Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-12-2007   #46
Ảnh thế thân của Bạ©h Y Thư Sinh
Bạ©h Y Thư Sinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-10-2007
Bài viết: 21
Điểm: 1
L$B: 8.663
Bạ©h Y Thư Sinh đang offline
 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...a_stance.shtml

Trung Quốc lặp lại yêu cầu

Trung Quốc vừa lên tiếng nhắc lại yêu cầu lãnh đạo Việt Nam phải có biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn các sự kiện biểu tình nhằm vào Trung Quốc.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khi trả lời câu hỏi của phóng viên về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc mới đây tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã nói: "Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình nhằm vào Trung Quốc tại Việt Nam".

Ông cho biết đã có biểu tình hôm Chủ nhật 16/12 và một tuần trước đó, ngày 9/12.

Ông Tần nói lãnh đạo Việt Nam cần có biện pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng này, phòng việc quan hệ song phương bị tổn hại.

Trước đó, ông phát ngôn viên Trung Quốc cũng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" tại Nam Hải và các vùng biển lân cận.

"Đây là lập trường trước sau như một của Trung Quốc."

Trong khi đó, ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi quan điểm trong các thời kỳ khác nhau.


Sau cuộc biểu tình ngày 9/12, giới trẻ Việt Nam lại tiếp tục đợt biểu tình lần hai vẫn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với hàng trăm người tham gia.

Tuy nhiên khác với lần đầu, đoàn biểu tình đã không tiếp cận được các tòa đại sứ và lãnh sứ quán của Trung Quốc.


"Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của Việt Nam nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với Trung Quốc."
Chuyên gia Carlyle Thayer

Công an Việt Nam cũng huy động lực lượng đông đảo để theo dõi và kiểm soát biểu tình.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam từng khẳng định các cuộc biểu tình là hoàn toàn tự phát và không được phép.

Nhưng việc biểu tình được phép diễn ra cũng đã cho thấy một động thái mới của chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, đánh giá rằng Việt Nam đang tăng áp lực.

"Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của Việt Nam nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và phát triển các vùng lãnh hải của mình."


Tuy nhiên ông cũng cảnh báo Việt Nam ở thế yếu hơn và cần sử dụng biện pháp ngoại giao cũng như các tổ chức đa phương và khu vực để giải quyết thế kẹt của mình.


Chữ ký của Bạ©h Y Thư Sinh
Đối với thế giới này em là 1 ai đấy
đối với 1 ai đấy em là cả thế giới này

Tài sản của Bạ©h Y Thư Sinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2007   #47
Ảnh thế thân của dark_baron
dark_baron
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-08-2006
Bài viết: 839
Điểm: 58
L$B: 26.964
Tâm trạng:
dark_baron đang offline
 
Cái gì thế này??
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tần Cương
phòng việc quan hệ song phương bị tổn hại.
Phòng việc quan hệ Việt Trung bị tổn hại ư???Bên nào đã làm cho quan hệ 2 phía căng thẳng??
Và còn:

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tần Cương
Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" tại Nam Hải và các vùng biển lân cận.
Nếu cho đệ gặp cãi lão Tần Cương này, xin lỗi các huynh đệ khác, thể nào đệ cũng lôi lão ra vòi nước rủa mồm rồi hắt cái chậu nước đó vào mặt lão cho coi.


Chữ ký của dark_baron

Tài sản của dark_baron
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2007   #48
Ảnh thế thân của Tôn Nhị Nương
Tôn Nhị Nương
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 21-06-2007
Bài viết: 2
Điểm: 1
L$B: 6.217
Tôn Nhị Nương đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bạ©h Y Thư Sinh Xem bài viết
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...a_stance.shtml

Trung Quốc lặp lại yêu cầu

Trung Quốc vừa lên tiếng nhắc lại yêu cầu lãnh đạo Việt Nam phải có biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn các sự kiện biểu tình nhằm vào Trung Quốc.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khi trả lời câu hỏi của phóng viên về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc mới đây tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã nói: "Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ các cuộc biểu tình nhằm vào Trung Quốc tại Việt Nam".

