Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-03-2010   #406
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lưu Danh Công (? - 1675)

Lưu Danh Công (chữ Hán: 劉名公, 1643 hay 1644 - 1675[2]), người xã Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Do kỳ thi Hội của khoa thi này tổ chức vào tháng 11 âm lịch năm này nên kỳ thi Đình diễn ra vào tháng giêng năm 1671.

(Không tìm thấy tư liệu gì thêm)

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #407
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lưu Miễn (? - ?)

Lưu Miễn (chữ Hán: 劉免, ?-?), là người đỗ đệ nhất giáp kỳ thi Thái học sinh năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 8 (Kỷ Hợi, 1239), đời vua Trần Thái Tông, cùng Vương Giát. Đỗ đệ nhị giáp khoa thi này là Ngô Khắc, đệ tam giáp là Vương Thế Lộc.

Sử sách không ghi rõ quê quán của ông. Làm quan đến chức Hàn lâm thị độc.

(Không tìm thấy tư liệu gì thêm)

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #408
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lê Lợi - Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖), húy Lê Lợi (黎利), là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1385[2] và mất năm 1433, ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi.

Thụy hiệu do Lê Thái Tông đặt cho ông là Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế.

Tiểu sử

Tổ bốn đời của Lê Lợi là Lê Hối, người Thanh Hóa. Một hôm đến vùng núi Lam Sơn thấy cảnh đất lành chim đậu, ông dời nhà về đây. Lê Hối lấy bà Nguyễn Thị Ngọc Duyên, sinh ra Lê Đinh, tức là ông nội của Lê Lợi. Lê Đinh lấy bà Nguyễn Thị Quách sinh ra hai người con là Lê Tòng và Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy bà Trịnh Thị Ngọc Thương sinh được ba người con: Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.

Lê Lợi sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 đời nhà Trần.

Bối cảnh lịch sử

Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.

Triều đình nhà Minh (Trung Quốc), vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ.

Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền Văn minh sông Hồng bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận. Hơn 1.000 năm, các triều đình Trung Quốc không đồng hóa được văn hóa Việt, nên việc làm của nhà Minh đã đem lại một kết cục xấu cho sự đô hộ của họ.

Khởi nghĩa Lam Sơn

Khởi nghĩa

Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú… tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn). Đồng thời ông tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước.

Gian nan ở vùng núi Thanh Hóa

Tượng Lê Lợi đặt trước trụ sở UBND thành phố Thanh HoáTrong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi chỉ còn một mình trốn chạy.

Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.

Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.

Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.

Tiến vào nam

Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Long. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.

Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.

Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.

Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hoá). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.

Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hoá. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.

Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.

Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động

Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.

Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.

Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Quân Vân Nam chạy về cố thủ ở thành Xương Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.

Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí.

Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lê Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.

Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 25 vạn, ông dự định sẽ cho 15 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân.

Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan.

Lập Trần Cảo

Vương Thông thua chạy không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.

Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công.

Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.

Vây thành Đông Quan

Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.

Đầu năm 1427, ông chia quân tiến qua sông Nhị, đóng dinh ở Bồ Đề[8], sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.

Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ địch ở các thành khác ra hàng.

Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Sau Đinh Lễ bị giết, Nguyễn Xí trốn thoát được.

Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang

Trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần. Theo các nhà nghiên cứu, con số 15 vạn của cả hai đạo quân có thể là nói thăng lên, trên thực tế nếu cộng số các đạo quân điều động từ các nơi thì tổng số chỉ có khoảng gần 12 vạn quân và cánh quân chủ lực là của Liễu Thăng.

Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.

Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập địch. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Lê Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.

Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết.

Các tướng thừa dịp xông lên đánh địch, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc và hơn 3 vạn quân bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết.

Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.

Bình Ngô đại cáo

Vương Thông nghe tin hai đạo viện binh bị đánh tan, sợ hãi xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi đồng ý cho giảng hòa để quân Minh rút về nước. Ông cùng Vương Thông tiến hành làm lễ thề trong thành Đông Quan, hẹn đến tháng chạp âm lịch năm Đinh Mùi (1427) rút quân về.

Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Vua Minh biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.

Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết địch để trả thù tội ác khi cai trị Việt Nam, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa khí hai nước, cấp thuyền và ngựa cho quân Minh về.

Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh giặc Minh. Đây là áng văn chương nổi tiếng, rất có giá trị đời Lê, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài thơ Nam quốc sơn hà.

