Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2009   #46
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lâm Đồng - Chợ Đà Lạt

Năm 1929, một ngôi chợ bằng cây, lợp tôn gọi là "Chợ cây" được dựng lên tại vị trí rạp chiếu bóng 3 tháng 4 ở Khu Hòa Bình hiện nay. Năm 1937, sau một trận hỏa hoạn lớn, Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới bằng gạch để thay thế "Chợ cây".

Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được khởi công xây dựng trên một vùng đất sình lầy trồng xà lách son (cresson), do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế, nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công, hoàn thành vào năm 1960. Về sau, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang chợ Đà Lạt.

Ngày 3.4.1993, khởi công xây dựng khối B chợ Đà Lạt do kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế. Công trình do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt và Ngân hàng Việt Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác đầu tư. Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.

Tọa lạc ngay khu vực trung tâm, chợ Đà Lạt có dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật. Điểm đặc biệt là ngôi chợ này nằm ngay chân đồi, thông thương được với đỉnh đồi là khu Hòa Bình qua một chiếc cầu ở tầng 2, và với hồ Xuân Hương bằng con đường dẫn vào tầng trệt. Phía trước chợ là một bùng binh trồng hoa, bên hông, cạnh bùng binh có bậc tam cấp dẫn lên đường Lê Đại Hành, một con dốc nối khu Hòa Bình với hồ Xuân Hương. Tất cả tạo cho chợ Đà Lạt có một vị trí bố cục ngoạn mục, chỉ có được ở những thành phố cao nguyên nhiều đồi núi.

Ngoài những mặt hàng bình thường như tất cả những ngôi chợ khác, chợ Đà Lạt còn bán đủ các loại đặc sản ở đây, chủ yếu ở khu tầng trệt. Phía ngoài cùng là các sạp bán hoa, kế đó là các sạp trái cây, rồi đến khu vực các đặc sản Đà Lạt được chế biến: atisô, xí muội,rượu vang, xi rô…

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #47
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lạng Sơn - Chợ Kỳ Lừa

Chợ nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chợ đã có từ hàng trăm năm nay, là trung tâm mua bán trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, trong cả nước cùng với các hoạt động văn hoá mang bản sắc dân tộc của Lạng Sơn. Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh.

Người đến chợ có khi không cốt để mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn, tìm đến những niềm đồng cảm bao quanh. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng. Mỗi năm Lạng Sơn có Hội chợ Kỳ Lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng Âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc. Chợ Kỳ Lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm. Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn. Ai có dịp ghé qua chợ Kỳ Lừa sẽ thấy nhiều điều thú vị và hấp dẫn hơn thế nữa.


(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #48
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lạng Sơn - Chợ Na Sầm

Đi chợ Na Sầm ở Lạng Sơn, người ta hầu như không dùng tiền mặt, nếu có thì chủ yếu là tiền lẻ. Đa phần hàng hoá được mua bán bằng cách trao đổi. Các loại hoa quả rừng, măng rừng được đổi lấyrượu và gạo. Một người Mông vui tính còn hỏi: "Mày có đổi cái máy nói lấy cái giỏ đồng hồ của tao không à?" "Cái giỏ đồng hồ" chính là những con gà trống choai, con nào cũng đang đập cánh gân cổ lên gáy, chắc chẳng biết làm gì với những chiếc đồng hồ có lông đó nên họ quyết định thoả thuận đổi cái đài lấy đôi vòng bạc đeo tay.

Ở chợ Na Sầm, xà phòng và muối luôn là hai thứ được người Mông tìm đổi nhiều nhất. Thế nhưng với người Kinh, món độc đáo nhất ở đây là đậu dị - một loại đậu có màu giống nếp cẩm, chuyên dùng để kho với thịt. Điều lạ là người khoẻ ăn đậu dị thì cả ngày chưa hết tiếng khen, nhưng người yếu nhỡ ăn vào thì có khi bị liệt cả người luôn. Ngoài đậu dị, chợ Na Sầm còn án rất nhiều quế chi và nấm mèo. Nấm mèo nhỏ bằng ngón tay út trẻ con, bán theo gùi. Quế chi thì bán theo bó.