Ông cho biết đã có biểu tình hôm Chủ nhật 16/12 và một tuần trước đó, ngày 9/12.

Ông Tần nói lãnh đạo Việt Nam cần có biện pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng này, phòng việc quan hệ song phương bị tổn hại.

Trước đó, ông phát ngôn viên Trung Quốc cũng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền "không thể chối cãi" tại Nam Hải và các vùng biển lân cận.

"Đây là lập trường trước sau như một của Trung Quốc."

Trong khi đó, ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi quan điểm trong các thời kỳ khác nhau.


Sau cuộc biểu tình ngày 9/12, giới trẻ Việt Nam lại tiếp tục đợt biểu tình lần hai vẫn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với hàng trăm người tham gia.

Tuy nhiên khác với lần đầu, đoàn biểu tình đã không tiếp cận được các tòa đại sứ và lãnh sứ quán của Trung Quốc.


"Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của Việt Nam nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với Trung Quốc."
Chuyên gia Carlyle Thayer

Công an Việt Nam cũng huy động lực lượng đông đảo để theo dõi và kiểm soát biểu tình.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam từng khẳng định các cuộc biểu tình là hoàn toàn tự phát và không được phép.

Nhưng việc biểu tình được phép diễn ra cũng đã cho thấy một động thái mới của chính phủ Việt Nam.

Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, đánh giá rằng Việt Nam đang tăng áp lực.

"Các cuộc biểu tình mới đây là bước đi đầu tiên của Việt Nam nhằm thay đổi từ chính sách ngoại giao sang sử dụng việc gây áp lực nhân dân đối với Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và phát triển các vùng lãnh hải của mình."


Tuy nhiên ông cũng cảnh báo Việt Nam ở thế yếu hơn và cần sử dụng biện pháp ngoại giao cũng như các tổ chức đa phương và khu vực để giải quyết thế kẹt của mình.
Phong cách nước lớn và chơi kèo trên có vẻ đã là một thói quen của Trung Quốc, thể hiện qua đại diện là Tần Cương. Xét cho cùng, với hai cuộc biểu tình liên tiếp, hẳn Trung Quốc cũng đủ khôn để nhận ra rằng, sự dậm doạ của họ không đủ tầm để doạ nạt được người Việt Nam. Thanh niên Việt Nam và người Việt Nam nói chung đều yêu hoà bình, nhưng chắc chắn không sợ phải hy sinh nếu cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Sau cuộc biểu tình 9/12, quý ngài Tần Cương có thái độ dậm doạ lên nước thượng hòng gây sức ép đối với người Việt Nam. Để đáp lại, ngày 16/12, một cuộc biểu tình khác, với sự chuẩn bị tốt hơn, tham gia của nhiều người hơn đã được người Việt Nam đáp lại như một câu trả lời trực tiếp và thích đáng. Có thể thấy rõ Trung Quốc đang sợ hãi. Ý chí của cái dân tộc đã đánh bại các đạo quân xâm lược Trung Hoa trong hàng nghìn năm lịch sử không hề bị thui chột.

Và ngoài ra, những thanh niên trí thức tiên phong của cái dân tộc ấy đang gửi tới thế giới một lời cảnh báo khôn ngoan: "Hành vi xâm lược của Trung Quốc đang đe doạ đến hoà bình châu Á".

Thật chả ra làm sao khi mà chính quyền nhà nước VN liên miên đàn áp các cuộc biểu tình trong nước theo nét mặt giận hờn của kẻ khác. Mà dã tâm của TQ thì có gì mà khó nhận ra đâu. Cho dù có lo sợ TQ dùng chiến lược dùng người Việt trị người Việt thì chẳng phải là họ đã áp dụng đúng ngay yếu điểm của người mình để mà trị sao?

