trong căn bản tiếng Việt ta là chử " anh ".
...
ATCL nghĩ như vậy đó, không biết có đúng với cách suy nghĩ của EVE và cũng như của mọi người ?
ATCL.
Theo Eve thì "anh" là danh từ hay đại danh từ..., còn "ăn" là động từ, hai chữ này không thể liên kết để cùng nghĩa được, khi nói âm địa phương làm ta lẫn lộn, nhưng khi viết thì từ nào ra từ nấy...

Eve thấy hiện nay ở VN ta dùng từ nghe ngộ nghĩnh và nhận thức rằng ngôn ngữ đổi thay nó liên quan đến quá trình lịch sử, tâm lý xã hội... của một nước.

Để rõ ràng hơn Eve lấy thí dụ các từ mới lạ ngày nay ở VN thường dủng:
-Cái nhà này hơi bị nhỏ đấy (cái nhà này hơi nhỏ đấy)
-Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây(lịch sự = đút lót hay đưa hối lộ. @Lịch sự biến thành động từ)
-Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi(Tiền lùi =có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đi năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây. Hắn tặng
-Túi mốt(mốt= thời trang)
-Hàng đểu(là hàng giả- đểu=giả)

...
Mời các bạn bàn đến động từ "ăn" cho vui.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-07-2009   #32
Ảnh thế thân của Hoài cổ
Hoài cổ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 21-06-2009
Bài viết: 59
Điểm: 48
L$B: 6.438
Hoài cổ đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi EVE Xem bài viết
Ngôn ngữ hầu hết của dân tộc trên thế giới xoay quanh hai động từ “” và “”(être et avoir, to be and to have); riêng dân tộc Việt ta thì động từ căn bản lại là “ăn”, oái ăm là chữ “ăn”, xin các bạn giải thích và cho ý kiến cách dùng động từ này…
Ngôn ngữ của các dân tộc khác trên thế giới thì tôi không biết đến. Riêng ngôn ngữ dân tộc Việt Nam thì tôi xin có vài ý kiến nhỏ như sau:

"riêng dân tộc Việt ta thì động từ căn bản lại là “ăn”, oái ăm là chữ “ăn", câu này chính tôi phải hỏi lại bạn: bạn dựa vào đâu mà nói từ "ăn" là động từ căn bản của dân tộc Việt Nam?

Chữ "ăn" có nhiều nghĩa, gồm nghĩa đen và nghĩa bóng và tùy theo nghĩa đen hay nghĩa bóng mà nó là động từ hay tính từ ...

Qua tra cứu từ điển tôi thấy có các từ "ăn" như sau:
*ăn
1. Cho vào cơ thể qua miệng: Ăn có nhai, nói có nghĩ
2. Dự bữa cơm, bữa tiệc: Có người mời ăn
3. Ăn uống nhân một dịp gì: ăn tết
4. Dùng phương tiện gì để ăn: Người âu-châu không quen ăn đũa
5. Hút thuốc hay nhai trầu: Ông cụ ăn thuốc bà cụ ăn trầu
6. Tiếp nhận, tiêu thụ: Xe này ăn tốn xăng; lò này ăn nhiều than
7. Nhận lấy để chở đi: Ô-tô ăn khách; tàu ăn hàng
8. Phải nhận lấy cái không hay: Ăn đòn; ăn đạn
9. Nhận để hưởng: Ăn thừa tự; ăn lương; ăn hoa hồng
10. Thông với, hợp vào: Sông ăn ra biển
11. Được thấm vào, dính vào: Giấy ăn mực; Sơn ăn từng mặt; Hồ dán không ăn
12. Phụ vào, thuộc về: Ruộng này ăn về xã tôi
13. Giành lấy về phần mình: Ăn giải
14. Có tác dụng: Phanh này không ăn
15. Tương đương với: Một cân ta ăn 600 gam
16. Ngang giá với: Hôm nay một đô-la Mĩ ăn mười ba nghìn đồng Việt-nam.

* ăn bám
- Có sức lao động mà không làm việc, chỉ sống nhờ vào lao động của người khác. Sống ăn bám. Không chịu đi làm, ăn bám bố mẹ.

