Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 17-07-2009   #55
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
54. Giuse Nguyễn Ðình Uyển (1775-1838)

Giuse Nguyễn Ðình Uyển, Sinh năm 1775 tại Ninh Cường, Nam Ðịnh, Thầy giảng, dòng ba Ða Minh, chết rũ tù ngày 4/7/1838 tại Hưng Yên dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII suy tôn thày giảng dòng ba Đaminh Giuse Nguyễn Đình Uyển lên bậc chân phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 4/07.
Thầy Uyển là một thầy giảng, sinh tại làng Ninh Cường thuộc tỉnh Nam Ðịnh. Ngay từ hồi nhỏ thầy đã có lòng mến Chúa một cách lạ lùng. Lòng mến Chúa đã thúc đẩy thầy xin gia nhập Dòng Ba Ða Minh ngay từ lúc thầy mới 12 tuổi. Trong nhà Chúa, thầy hăng say học giáo lý và đã trở nên một thầy giảng giáo lý có biệt tài. Thầy được chọn làm bạn đồng hành với Ðức Giám Mục Henares trên đường truyền giáo của ngài. Trong mọi lúc, mọi nơi Thầy Uyển đã tỏ ra là một thầy dòng rất nhiệt thành hăng say phục vụ Chúa trong mọi hành động lớn nhỏ, vì thế thầy được các Bề Trên cũng như mọi người kính nể và tín nhiệm.

Trong thời kỳ Minh Mệnh bắt đạo rất gay go, đức giám mục giao cho thầy trách nhiệm giữ con chiên bổn đạo tại Tiên Chu, mặc dầu thầy chưa lãnh chức linh mục. Sống tại Tiên Chu rất nhiều năm và làm nhiều công việc mục vụ để coi sóc dân chúng, Thầy Uyển được mọi người yêu nể. Khi thầy 63 tuổi thì cuộc bắt đạo càng trở nên gay gắt hơn. Ngày 29-5-1838, lính vua bao vây làng Tiên Chu vì họ đã nghe tiếng Ðức Giám Mục Henares hiện đang lẩn trốn tại đó. Lính quan bao vây làng Tiên Chu nhiều ngày nhưng không bắt được Ðức Giám Mục Henares. Sau cùng họ rất phẫn nộ và đòi mỗi người trong làng phải ra đình để điểm danh và tra khảo lý lịch. Thầy Uyển cũng là một trong nhóm người có mặt. Sau khi tra khảo rồi và mỗi người tiếp tục ra về, Thầy Uyển là người sau cùng. Thình lình lính quan trông thấy áo Ðức Mẹ mà Thầy Uyển đang đeo giấu trong người chìa ra, họ lập tức bắt Thầy Uyển ở lại và tra khảo cặn kẽ. Ai trong giáo dân cũng nghĩ rằng Thầy Uyển đã sơ ý để lộ tông tích nên lính mới bắt gặp, nhưng thực ra ý Chúa nhiệm màu đã chọn thầy và ban cho thầy phúc tử đạo, vì tâm hồn của thầy như một ngành nho chĩu ngọt đã được ngắt đi làm lễ hiến tế. Khi thấy bản áo Ðức Mẹ, lính quan tra khảo thầy có phải là đạo trưởng không. Thầy trả lời là không phải. Bỗng đâu có một tên lính vua diễu cợt và mỉa mai, hắn sờ mũi thầy và nói lớn. "Ông này có mũi dài, chắc hẳn ông là cố Tây".

Thầy Uyển chỉ lắc đầu và không một dấu tức tối nào ẩn hiện trên gương mặt hiền từ, cương nghị đó. Thấy vậy quan truyền đưa thánh giá để thầy bước qua, thầy nhất định không chịu, quan rất giận, lớn tiếng đe: "Nếu mày không bước qua, tao sẽ chém đầu mày!"

Thầy Uyển ung dung trả lời: "Bẩm quan, nếu tôi bị chém chết, thì tôi mới trông được sống lại".

Ngay chiều hôm ấy, quan tức giận truyền trói thầy lại và điệu về Hưng An.

Khi đến nơi, quan Tuần lại hỏi thầy, có phải là đạo trưởng hay có chức sắc nào khác và có biết ai đạo trưởng khác ở đây chăng? Thầy Uyển nhất định giữ im lặng. Quan Tuần rất tức bực và giao thầy cho lính để đeo gông và xích rồi bị tống ngục.

Lúc sáu giờ sáng ngày hôm sau thầy lại bị điệu lên quan tuần. Nhưng quan thấy lòng dũng cảm của thầy và đức tin vẫn không bị lay chuyển, quan tuần truyền đem thầy tới tòa án hội đồng. Khi ấy, quan dùng mọi cách để bắt thầy chà đạp thánh giá và ký tờ xuất giáo, thầy khẳng định từ chối. Quan tòa dùng những lời dụ dỗ hoặc đe giết, thầy vẫn một mực cương quyết và tuyên xưng đạo càng mạnh dạn hơn nữa. Khi quan hỏi lẽ đạo, thầy lợi dụng dịp này để giảng giải mười điều răn rất rõ ràng và minh bạch. Khi họ tra hỏi về tông tích của các cha ngoại quốc đang truyền giáo thầy lại yên lặng. Quan Tuần thấy vậy, sai lính xô thầy xuống đất và đánh thầy 39 roi rất đau đớn. Khi chỗi dậy, thầy không thể ngồi lên được vì phần bị đòn quá tàn ác, phần thầy đang có bệnh kiết lỵ nên kiệt sức. Lính cai ngục thấy Thầy Uyển đuối sức nên cho phép thầy uống thuốc chữa trị trong hai tuần lễ. Sau khi thầy lấy lại sức, cai ngục lại điệu thầy ra trước tòa một lần nữa, hy vọng có thể lay chuyển thầy được chăng. Khi thấy thầy phải đeo gông nặng nề, quan tuần bảo thầy: "Lang Uyển hãy xuất giáo đi rồi ta cho về ở với vợ con và anh em".

Thầy Uyển trả lời: "Thưa quan tôi ở độc thân".

Quan lại nói: "Không sao, nếu muốn sống thì xuất giáo. Con chó còn muốn sống huống hồ ông là con người, hãy xuất giáo thì ta cho về ngay bằng không thì phải chết".

- "Thưa quan, nếu quan thương thì tôi được nhờ, bằng không tôi sẵn sàng chết. Còn phải xuất giáo và bước qua thập giá thì tôi không bao giờ làm".

Nghe thấy thầy nói vậy, quan giận tím mặt và truyền cho hai tên lính nọc thầy ra đánh 18 roi. Một trong những tên lính muốn lấy uy, rút gươm ra nói: "Tao sẽ chém đầu mày!"