Cai trị

Lên ngôi


Sau khi quân Minh rút về, trên danh nghĩa Trần Cảo là vua Việt Nam. Theo sử sách, đầu năm 1428, Trần Cảo tự biết mình không có công, lòng người không theo nên bỏ trốn vào châu Ngọc Ma (phủ Trấn Ninh), nhưng không thoát, bị bắt mang về và bị ép uống thuốc độc chết. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ việc Cảo phải tự bỏ trốn mà cho rằng các tướng của Lê Lợi được lệnh sát hại Cảo, hoặc Cảo bị đe doạ phải bỏ trốn. Tuy nhiên, suy cho cùng Trần Cảo cũng chỉ là con bài chính trị để Lê Lợi đối phó với nhà Minh trong một giai đoạn cần thiết. Ngay nhà Minh, khi xâm lược Việt Nam lấy lý do lập con cháu nhà Trần thực chất chỉ là cớ để đánh nhà Hồ và rõ ràng không thực bụng. Nhà Minh lấy cớ lập con cháu nhà Trần nhưng lại đàn áp nhà Hậu Trần. Việc đó đã bị Nguyễn Biểu, sứ giả của vua Hậu Trần Trùng Quang Đế bóc trần.

Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh.

Lê Thái Tổ sai sứ sang Trung Hoa cầu phong, nhưng nhà Minh không chịu, bắt phải tìm con cháu nhà Trần lập làm vua. Sứ nhà Minh đi về hai ba lần, sau vua Thái Tổ sai các viên quan phụ lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu vua Trần thật sự không còn ai nữa, và xin phong cho Lê Lợi làm vua nước Nam. Vua Minh thấy vậy mới thuận nên phong vương cho ông.

Trị vì

Thời kỳ dựng lại quốc gia Đại Việt của Lê Lợi thật khó khăn, do hậu quả tận diệt Văn hóa Việt của quân xâm lược trước đó. Các tài liệu, thư tịch, văn học, nghệ thuật bị tàn phá nặng nề; các học giả và người tài của Đại Việt bị bắt đem về Trung Quốc… Nhưng sức bật của một nền văn minh có gốc rễ sâu bền là đáng kinh ngạc.

Ngoài xây dựng kinh tế, nhà Lê còn phải đối phó với bạo loạn trong nước. Năm 1430, Lê Thái Tổ sai thái tử Lê Tư Tề đi dẹp loạn tù trưởng Đèo Cát Hãn. Cát Hãn và con trai là Đèo Mạnh Vượng ra hàng.

Khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã chia nước ra làm bốn đạo, nay lại đặt thêm một đạo nữa gọi là Hải Tây đạo, gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Trong các đạo, đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân. Còn như các xã-thôn thì cứ xã nào có hơn 100 người trở lên, gọi là đại xã, đặt ba người xã quan; xã nào có 50 người trở lên, gọi là trung xã, đặt hai xã quan; xã nào có 10 người trở lên gọi là tiểu xã, đặt một người xã quan để coi việc trong xã.

Về việc học hành, trường Quốc Tử Giám ở đất kinh đô để cho con cháu các quan viên và những người thường dân có khả năng vào học tập; mở nhà học và đặt thầy dạy nho học ở các phủ và các lộ. Rồi lại bắt các quan văn vũ từ tứ phẩm trở xuống phải vào thi Minh kinh khoa, nghĩa là quan văn thì phải thi kinh sử, quan vũ thì phải thi vũ kinh. Ở các lộ cũng mở khoa thi Minh kinh để cho những người ẩn dật ra ứng thí mà chọn lấy nhân tài.

Những người theo đạo Phật, đạo Lão cũng phải thi kinh điển những đạo ấy; hễ ai thi đỗ thì mới được làm sư hoặc làm đạo sĩ, ai thi trượt thì phải về quê làm ăn.

Về luật pháp, vua cho đặt ra bộ luật mới theo như hình luật của nhà Đường: có tội xuy, tộ trượng, tội đồ, tội lưu và tội tử.

Về kinh tế, bấy giờ thường những người không công lao thì lắm ruộng nhiều nương, mà những kẻ phải đánh đông dẹp bắc, lúc về không có đất. Vì thế Lê Thái Tổ định ra phép quân điền để lấy công điền, công thổ mà chia cho mọi người, từ quan đại thần cho đến những người già yếu cô quả, ai cũng có một phần ruộng, khiến cho sự giàu nghèo ở trong nước khỏi chênh lệch.

