Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-02-2003   #37
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:f90f575c2f]36. Dụng Ý Bất Dụng Lực Là Gì ? "Ý" Là Gì ? "Lực" Là Gì ? Ý Nghĩa Và Tác Pháp Của Dụng Ý Bất Dụng Lực Ra Sao ?[/center:f90f575c2f]
Khi Luyện TCQ , không nên gây căng thẳng ở cơ nhục, mà tinh thần phải hết sức chủ ý , như thế gọi là 'Dụng ý bất dụng lực" .

"Ý" là cái gì ? Theo nghĩa chữ mà nói thì ý hàm ngụ cái nghĩa ý niệm , ý thức , tâm ý , tuy gần gủi với quan niệm ý của TCQ nhưng không lột tả được hết . Cái gọi là "ý" trong TCQ chỉ là tác dụng của tinh thần . Nói cụ thể hơn , trong quá trình luyện tập TCQ , tiểu não và trung khu vận động của đại não bì tằng (hai bộ phận này có liên hệ mật thiết tới sự hoạt động của thân thể) , đối với các hoạt động của các bộ phận trong thân thể , tăng gia sự khống chế một cách có ý thức , như vậy TCQ gọi là dụng "ý" .

"Lực" là cái gì ? Sức lực của thân thể phát sinh từ sự co thắt của cơ , gân , sụn . Người có bắp thịt nở nang , thì sức lực nggười ấy tương đối nhiều ; những người lao động chân tay , những vận động viên , tương đối có sức khõe hơn người bình thường (sự co thắt của bắp thịt cũng chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh mới tạo lực được) .

Thế thì tạo sao TCQ lại yêu cầu phát rtiển tác dụng của ý mà không phát triêẻn lực ? Ðó là bởi vì :

1. Ðộng tác của TCQ phải khinh linh , rất kỵ dùng chuyết kình ( kình lực vụng về ) làm cho cơ nhục căng thẳng . Ðể ngừa sự căng thẳng của cơ nhục nên phải dụng ý .

2. Vận động thân thể cốt để xúc tiến sự tuần hoàn của máu , nếu làm cơ nhục quá căng thẳng thì chướng ngại sự tuần hoàn của máu , cho nên khi dụng lực đến mức quá đáng dễ sinh ra hiện tượng ứ huyết , trong khi đó động tác TCQ thì nhu hòa hoãn mạn , lại phối hợp với nguyên tắc dụng ý bất dụng lực nên không hề sinh ra các bệnh kể trên .

3. Kết quả của sự dụng ý là tác dụng cải tiến cơ năng hệ thần kinh . Vì sự phức tạp của các động tác của TCQ nên đại não bị đặt trong tình trạng căng thẳng để hoàn thành các động tác đó , tức là gián tiếp gây tác dụng huấn luyện hệ thống trung khu thần kinh , kích thích sự hoạt động có tính cách cơ năng của các khí quan và hệ thống ; nếu kiên trì luyện tập lâu năm , sẽ có thể dần dần làm cho cốt cách cứng cỏi , cơ nhục mềm mại , cảm giác linh mẩn ; sự xử dụng kình lực sẽ tùy ý chí mà di chuyển , năng thâu năng phóng , năng tùng tâm sở dục , và khi chiến đấu hễ mới chạm là đã phát . Ðây là ý nghĩa của sự dụng ý bất dụng lực .

Ðể đạt được yêu cầu dùng ý bất dụng lực , cần chú ý vài điểm sau :

1. Khi luyện tập TCQ , không được dụng lực ở bất kỳ những động tác nào ; những động tác phải viên hoạt tung nhuyễn ; khi dùng quyền thì không nắm chặc quyền , khi đã quyền không được dùng mãnh kình ; khi dụng cước cũng từ từ nhè nhẹ treo chân và từ từ đá ra , không dùng sức không cầu thắng , chỉ cầu tinh thần quán chú vào lòng bàn chân , tức là đặt ý tại đó .

2. Ý tùy theo động tác mà di động . Sự di động của ý có liên hệ mật thiết tới sự tuần hoàn của máu . Như ở động tác Ðơn tiên , ý từ tay phải thông qua lưng mà qua tay trái , tức là đem máu ở tay phải trở về tim , đồng thời , một phần máu do động mạch thông qua vai , chỏ , cổ tay mà đến bàn tay trái , và lúc tay trái duỗi ra ắt có cảm giác các đầu ngón tay trương ra , nở ra , chính là máu chảy đến . Trong TCQ sự đáo đạt (sự đến nơi) của ý ở bất kỳ động tác nào cũng thế cả .