Thầy Uyển, nét mặt vẫn bình an vui vẻ trả lời: "Anh cứ chém đầu tôi, tôi sẽ có đầu khác".

Quan quân thấy đức tin của thầy rất mực anh hùng, họ đem tống giam lại lần nữa để tìm mưu kế khác thuyết phục. Khi ấy thầy đã bị kiệt sức quá nhiều, căn bệnh cũ lại đột phát dữ dội. Thấy vậy có người thương hại và khuyên thầy nên tìm cách chữa trị, thầy nói: "Tôi đã già yếu rồi, không trông sống được lâu, vả lại xin phép đâu có dễ dàng".

Vài ngày sau, quan lại đòi người ra pháp đình và bắt ngài phải bước qua thập tự. Quan hứa nếu lần này thầy bằng lòng bước qua, quan sẽ tha cho về ngay. Thầy Uyển thưa lại: "Bẩm quan, tượng này là tượng của Chúa trời đất muôn vật, xứng đáng cho hết mọi người phải thờ lạy. Nếu quan lớn tha thứ tôi được nhờ, bằng không tôi xin chịu chết cách vui lòng".

Hết mọi người nghe lời ấy thì động lòng thương hại năn nỉ thầy: "Ông chỉ có việc bước qua thôi để được sống, tại sao ông không làm?"

Thầy trả lời: "Ðời sống của tôi mau qua lắm! Tôi chỉ muốn dâng nó cho Thiên Chúa".

Khi các quan thấy không còn cách nào để thuyết phục thầy, nên truyền bốn tên lính lấy gông mà khiêng thầy qua thập giá. Thầy dùng hết sức bình sinh để co chân lên kẻo chạm phải thánh giá Chúa. Thấy vậy một tên lính bên cạnh lấy gậy đập vào mình thầy rất đau đớn khiến máu tuôn ra và rơi trên thập tự. Trong lúc mê man vì bị đau đớn, người ta thấy thầy kêu tên cực trọng và xin thêm sức để chịu cho tới cùng. Khi thấy hình hài máu me, tiều tụy, một số tù và quan cười nhạo và quát tháo: "Vặt râu nó đi!"

Nhưng không ai dám làm vì thấy thầy gần hấp hối. Thấy lúc thầy gần chết, các quan tưởng rằng thầy có thể đổi ý nên lại truyền bước qua thập giá. Thầy lại tỉnh lại mà cương quyết chối từ. Thấy vậy các quan nói với nhau: "Tên này cả gan thật, bề ngoài như người đang hấp hối thế mà trong lòng nó vẫn khăng khăng không chịu xuất giáo".

Sau cùng quan truyền đưa thầy vào tống ngục cùng với những người bị án chết. Chính tay quan đã viết bản án như sau: "Nguyễn Ðình Uyển là người bản quốc, hắn đi dông dài, theo tà đạo gọi là Gia Tô, hắn đã dối trá nhiều người và xưng mình là thầy dạy đạo, hắn đã biết lệnh vua cấm theo đạo, nhưng hắn vẫn lén lút và bất tuân lệnh trên. Hiện nay, hắn đang ở tù và bị sửa phạt cách nặng nề nhưng hắn vẫn không tuân phục hoặc muốn ăn năn. Vậy ta xin tuân lệnh vua ra ngày 29-4 về tên Ðỗ Văn Chiểu, vua đã viết Ðỗ Văn Chiểu là người bản quốc hắn đã bị lôi cuốn bởi người khác để theo đạo Gia Tô, hiện nay hắn đã bị bắt và bị tra tấn nhưng hắn không chịu xuất giáo, hắn đáng chết. Vì thế Ðỗ Văn Chiểu bị xử, do đó ta cũng nên áp dụng với tên Nguyễn Ðình Uyển như vậy và đệ vào kinh".

Khi tin tới Thầy Uyển, thầy sung sướng mừng rỡ và ca ngợi Thiên Chúa. Ðồng thời thầy cũng xin được phép uống thuốc chữa bệnh để chuẩn bị cho ngày ra pháp trường. Nhưng ý Chúa lại khác, Ngài đã chấp nhận lòng tin yêu mạnh mẽ của thầy. Trong khi ấy bệnh tình thầy quá nặng và chiều ngày 4-7-1838 Chúa rước linh hồn thầy về với Ngài.

Khi nghe tin ấy, bổn đạo đến xin phép đưa xác thầy về và mai táng tại vườn của nhà Chúa thuộc xứ Tiên Chu, nơi thầy đã sống và phục vụ nhiều năm giữa họ.

Đức Lêo XIII suy tôn thày giảng dòng ba Đaminh Giuse Nguyễn Đình Uyển lên bậc chân phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Nguyễn Ðình Uyển quê hương Nam Ðịnh
Sinh Ất Mùi (1775) quê chính Ninh Cường
Yêu người mến Chúa thân thương
Sớm xin gia nhập dòng trường Ðaminh

Mười hai tuổi dâng mình Nhà Chúa
Rất hăng say tuyên hứa khấn dòng
Thánh Kinh giáo lý học thông
Trở nên Thầy giảng Á Ðông biệt tài

Thầy được chọn bài sai phụ tá
Với Ðức Cha đi cả đó đây
Hăng say phục vụ nhất Thầy
Bề trên kính nể lập đầy thành công

Trao trách nhiệm xứ đông bổn đạo
Tại Tiên Chu khuyên bảo giáo dân
Thay Cha phục vụ việc cần
Thật là chu đáo xa gần mến thương

Sáu ba tuổi trên đường rao giảng
Lệnh vua ban ngăn cản bao vây
Tiên Chu thấy lính về đầy
Giám mục chạy thoát nơi đây xa rồi

Chúng phẫn nộ lệnh lôi ra biển
Khảo tra rồi kiểm điểm từng người
Dân làng về hết xong xuôi
Sau rồi Thầy Uyển nối đuôi cùng về

Lính nhìn thấy có bề đeo ảnh
Giấu trong người lấp lánh lộ ra
Bắt thầy Uyển chúng khảo tra
Ðeo ảnh Ðức Mẹ theo tà Cố Tây

Chúng diễu cợt nhìn Thầy mũi lớn
Thầy lắc đầu chẳng ớn lính vua
Quan quyền chẳng có chịu thua
Ðể cây Thánh Giá nói lùa Thầy qua

Thầy Uyển nói dù là có chết
Không bước qua đoan kết một lòng
Quan Phủ thấy dụ không xong
Rằng ta sẽ chém chớ hòng thả mi