Thảm sát công thần, thay ngôi thái tử

Nhà Hậu Lê hình thành và lập tức việc tranh chấp quyền lực giữa các phe cánh bắt đầu nảy sinh, xuất phát từ nhiều lý do. Một lý do là sự mâu thuẫn giữa những người đồng hương hoặc ít nhiều có thân thích với vua và những người có gốc tích từ các vùng khác. Lý do thứ hai là mâu thuẫn giữa các công thần trong việc lập tranh ngôi thái tử giữa con trưởng Lê Tư Tề và con thứ Lê Nguyên Long.

Phe Lê Sát ủng hộ người con thứ Nguyên Long trong khi các tướng xuất thân từ kinh đô như Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn ủng hộ Tư Tề. Năm 1429, Lê Thái Tổ tin lời gièm pha nghi Phạm Văn Xảo làm phản nên bắt giết. Sau đó lại có người tố cáo Trần Nguyên Hãn tích trữ vũ khí làm phản. Lê Thái tổ sai người đi bắt. Thuyền đến giữa dòng, Trần Nguyên Hãn kêu vô tội và nhảy xuống sông tự vẫn. Nguyễn Trãi là anh em cô cậu với Trần Nguyên Hãn cũng bị bắt giam một thời gian, sau vì không có bằng chứng buộc tội nên được thả ra.

Người con cả Lê Tư Tề bị kết luận “mắc chứng điên khùng” nên bị phế truất. Con thứ Lê Nguyên Long được lập làm thái tử.

Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng những sự kiện trên thực chất là kết quả của sự thắng thế của phe Lê Sát trong triều đình mà thôi. Hơn nữa, những hành động của vua Thái Tổ để bảo vệ sự thống trị của nhà Lê cũng mang tính hệ thống. Đầu tiên là giết Trần Cảo. Sau đó giết Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần. Cuối cùng là lấy lý do mẹ của thái tử Nguyên Long có tên là Phạm Thị Ngọc Trần (đã mất năm 1425) nên bắt những người họ Trần phải đổi sang họ Trình để kiêng huý. Tất cả những hành động đó đều nhằm khiến thiên hạ hết sự nhớ tiếc nhà Trần. Và Lê Tư Tề cũng là nạn nhân trong đó.

Lê Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời vào ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Bởi thế đời sau truyền lại câu: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.

Lê Thái Tổ được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Thái tử Lê Nguyên Long 11 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lê Thái Tông.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #409
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Danh Nhân Không Tìm Thấy Tư Liệu:

- Lạc Quang
- Lâm Tấn Phát
- Lâm Thành Mởu
- Lâm Văn Bền
- Lâm Văn Thạnh
- Lão Tử
- Lê Ðại
- Lê Ðình Thám
- Lê Hoàng Phái
- Lê Liễu
- Lê Quang Kim
- Lê Quang Liêm
- Lê Quang Vịnh
- Lê Quốc Hưng
- Lê Quốc Trinh
- Lê Sao
- Lê Tấn Kế
- Lê Thị Hà
- Lê Thiệt
- Lê Tử Tấn
- Lê Tung
- Lê Văn Chí
- Lê Văn Khương
- Lê Văn Ninh
- Lê Văn Việt
- Long Bình Tân
- Long Hưng
- Long Sơn
- Long Thuận
- Lương Bèo
- Lương Khải Siêu
- Lương Trúc Ðàm
- Luther King
- Lưu Long
- Lũy Bán Bích
- Lý Long Trường
- Lý Tuệ

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #410
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Cửu (1655 - 1735)

Mạc Cửu hay còn gọi là Mạc Kính Cửu là nhà doanh điền, người đầu tiên có công khai hoang lập thành 7 xã, hình thành đất Hà Tiên. Ông vốn người Trung Quốc, quê ở Lôi Châu, vì không phục nhà Thanh nên đem gia quyến sang nước ta, rồi nhập Việt tịch vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725).

Năm Canh Thân 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.

Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm, Long Kỳ, Cần Bột, Hương Úc, Sài Mạt, Linh Quỳnh và Phú Quốc hay đảo Koh Tral. Thủ phủ đặt tại Mán Khảm, sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).