3. Lúc luyện tập thôi thủ , cũng cần phát huy tác dụng của ý , bởi vì sự dụng ý có được thỏa đáng hay không có quan hệ mật thiết với sự đắc thắng hay không .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #38
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:00a346f8f2]37. Thế Nào Là Thượng Hạ Tương Tùy ? Ý Nghĩa Và Tác Pháp Của Nó Ra Sao ?[/center:00a346f8f2]
Khi luyện tập TCQ , bất luận làm động tác nào cũng phải làm cho sự vận chuyển của các bộ phận thân thể cùng với thượng , hạ chi ăn khớp , phối hợp với nhau . Sự vận chuyển ăn khớp này gọi là thượng hạ tương tùy .

Trong quyển Thái Cực Quyền Luận có nói : " Kỳ căn tại cước , phát ư thối , chủ tể tự yêu , hình ư thủ chỉ , do cước nhi thối nhi yêu tổng tu hoàn chỉnh nhất khí " ; câu này muốn nói rằng khi luyện tập , chân như là rể của cây cối , có thể làm cho thân vững vàng , mà tính vững vàng này lại do đùi phát xuất , rót đến tận dưới gót chân ; còn eo là chủ tể của thân , vì nó là cái trục quay trung ương , kình lực phát ra do eo đi xuống dưới thì qua đùi mà đến bàn chân , đi lên trên thì qua vai và cánh tay mà rót đến ngón tay . Do đó trong bất cứ động tác nào , đều phải làm cho toàn thân là một khí hoàn chỉnh , mới là thượng hạ tương tùy .

Thượng hạ tương tùy có ý nghĩa gì ? Theo Thái Cực Quyền luận : "...Hướng tiền thối hậu , nãi nâng đắc cơ đắc thế , hữu bất đắc cơ đắc thế , thân tiện tán loạn ..." Ý muốn nói : Thượng hạ tương tùy giúp cho sự tiến thối được cơ được thế , thân pháp mới không tán loạn . Do đó có thể phân tích trên hai mặt :

1. Trên mặt vận động :

Mỗi động tác TCQ đều là hoạt động của toàn thân , đều là hoạt động toàn diện , cả trong lẩn ngoài , cả trên lẩn dưới , do đó chúng ta thấy ngay rằng thương hạ tương tùy trên phương diện sinh lý vận động cốt là làm cho thân thể vận động toàn diện .

2. Trên mặt Kỹ kích : (Sử dụng trong chiến đấu)

Có thượng hạ tương tùy mới chiếm được thế cơ , thân pháp hoàn chỉnh nhất khí nên tiến thoái mới thuận lợi , thôi thủ mới chiếm phần thắng . Nếu như thân pháp tán loạn , chân tay không thể hợp tác , khí như áo rách tả tơi , sẽ bị người ta chế ngự .

Ðể thực hiện được thượng hạ tương tùy , nên chú ý mấy điểm sau đây :

1. Khi luyện tập TCQ , bất luận đối với động tác nào , đều phải làm cho tay chân nhất trí với nhau , không được chia ra trước hay sau . Thông thường là ta hay mắc phải lổi là chân tới trước rồi tay mới tới sau , tức là mại bộ thì nhanh còn thủ thế thì chậm ; thứ đến là các động tác khuất thối tọa yêu ( rùn chân buông eo ) cũng không di chuyển một lượt với thân . Sửa thế nào đây ? TCQ Luận có nói : " Hữu bất đắc cơ đắc thế xứ , thân tiện tán loạn , kỹ bệnh tất ư yêu thối cầu chi " , tức là các bệnh (lổi) này đều do eo và chân gây ra cả , cho nên nếu muốn khắc phục thì nhắm ngay vào eo và chân . Phải thường chú ý luôn mới mong giử được thượng hạ tương tùy . Như ở động tác Ðảo niên hầu , lúc tay phải co rút thu về thì chân phải cũng lui về , lúc chân trái lui ra sau thì đồng thời tay trái cũng rút về sau , mới là thượng hạ tương tùy ; đồng thời lấy eo làm trục thì chuyển động mới linh hoạt .

2. Trong lúc tập thôi thủ , có thể phát triển thêm một bước cái ưu đìểm của thương hạ tương tùy , như lúc hai người đang hoạt bộ thôi thủ , thủ pháp và bộ pháp phải nhất trí , tiến thì tê , thối thì lý ; không được chậm trể mảy may ; nếu trái lại ắt phải bị khống chế .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #39
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:05452e1a4a]38. Thế Nào Gọi Là Nội Ngoại Tương Hợp ?Ý Nghĩa Và Tác Pháp Cụ Thể ?[/center:05452e1a4a]
" Nội " là tinh thần , mà tinh thần là cái gì vô hình , sự lành mạnh hay không của tinh thần là do thân thể biểu hiện , mà mỗi động tác của thân thể được hình thành dưới sự chi phối của hệ thống thần kinh - tức là vỏ đại não . Khi não ở trạng thái hưng phấn thì tinh thần sung túc sãng khoái ; khi não bị ức chế thì tinh thần ủy mị . Yêu cầu nội ngoại tương hợp của TCQ có quan hệ mật thiết với trạng thái của vỏ đại não là như vậy .