* ăn bận
- ăn mặc: ăn bận gọn gàng.

* ăn bốc
- ăn bằng tay, không dùng đũa hoặc nĩa: Có những dân tộc quen ăn bốc, nhưng trước khi ăn, người ta rửa tay thực sạch sẽ.

* ăn bớt
- Lấy bớt đi để hưởng một phần, lợi dụng việc mình nhận làm cho người khác. Nhận làm gia công, ăn bớt nguyên vật liệu.

* ăn cánh
- Hợp lại thành phe cánh: Giám đốc và kế toán trưởng rất ăn cánh với nhau.

* ăn cắp
- Lấy vụng tiền bạc đồ đạc, của người ta, khi người ta vắng mặt: Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt (tng).

* ăn chay
- Ăn cơm chay để tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác. Ăn chay niệm Phật. Ăn chay ngày rằm và mồng một. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.

* ăn chắc
- Nắm vững phần lợi hay phần thắng.

* ăn chơi
- Tiêu khiển bằng các thú vui vật chất (nói khái quát).

* ăn cỗ
- Dự một bữa ăn trọng thể nhân một dịp gì: ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
* ăn cưới
- Dự đám cưới (thường là có ăn mặn): ăn cưới chẳng tày lại mặt (tng.).

* ăn cướp
- Dùng vũ lực để đoạt tiền của người khác: Vừa ăn cướp vừa la làng (tng).

* ăn giải
- Được phần thưởng trong một cuộc đua: Nếu không được ăn giải thì chí ít cũng hấp dẫn cảm tình người xem (NgTuân).

* ăn gian
- Cố ý tính sai, làm sai đi để thu lợi về mình. Chơi bài ăn gian. Nó đếm ăn gian mất mấy trăm.

* ăn giỗ
- Dự lễ và ăn uống trong ngày kị một người đã qua đời: Ông tôi đi ăn giỗ ở xóm trên.

* ăn hại
- Chỉ ăn và gây tốn kém, thiệt hại cho người khác, không làm được gì có ích. Sống ăn hại xã hội. Đồ ăn hại! (tiếng mắng).

* ăn hiếp
- Buộc trẻ con hoặc người yếu thế hơn phải làm theo ý mình bằng bắt nạt, doạ dẫm: Người lớn mà lại ăn hiếp trẻ con.

* ăn hỏi
- Đến nhà người con gái để xin cưới: Mới ăn hỏi được mấy hôm đã tổ chức lễ cưới.
ăn hối lộ
- Nhận tiền của hối lộ.

* ăn không
- 1. ăn tiêu mà không làm ra tiền, của cải: Cứ ngồi nhà ăn không thì của núi cũng hết. 2. Lấy không của người khác bằng thủ đoạn, mánh khoé: Kiểu kí kết như thế này thì quả là làm để cho chủ ăn không.

* ăn khớp
- 1. Rất khít vào với nhau: Mộng ăn khớp rồi 2. Phù hợp với: Kế hoạch ấy không ăn khớp với tình hình hiện tại.

* ăn kiêng
- Tránh ăn những thứ mà người ta cho là độc: Ông lang khuyên người ốm phải ăn kiêng thịt gà.

* ăn lãi
- Hưởng tiền lời khi bán một thứ gì: Ăn lãi nhiều thì không đắt khách.
ăn lương
- Hưởng lương tháng theo chế độ làm việc: làm công ăn lương nghỉ không ăn lương

* ăn lương nhà nước.

* ăn mày
- 1. Đi xin để sống: Đói cơm, rách áo, hoá ra ăn mày (cd) 2. Nói khiêm tốn một sự cầu xin: Ăn mày cửa Phật.

* ăn nằm
- Ăn và nằm (nói khái quát). Chỗ ăn nằm sạch sẽ. 2 (kng.). Chung đụng về xác thịt.

* ăn năn
- Cảm thấy day dứt, giày vò trong lòng về lỗi lầm đã mắc phải: tỏ ra ăn năn hối lỗi biết ăn năn thì sự tình đã quá muộn màng.

