Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-02-2003   #46
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:d3db92bdf3]45. Sau Thâu Thức Ta Nên Làm Gì ?[/center:d3db92bdf3]
Sau khi luyện xong một bài quyền , nên duy trì tình tự như trong lúc đang đi quyền , tinh thần không được tán loạn , chậm rãi đi bộ , và nếu không thật cần thiết , không nên nói chuyện để mà dưỡng khí liễm thần ; sau khi tản bộ được ba hay năm phút , mới trở lại trạng thái hoạt động thường nhật .

Làm như thế có ý nghĩa gì ? Có thể phân tích thành hai điểm :

1. Trong khi luyện quyền , số lượng hô hấp tăng lên , máu tuần hoàn cũng nhanh , các cơ năng sinh lý đều ở trong trạng thái tích cực hoạt động ; cho nên sau thâu thức , đi tản bộ chậm rãi tức làm vận động chỉnh lý , làm cho hoạt động sinh lý của cơ thể dần dần khôi phục lại trạng thái bình thường . Làm như vậy , sức khõe của thân thể mới dễ dàng gia tăng .

2. Trong khi luyện quyền , tinh thần nội liễm , tư tưởng tập trung , đại bộ phận của đại não ở vào trạng thái ức chế , giống như lúc " nhập tĩnh " trong tĩnh tọa ; như vậy mới năng thử xả ,tinh thần hoàn chỉnh nhất khí . Lúc này trong thân thể sinh ra nhiều phản ứng tốt và tác dụng liên đới có điều kiện . Mỗi lần luyện xong bài quyền , loại phản ứng và tác dụng liên đới này vẫn tiếp tục xảy ra , vẫn phát huy tác dụng , và tốt nhất ta làm chúng từ từ dịu lại , có vậy mới cũng cố được hiệu dụng đem lại do phản ứng và tác dụng liên đới nói trên . Nếu không , tinh thần tán loạn , làm giảm đi hiệu quả vận động .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #47
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:abe667cb99]46. Làm Thế Nào Nâng Cao Tiến Bộ Công Phu ? Ở Mỗi Giai Ðoạn Của Tiến Trình Luyện Tập Nên Chú Ý Ðiều Gì ?[/center:abe667cb99]
TCQ là loại vũ thuật rèn luyện thân thể bắt buộc phải trải qua một quá trình tự luyện tập nhất định mới am hiểu được . Sau khi nắm được rồi , tháng ngày liên trì luyện tập , chất lượng công phu mới gia tăng . Ở mỗi cá nhân , vì sự khác nhau về thể chất , năng lực tiếp thụ và tinh thần nghiên cứu , cho nên sự tiến triển của chất lượng công phu cũng khác nhau .

Nếu căn cứ vào tiến độ công phu bình thường thì có thể nói đơn giản như dưới đây , đồng thời cũng nêu ra các điểm cần chú ý ở mỗi giai đoạn luyện tập , để học viên tham khảo :

1. Giai đoạn sơ học :
Người mới học thật khó mà làm đúng và làm tốt các động tác chậm rãi , đi đường tròn , chiêu thức liên tục , hơn nữa động tác đa dạng khó nhớ , nay nhớ mai quên . Ðây là chuyện thường . Vấn đề là người học phải nhẫn nại học tập , luyện đi luyện lại cho rành rẽ , chớ nên tham học nhiều động tác mới .

2. Giai đoạn nhập môn :
Thông thường theo học được nữa bài quyền tức là có thể dần dà vào cửa , lúc này việc tiếp tục tư thức mới tương đối dễ dàng , và bắt đầu cảm thấy hứng thú . Nhưng lúc này cũng phát sinh hai thiên hướng : một là lòng ham biết quá mãnh liệt , tham đa mạo đắc ; một là thái độ khinh thị , xem TCQ chẳng có chi là ghê gớm , chỉ cần đôi chút thông minh là làm được ngay . Cả hai thiên hướng này đều ngăn trở sự tiến bộ ,người học chớ nghĩ thế mà lầm to .