Thầy Uyển đáp quan thì cứ chém
Ðầu ta rơi dù ném đi đâu
Quan phòng Thiên Chúa nhiệm mầu
Hồng ân tử đạo thưởng chầu Chúa trên

Quan tức giận điệu lên tuần phủ
Tại nơi đây hỏi đủ mọi điều
Nhưng Thầy giữ vững chỉ tiêu
Chẳng rằng chẳng nói nửa điều với quan

Quan bực tức bắt quàng xiềng xích
Tống cũi giam chật ních cúi khom
Thông hơi lỗ nhỏ ngó nhòm
Thầy Uyển dũng cảm lại còn nguyện kinh

Bắt xuất giáo nhất định từ chối
Quan tuần lại giục hối dọa đe
Thầy Uyển khẳng định không nghe
Quan hỏi lẽ đạo Thầy khoe mười điều

Thầy lợi dụng theo chiều rao giảng
Giới răn Chúa chính đáng rõ ràng
Tôn vinh danh Chúa cao sang
Làm quan bực tức cắt ngang đánh đòn

Lính xô đẩy lăn tròn dưới đất
Thầy đớn đau nên ngất xỉu đi
Quan liền lo thuốc tức thì
Sau hai tuần lễ lương y chữa lành

Người Thầy Uyển tái xanh rời rã
Mà Quan Tuần vội đã hỏi cung
Vợ con muốn sống ở chung
Hãy mau xuất giáo khai cùng với ta

Thầy Uyển nói ta là Ðạo Trưởng
Sống độc thân được hưởng hồng ân
Vợ con theo lối thế trần
Vua quan trần tục muôn phần khổ đau

Thầy Uyển nói trước sau cũng chết
Tôi tôn thờ trên hết Chúa Trời
Quan Tuần dụ dỗ mệt hơi
Nhưng Thầy cương quyết trọn đời kính tin

Quan tức giận nên tìm mọi cách
Từ ngọt bùi hống hách xổ ra
Thầy Uyển sức yếu tuổi già
Giatô đạo Chúa hoan ca đón mừng

Xin Quan xử chớ đừng dụ dỗ
Gần tới ngày ra chỗ pháp trường
Linh hồn Thầy, Chúa yêu thương
Bệnh Thầy quá nặng lên đường khoan thai

Bổn đạo xin xác ngài mai táng
Ðông giáo dân đem cáng đưa về
Tiên Chu Giáo xứ thảm thê
Xác Thầy an táng hồn về Thiên Cung

Phúc tử đạo oai hùng Mậu Tuất (1838)
Thà đầu rơi không mất linh hồn
Một lòng thờ Chúa chí tôn
Suy tôn Canh Tý (1900) trường tồn Nước Cha

Lời bất hủ: Quan tỉnh Hưng Yên đe chém đầu, thầy mạnh dạn thưa: "Bẩm quan lớn, tôi có bị chém đầu chết mới trông được sống lại mai sau". Quan hỏi lão không sợ ta chém đầu ư ? Thầy trả lời: "Hãy chém đi, đến ngày phán xét, tôi lại được cái đầu khác. Tôi coi sự sống đời này chỉ lớn bằng cái móng tay thôi".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #56
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
55. Giuse Ðặng Ðình Viên (1787-1838)

Giuse Ðặng Ðình Viên, Sinh năm 1787 tại Tiên Chu, Hưng Yên, Linh mục triều, bị xử trảm ngày 21/8/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII suy tôn cha Giuse Đặng Đình Viên lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 21/08.
Ngày 17-4-1838, quan quân đang lùng bắt những đạo trưởng Công Giáo thì tại An Liêm, lương dân bắt được một người lạ mặt, một thầy giảng với sáu bức thơ và bình đựng dầu thánh. Thầy giảng này do Cha Viên sai đi để gửi các thư và lấy dầu thánh.

Tại làng An Liêm, một làng nửa Công Giáo nửa bên lương, đã từ lâu có sự hiềm khích vì người Công Giáo đã được phép chước không phải góp tiền vào các dịp cúng lễ trong năm. Nhân dịp này bên lương yêu cầu bên giáo hủy bỏ điều này, từ nay góp tiền vào việc cúng thần thì sẽ bỏ qua nội vụ. Song lệnh của đức cha và của tòa thánh là không thể thông công vào các việc dị đoan. Thế là dân làng An Liêm đem nộp cho quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh. Ông này mừng rỡ liền sai 800 lính đến Cao Xá theo lời khai của thầy giảng để lùng bắt Cha Viên. Từ đây mở màn cho những cuộc lùng bắt ghê gớm tại các tỉnh Nam Ðịnh, Hưng Yên....

Cha Giuse Viên, tác giả sáu bức thư, sinh năm 1787 tại làng Tiên Chu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Cha mẹ là những tín hữu sốt sắng đã gửi cậu Viên vào nhà Ðức Chúa Trời ở họ Vân, xứ An Thị Sau đó cậu được gửi theo học Latinh và Thần Học tại Lục Thủy, và năm 1824 ngài được thụ phong linh mục. Lúc đó Cha Viên mới 36 tuổi.
Hai năm sau, Cha Viên được đổi về miền Bắc Ninh, và trong suốt 16 năm trời cha hoạt động rất đắc lực cho Chúa và các linh hồn tại các họ Ðông Bài, Thiết Nham, Như Thiết, An Mỹ.

Vì những lá thơ đó, Cha Viên bị các quan quân truy nã rất gắt gao. Họ được lệnh đi tìm bắt Cha Viên bằng mọi giá. Quan đầu tỉnh Hưng Yên là Hà Thúc Lương gửi người về tỉnh và huyện để tra khảo tên tuổi lý lịch Cha Viên nhưng không ai biết Cha Viên ở đâu. Sau cùng họ bá cáo về kinh, vua phẫn nộ và trách quở quan tuần. Vua còn ra chỉ thị cho quan phải bắt Cha Viên trong một thời kỳ đã ấn định sẵn. Trong thời gian khá lâu, quan cũng không tìm ra tông tích nên quan lại phải xin vua gia hạn. Biết rằng tìm kim đáy biển, quan liền bày ra một diệu kế và mạo nhận viết một lá thơ cho Cha Viên lấy tên là người nhà của Cha Viên. Trong lá thơ tỏ ra rất lo lắng cho số mạng của Cha Viên và chỉ muốn giúp đỡ Cha Viên mà thôi. Qua diệu kế và lời hứa thưởng bội hậu, quan đã tìm thấy hai tên phản bội. Hai tên này là Ðặng Ðình Lại và Ðặng Ðình Nhật, anh ruột và cháu ruột của Cha Ðặng Ðình Viên.

