Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-02-2010   #46
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ăn chay niệm phật nói lời từ bi

Thành ngữ Ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được lưu truyền rộng rãi trong Phật giáo nói riêng, trong nhân dân nói chung để chỉ sự ăn uống thanh đạm: tụng kinh thờ Phật, nói năng hiền từ, không độc địa trong lời nói cửa miệng.

Theo Phật giáo, ăn chay là ăn không quá giờ Ngọ, không ăn thịt các động vật. Niệm Phật là xưng đọc, nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật. Nói lời từ bi là nói những lời tâm phúc, tốt lành, thanh nhã, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi loài, không thêu dệt, không nói dối, lật lọng, không chửi bới nguyền rủa, bởi từ là ban cho sự vui, bi là cứu cho khỏi khổ ải.

Lần giở trang sử Phật giáo, chúng ta được gặp Tuệ Viễn ở Lư Sơn (vào thế kỷ 7, đời Đường) đã có công lập ra liên xã, phổ biến phép niệm Phật, ăn chay, hướng dẫn Tịch độ. Thời ấy, Tuệ Viễn đã ra quy ước trong toàn xã ai ai cũng phải ăn chay niệm Phật và lời nói ra phải đủ đức từ bi, không được ngôn đàm hí tiếu. Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi có từ thuở đó.

Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được rút gọn thành ăn chay niệm Phật. Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ .


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #47
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạt cưa mướp đắng

Có một cuộc hội ngộ thật ngẫu nhiên và đầy lý thú. Một anh chàng rao bán cám làm thức ăn cho lợn gà, mà trong gánh chỉ rặt một thứ mạt cưa! Lại nữa một kẻ rêu rao bán dưa chuột, nhưng những thứ bán ra chỉ toàn là mướp đắng!

Chả là về ngoại hình thì mạt cưa trông cũng từa tựa như cám, và “mướp đắng” cũng khó phân biệt với dưa chuột mà lại! Và, trớ trêu thay cái phường mạt cưa mướp đắng ấy lại gặp nhau!

“Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”

(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

Thành ngữ mạt cưa mướp đắng hay mướp đắng mạt cưa, do chỗ được hình thành từ câu chuyện vui như trên, cho nên trước hết nó được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa đảo trong xã hội. Trong sử dụng, thành ngữ này còn có thể được dùng để chỉ trích ngay hành vi bịp bợm của những hạng người xảo trá, đê tiện.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #48
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Vàng thau lẫn lộn

Vàng, thau là hai kim loại khác nhau. Vàng thuộc loại kim loại quý, hiếm, có giá trị cao. Còn thau chỉ là hợp chất giữa đồng và kẽm, có màu vàng lợt. Về hình thức, vàng và thau có màu sắc như nhau, dễ nhầm lẫn. Nhưng về bản chất, vàng, thau hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng cùng một hạng, một thang giá trị.

Đối với con người và các hiện tượng trong cuộc sống cũng tương tự như vậy. Giữa cái tốt, cái xấu, cái thật, cái giả, giữa cái đúng và cái sai... đôi khi dựa vào hình thức để phân biệt, nhận biết tính xác thực của chúng cũng không đơn giản. Sự nhầm lẫn trong đánh giá, nhận biết các chân giá trị này, thường được nhân dân ta biểu thị bằng thành ngữ "vàng thau lẫn lộn".

Trong tiếng Việt, thành ngữ "vàng thau lẫn lộn", ngoài việc hàm chỉ sự nhận thức lẫn lộn các chân giá trị, còn được để đánh giá bản chất của các hiện tượng, các hành động. Một xã hội "vàng thau lẫn lộn", một tập thể "vàng thau lẫn lộn"... cũng là một xã hội, một tập thể không còn thể thống, không còn nề nếp và đang suy thoái, lộn xộn, đảo điên.