3. Giai đoạn cũng cố :
Bắt đầu từ lúc học xong một bài quyền là giai đoạn cũng cố . Nên biết rằng tuy học xong bài quyền nhưng đây chỉ là thuộc quyền lộ mà thôi , còn động tác tư thức vẫn cần kiếu chĩnh cho đến khi nào tinh xảo , rồi bước tới việc dụng khí qua sự kết hợp hô hấp , dụng ý làm sao , vận động làm sao , cho đến việc biến hóa hư thực , đổng kính ,v.v... Kinh nghiệm chứng minh cho thấy , muốn nắm được và vận dụng được các yếu lý này ít nhất cũng phải có công phu luyện tập vài năm ; còn những ai chuyên tâm nghiên cứu say mê thì một hai năm là có thể sơ bộ nắm được .

4. Giai đoạn ổn bộ đề cao :
Sau khi sơ bộ nắm được tinh yếu của bài quyền , có thể tập thôi thủ và các loại binh khí (kiếm , đao , thưong) để nâng cao trình độ lên mãi . Con đường tiến trong vũ thuật phải biết là vô tận .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #48
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:b4465765ef]47. Muốn Phẩm Bình Trình Ðộ Công Phu Cao Thấp Của Một Người , Ta Dựa Vào Tiêu Chuẩn Nào ?[/center:b4465765ef]
Việc nâng cao chất lượng của TCQ không có giới hạn . Yêu cầu về việc nâng cao trình độ ở các nhà các phái cũng không giống nhau , cho nên trong quá khứ không thể đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn để xét đoán nào cả .

Các lão tiền bối trong quyền giới , với kinh nghiệm giang hồ đầy mình , chỉ cần liếc một cái là biết được hành lương của công phu của người nào là bao nhiêu , mà thành ngữ vũ thuật gọi là " Hành gia nhất thân thủ , tiên tri hữu một hữu " ( chỉ cần xem con nhà vũ thuật duỗi tay một cái là biết ngay công phu có hay không) , hay là " Hành gia kháng môn đạo " (tức là xem họ xuất phát từ môn phái nào , từ sư trưởng nào) . Do đâu mà biết xét đoán chính xác vậy ? Bởi vì công phu luyện tập 10 năm so với công phu 20 năm tuyệt đối không như nhau . Sự bất đồng này có thể đứng trên vài phương diện mà quan sát so sánh thì rút ra được kết luận rõ ràng , nhất là đối với người ở trong nghề .

Căn cứ vào đặc điểm của TCQ , có thể đưa ra các tiêu chuẩn sau đây :

1. Tư thức chính xác , ý thức tập trung .

2. Ðộng tác hiệp điều , tinh thần quán chủ .

3. Tiến thoái chuyên hoán , hư thực phân minh .

4. Tiền hậu liên quán , thượng hạ tương tùy .

5. Tốc độ quân quần , hô hấp tự nhiên .

Các tiêu chuẩn trên tuy lời lẻ ngắn gọn nhưng ý nghĩa rất toàn diện , rất cụ thể ; thực hiện được các đìểm trên là điều kiện tối thiểu của việc luyện tập TCQ . Dùng chúng làm tiêu chuẩn để phẩm bình cái học của người tập , thực sự rất thích hợp vậy .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #49
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:2354ed8c6b]48. Thôi Thủ Là Gì ? Thôi Thủ Và Ðiều Gọi Là " Ðổng Kính " Có Quan Hệ Gì ? Ý Nghĩa Và Chúng Loại Của Thôi Thủ ?[/center:2354ed8c6b]
Thôi thủ , còn gọi là đáp thủ hoặc kháo thủ , là phương pháp luyện tập cách dụng chiêu khi cận chiến với đối thủ . Bất luận môn phái quyền thuật nào cũng có phương pháp thôi thủ riêng cho mình .

Ý nghĩa của thôi thủ là gì ? Ở TCQ thôi thủ nhằm mục đích luyện việc đổng kính , tức là tăng cường năng lực cảm giác . Trong khi hai người thôi thủ , do sự tiếp xúc của tay hay bộ phận thân thể nào của đối phương với thân thể của mình , thì ta cảm giác được ngay đường đi nước bước kình lực của đối phương , khinh trọng hư thực ra sao , sau mới có thể triêm hoặc niêm tay của đối phương không để cho thoát , và khéo hơn nữa là dùng kình lực của đối phương trả lại đối phương , giử vững thế chủ động của ta , và tùy ý đẩy đối phương ngã nhào . Như vậy mới là luyện được " Ðổng kính " . Ý nghĩa của thôi thủ chính là đổng kính vậy .