Năm Giáp Ngọ 1714, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn và nhận nơi đây là quê hương thứ hai, nguyện hết lòng phục vụ như con dân đất nước ta. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong ông là Tổng binh trấn Hà Tiên, đóng bản dinh tại Phương Thành. Từ ấy nhân dân tụ tập càng lúc càng đông đúc.

Năm Bính Thìn 1736 ông mất, được truy phong tước Võ Nghị Công, con ông là Mạc Thiên Tứ nối nghiệp càng xuất sắc, bề thế hơn.

Chí sĩ Nguyễn Thần Hiến có soạn bài văn bia ở đền thờ họ Mạc tại Hà Tiên. Nhà thơ Đông Hồ có thơ vịnh Mạc Cửu trong đó có đoạn:

Chẳng đội trời Thanh Mãn,
Tìm qua đất Việt bang.
Triều đình riêng một góc,
Trung hiếu vẹn đôi đường.
TRÚC THÀNH xây vũ lược,
ANH CÁC dựng văn chương.


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #411
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Ðăng Doanh - Mạc Thái Tông (? – 1540)

Mạc Đăng Doanh (莫登瀛) là vua thứ hai đời nhà Mạc, con trưởng Mạc Đăng Dung, không rõ năm sinh. Ông là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Vào thời Lê Chiêu Tông (黎 昭 宗; 1506 –1526) được phong tước Dục Mỹ Hầu, giữ điện Kim Quang. Khi Đăng Dung lên làm vua vào năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Doanh được lập làm Thái tử, đến năm Canh Dần (1530) ngày 1-1 âm lịch, ông lên ngôi vua, tôn Đăng Dung làm Thái thượng hoàng, tôn bà nội là Đặng Thị Hiếu làm Thái hoàng thái hậu.
Cha con vẫn phải khó nhọc đương đầu với từng đợt tấn công của nhà Lê Trung Hưng để giữ vững ngai vàng. Năm Giáp Ngọ (1534), vua Minh sai Hàm Ninh Hầu Cửu Loan và Thượng thư bộ Binh là Mao Bá Ôn đưa quân đến biên giới, tuyên bố đánh họ Mạc. Cha con ông khiếp sợ, phải cúi mình nhân nhượng với vua quan nhà Minh, nhờ tài ngoại giao của Trạng nguyên Giáp Hải nên vẫn giữ được yên ổn.

Khi ông ở ngôi, các khoa thi có được khá nhiều người tài giỏi, như Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải. Ông cũng sai Đông quân Tả đô đốc Khiêm Quận Công Mạc Đình Khoa sửa sang lại nhà Quốc tử giám ở Kinh đô.

Ngày 25-1 năm Canh Tý (1540) ông mất. Con là Mạc Phúc Hải nối ngôi, đặt thụy hiệu cho ông là Thái tông khâm triết Văn hoàng đế. Ông ở ngôi 11 năm, niên hiệu Đại Chính.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #412
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Ðăng Dung (1483 – 1541)

Mạc Đăng Dung (莫登庸; 1483 – 1541) là danh thần nhà Lê, vua đầu nhà Mạc, sau tiếm quyền nhà Lê, tự lên ngôi vua lập ra nhà Mạc. Ông là con của Mạc Hịch và Đặng Thị Hiếu, quê làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, nay là huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng, ngụ ở làng Cao Đôi, huyện Bình Hà, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Ông vốn dòng dõi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đời Trần. Thuở nhỏ ông theo học với người thầy họ Lê, được thầy thương mến gả con cho. Nhà nghèo, nhưng ông có sức khỏe, có chí lớn, thường đi đánh vật, thi lấy giải về sống qua ngày và làm nghề đánh cá mưu sinh.

Năm Bính Tý (1516), đời Lê Chiêu Tông (黎 昭 宗; 1506 – 1526), ông thi võ đỗ đệ nhất Đô lực sĩ, làm quan thăng dần đến Chỉ huy sứ, coi sóc các đạo quân, và kết duyên cùng công chúa Lê Thị Ngọc Minh, được phong tước Vũ Xuyên Bá. Chẳng bao lâu ông lại được tấn phong làm Thái sư, tước Nhân Quốc Công, rồi gia phong đến tước An Hưng vương. Từ đây Mạc Đăng Dung càng thao túng triều chính, dẫn đến việc lật đổ vua Lê, dựng nên nhà Mạc vào năm Đinh Hợi (1527).