" Ngoại " là tứ chi bách hải của thân thể . Bất luận sự hoạt động toàn bộ hoặc cục bộ của thân thể , dù là hoạt động vi tiểu đến đâu , cũng phải chịu sự chi phối của thần kinh mới hoàn thành được , cho nên trong các tình huống thông thường , hoạt động nhục thể và tác dụng của thần kinh là không thể phân ly .

Ðã như thế thì tại sao khi luyện tập TCQ còn đòi hỏi nội ngoại phải tương hợp ? Xin thưa sự đòi hỏi này chỉ là sự nhấn mạnh có tính cách cưỡng điệu hóa cái tác dụng chủ đạo của vỏ đại não , chiếm địa vị chủ soái trong lúc vận động , và sai khiến sự hoạt động của toàn thân . Vậy chúng ta có thể định nghĩa nội ngoại tương hợp như sau : Sự dung hợp của tác dụng tinh thần và vận động nhục thể . Vận động của TCQ có hiệu quả tốt , có hiệu năng y liệu là do tác dụng trọng yếu của tương hợp nội ngoại vậy .

Muốn làm được nội ngoại tương hợp , thì trước khi khai thức cần làm cho tinh thần trầm tĩnh xuống , sau khai thức thì nội liễm tinh thần , tập trung tư tưởng , trong mỗi một động tác hành khí làm sao , dụng ý ở đâu đều phải được phối hợp một cách nghiêm mật .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #40
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:90b9f9aa3d]39. Thế Nào Là Tương Liên Bất Ðoạn ? Ý Nghĩa Và Tác Pháp Cụ Thể ?[/center:90b9f9aa3d]
Gọi là " Tương liên bất đoạn " khi sự dụng ý và vận kình từ chiêu thức này sang chiêu thức nọ đều liên tục không gián đoạn (có khi kình đoạn nhưng ý không đoạn) .

Sự vận động của TCQ là sự vận động mà từ khai thức tới thâu thức , thức này nối thức kia , đều liên tục bất đoạn , đồng thời với sự liên tục của khí .Các loại vận động bất đoạn liên hoán này có thể xúc tiến sự phát triển ở cơ năng của các khí quan trong thân thể . Tỷ như bộ máy tiêu hóa của chúng ta không được tốt , thì sau một thời gian luyện tập TCQ , cơ năng tiêu hóa tốt lại , chúng ta trở nên thích ăn uống nhiều hơn , cho nên động tác của TCQ , tuy nhu hoà hoãn mạn , nhưng được thực hiện liên tục và bền bĩ , sẽ nâng cao tình trạng sức khõe .

Sự dụng ý ở TCQ tùy thuộc vào sự biến hóa của động tác . Phàm ý vận hành ở bộ phận nào trong cơ thể thì khí huyết đến nơi đó . Ý có thể đi khắp toàn thân nên khí huyết cũng chu lưu khắp cơ thể . Nếu trong người có chổ nào bị bệnh (như viêm các quan tiết , thần kinh suy nhược , v.v...) thì do ảnh hưởng của sự vận hành khí huyết trong cơ thể , sau một thời gian nào đó các bộ phận ấy sẽ lành mạnh trở lại .

Về mặt chiến đấu , nguyên tắc tương liên bất đoạn có giá trị nhất định của nó . Như trong lúc thôi thủ , do sự dụng ý và vận kình một cách tương liên bất đoạn , mới có thể phòng thủ nghiêm mật , không để hở chổ nào cho địch thủ có thể tấn công .

Phương pháp để đạt tương liên bất đoạn như sau :

1. Bình thường khi đi quyền không nên gây gián đoạn . Những người mới học nên chia thành những động tác đơn để tập luyện thì mới nắm được động tác . Ðiều quan trọng là khi hiểu được dộng tác rồi phải biết diễn luyện liên tục từ thức này sang thức khác , không một lúc nào ngưng nghỉ .