TCQ Luận có nói : " Ðổng kính hậu dũ luyện dũ tinh " , tức là chỉ sau khi tri hành được đổng kính , mà càng luyện tập thì công phu càng tiến bộ rất nhanh , bấy giờ chiêu pháp mới xử dụng được một cách trọn vẹn .

Có nhiều phương pháp thôi thủ , các phương thức thường thấy dùng gồm có :

1. Ðơn đáp thủ pháp : hai người đứng đối diện nhau , mỗi người đạp thực chân phải hoặc trái về phía trước một bước , dùng tay phải hoặc trái niêm nhau ở lún cổ tay , đẩy tới đẩy lui .

2. Song đáp thủ pháp : Tay phải và bộ pháp giống như trên , nhưng mỗi người dùng chưởng tâm trái của mình đở lấy cùi chỏ đối phương , bốn cánh tay cùng đáp , tạo thành một đường tròn .

3. Ðơn thủ bình viên thôi thủ pháp : Tức là mỗi bên dùng một tay đáp nhau ( chạm nhau ) nhưng đẩy đưa theo đường tròn .

4. Lý án thôi thủ pháp : Hai người thôi thủ , chỉ làm hai động tác lý và án .

5. Ðơn thủ lập viên thôi thủ pháp : Mỗi người chỉ dùng một tay đáp nhau , đẩy đưa thành đường tròn theo phương thẳng .

6. Lý tê thôi thủ pháp : hai người chỉ dùng hai động tác lý và tê .

7. Ðơn áp thôi thủ pháp : Mỗi người dùng một tay đưa đẩy mà làm động tác nén cổ tay (áp cản động tác) .

8. Áp cản án trửu thôi thủ pháp : bốn cánh tay cùng đáp nhau , làm động tác áp cản và án trửu .

9. Tứ chính thôi thủ pháp : luyện bốn động tác Bằng , lý , tê , án (chia làm hai cách , định bộ và hoạt bộ) .

10. Tứ ngưng thôi thủ pháp : (thường gọi là đại lý) : luyện bốn động tác thái , liệt , trửu , kháo . Vì bề ngoài giống như chỉ là động tác lý mở rộng , cho nên gọi là đại lý .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #50
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:769dec8c73]49. Thế Nào Là Triêm , Niêm , Liên , Tùy ? Những Lổi Lầm Nào Dễ Phạm Khi Tập Thôi Thủ ? Thế Nào Thì Biết Là Ðổng Kính Thật Sự ?[/center:769dec8c73]
Trong khi thôi thủ , phải tuân thủ nguyên tắc triêm , niêm , liên , tùy , tức là làm sao cho bàn tay và cánh tay ta cùng với tay của đối phương luôn luôn duy trì sự tiếp xúc , bất luận động tác biến hóa ra sao , không được rời ra . Bốn chữ triêm , niêm , liên , tùy , được định nghĩa như sau :

* Triêm : Có nghĩa là nâng lên , nhổ lên . Trong lúc đáp thủ với đối phương , bằng vào kỹ thuật thôi thủ của mình mà dẩn khởi thủ tý của đối phương , làm đối phương phải bật gót , mục đích là để hất té đối phương .

* Niêm : Bất luận thủ pháp và thân pháp của đối phương biến hóa ra sao , thủ tý của ta không bao giờ rời thủ tý của đối phương , giống như đeo đuổi một cái gì vậy .

* Liên : Cần phải biết làm cho lực của mình liên tiếp với lực của đối phương một cách có ý thức , để hóa giải lực của đối phương .

* Tùy : Cùng đối phương đáp thủ , khi đối phương muốn thoát , ta theo liền tức thì , và đây chính là cơ hội để thủ thắng .

Lúc mới học thôi thủ , chưa thể Ðổng kính được và trong lúc này người học dễ mắc phải các lổi sau :

- Ðình : Hễ khi kình lực đối phương phát sinh là lập tức có phản ứng đề kháng , tức là để xúc ( tiếp xúc có đề kháng ) .