Đây cũng là lúc để nhìn lại mình và cũng để cho bọn người Trung Quốc đó biết rằng, từ trước đến giờ, chưa có khi nào chúng xâm lăng VN mà thành công, cho dù đó là thời kỳ hưng thịnh nhất của Đế quốc Nguyên mông hay là 1 Trung Quốc thời đại này. Đó là lý do mà VN tồn tại đến hôm nay.

Hoan hô các bạn thanh niên VN tham gia biểu tình. Còn đại hội Đoàn toàn quốc khai mạc tại Hà Nội, nhớ đến trước lăng Bác mà báo cáo rằng: Hoàng sa và Trường Sa đã được nhập vào TQ, nay mai chúng cháu sẽ trở thành nhân dân Trung Hoa anh hùng, được quyền phủ quyết ở Liên Hiệp Quốc đấy nhé, oai chưa?! Chuyện ở đẩu ở đâu thì tụ tập phản đối dùm, bô lô ba la, chuyện ngay trên quê mình thì câm như hến... NHỤC!!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2007   #49
Ảnh thế thân của LSB-VÔ DANH
LSB-VÔ DANH
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-12-2007
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 6.509
LSB-VÔ DANH đang offline
 
Cho xía ít tiếng.

Vô Danh su được một bài viết như thế này:

Trích dẫn:
Không biết thời xa xưa hơn ra sao, nhưng kể từ thế kỷ 17 các đảo Hoàng Sa (xưa là tên chung chỉ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) đã được các triều đình Huế cai trị và khai thác, với sự mặc nhận của các quốc gia khác qua sự thể các thuyền nhân ngoại quốc (kể cả Trung Hoa) bị đắm tàu tại các đảo ấy thường đến Việt Nam xin chúa Nguyễn che chở. Sự suy nhược của chính quyền Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và trong thời kỳ chiến tranh, cùng niềm ý thức gia tăng về lượng tài nguyên tiềm tàng của quần đảo về san hô và dầu hỏa, dần dần kích thích lòng tham lam của các nước láng giềng, đặc biệt của Trung Hoa.



Trong khi Trung Hoa (sau này gồm cả Trung Cộng lẫn Ðài Loan) lăm le dòm ngó hai quần đảo ngay từ 1909 và vin vào một số sử liệu mơ hồ để bênh vực yêu sách, bắt đầu từ 1951 Phi Luật Tân, viện lý do Trường Sa nằm gần nước họ, cũng đòi tranh một số đảo thuộc quần đảo này. Thấy vậy Nam Dương (kể từ 1971) và Mã Lai (kể từ 1979) cũng bắt chước nhảy vào cuộc, đòi xí phần trên Trường Sa. Nhưng nếu ba nước sau này chỉ dám tranh những đảo ở kề nước họ, không được quân đội Việt Nam canh giữ, Trung Hoa khăng khăng đòi tất, và ngày 20-1-1974 đã không ngần ngại dùng vũ lực để chiếm cứ toàn quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa, rồi thôn tính tiếp phần lớn quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát vào năm 1988 sau một cuộc đụng độ với quân đội CHXHCN.



Tuy Việt Nam đã mất Hoàng Sa và Trường Sa về tay Trung Cộng, trong lòng người dân Việt, hai quần đảo này vẫn được ghi nhận như một thành phần đất nước bị ngoại nhân tạm thời xâm chiếm, và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này vẫn được giới hữu chức nhắc đến mỗi khi có cơ hội. Như mới đây nhà cầm quyền Hà Nội đã phản đối hợp đồng khai thác dầu hỏa tại vùng Hoàng Sa ký kết giữa Trung Cộng và công ty Crestone Energy Cỏporation. Kháng nghị của Hà Nội dù chỉ có hình thức lấy lệ và vô hiệu quả, vì Việt Nam quá yếu lại không được quốc tế bênh vực, bề ngoài có vẻ như biểu lộ lòng tha thiết của Cộng Sản Việt Nam đối với chủ quyền quốc gia, xét ra lại là một trò tung hỏa mù che lấp một hành động bán nước có chứng cứ rành rành của nhóm cộng sản cầm quyền.