Theo sự kiện trên, chúng ta thấy lời Chúa hoàn toàn ứng nghiệm: "Các con sẽ bị nộp trước tòa bởi chính cha mẹ, anh em bạn hữu mình". (Lk 21, 16). Hai tên phản bội này mất cả tháng trời để dò la tin tức về Cha Viên, sau cùng họ tìm ra nhà bà Hai Nhi, nhà mà họ nghi là Cha Viên đang ẩn núp, ở họ Cầu Chảy, xã Như Thiết. Họ đưa cho người đàn bà ra mở cửa một lá thơ đề tên Cha Viên. Chị này cầm đến cho cha, khi cha mở ra thì biết rằng mình bị mắc mưu. Cha cố gắng dán thơ lại nhưng không thể nào giống như cũ được cha đành phải vội vàng trả lại. Khi hai tên này nhận được thơ thì biết ngay là chỗ ở của Cha Viên, mặc dầu người trong nhà tìm đủ cách để đánh lạc hướng. Hai tên phản bội cũng ngầm đi báo lính canh gần đấy. Sau này chính hai tên này xưng hô rằng chúng muốn đích thân để bắt Cha Viên nhưng sợ không đủ thời giờ đành phải nhờ lính. Chúng muốn tri hô lên vậy để kiếm thêm tiền thưởng. Vừa nói xong quan tuần đến ngay. Chỉ kịp giờ cho Cha Viên chạy ra vườn mía sau nhà. Từ vườn mía cha không thể lẩn trốn ngay mà không bị lộ tông tích, tuy nhiên nếu lanh chân cha vẫn có thể trốn thoát nếu không vì lòng thương xót kẻ khác thúc đẩy để cha ra nộp mình.

Hiểu biết như vậy, quan tuần lôi một đứa trẻ thuộc gia đình đó ra tra tấn. Mặc dầu bị tra tấn rất dã man, em bé vẫn can đảm chịu đựng và sau cùng không chịu được nữa em phải kêu lên: "Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin đến cứu con, con không biết chỗ ẩn núp của linh mục đó".

Em đau đớn rên rỉ làm Cha Viên phải xuất đầu lộ diện và nói: "Tôi đây là linh mục Viên, hãy bắt tôi và tha cho em đó".

Hôm ấy là 1-8, Cha Viên bị bắt. Thấy vậy quan quân cũng phải đem lòng khâm phục vì gương anh dũng và lòng thương người của Cha Viên. Trước khi quân lính lăn xả vào trói Cha Viên, chúng nói với nhau: "Nếu người này có cái răng gẫy, chính là đạo trưởng Viên".

Khi khám phá ra dấu đó, lính lăn xả vào trói và đập đánh Cha Viên. Khi đánh xong chúng đeo gông và xiềng xích vào cho ngài rồi lôi ra đình làng, sau đó từ đình làng tới Hưng An và nhốt cha trong tù chung với những kẻ trộm cướp, sát nhân.

Mặc dầu bị đau đớn hành khổ cùng đeo xiềng xích Cha Viên vẫn một lòng trung tín cùng Chúa và đạo thánh người. Họ tra khảo lý lịch và bắt cha dịch ngay lá thơ viết bằng ngoại ngữ ra tiếng Việt, cha vâng lời ngay tức khắc.

Ðức Cha Marti đã viết trong cuốn hồi ký của ngài rằng khi Cha Viên dịch ra tiếng Việt thấy lá thơ không có mưu đồ hại gì càng làm cho quan rất phẫn nộ vì chính ông đinh ninh rằng thơ này có ẩn ý gì hoặc hãm hại ông hay vua.

Một điều chắc là họ muốn tìm bắt cho được Cha Hermosilla, vị truyền giáo còn lại mà những lá thơ này đã ám chỉ đến ngài.

Lẽ dĩ nhiên Cha Viên là tác giả những lá thơ đó, nên bị hành khổ tra tấn rất dã man và với ơn Chúa giúp, cha vẫn khăng khăng một mực từ chối không tiết lộ điều gì có nguy hại cho các linh mục cả.

Qua những sự kiện này họ vẫn không thể lay chuyển được Cha Viên nên ngày 3-8 các quan làm án như sau: "Hết lòng trung thành với vua, chúng tôi đã bắt được tên Ðặng Ðình Viên, người bản quốc và là công dân triều đình vì tội hắn là đạo trưởng Kitô, hắn thuộc loại ngu ngốc, đã dám theo người tây phương và chẳng những đã theo đạo tà này lại còn dạy kẻ khác theo nữa và dùng mưu mô để lường gạt dân chúng. Khi có lệnh vua cấm, hắn vẫn ngang nhiên phản lại. Hắn còn dám thông đồng và viết thơ cho người Tây phương bằng ngôn ngữ của họ. Hiển nhiên, hắn đã làm quấy và khờ dại không biết phải trái. Về phần chúng tôi, chúng tôi vẫn một lòng dạ với vua và do đó hắn phải xử trảm như Ðỗ Yên. Vậy xin vua phê cho Ðặng Văn Viên cũng như vậy".

Ngày 12-8, vua phê như sau: "Ðạo trưởng tên Lương cũng gọi là Ðặng Ðình Viên, thần dân của nước trẫm và là đạo trưởng của đạo Kitô đã theo tà đạo. Ðã vậy hắn vẫn không sợ hoặc ăn năn hay xuất đạo, ngược lại hắn đã viết thơ bằng tiếng ngoại ngữ cho bốn người tây phương, nếu vậy hắn là thứ đạo trưởng của tả đạo. Ta đồng ý và tuyên án, hắn phải trảm quyết".

Từ khi bị kết án rồi, theo lời một nhân chứng, quan quân còn dùng đủ cách để tra khảo và bắt ép Cha Viên phải chà đạp thánh giá và xuất đạo, nhưng đầy tớ Chúa vẫn khăng khăng một mực trung tín. Có lúc chúng dùng lời nịnh bợ và cố để lọt vào tai cha. Chúng nói với nhau: "Nếu ông này chọn sống với chúng ta, ông ấy có thể làm lớn như chúng ta vì ông có bộ mặt rất sắc sảo thông minh hơn người".

Cha Viên nghe vậy, ngài chỉ làm thinh.

Lệnh vua về tới Nam Ðịnh ngày 21-8, quan quân lập tức thi hành ngay. Một trong hai tên phản bội đấm ngực và xin được tha thứ. Cha Viên sẵn sàng ngay nhưng cha cho hắn ta biết tội rất nặng và đòi anh ta phải đi xưng tội và làm việc đền tội. Hành động xin tạ tội này không thật lòng vì sau này anh ta vẫn tiếp tục làm hại các linh mục.