Tuy vậy, Mạc Đăng Dung vẫn sợ nhà Minh hạch sách, nên đã cắt đất hai châu Vĩnh An, An Quảng gồm 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu dâng cho nhà Minh, thuộc vào Châu Khâm.

Mạc Đăng Dung chỉ ở ngôi 3 năm, sau đó truyền ngôi cho con lớn là Mạc Đăng Doanh mà làm Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường Quang, sau về Cổ Trai để trấn nơi trọng yếu.
Năm Canh Tý (1540) Mạc Đăng Doanh mất, ông trở về Đông Kinh lập cháu nội là Phúc Hải lên nối ngôi. Bấy giờ ông cũng đã suy yếu rồi.

Ngày 22-8 năm Tân Sửu (1541) ông mất, hưởng dương 58 tuổi, chôn ở Long Sơn, mộ hiệu là An Lăng; thụy hiệu là Nhân minh Cao hoàng đế, miếu hiệu Thái tổ. Có Thượng thư Ngô Miên Thiệu và Thị thư Giáp Hải soạn văn bia.

Ông có 10 con trai, 4 gái và từng phong tước cho con như sau:

• Con trưởng: Mạc Đăng Doanh phong Dục Mỹ Hầu (lập làm thái tử nối ngôi).
• Con thứ: Chính Trung - Hoằng vương; Phục Sơn - Định vương; Nhân Phủ - Khang vương; Quang Khải - Quảng vương
• Con gái: Ngọc Thọ phong Thụy Ninh công chúa; Ngọc Châu - Thái An công chúa

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #413
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Ðĩnh Chi (1280 - 1350)

Mạc Đĩnh Chi (莫 挺 之) là danh sĩ đời Trần Anh Tông ( 陳英宗; 1276-1320), tự Tiết Phu (節夫), quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Năm Giáp Thân (1304), 24 tuổi, ông đỗ Trạng nguyên, vua thấy tướng mạo xấu có ý chê, ông dâng bài phú Ngọc tỉnh liên (Sen giếng ngọc) khiến vua khâm phục.

Ông làm quan trải ba triều Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, thăng đến Tả bộc xạ Đại liêu ban. Tính ông liêm khiết, được sĩ phu trọng vọng, ông từng đi sứ Trung Quốc hai lần, được các danh sĩ nước ngoài khen ngợi. Khâm phục tài năng của ông, vua nhà Minh đã phong ông là Trạng nguyên, còn gọi là Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên của hai quốc gia).

Năm Canh Dần (1350) ông mất, thọ 70 tuổi. Ông vốn dòng dõi Mạc Hiển Tích. Đến đời Mạc Đăng Dung là cháu bảy đời của ông lên ngôi dựng nước, tranh chấp với nhà Lê, truy phong ông là Huệ Cảm Linh Khánh vương, có lập điện Sùng Đức để thờ ông tại phần mộ ở làng Lũng Động.

Về sáng tác văn học, ngoài bài Ngọc Tỉnh Liên phú (玉井蓮賦) ông còn nhiều tác phẩm được truyền tụng.

玉井蓮賦
客有:
隱几高齋,夏日正午。
臨碧水之清池,詠芙蓉之樂府。

忽有人焉:
野其服,黃其冠。
迥出塵之仙骨,凜辟穀之臞顏。
問之何來,曰從華山。
迺授之几,迺使之坐。
破東陵之瓜,薦瑤池之果,
載言之琅,載笑之瑳。

既而目客曰:
子非愛蓮之君子耶!
我有異種,藏之袖間。
非桃李之粗俗,非梅竹之孤寒。
非僧房之枸杞,非洛土之牡丹。
非陶令東籬之菊,非靈均九畹之蘭。
乃泰華山頭玉井之蓮。

客曰:
異哉!豈所謂藕如船兮花十丈,冷如霜� ��甘比蜜者耶!
昔聞其名,今得其實。
道士欣然,乃袖中出。
客一見之,心中鬱鬱。
乃拂十樣之牋,泚五色之筆。

以而歌曰:
架水晶兮為宮,
鑿琉璃兮為戶。
碎玻璃兮為泥,
洒明珠兮為露,
香馥郁兮層霄,
帝聞風兮女慕。
桂子冷兮無香,
素娥紛兮女妒。
採瑤草兮芳州,
望美人兮湘浦。
蹇何為兮中流,
盍將返兮故宇。
豈護落兮無容,
嘆嬋娟兮多誤。
苟予柄之不阿,
果何傷兮風雨。
恐芳紅兮搖落,
美人來兮歲暮。

道士聞而嘆曰:
子何為哀且怨也!
讀不見鳳凰池上之紫薇,白玉堂前之� �藥!
敻地位之清高,藹聲名之昭灼。
彼皆見貴於聖明之朝,子獨何之乎騷� �之國!