Nếu chính Trung Cộng không vì giận dữ CSVN đem tài liệu ra công bố (xem : La souveraineté incontestable de la Chine sur les îles Xisha et les îles Nansha, Beijing, Ed. en langues étrangères, 1980), ít ai hiểu tại sao năm 1959 Trung Cộng dám toan chiếm lẻn Hoàng Sa rồi, thừa dịp quân đội VNCH sa sút, công khai chiếm đóng thực sự quần đảo năm 1974. Bị lòe bởi những lời tuyên bố yêu nước của nhà cầm quyền Hà Nội và những sách báo chống đối Trung Hoa sau chiến tranh Hoa-Việt năm 1978, dân Việt Nam biết đâu Ðảng đã bán rẻ chủ quyền quốc gia trên Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Cộng từ năm 1958. Chính Phạm Văn Ðồng đã ký công văn ngày 14-9-1958 gửi cho Chu Ân Lai « ghi nhận và tán thành bản tuyên bố (của Trung Quốc) ngày 4-9-1958 quyết định về hải phận của Trung Quốc ». Sau này Hà Nội đã vin vào lời văn mập mờ không nêu tên quàn đảo trong văn thư để chối tội (xem : Lé archipels Hoàng Sa et Trường Sa …, Hanoi, Le courrier du Vietnam, 1981). Nhưng những ai chịu khó tìm hiểu nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 (đăng trong : La documentation française, Articles et documents, n° 0701, 12-9-1958) có thể thấy rõ Trung Cộng bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa trong địa phận của họ. Một bằng chứng khác bị Cộng Sản Việt Nam làm ngơ vì khó chối cãi chính là sự sử dụng hai danh từ Tây Sa và Nam Sa của Trung Hoa để chỉ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bản đồ thế giới ấn hành năm 1972 tại Hà Nội bởi Cục Ðo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng. Vả lại, theo Jean Hugues de Dianoux (Les loges françaises dans l’Inde et au Bangladesh et lé îles Spratly, Paris, Académie des sciences d’Outre-Mer, 1986), năm 1965, khi tranh biện với Hoa Kỳ, Hà Nội cũng khẳng định Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Trung Hoa.



Trung Cộng sở dĩ có gan xâm chiếm Hoàng Sa chính vì đã được sự thỏa thuận của chính phủ Bắc Việt cùng sự đồng lõa ngầm của Hoa Kỳ lúc đó đang muốn bang giao trở lại với họ. Là kẻ đã bán đứng quần đảo cho Trung Cộng, dù là bán gió vì lúc đó cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa không thuộc quyền của Hà Nội mà do chính quyền miền Nam quản trị, không lạ gì nhà cầm quyền Hà Nội im hơi im tiếng trước hành vi cướp đất trắng trợn của Bắc Kinh năm 1974. Ngay sau khi thôn tính miền Nam tức trở thành chủ tể của quần đảo, Hà Nội cũng chỉ núp dưới « Chính phủ cộng hòa miền Nam » bù nhìn của Mặt trận Giải phóng để công kích Bắc Kinh.