Đường đến chợ Na Sầm không dễ chút nào. Nhiều người Mông muốn đến chợ Na Sầm phải đi từ đêm hôm trước, quãng đường dài “7 - 8 con dao quăng” (tiếng địa phương). Đến được chợ thì cũng vừa sáng. Nếu đi đường bộ từ Đông Đăng, du khách sẽ phải “transit” qua mấy chặng. Chợ chỉ họp đến trưa là vãn để người đi chợ còn kịp ngược đèo ngược suối về nhà. Nếu muốn đến chợ Na Sầm thì ta đừng ngại dậy sớm đi sương.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #49
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lào Cai - Chợ Cốc Ly

Ngay bên cây cầu treo bắc qua dòng sông Chảy là chợ Cốc Ly. Chợ không lớn nhưng lại rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc ở phía tây huyện Bắc Hà (Lào Cai). Mỗi tuần chợ chỉ họp một phiên vào thư ba.

Cốc Ly có nghĩa là gốc Mận (Cốc = gốc, Ly = Mận), và nét đẹp của phiên chợ ở đây không chỉ đơn thuần là người đến để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn có nhiều người đến chợ để chơi, để gặp gỡ bạn bè và tìm bạn tình...

Đến chợ Cốc Ly, bạn sẽ thực sự bị lôi cuốn bởi nét đẹp truyền thống còn được bảo lưu từ những sắc tộc: H'mông, Tày, Nùng,...những chàng trai, côgái H'mông dắt ngựa mang theo những gùi đựng rượu ngô và hương liệu của núi rừng như: mộc nhĩ, nấm hương, mật ong...còn người già thì dắt trâu, bò, chó, ngựa...đến chợ để rao bán. Đồng bào dân tộc quanh vùng đến chợ để mua sắm vật dụng và để được đi ra chơi thưởng thức chợ.

Đến với Cốc Ly, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn trang phục của các dân tộc và nghe tiếng nói của họ. Các cô gái Mông súng sính trong bộ váy áo sặc sỡ, e lệ với chiếc ô che ngang trên đầu. Họ thường tập trung ở đầu cầu để khoe váy áo và quan trọng hơn là để tìm bạn. Đây cũng là nét khác biệt của chợ Cốc Ly so với nhiều phiên chợ khác của đồng bào dân tộc ít người.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #50
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lào Cai - Chợ đầu non Simacai

Chợ Simacai là ngôi chợ vùng cao thuộc huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, sát biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Chợ phiên Simacai ngày trước được gọi là chợ Ngựa Mới, sáu ngày họp một lần.

So với chợ Sa Pa, Bắc Hà thì chợ phiên Simacai vẫn còn giữ nguyên được sắc thái riêng của nó, nghĩa là chưa bị tính thị trường chi phối nhiều. Các ngõ chợ vẫn được giữ nguyên làm nơi buộc ngựa. Số lượng lò rèn móng ngựa, lưỡi cuốc, dao rựa không còn nhiều nhưng luôn đông đúc.

Trong khu chợ, các dãy hàng được sắp xếp đúng kiểu truyền thống chợ vùng cao Tây Bắc: hàng nông lâm sản như mía, chuối hột, vải rừng, rau cải, gia vị... được bố trí ưu tiên ở mặt tiền. Tiếp theo đó là hàng lương thực, thổ cẩm. Lợn, gà, vịt, ngan, trâu bò... được bán ở một góc riêng. Phía sau hai dãy hàng dọc theo trục đường là các quán ăn mà chủ lực là món thắng cố, một thứ súp gạo nấu bằng thịt ngựa.

Chợ phiên Simacai hiện nay vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên sơ của một ngôi chợ dân tộc vùng cao và sắc thái văn hóa các dân tộc được phản ánh đậm nét ở chợ phiên này.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #51
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lào Cai - Chợ Mường Hum

Du khách lên tỉnh biên giới cực Bắc Lào Cai mà bỏ qua chợ phiên Mường Hum thì thật là tiếc. Như các chợ phiên khác ở đây, chợ Mường Hum họp vào chủ nhật hàng tuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát.

Từ thị xã Lào Cai, đi ôtô qua 20km đường nhựa tới huyện lỵ Bát Xát, rồi từ đây vượt thêm 24km đường đèo để đến chợ Mường Hum. Chợ Mường Hum nằm dưới thung lũng nhỏ, kề bên là suối nước trong vắt, xung quanh là những dãy núi cao ngất trùng mây. Cái chợ phiên cuối tuần ven suối Mường Hum này là nơi gặp gỡ, giao lưu, mua bán và vui chơi của bà con các dân tộc Hà Nhì, Mông, Hoa, Giáy, Dao Ðỏ, Dao Tuyển, Hán...

Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh Mường Hum sơn thuỷ hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du khách nhất là đoạn suối ven chợ. Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tập trung bên suối với đủ sắc lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vang khiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm thấy ở nơi khác. Những chiếc cầu treo hay cầu đá bắc qua suối lúc nào cũng có người dắt ngựa qua lại...

Bên trong chợ ồn ào, tấp nập và khách không khỏi trầm trồ trước những bộ y phục "loá mắt" của các cô thiếu nữ dân tộc. Những cô gái, chàng trai ở bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bán mà còn đi để tìm hiểu, để vui chơi, tìm bạn tình, vì thế ai cũng làm đẹp chẳng kém gì đi dự ngày hội. Các thiếu nữ Mông váy hoa rất đẹp, lại đội thêm mái tóc giả bằng len sợi nhuộm màu rực rỡ trông giống như một bông hoa biết đi, lung linh khoe sắc. Ðẹp không kém là bộ trang phục Dao Đỏ: các thiếu nữ mặc áo quần màu chàm đen điểm xuyết hoa văn trên ngực tựa như những cánh bướm và đội chiếc khăn đỏ rực được kết thêm rất nhiều món trang sức bằng bạc, lúc nào cũng lấp lánh. Cả các em bé dân tộc Dao, dù còn được địu trên lưng mẹ nhưng cũng được mẹ chăm chút áo quần, khăn mũ và các em được mọi người thích ngắm nhất.

Đến chợ phiên Mường Hum, du khách không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thấy cuộc sống con người nơi đây thật yên bình, vui tươi và mong muốn có dịp được trở lại nơi này.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #52
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lào Cai - Chợ phiên Bắc Hà

Du khách đến Sa Pa hẳn không thể bỏ qua tour du lịch thú vị, đó là đi chợ Bắc Hà, một chợ vùng cao nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc, thu hút rất đông người địa phương đến chợ vào mỗi sáng Chủ nhật. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Sa Pa, trục đường nối từ Sa Pa lên Bắc Hà đã được trải nhựa và mở rộng thêm để đón khách.

Trên đường đi, du khách sẽ thấy núi cao, vực sâu và những thửa ruộng bậc thang và gặp từng nhóm người dân tộc cười nói ríu rít dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm thậm chí có những người đi từ ngày hôm trước đến gần trưa hôm sau mới đến được chợ.

Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.

Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.

Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng. Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái. Khách du lịch đến Bắc Hà, nhất là khách nước ngoài, rất thích thú với những khám phá mới về cuộc sống, phong tục của người dân nơi đây.

Thường thì người mang đến gùi rau, kẻ khệ nệ vác những bao ngô, khoai hoặc các loại nông sản khác. Họ dắt theo những con bò, con lợn dự định bán trong phiên chợ. Những con chó cũng được mang đến trong những cái rọ hoặc bao bố. Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây... cũng lên đây để buôn ngựa về xuôi.

Trong xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. Đến Bắc Hà, du khách sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí du khách. Có thể nói đây là một điểm đến thú vị của Lào Cai, rất mong là chợ phiên Bắc Hà mãi mãi được như thế.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #53
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lào Cai - Chợ phiên Cán Cấu

Nếu đã đến thăm Sapa, chợ Bắc Hà, bạn nên dành thêm một ngày để khám phá một khu chợ vùng quê, thôn dã nhưng thu hút biết bao khách đến từ phương xa - chợ Cán Cấu.

Chợ phiên Cán Cấu là một buổi chợ kỳ lạ nhất Tây Bắc. Người ta bán hàng, đi lại, mặc cả cứ như chỉ sợ người khác giật mình. Mỗi khi tiếng khèn cất lên, cả thung lũng như ngây ngất trong sương mù.

Khu chợ như năm thửa ruộng bậc thang men theo sườn núi trơ trọi với một con đường độc đạo nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Simacai của tỉnh Lào Cai. Ba thửa để bán các sản vật địa phương gồm thổ cẩm, chỉ thêu, dược thảo, gia vị, rau củ… Hai thửa còn lại là hàng ăn, miền miến và thắng cố và các vật dụng gia đình như đèn pin, lưỡi cuốc, dao rựa, bàn chải răng…

Gần xuống đáy thung lũng, cách khu chợ khoảng năm mươi mét còn một thửa ruộng khác được phủ một lớp đất dày màu hoàng thổ. Đó là chợ trâu.