Vô tình đánh giá, nhận biết sai các chân giá trị, làm cho "vàng thau lẫn lộn" là chuyện thường gặp. Đó là kết quả của trình độ nông cạn, thiếu kinh nghiệm và đôi khi còn là kết quả sự cẩu thả thiếu thận trọng, "nhìn gà hoá cuốc". Nhưng cố ý làm cho "vàng thau lẫn lộn", để đổi trắng thay đen lại là hành động có ý thức, hành động bịp bợm, thâm hiểm. Bản chất xấu xa ti tiện của loại hành động này cần được vạch mặt chỉ tên.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #49
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chó mái chim mồi

Trong đời sống hàng ngày, ta thường dùng thành ngữ chó mái chim mồi để chỉ bọn người cam tâm làm tay sai cho kẻ thù.

Cách diễn tả thành ngữ như trên là thoả đáng. Tuy nhiên, xét về mặt chữ nghĩa đôi điều còn khiến chúng ta phải băn khoăn. Trong dạng thức chó mái chim mồi thì “chim mồi” đã rõ nghĩa và dễ hiểu. Đó là loại chim người ta nuôi làm “mồi” để dử bắt đồng loại. Nhưng chó mái là gì, quả thật là khó hiểu. Xem ra, trong tiếng Việt chỉ có từ mái dùng để chỉ giống cái, nhưng tiếc thay từ này không được dùng để chỉ cái giống đối với loài chó, mà chỉ dùng cho gà, vịt, ngan, ngỗng tức là cho loài chim nói chung mà thôi. Có lẽ do thấy dạng thức chó mái chim mồi có lí do không ổn như đã thấy mà nhiều người chuyển sang sử dụng dạng thức chó má chim mồi.

Dạng thức chó má chim mồi chẳng những không khắc phục được cái sai lệch của dạng chó mái chim mồi mà còn sa vào một bất hợp lí khác. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong khi chim mồi là một tổ hợp từ chuyên biệt về nghĩa thì chó má lại là một từ có nghĩa tổng hợp, chỉ loài chó nói chung. Đây là lí do cơ bản làm cho chó má không tương hợp được với chim mồi. Và do đó dạng thức chó má chim mồi không chỉnh trong sự đối ứng theo từng cặp giữa các thành tố tạo nên thành ngữ.

Bên cạnh các dạng thức vừa nêu trong tiếng Việt còn có dạng chó máy chim mồi cũng được dùng nghĩa tương tự.

Thoạt tiên, nghe đến chó máy cũng hơi lạ và khó hiểu. Nhưng thực ra, máy trong chó máy lại là một động từ thường dùng để chỉ hành động ra hiệu cho kẻ khác biết điều gì đó như trong máy nhau đi về, máy cho người khác biết để tránh xa. Do đó, chó máy là loại chó chuyên đi đánh hơi, ra hiệu cho chủ biết điều cần phát hiện, tìm kiếm. Với nghĩa này, chó máy là cách nói khác của chó săn mà thôi, và hoàn toàn tương hợp với chim mồi về từ loại cũng như ý nghĩa. Như vậy, phải chăng chó máy chim mồi là dạng đúng, dạng chính xác. Tuy nhiên, do chỗ từ máy khó hiểu, hay gây nhầm lẫn mà người Việt có xu hướng ít dùng và thay vì vào đó, người ta hay dùng dạng chó săn chim mồi để chỉ lũ cam tâm làm tay sai cho kẻ thù.




Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #50
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Năm tao bảy tuyết

Trong tiếng Việt để diễn tả ý nhiều lần gặp lại (của một sự việc nào đó), người ta thường dùng thành ngữ năm tao bảy tiết (tuyết).

VD:

"Phần nhiều kéo nhau đến đây là hạng tứ bất tử cả đấy. Trốn chúa lộn chồng năm tao bảy tiết, ba chìm năm nổi chín lênh đênh, vỡ nợ tam tứ từng" (Nguyễn Tuân "Sông Đà").

Tao ở đây là "lần", "lượt", "phen" và tiết (tuyết) là chỉ hình thức đối xứng về mặt ngữ âm trong thành ngữ cùng với các số từ quen thuộc năm và bảy để diễn đạt, biểu thị cái ý "nhiều lần', "nhiều bận". Thường thì thành ngữ trên được dùng khi muốn nói về một sự tái diễn nhiều lần mà thường không toại nguyện người trong cuộc.

"Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng".