Phải đợi chiến tranh Hoa-Việt bùng nổ vào cuối năm 1978 mới thấy nhà cầm quyền Hà Nội bắt đầu chính thức xác định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. Nhưng vào tháng 11-1991, để lấy lòng Trung Cộng, Hà Nội lại một phen nhượng bộ chủ quyền quốc gia với sự ưng thuận cùng Trung Cộng khai thác chung quần đảo, tức mặc nhiên công nhận ít nhất một phần chủ quyền của Trung Cộng trên quần đảo. Nhưng Cộng sản Việt Nam có xuống nước một phần hay toàn diện cũng chẳng được Trung Cộng coi vào đâu, bởi sau đó Trung Cộng vẫn trực tiếp ký hợp đồng khai thác quần đảo với công ty Hoa Kỳ, không thèm đếm xỉa gì đến XHCN Việt Nam, khiến tháng 5 vừa rồi Hà Nội phải ra kháng nghị dể chữa thẹn với dư luận. Cộng sản Việt Nam vẫn thường đề cao tình yêu nước kiên cường của Ðảng và chửi bới đối thủ là phường bán nước (cho Pháp rồi cho Mỹ) nhưng từ Bảo Ðại cho tới Nguyễn Văn Thiệu chưa thấy chính phủ quốc gia nào ký giấy nhượng địa cho ngoại bang. Ngược lại, hành vi ô nhục đó, Phạm Văn Ðồng đã không ngần ngại nhúng vào nhân danh Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ðã cam tâm cống hiến Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Cộng rồi, nhà cầm quyền Hà Nội làm sao còn tư cách tranh đấu cho chủ quyền quốc gia, bảo quản mấy đảo còn giữ ở Trường Sa và giành lại các đảo khác thuộc Trường Sa cùng toàn bộ Hoàng Sa đã bị các láng giềng chiếm giựt ?
Khoải nói hững lời nói như thế này khoải nói củng là do bọn phản động thừa cơ hội làm rối. miễn bình luận chứ?

Còn bài viết này:

Trích dẫn:
Cách đây hơn 3 thập kỷ, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; lại cũng là lúc một số nước lớn đang mặc cả và thoả hiệp với nhau để cản trở sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, thì ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)…; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)…

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:

“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các “Đội Hoàng Sa” và “Bắc Hải” của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới “Đội Quế hương” cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là “Vạn lý Trường Sa” (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).

Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các “Đội Hoàng Sa”.

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để “xem xét và đo đạc thuỷ trình” (quyển 50,52…đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa “dựng miếu, lập bia, trồng cây”, “vẽ bản đồ về hình thế”, “cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền” (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :”Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v…

Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

Điều đáng nói là, vào thời điểm này, giữa lúc hai nước Việt-Trung đã xác lập được những quan hệ hữu nghị, hợp tác trên những nguyên tắc của "16 chữ vàng” do chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra thì việc Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố cấp huyện Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đáng để chúng ta phải nhắc lại những bằng chứng và bài học lịch sử!
Ôi tuyệt vời làm sao khi nhắc đến bằng chứng, Trung Quốc không thể chói cải được. Hoan Hô Việt Nam.

Chúng ta không thể mất HS-TS giá nào cũng phải giữ lại. Chỉ có điều chúng ta phải đòi bằng cách nào?. Là một người dân Việt Nam chúng ta phải làm gì? Đừng nói là biểu tình, hay dùng những lời lẽ thiếu văn hóa nha, cái này Vô Danh không đồng ý đâu mắc dù mục đích của chúng ta là đúng, nhưng những cái đến cái đích đó nó sai đi. Vì nó sẻ rây ra những hậu quả khó khăn lắm chẵng hạng: cảnh sát chúng ta phải tăng cường để gẹp đám đông, mất trật tự cã hội quá....

Chúng ta phải làm sao? anh em trên Lương Sơn này phải làm sao? đã đến lúc anh em nghĩa hiệp trên Lương Sơn này ra tay rồi đó ? Chẵng lẽ lập chủ đề này ra để anh em nào bức xúc về HS-TS thì vào cái chủ đề này để bài tỏ bức xúc của mình hoài sao? KHÔNG KHÔNG ĐƯỢC.

Tại sao Lương Sơn chúng ta không tạo ra một cái gì đó mang tính thiết thực hơn, chẵng hạng một "thủ lỉnh" nào đó trên Lương Sơn đứng ra đại diện viết một bài nào đó cho nó lâm li bi đát, nôi dung đại khái là "cho dù thế nào thì Việt Nam chúng ta cũng không chịu mất HS-TS" sao đó kêu gọi anh em trên lương sơn đọc xong và gởi nội dung bài viết đó cho tấc cả bạn bè của mình bằng các phương tiện thông tin chẵng hạng như thế. Ý kiến của Vô Danh các anh em thấy có được không?