2. Khi thực hiện các động tác , cái gọi là kình có thể gián đoạn nhưng ý thì không được gián đoạn . Ý bất đoạn chính là tinh thần thủy chung quán chủ , không một sát-na nào không quán chủ . Chổ nào ý cần phải đến , phải thực sự đưa ý đến hẳn hoi . Muốn nắm được điểm tâm lý này cần phải để tâm nghiên cứu .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #41
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:db08ea6fbc]40. Thế Nào Là Ðộng Trung Cầu Tĩnh ? Ý Nghĩa Và Tác Pháp ?[/center:db08ea6fbc]
Ðộng trung cầu tĩnh trong TCQ là trong cái động của các động tác từ hoãn ( chậm chạp mềm mại) , tâm thần một mực bình ổn , điềm tĩnh . Ðó là giử cái trầm tĩnh trong cái hoạt động vậy .

" Ðộng " hàm ngụ các ý niệm vận động ... có cái động bên ngoài của cơ thể là cái động tay chân . Có cái động bên trong như hô hấp , máu tuần hoàn , tế bào sinh hóa (hiện tượng tân trần đại tạ) . Ý niệm "động" ở TCQ bao hàm hai phương diện ấy .

" Tĩnh " hàm ngụ các ý nghĩa an tĩnh , bình ổn . Thực ra trong vũ trụ không có sự vật nào tuyệt đối ở trong trạng thái tĩnh chỉ , từ cái nhỏ như nguyên tử , phân tử , đến cái lớn như địa cầu , hệ thái dương đều ở trạng thái động hằng cửu . Người ta là một thể hửu cơ hoạt dộng , dù trong lúc ngủ , các hiện tượng sinh lý vẫn liên tục xảy ra . Cho nên , cái tĩnh trong TCQ là tương đối , là cái tĩnh ở một trình độ nhất định nào đó .

Theo mặt sinh lý mà nói , động tác hoãn mạn nhu hòa làm cho sự hô hấp của phổi sâu và dài , làm cho nhịp tim đập chậm mà có sức , làm cho khí huyết đi khắp mọi nơi và đi đến nơi đến chốn . Vận động như vậy sau một thời gian dài , cơ năng các khí quan sẽ tiến triển . tức là thể chất và thể lực tăng triển . Nói một cách cụ thể nếu học viên nào ủ rũ vì thần kinh suy nhược hay tinh thần lờ đờ lúc ban ngày , mất ngủ lúc ban đêm , nếu trải qua một thời gian luyện tập TCQ nào đó , thì tinh thần có thể chuyển biến tốt hơn và ba tháng sau không còn bị mất ngủ nữa . Do nguyên nhân nào vậy ? Bởi vì TCQ tự nó là một phương pháp vận động có tính cách nghỉ ngơi tích cực . Sự đòi hỏi tĩnh khiến cho những ai lo lắng buồn rầu phải xua đuổi tạp niệm , làm cho đại não có cơ hội nghĩ ngơi nhiều hơn , tức là làm cho thần kinh não chuyển biến từ suy nhược đến mạnh khõe .

Trên phương diện tâm lý , làm thế nào giử cho " tĩnh " ?

Ðây là sự trấn tĩnh trên phương diện tinh thần . Vỏ đại não là cơ sở vật chất của hoạt động tâm lý . Khi luyện quyền , ta bắt buộc phải nội liễm tinh thần , tập trung tư tưởng , trong não không nghĩ ngợi gì cả cho đến mức mục vô sở thị , nhỉ vô sở văn , tuy vận động mà vẫn y nhiên thản nhiên tâm thần thơ thới . Ðó chính là trạng thái mà Ðạo gia gọi là "nhập tĩnh" hay "hư vô" . Chính trong trạng thái này , đại bộ phận của võ đại não bị đặt vào tình trạng ức chế , làm phát sinh tác dụng phản xạ có ích ở các khí quan nội tạng . Do ảnh hưởng của sự vận công liên tục , bệnh tình của bệnh nhân giảm và hết đi . Ðồng thời , trạng thái nhập tĩnh còn có tác dụng huấn luyện đối với hệ thống trung khu thần kinh , cơ năng của hệ thống này mạnh mẻ lên lại điều chỉnh và kích thích cơ năng của các hệ thống khí quan của nó . Vì vậy trên phương diện vận động sinh lý , nguyên tắc động trung cầu tĩnh có giá trị rất lớn .

Người mới học rất khó thực hiện động trung cầu tĩnh vì động tác tư thức chưa được thuộc làu còn nhớ này quên kia . Nhưng không thể không biết yêu cầu này , biết để mà từ từ thử nghiệm .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #42
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:ca4c849ff5]41. Thế Nào Là Khinh Linh ? Ý Nghĩa Và Tác Pháp Cụ Thể ?[/center:ca4c849ff5]
Gọi là khinh linh khi cơ nhục và quan tiết toàn thân đều buông lỏng , tâm thần ổn định , thức nào thức nấy đều nhẹ nhàng , mềm mại , uyển chuyển , sống động (khinh , tung , linh , hoạt) .