(Nguyễn Bính "mưa xuân")

Với ý nghĩa này, thành ngữ trên đồng nghĩa với cách nói năm lần bảy lượt.

Trong sử dụng, có khi thành ngữ năm tao bảy tiết phát sinh những nét nghĩa mới tuỳ hoàn cảnh nói năng. Có khi nó hàm nghĩa "nhiều, ở mức độ lớn". VD: "Mẹ chỉ biết, thương chồng thì lo cho chồng năm tao bảy tiết, thương con, mẹ lo cho con chẳng kể nắng mưa" (Văn nghệ quân đội, số 11-1983)

Có khi năm tao bảy tiết (tuyết) còn hàm nét nghĩa "vất vả, phải làm đi làm lại nhiều lần":

"Bên anh chăn nuôi thế nào chứ ở đây thật là năm tao bảy tuyết đấy. Được cái khoản cung cấp lợn giống với cung cấp thịt cho nhà nước nhìn cũng tươm". (Nhiều tác giả "Hội thi").


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #51
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Có nếp có tẻ


Trong đời sống thực tế, nếp thường được coi trọng hơn tẻ. Cơm tẻ là món ăn thường ngày, còn nếp thì chỉ đôi khi, vào những dịp nào đấy mới có. Về mặt giá trị, nếp quí hơn tẻ. Đem so sánh nếp với tẻ thì chắc chắn là có sự đánh giá trọng khinh, hơn kém.

Tuy có sự phân biệt về giá trị nhưng trên quan điểm thực tiễn của nhân dân, sự đánh giá lại không chỉ có một chiều đơn giản như vậy. Gạo tẻ là gạo ăn thường ngày, là nhu cầu thường xuyên không thể thiếu. Gạo là tẻ đấy, là cái thường ngày đấy, nhưng ai dám nghĩ là tầm thường. "Cơm tẻ mẹ ruột". Cơm tẻ bữa nào cũng ăn nhưng chưa ai chán, không biết chán, trong khi đó người ta có thể chán ngay đối với cơm nếp.

Cho nên dù cứ cho rằng trong thực tế nếp là hơn tẻ đi thì trong thành ngữ có nếp có tẻ điều đó cũng không được nói tới. Ở đây chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của cả hai, không nên thiếu một bên nào. Một căn cứ rất có ý nghĩa để hiểu như vậy là trật tự của các yếu tố trong thành ngữ. Không ai nói "có tẻ có nếp", mà chỉ nói "có nếp có tẻ". Trật tự đó rất tế nhị, vì nó nói lên rằng: dù là có nếp rồi, nghĩa là có được thứ quý hơn rồi - so với tẻ - thì chưa được coi là đủ, vẫn cần sự có mặt của tẻ.

Ở thành ngữ này, các từ nếp, tẻ chỉ tác dụng biểu thị quan hệ khác biệt và cùng hiện diện, chứ không biểu thị quan hệ so sánh. Cũng tức là tuy có dùng nếp - tẻ thật đấy, nhưng không phải để phân biệt đối xử "nhất bên trọng nhất bên khinh". Muốn được như vậy, thành ngữ đã khéo sử dụng một trật tự có dụng ý.




Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #52
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nói có sách, mách có chứng

Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác.