Vài lời bon chen cùng anh em!


Chữ ký của LSB-VÔ DANH
TRƯỚC KHI SINH RA TÔI LÀ AI-KHI TÔI SINH RA TÔI LÀ AI-SAU KHI CHẾT ĐI TÔI LÀ AI?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2007   #50
Ảnh thế thân của LSB_Thanh Giang
LSB_Thanh Giang
-=[ Ngự Thủy Đầu Lĩnh ]=-
Lục Y Nương
Gia nhập: 09-01-2006
Bài viết: 1.094
Điểm: 838
L$B: 946
Tâm trạng:
LSB_Thanh Giang đang offline
 
Tuy tôi không thích bàn luận về chính trị , nhưng đây quả thật là một vấn đề nóng bỏng mà có lẽ ai là người Việt Nam cũng phải đau lòng khi bờ cõi nước ta bị xâm lấn . Thương cho dân ta và câm phẫn sự tham lam của Trung Quốc . Người ta nói : Được đằng chân thì lân đằng đầu , hôm nay Trung Quốc chiếm 2quần đảo của ta , thật không biết ngày mai chúng sẽ làm gì với dân ta , đất nước ta ?Không thể để chúng tiếp tục lộng hành được nữa !!!

Ngày xưa tổ tiên ta có thể hết lần này đến lần khác đánh đuổi giặc phương bắc thì giờ đây trước những biểu hiện của Trung Quốc , thanh niên chúng ta cũng sẽ sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho tổ quốc , cho dân tộc.
Điều chúng ta muốn hiện nay là : LẤY LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT !Và điều chúng ta hy vọng vào chính phủ ta đó là :CẦN CÓ BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ GIÀNH LẠI HAI VÙNG ĐẤT ĐÓ VÀ CHO TRUNG QUỐC BIẾT RẰNG DÂN TA KO DỄ BỊ BẮT NẠT , NHÀ NƯỚC VÀ DÂN TA ĐỒNG LÒNG , TRUNG QUỐC ĐỪNG HÒNG XÂM PHẠM ĐẾN VIỆT NAM DÙ CHỈ MỘT TẤC ĐẤT !!!

Nhưng .... nhà nước ta đã có chủ trương , hành động gì chưa ???? Và dân ta còn phải đợi đến bao giờ ?!!!


Chữ ký của LSB_Thanh Giang
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao

Tài sản của LSB_Thanh Giang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2007   #51
Ảnh thế thân của H&L
H&L
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Sờ Thịt Sống
Gia nhập: 27-06-2003
Bài viết: 4.983
Điểm: 1435
L$B: 29.380
H&L đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Con Hủi Xem bài viết
Chúng ta nên hỏi chúng ta thôi.
Người ta quan tâm đến Vàng Anh vì Vàng Anh được lên báo, còn nỗi đau Hoàng Sa thì buộc phải câm nín, không một tờ báo nào được nói đến. Vì mối quan hệ bang giao, như ngàn đời nay cha ông ta vẫn phải chịu cái "ách" của bọn "xì thẩu".
Nhưng Vàng Anh, một hai năm sau người ta sẽ quên mất, còn Hoàng Sa 33 năm rồi và nhiều lần 33 năm nữa chắc rằng rất nhiều người Việt Nam sẽ không quên - Nhân TQ lập thành phố Tam Sa trên Hoàng Sa.
Bạn có phải là người Việt??? Chắc mọi người đang buồn cười vì câu hỏi này của tôi phải ko??? hahahahaha
Hủi đang ở SG nhỉ? Thế hôm vừa rồi Hủi có đi biểu tình k thế? Kể chị nghe tình hình với.Chờ mãi Nhóc chả post ảnh lên.