Khinh linh là một đặc điểm của TCQ , không thấy ở các môn vận động nào khác . Ý nghĩa của khinh linh là :

1. Khi rèn luyện mà buộng lỏng được cơ nhục và quan tiết , sự vận chuyển khinh linh , thì khí huyết khắp thân lưu thông , làm cho sự dụng ý trở nên hiện thực tức là làm cho khí huyết theo sự dẫn dắt của động tác mà vận chuyển , lâu ngày nội kình chân khí tự phát sinh .

2. Làm cho gân cốt thư triển : Khi cơ nhục căng thẳng thì gân mạch toàn thân cũng căng thẳng theo , các mô tủy ở trong xương bị bó ép lại không được thư triển , và sự lưu thông của huyết dịch bị ảnh hưỡng . Do đó chỉ với điều kiện thân thể khinh linh thì gân mạch nới lõng ( tung thí ) , tủy mới thân trương , máu tuần hoàn nhanh lên , tế bào mới sinh ra nhanh hơn .

3. Về mặt tác dụng của khinh linh trong chiến đấu , có khinh linh mới không sinh ra kình lực vụng về , mới dễ ứng địch . Mỗi động tác của TCQ đều khinh linh viên hoạt , cơ nhục không căng thẳng , thân thể tứ chi không cứng ngắt vụng về , khéo biến hóa khi giao thủ , mới không bị địch khống chế .

Người mới học TCQ không dễ gì đạt được sự khinh linh , vì lúc bình thường cơ nhục lúc nào cũng ở trong một mức độ căng thẳng nào đó . Sự căng thẳng này sinh ra do sự khống chế của hệ thống thần kinh . Bình thường thì như vậy , đến khi luyện quyền , sự căng thẳng vẫn sinh ra vì sự thiếu tự chủ . Phải trải qua một quá trình nhất định nào đó mới hiểu và đạt được tình trạng khinh linh . Muốn thế thì người học hãy nổ lực thực hiện mấy điểm sau :

1. Khi luyện quyền , trước hết phải giử tinh thần không được căng thẳng .

2. Với bất kỳ động tác nào , cũng phải tuân thủ một cách nghiêm túc nguyên tắc dụng ý bất dụng lực .

3. Tập xong và đi khá bài quyền , thì luyện thôi thủ hai người , và trong lúc thôi thủ , lưu tâm thể nghiệm yếu lý và tác dụng của sự khinh linh .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #43
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:c28171982b]42. Có Người Nói Rằng TCQ Ðược Gói Trong Mật Quyết : Tâm , Ý , Thần , Khí . Thực Sự Bốn Thứ Này Là Gì ?[/center:c28171982b]
TCQ là một loại vận động kiện thân ( làm thân thể sống mạnh ) , nhưng rất chú trọng đến tác dụng của tinh thần . Nói chung tinh thần có tác dụng hiệu quả của sự vận động TCQ về nhiều mặt , và phần lớn đã được đề cập ở các mục chuyên biệt ở trên .

Nhưng có người cho rằng tác dụng của tinh thầ được gói ghém trong bốn chữ : Tâm Ý Thần Khí , còn gọi là bốn chữ mật quyết . Thực ra bốn chữ này không nói hết lên được . Ý nghĩa của bốn chữ này không thể căn cứ vào mặt chữ mà giải thích , vì chúng có nghĩa rộng hơn .

Chữ " Tâm " ở đây không có nghĩa là tâm trạng (trái tim) mà là sự hoạt động của thần kinh cao cấp của đại não . Chữ " Ý " ở đây có thể nói là ý niệm , là một loại tác dụng của tinh thần , như ta nói dụng ý bất dụng lực. Chữ " Thần " chính là hoạt động của thần kinh , chủ yếu là hoạt động của đại não . Chữ " Khí " có hai mặt ý nghĩa là nuôi khí và luyện khí .

Dĩ tâm hành khí , vụ lệnh trầm trước : túc là lấy tinh thần khống chế sự vận hành của huyết khí , một mực phải trầm trọng lặng lẻ , thì mới đạt hiệu quả cao .

Dĩ khí vận thân , vụ lệnh thuận toại , nãi năng tiện lợi tùng tâm : Trong lúc vận khí đi khắp nơi trong cơ thể , cần một mực vận hành một cách tự nhiên , không được gắng gượng dùng sức , rồi trải qua sự tập luyện lâu ngày mới được như ý muốn , dẫn khí đi khắp thân thể .