Cha Viên bị đeo gông, và xiềng xích rất nặng như một tên tội nhân cùng khổ nhất. Trước khi hành xử chúng còn cố gắng dụ dỗ cha xuất giáo một lần nữa nhưng cha cương quyết cự tuyệt sau đó chúng mới đọc bản án.

Quan quân tụ họp ngay tại đình làng. Dẫn đầu bằng một tên lính mang bản án. Sau hắn ta là đoàn lý hình với gươm giáo rồi đến quan quân chễm chệ trên lưng voi dẫn ra pháp trường. Theo sau có rất đông dân chúng cả lương lẫn giáo. Vừa đi Cha Viên vừa chăm chỉ cầu nguyyện, có lúc cha khóc lóc và ăn năn vì tội mình. Một người ngoại đạo, ngạc nhiên nói với người Công Giáo vì anh ta cho rằng Cha Viên có lẽ sợ nên đã khóc. Người Công Giáo bảo anh ta rằng: "Ông lầm rồi, cha chúng tôi không khóc vì sợ chết, mà khóc vì vui mừng đó thôi".

Khoảng trưa thì cả đoàn người đã tới pháp trường gọi là Ba Tòa. Họ tháo gông và xiềng xích cho cha. Một vài giáo dân đã đem theo sau mảnh chiếu và trải cho cha ngồị

Họ cũng mang đồ ăn cho cha. Nhưng cha chỉ nếm thôi để làm hài lòng họ. Sau mấy phút trầm ngâm cầu nguyện, cha đưa hai cánh tay cho họ trói giật lại. Cha Viên, như con chiên trên bàn hiến tế, ngoan ngoãn giương cổ cho lý hình đang chờ sẵn. Lúc đó hai tên phản bội lăn xả xuống và xin Cha Viên tha tội. Cha nói, cha sẵn sàng tha cho họ với điều kiện họ phải đi xưng tội và làm việc đền tội. Trong hồi ký, Ðức Cha Marti kể rằng: "Có một người ngoại đạo tên Hòa đến gần Cha Viên và nói thầm với cha rằng: 'Hôm nay cha về trời, nếu cha cần phải nhắn bảo hay làm gì, con sẵn sàng làm theo ý cha".

Thinh lặng trong phút cầu nguyện, cha hướng mặt về trời lần sau chót và lý hình vung gươm chém một nhát. Ðầu cha lăn ngay xuống đất và linh hồn hạnh phúc ấy được hợp hoan cùng Chúa muôn đời. Cha thọ 52 tuổi.

Theo tập quán của thời này, dân chúng lương cũng như giáo chạy ra và thấm máu cha cũng như họ đã tranh nhau lấy tất cả những gì thuộc về cha và có người bán chác ngay tại chỗ, thậm chí có người dám cắt tai cha để bán lại cho giáo dân.

Sau đó, bổn đạo tại làng Vân xin giữ đầu Cha Viên, nhưng giáo dân làng Tiên Chu ngăn cản họ. Trong khi đó quan tuần đã cho phép dân chúng làng Tiên Chu giữ cả xác và đầu Cha Viên và họ đã chôn cất tại nhà thờ mà vua đã cho phá. Làng Tiên Chu có khoảng ba ngàn giáo dân.

Sau vụ này, vua ban thưởng ba trăm quan. Số tiền này họ chia nhau và cho cả hai tên phản bội nữa. Sau đó quan tuần được thăng chức. Ðó là tất cả các lợi lộc, chức tước của đời này, còn chúng ta những người Công Giáo thì sao? Chúng ta phải đợi phán xét xử công minh của Chúa. Ðó mới là chính phần thưởng vĩnh cửu đời sau.

Đức Lêo XIII suy tôn cha Giuse Đặng Đình Viên lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo

Giuse Ðặng Ðình Viên linh mục
Sinh Ðinh Mùi (1787) quê thực Hưng Yên (Tiên Chu)
Mẹ cha từ nhỏ quy tiên
Thừa sai theo giúp, khắp miền đó đây

Rồi được nhận vào thầy chủng viện
Khoảng mười năm hiện diện nhà tràng
Triết thần thầy học giỏi giang
Thụ phong Linh mục, lên hàng chăn chiên

Làm Cha phó xứ, miền Lục Thủy
Sau hai năm hoan hỷ Ðồng Nai
Nhiều nơi thay đổi triển khai
Thiết Nham, Như Thiết lâu dài Mỹ An

Suốt mười bảy năm, tràn ơn thánh
Mục tử siêng nặng gánh chu toàn
Sáu bức thư gởi Bắc Nam
Tuần Phủ bắt được, lệnh ban truy tìm

Hai ông biết có tin tỉnh Bắc
Cho quân lên vây bắt Cha Viên
Cầu Chay, Như Thiết hai miền
Nhưng Cha thoát được, sang liền vườn kia

Vườn rậm rạp, lính lia đâu thấy
Chúng dùng mưu bắt lấy trẻ con
Bé la vì bị ăn đòn
Kêu tên cực trọng, cứu con Chúa Trời

Cha đau đớn nghe nơi cháu khóc
Ngài bước ra tự động nộp mình
Tôi đây đạo trưởng thật tình
Các anh tìm bắt, Triều Ðình lệnh ban

Chúng trói lại, lên đàng dẫn giải
Cổ bị gông về mãi Hưng Yên
Các quan bắt buộc Cha Viên
Phải là phiên dịch, ra liền tiếng ta

Cha đã chuyển hết ra tiếng Việt
Không âm mưu rất thiệt thẳng ngay
Các quan lại dụ đổi thay
Chỉ cần chối đạo, tha ngay cho về

Cha trả lời không hề phản bội
Tôi Linh mục Giáo hội rao truyền
Tân tòng giáo hữu nhủ khuyên
Chứng nhân của Chúa, khắp miền tuyên xưng

Quan cứ xử, xin đừng dụ dỗ
Tôi vững tin bền đỗ tới cùng
Hai người trong họ đi chung
Xin Cha tha lỗi, tội khùng tố Cha

Cha Viên nói, thứ tha tất cả
Dùng chút cơm, thư thả nguyện cầu
Lý hình đao phủ từ đâu
Vung gươm tới chém, rụng đầu chứng nhân

Các tín hữu người thân thấm máu
Cả gia đình con cháu giáo dân
Thi hài Cha, cổ lìa thân
Ba trăm bổn đạo, dự phần rước đưa

Về Tiên Chu xế trưa an táng
Cha Ðình Viên xứng đáng chứng nhân
Chu toàn mục vụ trọn phần
Anh hùng tử đạo, hồng ân nước trời