K khí đang nóng dần lên nhỉ? Mất nc,chiến tranh...đương nhiên là con dân nc Việt ai cũng sẽ đau lòng.Nhưng 33 năm trc khác với 33 năm sau Hủi ạh.Có là người Việt hay k,cái này e rằng...Thôi,chả nói nữa k lại thành tuyên truyền fản động.Cứ để lửng đó để lòng ng dân nc Việt tự tìm ra câu trả lời.

Biểu tình k hẳn đã là thể hiện lòng yêu nc,trong số 100 ng tham ja biểu tình may ra đc 50 ng có lòng yêu nc thực sự.Mong là vậy...


Chữ ký của H&L
Tuyển phi công!

Tài sản của H&L
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2007   #52
Ảnh thế thân của Bạ©h Y Thư Sinh
Bạ©h Y Thư Sinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-10-2007
Bài viết: 21
Điểm: 1
L$B: 8.663
Bạ©h Y Thư Sinh đang offline
 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...hanhnien.shtml

Đại hội Đoàn bàn về Trường Sa

Trong khi truyền thông trong nước không viết về các cuộc biểu tình về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa cuối tuần qua, chủ đề này lại được mang ra bàn tại Đại hội IX của Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Báo Thanh Niên cho hay chủ đề các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa tại diễn đàn 'Tuổi trẻ bảo vệ Tổ quốc' của Đại hội đã thu hút sự thảo luận sôi nổi của các đại biểu đoàn viên.

Báo này cũng nói "hai vấn đề đại biểu quan tâm nhất là làm thế nào để phát huy lòng yêu nước của thanh niên một cách tích cực và phong trào Vì Trường Sa thân yêu".

Báo Thanh Niên ấn bản điện tử cũng dành một bài đăng trên trang nhất nói về hoạt động của các đoàn viên thanh niên trên Trường Sa, quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Đại úy Trần Văn Hùng, bí thư liên chi đoàn Trường Sa được trích lời nói: "Chiến sĩ chúng tôi ngày đêm luôn chắc tay súng quyết bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc".

Nghị quyết về Trường Sa

Cùng lúc, có tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị ra nghị quyết về Trường Sa trong kỳ họp thứ 9 khóa IV vừa khai mạc hôm thứ Tư tại Nha Trang.

Chủ tịch HĐND Mai Trực được dẫn lời cho biết trong kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ ra nghị quyết về Trường Sa, trong đó có nội dung phản đối Trung Quốc thành lập thành phố hành chính quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa và thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đơn vị huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa có ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây và Sinh Tồn.

Tháng Năm 2007 Việt Nam đã cho tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân trên các đảo thuộc Trường Sa. Hành động này đã làm Trung Quốc tức giận.

Tờ Á châu Tuần san xuất bản tại Hong Kong tuần này có bài nói về tranh chấp Trung Việt xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bài báo cho biết hiện Việt Nam đang quản lý 29 trong số 43 đảo thuộc Trường Sa và duy trì một lực lượng gồm 700 quân nhân tại quần đảo này.

Á châu Tuần san nói sau khi Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa, chính phủ Việt Nam đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn và tổng lãnh sự tại TP Hồ Chí Minh Hứa Minh Lượng để phản đối động thái này.


Chữ ký của Bạ©h Y Thư Sinh
Đối với thế giới này em là 1 ai đấy
đối với 1 ai đấy em là cả thế giới này

Tài sản của Bạ©h Y Thư Sinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2007   #53
Ảnh thế thân của Độc Cô Y Nhân
Độc Cô Y Nhân
Giam vào Thủy Lao
Gia nhập: 19-01-2005
Bài viết: 394
Điểm: 132
L$B: 3.313
Độc Cô Y Nhân đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tí Teo Xem bài viết
Giải quyết gì khi thanh niên Việt Nam vẫn nói bậy, gác chân lên bàn, bỏ học ngồi chơi Võ lâm truyền kỳ, chơi các thể loại game online còn các cán bộ lãnh đạo thì đi ăn của đút, nhận tiền hối lộ, chơi bạc, chơi gái, biển thủ công quỹ.
Bởi thế mới k cần jãy lên đành đạch đòi jải quyết làm gì.Hai hòn đảo đó đc TQ nó làm jàu lên thì ng dân cũng đỡ khổ,lại đc nhập quốc tích TQ.Còn hơn bị bóc lột bởi bọn tham ô,vì ít ra cũng mang tiếng là dân mất nc.Thế jới sẽ thông cảm,sẻ chia...với những ng dân đen trên hai hòn đảo đó.