Thân thư thế tĩnh , khắc khắc tại tâm : Thần là tinh thần , chủ yếu là vỏ đại não , cần phải trầm tĩnh thư sương , tư tưởng tập trung ; thế tĩnh là muốn nói trong cái động giử cái tĩnh , khắc khắc tại tâm là bất luận ở động tác tư thức nào , tinh thần đều phải chuyên nhất , không được có một chút tạp niệm nào .

Tâm vi lệnh , khí vi kỳ : Câu này muốn nói rằng dưới sự khống chế của hệ thần kinh , khí huyết được đưa đi khắp thân .

Các mật quyết tương tự còn rất nhiều , nhưng ý nghĩa thì đại đồng tiểu dị , không cần nói chi cho rườm . Tóm lại , Tâm Ý Thần Khí ám chỉ tác dụng của tinh thần , không thể phân biệt được một cách rành rọt , có tác dụng chủ đạo trong vận động TCQ , có ý nghĩa trọng yếu đối với hiệu quả vận động và mực độ sức khõe .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #44
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:0544ab1b8c]43. " Thập Lục Quan Yếu " Của TCQ Có Nội Dung Gì ?[/center:0544ab1b8c]
Các nhà quyền thuật cận đại đã quy nạp những điều cần thiết khi tập TCQ thành 16 điểm quan trọng , gọi là Thập lục quan yếu . Ðó là :

1. Hoạt bát ư yêu . ....... 9. Liễm chi ư tủy .

2. Linh cơ ư đỉnh . ....... 10. Ðạt chi ư thần .

3. Thần thông ư bối . ....... 11. Ngưng chi ư nhĩ .

4. Lưu hành ư khí . ....... 12. Tức chi ư tỵ .

5. Hành chi ư thối . ....... 13. Hô chi ư phúc .

6. Ðắng chi ư túc . ....... 14. Túng chi ư tất .

7. Vận chi ư chưởng . ....... 15. Phát chi ư mao .

8. Quán chi ư chỉ . ....... 16. Hồn ngạc nhất thân .

1. Hoạt bát ư yêu : Cái eo chiếm một địa vị trọng yếu trong TCQ . Một cái eo buông lỏng linh hoạt hoặc vụng về cương ngạnh có ảnh hưởng rất lớn đối với thân và tứ chi . Sự khinh linh viên hoạt của động tác TCQ chỉ có được trên cơ sở là cái eo linh hoạt . Ðó là ý nghĩa của hoạt bát ư yêu .

2. Linh cơ ư đỉnh : Về điểm này chỉ có hai giải thích :

a. Tức là hư linh đỉnh kình .

b. Tức là cái động cơ linh hoạt phát xuất từ đỉnh đầu điều khiển sự hoạt động đáp trái ứng phải của toàn thân , tức là sự hoạt động của đại não có thể khống chế toàn thân . Trong khi luyện quyền , tinh thằn càng tập trung cao độ thì tác dụng của sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp càng được phát huy .

3. Thần thông ư bối : Ở đây , bối ( lưng ) là tích bối ( vùng lưng dọc cột xương sống ) . Trên thân thể , lưng chiếm một địa vị trọng yếu , lên trên là đầu , qua trái và phải thì thông qua hai vai mà đạt đến cánh tay , đi xuống thì qua eo , háng mà đạt đến chân , cho nên tích bối , đối với thân thể , là chổ giao thông rất thuận lợi (tứ thông bát đạt) ; thần (tích tủy và thần kinh) thông qua bối mà đi khắp châu thân ; nhưng muốn đạt được mục đích thần thông ư bối , phải thực hiện dưới tác dụng của tinh thần một cách có ý thức , làm cho thần đi khắp toàn thân ; như dụng ý , vận kình , đều có thể thông qua tích bối mà đến khắp tứ chi .

4. Lưu hành ư khí : Ý muốn nói khí lưu hành khắp thân . Làm thế nào để khí huyết lưu hành khắp thân ? Ðiều này thì trong lúc luyện quyền , chú ý đến việc kết hợp hô hấp và sự dụng ý bất dụng lực .

5. Hành chi ư thối .

6. Ðắng chi ư túc .

7. Vận chi ư chưởng .

8. Quán chi ư chỉ .

Bốn điều quan yếu này muốn nói rằng trong lúc luyện TCQ , tinh thần và khí huyết đạt đến các bộ phận trên thân thể như thế nào ; thông qua thối và tý ( đùi và tay ) , vận đến thủ chưởng ( bàn tay ) và túc chích ( bàn chân ) , sau cùng rót đến đầu ngón tay và đầu ngón chân .

9. Liễm chi ư tủy .

10. Ðạt chi ư thần .