* ăn nhịp
- Hòa hợp với: Lời ca ăn nhịp với đàn.

* ăn nói
- Nói năng bày tỏ ý kiến. Có quyền ăn nói. Ăn nói mặn mà, có duyên.
ăn ở
- 1. Nói vợ chồng sống với nhau: ăn ở với nhau đã được hai mụn con 2. Đối xử với người khác: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc (TrTXương); Lấy điều ăn ở dạy con (GHC).

* ăn sống
- ăn thức ăn sống, không nấu lên: ăn sống nuốt tươi (tng.).// ăn sống nuốt tươi 1. ăn các thức sống, không nấu chín. 2. Có hành động vội vã, thiếu suy nghĩ, cân nhắc. 3. Đè bẹp, tiêu diệt ngay trong chớp nhoáng.

* ăn sương
- 1. ăn trộm: Nó là một tên quen ăn sương, người ta đã quen mặt 2. Làm **: Đoán có lẽ là cánh ăn sương chi đây (NgCgHoan).

* ăn tạp
- Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, cả thức ăn thực vật lẫn động vật. Lợn là một loài ăn tạp.

* ăn tết
- ăn uống, vui chơi trong những ngày Tết Nguyên đán: về quê ăn tết Năm nào Hà Nội ăn tết cũng vui.

* ăn tham
- 1. Muốn ăn thật nhiều, quá sự cần thiết: Thằng bé ăn tham 2. Hưởng một mình, không chia sẻ cho người khác: ăn tham vơ cả món lời.

* ăn thề
- Cùng thề với nhau một cách trang nghiêm trong buổi lễ. Uống máu ăn thề. Làm lễ ăn thề.

* ăn thua
- 1. Giành giật cho bằng được phần thắng: có tư tưởng ăn thua trong thi đấu thể thao chơi vui không cốt ăn thua. 2. Đạt kết quả hoặc có tác dụng nhất định nhưng thường chỉ dùng với ý phủ định, nghi vấn, hoặc sẽ xẩy ra trong điều kiện cho phép): cố gắng mãi mà chẳng ăn thua gì mới thế đã ăn thua gì, còn phải cố gắng nhiều.

* ăn thừa
- ăn thức ăn người khác bỏ lại: Thơm thảo bà lão ăn thừa (cd).

* ăn tiệc
- Dự bữa ăn được tổ chức trọng thể, có nhiều người thường là khách mời với nhiều món ăn ngon, sang, bày biện lịch sự: mời đi ăn tiệc Ngày thường mà ăn sang như ăn tiệc.

* ăn tiền
- 1. ăn hối lộ: Kẻ ăn tiền của dân 2. Có kết quả tốt (thtục): Làm thế mới ăn tiền.

* ăn tiêu
- Chi tiêu cho đời sống hằng ngày. Ăn tiêu dè sẻn.

* ăn trộm
- Lấy của người khác một cách lén lút vào lúc đêm hôm hoặc lúc vắng người: Đang đêm có kẻ lẻn vào nhà ăn trộm.

* ăn uống
- 1. Ăn và uống nói chung: Ăn uống đơn sơ nên ít bệnh (HgĐThuý) 2. Bày vẽ cỗ bàn: Cưới xin không ăn uống gì.

* ăn vạ
- Ở ỳ, nằm ỳ ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền. Không vừa ý, thằng bé nằm lăn ra ăn vạ.

* ăn vụng
- ăn giấu, không để cho người khác biết: ăn vụng không biết chùi mép (tng.) Những người béo trục, béo tròn, ăn vụng như chớp đánh con suốt ngày (cd.). // ăn vụng không biết chùi mép không biết che đậy, giấu giếm những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng khéo chùi mép biết cách giấu giếm, che đậy những hành vi xấu hoặc sai trái của mình. ăn vụng như chớp chuyên ăn vụng và ăn vụng rất sành, khó lòng bắt quả tang.