Phúc tử đạo tuyệt vời Mậu Tuất (1838)
Bỏ trần gian không mất Nước Trời
Canh Tý (1900) Toà Thánh Roma
Suy tôn Chân Phước hoan ca chúc mừng

Thẻ Bài của Cha ghi như sau

Ðạo Trưởng Ðặng Ðình Viên
Từng giảng tà đạo
Liên lạc với Ðạo Trưởng Tây man
Tụ tập Ðạo Ðồ, Ðạo Chúng, Ðạo Thủ
Bất khẳng quá khóa
Vi phạm Quốc Pháp
Luật hình trảm quyết

Lời bất hu: Khi quân lính lùng bắt cha, cha thấy lính hành hạ người nhà quá, cha từ chỗ ẩn nấp ra và nói: "Tôi là đạo trưởng Viên các anh đang tìm bắt đây, xin đừng làm khổ đứa trẻ này nữa". Ðến trước quan, quan khuyên cha chối đạo để được tha, cha Viên cương quyết trả lời: "Dù có chết tôi cũng không quá khoá. Tôi là đạo trưởng mà quá khoá thì ai theo đạo nữa".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #57
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
56. Henricô Gia (1743-1773)

Henricô Gia (Henricus Castaneda), Sinh năm 1743 tại Javita, Tây Ban Nha, Linh Mục dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 7/11/1773 tại Ðồng Mơ dưới đời Chúa Trịnh Sâm, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 7/11.
Cuối năm 1773, tin tức linh mục Castaneda tử đạo đã về tới quê hương ngài ở Tây Ban Nha. em trai thánh nhân là Clêmentê biết trước tiên, đã hết sức thận trọng khi báo tin cho mẫu thân. Bà sốt sửng hỏi: "Tại sao Jacintô của mẹ lại chết. Anh ấy chết bệnh hay bị giết?". Clêmentê chợt nghĩ anh mình mới 30 tuổi, sợ mẹ buồn lên anh hỏi lại: "Vậy mẹ muốn anh ấy chết cách nào?. Bà đáp: "Mẹ mong vì đức tin mà Jacintô con mẹ bị giết". Clêmentê liền nói : "Thưa mẹ, chính vì đức tin, người ta đã chém đầu anh ấy". Ngay chiều ngày hôm đó, bà mẹ đến nhà thờ dòng Đaminh để cùng các tu sĩ hát lên lời tạ ơn TE DEUM.

Jacintô Castanede sinh ngày 13.10.1743 tại Jativa, thuộc giáo phận Valencia, Tây Ban Nha. Cậu được trời phú cho một khuôn mặt xinh đẹp đặc biệt. Nhiều người so sánh cậu đẹp như thiên thần trong các tranh của nhà danh họa Tây Ban Nha Murille (1862). Hơn thế nữa, chàng thanh niên tuấn tú ấy lại có một tâm hồn cao quý, đã sớm quyết tâm dâng hiến cuộc đời phục vụ Thiên Chúa và truyền giảng Tin Mừng cho thế giới. Để thực hiện lý tưởng cao cả đó, cậu đã gia nhập dòng Đaminh tại tu viên thánh Philipphê ở Valencia.

Lòng nhiệt thành truyền giáo đã đưa thày Jacintô đến Phi Luật Tân năm 1762. Sau khi thụ phong linh mục, cha tình nguyện đi loan báo Tin Mừng ở Trung Hoa. Dầu Trung Hoa đang cơn cấm cách, cha đã đến nơi vào tháng 04.1766 cùng với cha Lavilla giảng đạo ở Phúc Kiến. Sau ba năm nhiệt thành phục vụ, ngày 18.07.1769 hai vị linh mục bị bắt giữ 15 ngày ở Phú An, rồi gần hai tháng với 14 cuộc thẩm vấn ở Phúc Kiến, cuối cùng các ngài bị trục xuất về Macao.

Không nản chí và cũng không chùn bước, tại Macao, gặp hai cha dòng khác từ Manila tới để đi Việt Nam, cha Castaneda và Lavilla liền xin bề trên cho phép đồng hành sang Việt Nam. Sau đó, bốn vị cùng đáp tàu đến Bắc Việt ngày 23.02.1770. Cha Gia ở lại Trung Linh học tiếng Việt và phong tục Việt trong sáu tháng, rồi được cử đi truyền giáo ở khu Lai Ổn, Kẻ Diền, phủ Thái Ninh. Cha tự thuật như sau : "Hiện nay với sự cộng tác của hai linh mục bản xứ. Quả thật, tôi không đủ sức cáng đáng hết những việc phải làm".

Vì 60 làng có đạo mà cha Gia phụ trách ở rải rác cách xa nhau, nên cha phải liên tục di chuyển hết làng này đến làng khác, và chẳng bao lâu, sức khỏe cha giảm sút mau lẹ. Dù vậy, cha vẫn cố gắng đến thăm từng họ đạo. Giáo hữu rất yêu mến cha, nhưng luơng dân cố lập mưu bắt cha để được tiền chuộc hoặc tiền thưởng. Do đó, nhiều lần cha phải đổi chỗ để thoát khỏi những cặp mắt đang rình rập.

Ba năm truyền giáo đã trôi qua, ngày 12.07.1773, sau khi ban bí tích cho một bệnh nhân ở Lai Ổn, cha Gia và thày Tân về Kẻ Diền bị lọt vào vòng vây của quan phủ Thần Khê. Để đánh lạc hướng, thày Tân nhanh trí chèo thuyền quan bên kia sông Luộc, rồi lập tức quay lại cùng cha trốn vào ở làng Gia Đạo. Không ngờ người gia chủ đi báo với quan để lãnh thưởng nên cả hai đều bị bắt.

Qua trung gian chánh tổng Xích Bích, quan đòi 3 ngàn tiền chuộc. Cha đáp : "Quan muốn tha thì tha chứ tôi không có tiền chuộc. Tôi sẵn sàng chịu mọi gian khổ kể cả cái chết". Sau nhiều ngày hành hạ cha đủ cách, quan phủ không còn hy vọng đòi tiền chuộc nữa, mới cho giải nộp lên quan Trấn thủ Sơn Nam ở Phố Hiến (Hưng Yên), và cha Gia bị tống giam vào ngục.

Giữa tháng 10.1773, cha hân hoan gặp một tù nhân mới, linh mục Vinh Sơn Liêm bị bắt ngày 02.10 tại Lương Đống, cũng bị Chánh tổng Xích Bích giam giữ 12 ngày trước khi giải lên. Thật là niềm vui lớn, hai anh em cùng dòng từ nay sẽ đồng hành với nhau trong ngục tù cũng như trong vinh quang tử đạo. Ngày 20.10, quan Trấn truyền đóng gông hai cha có ghi chữ "Hoa Lang Đạo Sư"(1), rồi trao cho quan phủ Thần Khê áp giải lên Thăng Long.