Trước đây có nói rằng khi luyện quyền phải nội liểm tinh thần . Nội liểm có nghĩa là nội thâu . Lúc luyện quyền , không chú ý bất cứ sự vật gì của hoàn cảnh , mà chỉ chú ý tới một điều là dụng ý bất dụng lực , như vậy tinh thần không những nội liểm mà còn đạt đến cốt tủy , nên gọi là liểm chi ư tủy . Thật ra đây chỉ là thu liểm tinh thần vào trong một cách hoàn hảo ( tập trung tinh thần một cách hoàn hảo ) . Lâu ngày , tạo ảnh hưởng tốt cho hệ thần kinh , nhất là vỏ đại não , làm cho vỏ đại não được bồi dưỡng , nên gọi là đạt chi ư thần .

11. Ngưng chi ư nhĩ : TCQ đòi hỏi động trung cầu tĩnh , tránh ngoại vật kích thích . Như thế tức là đòi hỏi tai mắt phải ra sao ? Về vấn đề nhãn thần , đã có nói qua ở trên . Còn ở đây chỉ nói về thính giác . Ngưng chi ư nhĩ là làm cho cái công năng của tai , tức là thính giác , ngưng tĩnh lại , không còn nghe âm thanh nữa , để mà tập trung tinh thần .

12. Tức chi ư tỵ : Tức là hít thở bằng mũi , cũng có khi thở ra bằng miệng nhưng không được hít vào bằng miệng .

13. Hồ chi ư phúc : Về phương thức hô hấp , có hai cách : hung thức và phúc thức . Người ta bình thường hô hấp bằng ngực , còn TCQ thì đòi hỏi phải thở sâu , dài , đều , im , nên chủ trương thở bằng bụng .

14. Túng chi ư tất : Ðầu gối là quan tiết trọng yếu của hạ chi , và trong các quan tiết , nó tương đối nhu nhược dễ bị bệnh , như các bệnh viêm quan tiết và dây chằng bị thương , chủ yếu là do khí huyết không thông . Cho nên , túng chi ư tất trong TCQ là làm sao cho huyết khí rút đến quan tiết đầu gối .

15. Phát chi ư mao : Lông tóc con người , sinh từ trong da ,đầu dưới của lông là gốc lông , trong gốc lông có huyết quản vi ti vận chuyễn chất dinh dưỡng và oxygen ; lúc tuổi thanh niên khí huyết thịnh vượng thì lông mọc nhiều dài và nhanh , lúc tuổi già thì khí huyết suy nhược , lông tóc dần dần rụng rơi và ngã sang màu bạc . Luyện tập TCQ là để tăng cường thể chất , thể lực . Nhờ vận hành khí huyết đến tận gốc lông nên lông mọc dài , giảm thiểu sự rụng và biến màu . Phát chi ư mao biểu hiện một kết quả cụ thể của sự vận động TCQ .

16. Hôn ngạc nhất thân : Thuật ngữ này muốn nói rằng trong lúc đi quyền , xử dụng ý và và vận kình tại khắp thân thể là một khí hoàn chỉnh . Nhân thể là một thể hoàn chỉnh thống nhất , hoạt động của các cơ quan khí quan hệ mật thiết với nhau , dưới sự chi phối của hệ thần kinh . TCQ là thứ vận động phát triển cơ thể một cách điều hòa : " Nhất động vô hữu bất động , nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh " , " Kỳ căn tại cước , phát ư thối , chủ tể ư yêu , hình ư thủ chỉ ; do cước nhi thối nhi yêu , tổng tu hoàn chỉnh nhất khí " . Như vậy bằng sự vận động này mà thân thể phát triển toàn diện .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #45
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.093
LSB-VanThang đang offline
 
[center:877cbaffbf]44. Có Người Nói Rằng Khi Ði Bài TCQ Ði Càng Chậm Càng Tốt , Căn Cứ Vào Ðâu Mà Nói Vậy ? Ði quyền Với Tốc Ðộ Nào Thì Là Ðúng Nhất ?[/center:877cbaffbf]
Khi đi quyền , tốc độ không được nhanh , nhưng cũng không phải càng chậm càng tốt , mà là đi với một tốc độ chậm rãi nhất định . Lấy thời gian mà nói , đi trọn một bài TCQ mất từ 15 phút đến 20 phút là thích đáng .