- Kháng : so với xúc thì trầm trọng hơn , tức là luôn luôn có phản ứng đề kháng kình lực của đối phương .

- Biển : động tác không kịp thời , mất liên , mất tùy .

- Ðâu : không những không kịp thời , mà còn tách rời tay của đối phương , mất niêm .

Muốn đạt được tình trạng đổng kính thực sự , phải trải qua một thời kỳ tập luyện , lúc bấy giờ mới đi thôi thủ theo hình thức cố định sang thôi thủ không câu nệ hình thức , có thể tùy ý mà biến hóa động tác ; bất luận tiến thoái chuyển hoán , lên xuống nhanh chậm đều có thể tùng tâm sở dục , thuận lợi , cơ hồ như bộ phận nào của thân thể cũng đều sẳn sàng tiếp ứng với hai tay .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #51
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:33cd4eba51]50. Có Bao Nhiêu Dộng Tác Thôi Thủ ?[/center:33cd4eba51]
Nội dung của thôi thủ có tám động tác : băng , lý , tê , án , thái , liệt , trửu , kháo . Thường được phân biệt làm tứ chính thôi thủ bao gồm bốn động tác đầu , và tứ ngưng thôi thủ gồm bốn động tác sau .

1. Băng ( quen đọc là bằng ) : Có ý nghĩa nâng lên trên , lúc đáp thủ , phát kình nghịch đối phương , làm kình lực đối phương không thể đi xuống , gọi là bằng , nếu làm đúng phép có thể làm đối phương bay bổng lên .

2. Lý : Lúc đáp thủ , nếu đối phương dùng thế bằng hoặc thế tê đối với ta , thì ta thuận thế mà lý về đàng sau bên dưới ; nếu làm đúng thế có thể làm đối phương ngã nhào về đàng trước .

3. Tê : Lúc đáp thủ ta dùng bàn tay hoặc cánh tay ngăn đẩy đối phương , làm đối phương không thể động thủ , rồi sau đó đẩy đối phương ra .

4. Án : Lúc đáp thủ , nếu đối phương dùng thế tê đối với ta , thì ta liền dùng tay hạ án phá thế tê .

5. Thái : Lúc đáp thủ , hễ nén (chế) đối phương , nắm bắt (thái : hái lấy) lực của đối phương ngay sát thân của đối phương , đều gọi là thái . Người giỏi dùng thế thái không kể lực của đối phương công kích tới như thế nào chăng nữa , đều có thể thái mà phá giải , và chọn chổ nhược của đối phương mà phản công lại .

6. Liệt : Có nghĩa là làm xoay chuyển (nửu chuyển) ; lúc đáp thủ nếu ta dời được , hóa giải được lực của đối phương và tấn công đối phương , gọi là liệt , mà trong lực học gọi là phân giải lực lượng đối phương , rối từ trắc diện tấn công thì có thể châu chấu đá voi .

7. Trửu : Là quan tiết ở giữa cánh tay . Trong TCQ , dùng chỏ đánh địch gọi là dùng thế trửu .

8. Kháo : Dùng vai và mé ngoài của lưng đánh địch gọi là kháo ; lúc tiếp cận thân địch chính là cơ hội thích hợp để dùng kháo , chớ xem thường .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #52
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
51. Trong Môn Thái Cực Quyền Có Binh Khí Nào ? Các Bài Binh Khí Ðó có Những Ðặc Ðiểm Gì ?
Trong môn phái TCQ , trừ quyền ra còn có dùng binh khí là Thái Cực kiếm , Thái Cực đao , Thái Cực thương , Luyện tập các món binh khí này phải giử nguyên tắc như khi luyện quyền .