於是有感其言,起敬起慕。
哦誠齋亭上之詩,庚昌黎峰頭之句。
叫閶闔以披心,敬獻玉井蓮之賦。

Phiên âm:

Ngọc tỉnh liên phú
Khách hữu:
Ẩn kỷ cao trai, hạ nhật chính ngọ.
Lâm bích thuỷ chi thanh trì, vịnh phù dung chi Nhạc phủ.

Hốt hữu nhân yên:
Dã kỳ phục, hoàng kỳ quan.
Huýnh xuất trần chi tiên cốt, lẫm tích cốc chi cù nhan.
Vấn chi hà lai, viết tòng Hoa San.
Nãi thụ chi kỷ, nãi sử chi toạ.
Phá Đông Lăng chi qua, trãi Dao Trì chi quả,
Tái ngôn chi lang, tái tiếu chi tha.

Ký nhi mục khách viết:
Tử phi ái liên chi quân tử gia!
Ngã hữu dị chủng, tàng chi tụ gian.
Phi đào lý chi thô tục, phi mai trúc chi cô hàn.
Phi tăng phòng chi cẩu kỷ, phi Lạc thổ chi mẫu đan.
Phi Đào lệnh đông ly chi cúc, phi Linh quân cửu uyển chi lan.
Nãi Thái Hoa san đầu ngọc tỉnh chi liên.

Khách viết:
Dị tai! Khởi sở vị ngẫu như thuyền hề hoa thập trượng, lãnh như sương hề cam tỷ mật giả gia!
Tích văn kỳ danh, kim đắc kỳ thực.
Đạo sĩ hân nhiên, nãi tụ trung xuất.
Khách nhất kiến chi, tâm trung uất uất.
Nãi phất thập dạng chi tiên, thử ngũ sắc chi bút.

Dĩ nhi ca viết:
Giá thuỷ tinh hề vi cung,
Tạc lưu ly hề vi hộ.
Toái pha ly hề vi nê,
Sái minh châu hề vi lộ,
Hương phức uất hề tằng tiêu,
Đế văn phong hề nữ mộ.
Quế tử lãnh hề vô hương,
Tố Nga phân hề nữ đố.
Thái dao thảo hề Phương châu,
Vọng mỹ nhân hề Tương phố.
Kiển hà vi hề trung lưu,
Hạp tương phản hề cố vũ.
Khởi hộ lạc hề vô dung,
Thán thiền quyên hề đa ngộ.
Cẩu dư bính chi bất a,
Quả hà thương hề phong vũ.
Khủng phương hồng hề dao lạc,
Mỹ nhân lai hề tuế mộ.

Đạo sĩ văn nhi thán viết:
Tử hà vi ai thả oán dã.
Độc bất kiến Phượng Hoàng trì thượng chi tử vi, Bạch Ngọc đường tiền chi hồng dược!
Quýnh địa vị chi thanh cao, ái thanh danh chi chiêu chước.
Bỉ giai kiến quý ư thánh minh chi triều, tử độc hà chi hồ tao nhân chi quốc!

Ư thị hữu cảm kỳ ngôn, khởi kính khởi mộ.
Nga Thành Trai đình thượng chi thi, canh Xương Lê phong đầu chi cú.
Khiếu xương hạp dĩ phi tâm, kính hiến "Ngọc tỉnh liên" chi phú.


Dịch nghĩa:

Bài phú sen trong giếng ngọc
Khách có kẻ:
Nhà cao tựa ghế; trưa hạ nắng nồng.
Ao trong ngắm làn nước biếc; Nhạc phủ vịnh khúc phù dung.

Chợt có người:
Mặc áo quê; đội mũ vàng.
Tiên phong đạo cốt; khác xa trần gian.
Hỏi "Ở đâu lại", rằng "Từ Hoa San".
Bèn bắc ghế; bèn mời ngồi.
Dưa Đông Lăng đem cắt; quả Dao trì đem mời.
Bèn sang sảng nói, bèn ha hả cười.