1. Hợp với đặc điểm sinh lý :
Các dạng biến hóa của nhân thể , như tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết , xảy ra một cách liên tục ; nhưng tốc độ mhanh chậm của các dạng biến hóa ấy thì tùy theo sự nhiều ít của lượng hoạt động , lúc tĩnh tọa hay tĩnh ngọa thì chậm lúc đi bộ thì nhanh hơn một tí , lúc chạy thì càng nhanh hơn , khi chạy nhanh vì tim phải đập quá gấp , thời gian co thắt của tâm thất quá ngắn , không thể bài tiết một số lượng tương ứng số lượng máu mà nó dung nạp , đồng thời cái thời gian mà tim tiếp thụ máu từ tĩnh mạch hầu như hoàn toàn không có , kết quả là sự hoạt động của tim bị suy nhược . Sự hoán khí ở phổi cũng thế , vì số lần hô hấp mỗi phút tăng nhiều làm cho cơ hội trao đổi khí bị giảm thiểu . Nếu như mỗi phút mà số lần hô hấp lên đến bốn năm chục thì sự hô hấp chỉ là hình thức thôi , bởi vì lúc này không khí chỉ ra vào ở khí quản chớ không đến tận các phế bào , tức là không xảy ra sự trao đổi khí , lại càng làm cho phổi thêm mệt nhọc . Lúc này chúng ta nhận thấy tim đập nhanh , hơi thở hổn hển , không cách chi ngưng lại được , đó là vì các khí quan tim , phổi không được rèn luyện bao giờ cả . Nhưng sự vận động kịch liệt như vậy chỉ thích hợp với thanh thiếu niên , bởi vì thân thể của chúng phát dục nhanh , cơ năng của các khí quan cải tiến cũng nhanh , trải qua một thời kỳ luyện tập nhất địng sự vận động trở thành tập quán . thì kết quả của sự vận động càng ngày càng cao . Nhưng từ trung niên trở đi , nhất là những ai thiếu thể chất , vốn dĩ không tập luyện như thế bao giờ , đương nhiên không thích hợp với loại vận động kịch liệt này .

TCQ là một loại vận động chậm rải . Trong lúc vận động , dưới ảnh hưởng của sự hô hấp theo các hình thức đặc định , phổi sẽ nở nang và dung lượng khí trao đổi gia tăng , nhưng số lần hô hấp không tăng . Ðộng tác hòa hoản tâm thần an tĩnh làm tim đập nhẹ nhàng nhưng có sức . Nhờ sự co thắt khõe khoắn của tim mà máu tuần hoàn nhanh . Ðồng thời các cơ năng tiêu hóa , tạo huyết , cho đến sự bài tiết của thận đều nhận được ảnh hưởng tốt đẹp , làm cho các cơ năng phát triển một cách tự nhiên , tuần tự tiệm tiến , vừa sinh vừa trưởng , ngày ngày tiến triển . Cho nên yêu cầu động tác hoãn mạn của TCQ có cơ sở lý luận sinh lý học nhất định của nó .

2. Tăng gia lượng vận động :
Vận động chậm rãi có làm giảm đi hiệu quả của vận động không ? Không , mà ngược lại . Thí dụ như hạ chi phải phân thanh hư thực , vì một chân phải gánh chịu thể trọng , thân pháp phải rùn thấp , mại bộ phải chầm chậm , chỉ bấy nhiêu thôi cũng cho phép ta nói là lượng vận động không được tính là ít ỏi ; đó là chưa kể đến sự quán chú của tinh thần , sự tề động của tay chân , sự liên tục của bài quyền hơn mười mấy phút , lại càng làm gia tăng lượng vận động , biểu hiện qua sự bài tiết mồ hôi . Ðây chỉ là một mặt của vấn đề . Một mặt khác , ta biết rằng với sự vận sử của tâm ý thần khí , và động tác tuy chậm , thế mà lượng hô hấp lại rất lớn , máu tuần hoàn rất nhanh , làm tăng nhanh tác dụng của tân trần đại tạ , và kết quả là hiệu quả vận động rất lớn .

3. Tạo ảnh hưởng tốt đối với vỏ đại não :
Vận động TCQ đòi hỏi tâm thần trấn tỉnh , thủ trung khí , tuyệt tạp niệm , hàm nhãn quang ,ngưng nhĩ vận , khí trầm đan điền , hô hấp quân tỉnh . Các yêu cầu này giống như ở tĩnh tọa , có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thống thần kinh , nhất là vỏ đại não . Về phương diện này , kết quả kỳ diệu đã được chứng minh bởi những người suy nhược hệ thần kinh và những người say mê vũ thuật .

Nhưng ở đây người mới học nên lưu ý một điểm là trong sự chậm rãi phải có sự tương tùy thượng hạ , toàn thân nhất tề hoạt động , còn như hạ chi bất động mà thượng chi cứ chậm chạp như rùa thì không khác gì lảng phí thời giờ , đánh mất cái " động " của TCQ , cái chậm ấy chỉ còn cái võ không nhân thịt .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 23:54
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10812 seconds with 15 queries