Tại kinh thành Thăng Long, hai linh mục dòng Thuyết Giáo có nhiều cơ hội trao đổi về giáo lý với các quan. Cuộc trang luận nổi tiếng nhất được mệnh danh là "Hội Đồng Tứ Giáo", giữa đại diện bốn tôn giáo: Khổng giáo, Lão Giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo. Ba đề tài được đưa ra: Người ta bởi đâu mà có ? Sống ở đời này để làm gì ? Và chết rồi đi đâu ? Cha Gia với kinh nghiệm giảng đạo ở Phú Kiến, đã thành thạo trưng dẫn những điển tích, châm ngôn của Trung Hoa, khiến viên quan tổ chức, chú của Chúa Trịnh Sâm, phải hết sức khâm phục.

Chính Đô Tĩnh Vương Trịnh Sâm cũng thích hỏi hai cha nhiều chi tiết về đạo. Một hôm, ông yêu cầu cha Gia cử hành vài nghi lễ cho các quan xem, cha liền mặc áo lễ, cắt nghĩa lễ phục và trình bày giáo lý cho các quan. Sau đó, cha đặt tượng Thánh Giá trước ngài Tĩnh Đô Vương, quỳ xuống hôn kính sốt sắng và đọc kinh bằng tiếng Việt các kinh Ăn Năn Tội, kinh tin Kính, kinh Lạy Cha. Tiếp đó, cha nâng cao ảnh Đức Mẹ và đọc kinh Lạy Nữ Vương. Cử chỉ và lời kinh của cha gây nhiều xúc động cho những người hiện diện. Nhưng số phận của cha đã được định đoạt trong chiếu chỉ của phủ chúa rồi. Có điều bản án đến sớm hơn vì bà mẹ chúa Trịnh Sâm.

Nguyên do bà mẹ của Tĩnh Đô Vương rất sùng đạo Phật. Khi nghe tin có hai linh mục trẻ tuổi, thông thái lại điển trai và ăn nói văn hoa, liền yêu cầu được gặp mặt và nói chuyện. Thế là hai vị được dẫn đến trước mặt Thái Tôn. Rồi một hồi trao đổi thân mật, bỗng nhiên bà hỏi: "Nếu các thày nói chỉ có đạo các thày là đạo thật, vậy những người không theo đạo, chết đi về đâu ". Cha Liêm điềm nhiên trả lời : "Bẩm bà, sa hỏa ngục ạ !"(2). Câu trả lời của vị linh mục làm Thái Tôn nổi giận, không thèm nghe giải thích thêm, đòi xử tử hai ông đạo sư ngay lập tức. Từ đó, hai cha bị cách ly, không cho gặp ai nữa. Ngày 04.11.1773, sau một buổi nghị án, chúa Trịnh Sâm tuyên án trảm quyết cả hai vị.

Ngày 07.11.1773, quan quân điệu hai vị tông đồ đến pháp trường Đồng Mơ thi hành bản án. Trên đường, hai vị cùng thầm thĩ cầu nguyện xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm, đọc kinh Tin Kính và hát "Salve Regina" (Kinh Lạy Nữ Vương). Hai chứng nhân Chúa Kitô cùng lãnh triều thiên tử đạo. Cha Jacintô khi ấy mới 30 tuổi, với sáu năm truyền giáo ở Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng máu ngài đổ ra đã vun tưới cho hạt giống Tin Mừng âm thầm trổ bông.

Thi hài hai vị tử đạo được an táng trọng thể ở nhà thờ Trung Linh. Ngày 13.11.1775, trong diễn văn trước Hồng Y đoàn, Đức Piô VI đã nhắc đến chiến thắng vinh quang của hai vị.

Ngày 20.05.1906, Đức Piô X đã suy tôn hai chứng nhân anh hùng lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Giacintô Gia thừa sai linh mục
Năm Quý Hợi (1743) quê thực (Tây) Ban Nha
Bạn thơm trong lúc xa nhà
Cũng chức linh mục tên là Phạm Liêm

Linh mục Liêm quê hương Trà Lũ
Sinh Nhâm Tý (1732) quê phủ Thiên Hương
Giảng rao lời Chúa đảm đương
Trong thời cấm đạo lệnh thường cấm nghiêm

Hai linh mục Gia, Liêm tử đạo
Là Thừa sai loan báo đức tin
Người Tông đồ Chúa dõi tìm
Từ khi tuổi nhỏ đã xin nhập dòng

Hết trung học vào trong tu viện
Mười bảy tuổi trực diện khấn xong
Trao dồi tu đức cầu mong
Thừa sai giảng đạo thuộc dòng Ðaminh

Ðược tuyển mộ nhiệt tình hăng hái
Cậu lắng lo ái ngại mẹ già
Báo tin anh, em đã đi xa
Nhờ huynh coi sóc mẹ già chốn quê

Hai năm chuẩn tràn trề ơn gọi
Ðược thụ phong Chúa rọi ơn thiêng
Cha Gia sứ mạng rao truyền
Á Ðông tiên khởi là miền Trung Hoa

Rồi sau đó học đà tiếng Việt
Lén lút vào tới miệt Bắc Kỳ
Giúp cho kẻ liệt Cha đi
Giữa đường chúng bắt tức thì trục ngay

Về Macao đất này Trung Quốc
Bề trên sai Cha thuộc Việt Nam
Vâng lời ý Chúa đã ban
Trung Linh phục vụ cộng đoàn giáo dân

Số tín hữu xa gần đông đúc
Trên chục ngàn diễm phúc ba Cha
Hai Cha Việt, với Cha Gia
Sáu mươi họ đạo thật là quá đông

Dù vất vả Ngài không quản ngại
Giúp đỡ người trở lại đức tin
Ba Cha cộng tác hướng tìm
Thoát tay kẻ cướp tránh nhìn lính quan

Giúp kẻ liệt gian nan khó tránh
Ðến làng Non, gặp cánh Lê Ðô
Tên tướng cướp chúng ập vô
Cha con bỏ chạy trốn vô làng này

Làng Kẻ Gia mới hay Phật Giáo
Một bà già chu đáo nhận ngay
Giấu cha mới được một ngày
Giúp Cha ẩn trốn, chẳng may chồng về

Sợ liên lụy ông Bê tố giác
Với Lê Ðô giáo mác bắt Cha
Chúng đấm đá đè xuống nhà
Trói tay dẫn giải đi qua nhà mình