1. Về mặt động tác : liên quán có hệ thống , tốc độ đều đặn , hư thực phân minh , kết hợp hô hấp .

2. Về mặt tư thế của thân thể : đầu dung đoan trực ,vĩ lư trung chính , hàm hung bạt bối , trầm kiên trụy trửu .

3. Về mặt tâm lý : tinh thần quán chú , tinh thần nội liểm , tư tưởng tập trung , dụng ý bất dụng lực .

Ngoài còn có mấy điểm cần nói rõ :

1. TCQ cổ truyền không hề dùng binh khí , các bài kiếm , đao , thương do người sau dựa vào nguyên lý của TCQ mà đặt ra .

2. Trước tiên thì phải học quyền trước đã , sau khi có cơ sở vững vàng rồi mới học đến đao , kiếm , thương .

3. Luyện tập các môn binh khí phái TCQ rất dễ phạm lổi là không còn giử đúng nguyên tắc , phong cách TCQ , mà rơi vào tình trạng giống như múa binh khí theo như các môn phái khác . Muốn tránh lổi này , phải học hỏi cho kỹ yếu lĩnh của các bài binh khí , tuần tự mà học , mỗi lần đi bài nên đi song song cùng với bài quyền , chớ nên chỉ tập riêng các môn binh khí mà thôi .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #53
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:ca78be1a05]52. Những Người Yếu Ðuối Hay Bệnh Hoạn , Khi Luyện TCQ Nên Lưu Tâm Ðiều Gì ?[/center:ca78be1a05]
Những người yếu đuối hoặc bệnh hoạn mà luyện TCQ , nên căn cứ vào thể chất , bệnh tình và lòng say mê mà ấn định cho mình thời gian , số lần và lượng vận động . Tình huống thể chất mỗi người khác nhau nên ở đây không thể ấn định rõ , mà chỉ căn cứ vào tình huống thông thường để nêu ra một vài đề nghị để người học tham khảo .

1. Những người yếu đuối nhưng không có bệnh có thể mỗi ngày luyện tập tương đối nhiều lần , nhưng mỗi lần tập không nên lâu , làm động tác tư thức nên cố gắng làm cho chính xác ; khi nào thấy người khõe hơn thì mới gia tăng lượng vận động một cách tương ứng .

2. Sáng tinh sương là lúc tốt nhất để các cụ già luyện tập TCQ , nếu tinh thần sãng khoái thì nên tập nhiều hơn , nếu uể oải thì tập đôi chút thôi ; buổi chiều có thể tập chốc lát , buổi tối nên đi ngủ sớm thì tốt , có thể không tập .

3. Nếu ở bệnh viện hoặc dưỡng viện nên tập theo sự hướng dẩn của y sĩ . Khi luyện tập nếu có phản ứng đặc biệt nào nên thông báo ngay cho y sĩ , chớ nên nín lặng . Nếu như muốn thay đổi giờ giấc luyện tập hoặc lượng vận động , nên hỏi ý kiến y sĩ .

4. Ðối với những người có bệnh mạn tính không nặng lắm và không cần vào bệnh viện để điều trị , vẫn có thể tập một mình , nhưng cũng cần phải ấn định thời gian và lượng vận động .

* Những ai suy nhược thần kinh thì nên sớm hôm tập luyện , đặc biệt là đối với giờ tập buổi tối , nên kiên trì không xao lãng , bởi lẻ , qua sự luyện tập , tinh thần nội liễm , vỏ đại não ở trạng thái ức chế , thân thể trở nên thấm mệt , các điều này làm cho người suy nhược thần kinh có giấc ngủ ngon hơn .

* Những ai bị viêm quan tiết , trong phạm vi khả năng của mình , nên tập mỗi ngày nhiều lần , tuy mỗi lần không lâu . Mỗi lần tập xong , nên xoa bóp nhè nhẹ các quan tiết , để xúc tiến sự tuần hoàn của máu và cải tiến cơ năng của quan tiết .

* Những ai có áp huyết cao thì đi quyền phải thật chậm rãi và nhất là tâm phải tĩnh .

* Những ai bị bệnh bao tử , ruột , nên tùy nghi gia tăng số lần tập và lượng vận động , tập rồi chà xát bụng , lâu ngày cơ quan tiêu hóa sẽ khõe khoắn , bụng thèm ăn nhiều hơn , việc đại tiện sẽ rất thoãi mái .

* Những ai bệnh phổi mới kết hạch hoặc đã calcium hóa , khi hô hấp nên tự nhiên , không dùng lực , nên tập luyện ở chổ không khí trong lành .