Họp chợ phiên Cán Cấu phần lớn là người Mông và người Giáy, nhưng lại theo lối buôn bán của người Dao, tức là họp vào sáng thứ bảy hàng tuần. Khu chợ chỉ rộng khoảng một héc ta, chen chúc cả ngàn con người đủ các dân tộc, rất lạ lùng, êm đềm tĩnh lặng như đang ở giữa một cánh rừng thông samu mùa đông.

Người Âu da trắng cười mỉm, người Kinh quanh quất tìm quà lưu niệm. Chỉ có những âm thanh rì rầm bằng một thứ tiếng Hán cổ của những phụ nữ đeo túi thêu đang ngã giá những bó cải Mèo. Thinh lặng tràn ngập tới mức có thể nghe được tiếng rễ cây đang cháy trên sườn núi đối diện.

Một điệu khèn bất ngờ trỗi lên, chậm và đều đặn như thể một dòng suối ấm áp tuôn xuống từ vách núi, hay đang chảy xuôi theo con đường độc đạo dẫn lên biên giới, về phía thị trấn Simacai.

Tiếng khèn như lời cầu nguyện trong lễ hội Gầu Tào, rồi đột ngột dâng cao, trở nên vui vẻ như đang đệm cho một điệu hát lượn. Nơi phát ra tiếng hát, hoá ra là một cái cassette đã cũ tới mức không còn nhãn hiệu, mặt nạ, hộc chứa băng phải được cố định bằng một sợi dây ni lông.

Cái máy hát phong trần được để chung với một đống lá cây thuốc, nấm khô, thuốc sợi, chỉ thêu, lưỡi cuốc... trên một tấm vải nhựa trải ra đất. Chủ hàng, một trung niên người Dao, đúng là rất biết cách kinh doanh. Mỗi khi thưa khách, ông này lại cho chiếc cassette chạy.

Điệu khèn chất chứa nỗi lòng lại cất lên. Khi khách tụ tập đủ đông, máy hát im tiếng để chủ của nó tập trung bán hàng. Rất biết cách kinh doanh bởi vì người Dao, với tấm vải thêu hình chữ nhật đặc trưng trên lưng áo, chỉ biết hát đối, không biết múa và đương nhiên là không sử dụng nhạc cụ. Khèn là nhạc cụ của người Mông, cũng như Cán Cấu là phiên chợ do người Mông và người Giáy lập ra.

Đi xuôi theo con dốc để trở về Bắc Hà, chợ trâu đang lúc mua bán tấp nập. Những con trâu tơ trên cổ đeo một cái chuông nhỏ bằng đồng hình lá thông, ngoan ngoãn theo chủ mới về bản. Mỗi bước đi của chú nghé lại vang lên tiếng kính koong, kính koong ngộ nghĩnh.

Trên đỉnh dốc nhìn xuống thung lũng, tiếng khèn lai láng trộn với tiếng chuông làm cả khu chợ bậc thang như ấm hẳn trong sương mù tháng hai. Khuất sau vách núi, tiếng khèn dường như vẫn còn vang trong tâm tưởng, nhắc người ta nhớ tới những bộ váy với đường viền kỷ hà, những làn khói mỏng trên nồi thắng cố, nhớ đôi mắt đăm đắm của người phụ nữ Mông xanh và hình ảnh những con ngựa thồ bị cột bên vách đá trơ trụi.

Và người ta biết rằng Cán Cấu xa thăm thẳm có khi chỉ tới một lần trong đời, nhưng đó sẽ là phiên chợ theo suốt một đời người, cùng với tiếng khèn vô tình của một thương nhân.



(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #54
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.589
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lào Cai - Chợ tình Sa pa

Chợ tình nhiều người biết đến nhất là chợ tình Sapa - một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước. Thị trấn Sapa nằm ở phía Bắc, cách thị xã Lào Cai 36km. Cái thị trấn nhỏ bé này nằm lọt trong một vùng tiểu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Có những năm mùa đông tuyết rơi nên thật lãng mạn, hấp dẫn du khách. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Ðây là chợ của người Dao. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ tươi và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo. Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Ðối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn cũng cùng màu, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài cassette. Ở một góc nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run....Chợ tình còn là nơi gặp gỡ của những người bạn cũ, những người bạn mới. Họsay sưa hát, múa và tìm đến nhau tâm sự. Họ ăn uống say sưa, những người đàn ông thỉnh thoảng say rượu và nằm dài ngoài chợ.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:27
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08728 seconds with 15 queries