* ăn xổi
- 1. Nói cà, dưa mới muối đã lấy ăn: Cà này ăn xổi được 2. Sử dụng vội vàng, chưa được chín chắn: Thực hiện kế hoạch đó phải có thời gian, không nên ăn xổi.

* ăn ý
- Hợp ý với nhau, tạo ra sự nhất trí trong hành động. Chuyền bóng rất ăn ý. Có sự phối hợp ăn ý.

Như vậy thì từ "ăn" có phải là "động từ căn bản của dân tộc Việt Nam" không? Bạn nên xem lại ...


Chữ ký của Hoài cổ
Thiên - Địa - Nhân bất dung

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-07-2009   #33
Ảnh thế thân của Lão Tiền Bối
Lão Tiền Bối
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-03-2007
Bài viết: 69
Điểm: 33
L$B: 19.765
Lão Tiền Bối đang offline
 
ø

Thấy nhiều nơi hay ghi tắt chữ "không" ra thành: k, ko, hok, vân vân.

Viết làm chi cho khổ vậy? Bấm số "0" ra 0 dễ hơn 0!


Chữ ký của Lão Tiền Bối
La-sơn phu-tử

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-07-2009   #34
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.524.216
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Hoài cổ Xem bài viết
...
Như vậy thì từ "ăn" có phải là "động từ căn bản của dân tộc Việt Nam" không? Bạn nên xem lại ...
Bạn Hoài cổ hay quá, sưu tầm một mớ động từ "ăn", chỉ một từ "ăn" thôi mà ta ghép vào tạo cho nghĩa đa dạng, như vậy thì bạn Eve nói có gì sai lắm đâu, vì ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. bạn thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là"(être et avoir, to be and to have), còn người Việt thì không “có” gì cả mà cũng chẳng “là” gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn", như trên bạn sưu tầm thật đầy đủ, nay xin thêm vài động từ "ăn" nữa để theo đó bàn chơi...

-Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói
-sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn
-vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau
-nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh
-lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia...

Cái gì cũng ăn cả vì thường bị đói quanh năm, nên lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu(=giả), mà nhiều bạn VN hay dùng nào là chính quyền đểu, nhà nước đểu, nhà trường đểu... Và rồi cái gì cũng đểu như hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu…, từ đểu cũng như từ ăn hiện diện như một sự trấn áp qua ngôn ngữ….Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu hay nói khác hơn nước mình còn đang ở thời kỳ đồ đểu(giả)- Hàng Tàu nhập vào VN ta chứ lị?- Chữ Việt thật oái ăm!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN

Chỉnh sửa lần cuối bởi TC NGUYỄN: 06-07-2009 lúc 16:21.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
mutsu_viênminh (01-12-2009)
Cũ 06-07-2009   #35
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 6.806
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Nghe mọi người nhắc đến từ "ăn", tại hạ cũng nhớ đến một câu chuyện vui cười, cũng oái ăm không kém cạnh. Xin được kể lại cho mọi người cùng nghe:

Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi, bỗng nhiên chàng thắng lại cái "ké...é....ét" ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi:

- Ăn không ???

Nàng: - Ăn !!!

Chàng: - Có thế chứ! Bộ thắng này mới thay hồi sáng đó!

Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi....


Đúng là chỉ một từ "ăn", nhưng oái ăm thay, có đến thật nhiều nghĩa, mà người ta vẫn thường gọi là từ đồng âm. Trên đây từ "ăn" được dùng theo hai nghĩa:
- Nghĩa "cho thức ăn qua miệng"
- Nghĩa "có tác dụng"

Các nghĩa tra cứu đã được Hoài Cổ đề cập đến. Đúng là tiếng Việt phong phú.


Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-10-2009   #36
Ảnh thế thân của EVE
EVE
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 20-03-2007
Bài viết: 116
Điểm: 172
L$B: 11.594
EVE đang offline
 
Nhờ các bạn giải thích giùm cái tên Sông Mã, khi Eve về VN du lịch qua vùng này, cái tên con sông thật ấn tượng làm Eve cứ tưởng ở vùng này có nhiều ngựa lắm, nhưng không phải vậy!/ xin cảm ơn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:34
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08693 seconds with 15 queries