* Phụ nữ có kinh nguyệt không điều hòa , không nên vận động quá nhiều , quá lâu , nên ngưng tập những ngày có kinh .

Tóm lại , những ai có bệnh mạn tính , khi tập TCQ nên giử cho tinh thần lạc quan , tươi vui , quên đi bệnh tật , và kiên trì luyện tập . Ðối với bệnh mạn tính thông thường , chỉ trên dưới một tháng luyện tập là đã có biến chuyển tốt , và nếu cứ kiên trì luyện tập như thế , có tập cả khí công càng tốt , thì hiệu quả dưỡng thân rất là vững chắc .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #54
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.156
LSB-VanThang đang offline
 
[center:754a32804c]53. TCQ Trần Gia Và TCQ Dương Gia Khác Nhau Ở Chổ Nào ?[/center:754a32804c]
Trong tương quan giữa tất cả các bài TCQ hiện đang lưu truyền khắp nơi thì bài TCQ Trần Gia là cổ xưa nhất , nhưng bài TCQ Dương Gia thì phổ biến nhất . Tuy hai bài quyền này có chung cơ sở là thập tam thế , nhưng đặc điểm vận động và hình tượng lại khác nhau rõ rệt , Sự khác nhau đó là :

1. Về động tác tư thức :

Bài Trần Gia có một số động tác đặc hữu như : Kim Cương Ðảo Trủy , Lãn Trác Y , Yếm Thủ Quăng Trùy , Phục Hổ Thế , Huyền Cước Linh (tức Nhị Khởi Cước) , Thủ Ðầu Thế , Tước Ðịa Long , Triều Thiên Ðẳng , Ðương Ðầu Pháo, v.v... Còn một số động tác tương đối lớn , khó ước lượng , như Tảo Ðường Cước , Nhị Khởi Cước , Toàn Phong Cước , Bãi Cước Ðiệt Xoa , và một số động tác tương đối nhiều như Ðơn Chấn Cước và Song Chấn Cước . Bài này có khá nhiều động tác rất giống động tác của Thiếu Lâm quyền , nên có người nhận lầm nó là Thiếu Lâm quyền .

Bài Dương Gia có một số động tác đặc hữu như : Lãm Tước Vĩ , Lâu Tất Ảo , Ban Lan Trùy , Bảo Hổ Quy Sơn , Ðảo Niện Hầu , Tả Hửu Phân Cước , Tả Hửu Ðả Hổ Thế , Ngọc Nữ Xuyên Thoa , Phiến Thông Bối .v.v... Toàn bộ bài quyền không hề có động tác chấn cước (dẫm chân) , đằng không (bay bổng) , khiêu được (nhảy nhót) , và hư tọa (ngự xổm) trên mặt đất .

2. Về phương diện dụng kình :

Các động tác dụng cước , phát quyền trong bài Trần Gia được thực hiện một cách cương nhu tương tế , trong một trạng thái toàn thân buông lỏng - quan tiết và cơ nhục đều buông lỏng - được vậy mới có thể phát cương kình (thốn kính) . Kình phát ra từ cột sống eo (yêu tích) , chứa kình thì chậm , phát kình thì nhanh . Phàm các động tác đường tròn hay đường cung đều đòi hỏi phát kình xoắn theo hình trôn ốc (la toàn hình đích triền ty kính) .

Ðộng tác Dương Gia thì khinh linh , trầm trước , khinh tung , nhu hòa , dụng ý bất dụng lực , tốc độ đều đều , không nhanh không chậm , như mây trôi nước chảy . Các động tác đường tròn hay đường cung không tạo thành kính xoắn hình trôn ốc .

3. Về các mặt khác :

Yêu cầu của bài Trần Gia đối với sự luyện tập động tác tư thức , hô hấp , vận kình rất cao , nên khó học . Sự truyền thụ không được rộng rãi bằng bài Dương Gia .

Bài Dương Gia rất được phổ biến , vì đường quyền khinh tung linh hoạt , thư triển rộng rãi , không dụng cương kình , không có các động tác khó như bay nhảy , chém chỉa , cho nên thích hợp với người có thể lực yếu đuối , trung niên , và vãn niên hơn là bài Trần Gia .[/center]

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:16
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08861 seconds with 15 queries