Nhưng tại sao, để diễn đạt ý nghĩa đó người Việt Nam lại chọn cách nói như vậy? Có thể bắt đầu từ cấu trúc thành ngữ, sau đó cậy nhờ việc suy xét ý nghĩa dân gian của các từ sách, mách, chứng được dùng trong thành ngữ này để hiểu nội dung thành ngữ. Dễ thấy là, thành ngữ nói có sách, mách có chứng gồm 2 vế: Nói có sách và mách có chứng, được tạo thành trên hai cơ sở của phép đối và điệp. Nói đối với mách, sách đối với chứng. Trong thực tế sử dụng thành ngữ này có thêm một số biến thể khác như: nói phải có sách, mách phải có chứng hoặc nói chẳng có sách, mách chẳng có chứng gì cả. Do vậy, cấu trúc của mỗi vế nói trên cũng có các biến thể khác nhau như đã thấy. Đối với loại thành ngữ được tạo ra theo kiểu này, khi nắm được ý nghĩa của một trong hai vế, thường là vế thứ nhất, là có thể hiểu được nội dung chính yếu của các thành ngữ. Sách trong quan niệm dân gian là kho báu, là nơi thâu góp được những điều hay, lẽ phải ở đời. Sách là nơi cho những điều tin cẩn, rõ ràng và sự sáng suốt. Sách là mực thước. Soi trong sách có thể nhận được điều chân xác và sự yên tâm ở lời nghe được và những lời nói ra. Nói có sách, mách có chứng mang được ý nghĩa trên, trước hết là nhờ vào ngữ nghĩa dân gian ấy của từ sách. Còn mách trong ý nghĩa nguyên sơ của nó, cũng có nghĩa là nói, nói cho biết, bảo cho biết. Mách trong mách bảo, mách nước cũng với nghĩa như thế. Chứng là chứng cứ. Mách có chứng nghĩa là nói cho ai đó điều gì đó phải có chứng cứ cụ thể, tức điều đem báo, đem mách cho ai đó là điều có thật, đã trông tận mắt, nghe tận tai. Mách có chứng cũng yêu cầu không được nói sai, nói không có căn cứ, nói những điều chưa biết chắc đúng, sai, thật, hư. Mách có chứng cũng có nghĩa là nói đàng hoàng, đúng đắn, công khai, chứ không theo lối mách lẻo hay thóc mách.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #53
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ba chìm bảy nổi

Thành ngữ ba chìm bảy nổi dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

Sở dĩ có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp ba bảy và chìm nổi.

Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa nhau “chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu” (chìm) và “chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước” (nổi). Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi... tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác: Cuộc đời chìm nổi. Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể, mà là nhiều: Có ba bảy cách làm; Thương anh ba bảy đường thương... Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, ba bảy thường được tách ra theo kiểu như ba lo bảy liệu (lo liệu nhiều), ba lần bảy lượt (nhiều lần), ba dây bảy mối (nhiều nỗi lo)...

Ba chìm bảy nổi còn có thể nói thành bảy nổi ba chìm hoặc là ba chìm bảy nổi chín (sáu) lênh đênh.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010)
Cũ 28-02-2010   #54
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.233
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Xác như vờ, xơ như nhộng

Vờ là một loại côn trùng sinh ra ở mặt nước và có kiếp sống chưa trọn một ngày. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông, mỏng dính, lép kẹp, trông thật thảm hại. Còn nhộng thì sau khi đã kéo hết tơ vẫn còn một lớp xơ mỏng bọc quanh mình. Xơ nhộng vừa dai nhách vừa tớp túa. Những hiểu biết này giúp chúng ta thấy rằng, có lẽ thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là dạng rút gọn từ cách nói xác như xác vờ, xơ như xơ nhộng để chỉ sự lép kẹp, mỏng dính và tớp túa của sự vật được đem ra so sánh.

Với cách hiểu này, các yếu tố xác, xơ trong thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là danh từ.

Nhưng điều thú vị hơn cả là các yếu tố xác, xơ trong thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng lại đồng âm với các yếu tố xác, xơ trong từ ghép xác xơ, xơ xác với ý nghĩa “rách nát cùng kiệt”. Trong khi xác vờ, xơ nhộng ít được người Việt quan sát nhận biết, thì các yếu tố xác và xơ, cũng như xơ xác, xác xơ thường xuyên được xuất hiện trong ngôn ngữ, trong nói năng hàng ngày. Vì vậy người Việt Nam dễ dàng đồng nhất các yếu tố xác, xơ trong xác như vờ xơ như nhộng với các yếu tố chỉ tính chất xác, xơ trong xác xơ, xơ xác. Và đương nhiên, thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng hay xơ như xơ nhộng, xác như vờ đều được hiểu là “sự nghèo túng xác xơ, không có của cải gì”.

Hiện nay, người Việt Nam đều hiểu nghĩa tổng thể của thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là như vậy mà không cần biết, không cần xem xét các thành tố xác, xơ mang ý nghĩa gì, thuộc từ loại nào, là danh từ hay tính từ.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:51
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07693 seconds with 15 queries