Đoạn rồi, trông khách mà rằng:
Anh cũng là người quân tử ưa hoa sen đó chăng?
Ta có giống lạ trong ống áo này.
Chẳng phải như đào trần lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.
Câu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào tầy.
Giậu Đào Lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân lan khó sánh thay!
Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái hoa đây.

Khách rằng:
Lạ thay! Có phải người xưa từng bảo: "Ngó như thuyền mà hoa mười trượng, lạnh như sương mà ngọt như mật" đó ư ?
Trước vẫn nghe tiếng, nay mới thấy thật.
Đạo sĩ lòng vui hớn hở, lấy trong ống áo trưng bày.
Khách vừa trông thấy; lòng ngậm ngùi thay.
Giấy mười thức xếp sẵn; bút năm sắc thấm ngay.

Làm bài ca rằng:
Thủy tinh gác để làm cung
Cửa ngoài lóng lánh bao vòng lưu li
Bùn thời tán bột pha lê,
Hạt trai làm móc dầm dề tưới cây,
Mùi hương thơm ngát tầng mây,
Ngọc hoàng nghe cũng rủ đầy tình thương.
Lạnh lùng hạt quế không hương,
Tố Nga lại nổi ghen tuông tơi bời.
Bãi sông hái cỏ dạo chơi,
Bến Tương luống những trông vời Tương phi,
Giữa dòng lơ lửng làm chi,
Nhà xưa sao chẳng về đi cho rồi.
Há rằng trống rỗng bất tài
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
Nếu ta giữ mực thẳng ngay.
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường
Sợ khi lạt thắm phai hương.
Mỹ nhân đến lúc muộn màng hết xuân.

Đạo sĩ nghe mà than rằng:
Sao anh lại ai oán như thế?
Anh không thấy: hoa tử vi trên ao Phượng hoàng, hoa hồng dược trước thềm Ngọc đường đó sao?
Địa vị cao cả; danh tiếng vẻ vang.
Triều minh thánh chúng ta đều được quý: cõi tao nhân anh đi mãi sao đang.

Khách bấy giờ:
Nghe lọt mấy lời; đem lòng kính một.
Ngâm thơ đình thượng của Thành Trai; họa câu phong đầu của Hàn Dũ.
Gõ cửa thiên môn, giãi tấc lòng, kính dâng bài "Ngọc tỉnh liên" phú.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #414
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.725
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Hiển Tích (? - ?)

Mạc Hiển Tích là danh sĩ đời Lý Nhân Tông (李仁宗; 1066-1127). Quê làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nay thuộc thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, không rõ năm sinh, năm mất.

Năm Bính Dần 1086 ông đỗ Trạng nguyên, em ông là Mạc Kiến Quan cũng trúng tuyển, anh em đều làm đến Thượng thư ở triều đình.

Ông là tổ xa đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đời nhà Trần và Mạc Đăng Dung cũng thuộc dòng dõi ông.

Trong Việt sử chí, truyện Lý Cao Tông (李高宗; 1173 - 1210), có chép một đoạn về Mạc Hiển Tích: Năm Mậu Thân 1188, đời Lý Cao Tông, Mạc Hiển Tích làm chức Thiếu sư, bị một nhóm người có danh vọng và uy tín chỉ trích hành vi lạm quyền, phi pháp. Vụ tranh chấp kiện cáo dằng co gay gắt. Đầu năm Kỷ Dậu 1189 vua Lý Cao Tông giao vụ kiện cho Thái phó Ngô Lý Tín, Đô quan lang trung Lê Năng Trường xét xử. Nhưng cả Thái phó và Đô quan đều sợ Hiển Tích nên không dám truy cứu. Vì lúc bấy giờ, vua còn nhỏ tuổi, Hiển Tích tư thông với thái hậu, khiến người đương thời sợ Hiển Tích. Sau này, Lý Cao Tông xuống chiếu đày Mạc Hiển Tích đến trại Quy Hoá hay còn gọi là Quy Hoá Giang.
Trong dân gian có câu ca châm biếm:

“Ngô phụ quốc thị Lan,
Lê đô quan thị Kính.
Án nhất tụng Mạc Tích,
Đản cục tích nhi dĩ”.


Nghĩa:

Phụ quốc Ngô là Lan,
Đô quan Lê là Kính.
Xử việc kiện Mạc Tích,
Chỉ sợ hãi mà thôi!


Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:03
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11957 seconds with 14 queries