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tí Teo Xem bài viết

Giải quyết thế nào khi người dân Việt Nam có người còn không biết một phần lãnh thổ Tổ quốc đang bị quân TQ chiếm đóng? Có người biết rồi vẫn làm lơ để chạy theo sự xoay chuyển của đồng tiền?

Giải quyết thế nào khi dân ta vẫn còn sung sướng hoặc đau rơi nước mắt với những cái thắng thua trong thể thao, bàn bạc ngày đêm về thể thao, nhớ từng sự kiện một, nhớ ai đã đạt huy chương đồng,... Vậy mà không hề biết đau lòng, biết rơi nước mắt, biết nhớ đến một chút gì về việc ải Nam Quan, quần đảo TS-HS đã rơi vào tay nước láng giềng.
Chả làm lơ thì làm gì? Chả nhẽ "có jáo dùng jáo,có gươm dùng gươm" àh? Bi jờ là thời kỳ nào rồi? Qua cả cái thời Chiến tranh hạt nhân rồi,vài ng dân...vài anh bộ đội...Liệu có cứu đc 2 hòn đảo ấy k? Cả VN liệu có đủ các loại vũ khí tân tiến nhất mà chống lại TQ k?

Câu jả nhời :Tất cả dân ta đồng lòng ắt sẽ thành công!

Vâng,thành công rồi thì sao? Dân đen vẫn lại là dân đen và...
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tí Teo Xem bài viết
thanh niên Việt Nam lại nói bậy, gác chân lên bàn, bỏ học ngồi chơi Võ lâm truyền kỳ, chơi các thể loại game online...Còn các cán bộ lãnh đạo thì đi ăn của đút, nhận tiền hối lộ, chơi bạc, chơi gái, biển thủ công quỹ.
K biết Rồng Lửa Bắc Cực đi nghĩa vụ ở cái đảo nào nhỉ?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2007   #54
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 41.388
Chủ Lô đang offline
 
Những tài-liệu về địa-lý kể cả hoạt-động quân-sự dùng nơi bài viết này đã được chúng tôi lấy từ các thư-viện công-cộng vùng Bắc California, ai muốn đọc đều được.
___________

Khoảng cách gần nhất từ quần-đảo Hoàng-Sa và đất liền Việt-Nam:
a- Đến Cù-lao Ré 123 hải-lý (hl.).
b- Đến đất liền Quảng-Ngãi 135 hải-lý.
Các tài-liệu Việt-ngữ đều cho những khoảng cách này xa hơn nhiều. Thường khoảng cách quần-đảo / đất liền hay được tính từ Hoàng-Sa tới Đà-Nẵng: là trên 200 hải-lý.
- Chiều dài bờ biển Việt-Nam thường được ghi là 2,500km, hay có khi giản-tiện là 2 ngàn cây-số. Những độ dài này quá ngắn so với sự thực. Chính-quyền hiện nay công-bố là Việt Nam có 3,260km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, đôi khi ghi thêm phụ chú: trải qua 13 vĩ độ, từ 8o23' bắc đến 21o39' bắc.
Chúng tôi ước-lượng lại bằng cách dùng các hải-đồ tỷ-lệ lớn và lấy thước đo kéo dài vòng theo duyên-hải và thấy con số đạt được lớn hơn. Luật-gia Mark J. Valencia của East-West Center, Honolulu, khi tham-khảo tài-liệu, đã đưa ra một con số “đáng kinh-ngạc”: 2,828 hải-lý tức 5,237km đường ven biển.

link

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:23
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10996 seconds with 15 queries