Hắn xỉ nhục coi khinh nhân nghĩa
Không cho ăn, tứ phía đòn roi
Hai ngày bỏ đói chẳng coi
Thí cho chút cháo có mòi tỉnh hơn

Cha nhắn gởi cám ơn đừng chuộc
Cướp Lê Ðô bắt buộc giải quan
Nhốt cũi tre thật dã man
Ðem ra phơi nắng chói chan trưa hè

Có một nhóm tin nghe tìm đến
Học tinh thông cập bến luận tranh
Cha Gia đạo lý rất rành
Rất hay triết lý lẹ nhanh kịp thời

Con quý tử tới nơi chửi rủa
Ngã vật ngay nằm ngửa van xin
Chính quan thấy vậy đứng nhìn
Muốn đòi tiền chuộc nói tìm giáo dân

Năm trăm quan một lần trao đủ
Sẽ trả ông thân chủ tự do
Thả không thì thả thì cho
Về kinh chẳng sợ, chẳng lo, chẳng phiền

Sau hai tháng giam miền Kẻ Bích
Thân xác Cha vết tích roi đòn
Tinh thần sa sút héo hon
Khô khan cầu nguyện xói mòn niềm tin

Trong cũi chật mới nhìn tưởng khỉ
Giải về kinh chước quỷ mưu ma
Xin ơn phù trợ Cha Gia
Qua cơn bão táp mưa sa giãi dầu

Linh hồn cảm thấy sầu thống khổ
Sợ ngã lòng Chúa đổ Thánh Linh
Cho con gánh chịu cực hình
Khẩn cầu Ðức Mẹ Ðồng Trinh hộ phù

Ðang khi đó lù lù cũi khác
Cha Sơn Liêm hốc hác ngồi trong
Người bạn cùng học tu dòng
Là niềm khích lệ ở trong nhà tù

Sau lính giải Thầy Tu về phủ
Áp tải Cha đông đủ quân binh
Trước tòa quan lớn tâu trình
Huyện quan lầm tưởng là mình có công

Quan lớn nói giao ông giam giữ
Phải thả ra và cử người canh
Lệnh trên nghiêm túc tuân hành
Cùm gông xiềng xích chỉ dành vật thôi

Tại Phủ Chúa liên hồi thăm viếng
Khắp giáo dân nghe tiếng các Ngài
Thời cơ giảng đạo Chúa sai
Huyện quan tức bực la hoài đuổi đi

Ít sau đó Sư đi tranh luận
Cụ Ðồ Nho mãi tận nơi xa
Gay go đối chất với Cha
Ðây là ý muốn của bà Thượng Trâm

Mong Hoàng Tử sưu tầm đạo thật
Là đề tài đệ nhất đưa ra
Con người nguồn gốc đó mà
Trần gian cuộc sống chúng ta làm gì

Sau khi chết còn chi hay hết
Cuộc luận tranh đúc kết vô tư
Hội đồng tứ giáo danh sư
Xin coi cuốn sách rất ư rõ ràng

Hai đạo trưởng hiên ngang trảm quyết
Tại pháp trường thắm thiết chúc nhau
Phép lành trao đổi đời sau
Lý hình đầu chém phép mầu Chúa ban

Vác Thánh giá thế gian đã trọn
Chúa thưởng công đã chọn hai Cha
Ðón về Nhan Thánh Thiên Tòa
Tử đạo Quý Tỵ (1773) chan hòa đức tin

Lời bất hủ: Chánh tổng làng Gia Ðạo là Xích Bích quan đòi 3 ngàn tiền chuộc. Cha đáp: "Quan muốn tha thì tha chứ tôi không có tiền chuộc. Tôi sẵn sàng chịu mọi gian khổ kể cả cái chết". Chánh tổng nộp lên quan trấn, quan trấn truyền đóng gông với dòng chữ "Hoa Lang Ðạo Sư" (thời đó, 1773 còn gọi đạo Công giáo là Hoa Lang và gọi các Linh mục là Ðạo Sư).

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #58
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
57. Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng (1802-1856)

Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục; sinh năm 1802 tại Kẻ Sài, Hà Nội; tử vì đạo ngày 27 tháng 4, 1856, gần Ninh-Bình. Thánh Hưởng truyền giáo nhiều năm trước khi bị bắt, bị giam tù và bị xử trảm (chém đầu) dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 27/04.

Là một chủ chăn tốt lành, Cha Hưởng quan tâm nhất việc giảng giải như lời ngài nói với giáo dân: "Nếu anh chị em có nhiều việc cần phải về sớm thì ít nhất phải nghe giảng đã, vì nếu không anh chị em sẽ không biết đàng biết cách giữ đạo". Ðể dọn bài giảng, cha đọc nhiều sách, mỗi tối thức khuya để dọn, vì thế khi giảng dậy cha trình bầy rất rõ ràng, sốt sắng, có thứ tự mạch lạc giúp người nghe nhớ lâu. Nhiều người nghe cảm động chảy nước mắt. Lòng đạo đức nhiệt thành cứu vớt các linh hồn của cha đã đáng được Chúa chọn làm của lễ đổ máu mình vì đạo.

Theo chứng từ của người cháu gọi ngài là chú, tên Anna Xuân, thì ngài là người con trai thứ bốn. Hồi còn nhỏ cha mẹ ngài gọi tên là Bơ, khi vào nhà Ðức Chúa Trời thì đổi tên là Tuấn và khi học lý đoán đổi tên là Hưởng, sau làm linh mục có đổi tên khác nữa nhưng người ta cứ quen gọi là Hưởng.

Cha Hưởng sinh năm 1802 tại Kẻ Sải, xã Tụy Hiền, tổng Trinh Khiết, huyện Hoài Yên, tỉnh Hà Nội. Cha mất sớm, mẹ lại nghèo nên cậu Hưởng phải đi ở chăn trâu cho người chú tên Thang. Ông chú muốn nhận làm con vì nhà không con, song cậu Hưởng nhất mực đòi đi tu nên đã bỏ chú đến ở với Cha Duyệt lúc 12 tuổi. Sau ba năm học chữ Nho cậu được gửi về nhà tràng Kẻ Vĩnh học Latinh. Năm 1834, nhà trường phải giải tán vì vua Minh Mệnh bắt đạo dữ tợn, chú Hưởng về làm thuốc bán rong và ở với ông chú. Trong thời gian ba năm ở nhà này, chú Hưởng vẫn một lòng tu trì, dù ông chú thúc ép lập gia đình và hứa cho hết cả tài sản, ông tổng Phan cũng hứa kiếm vợ cho chú và xếp việc cho làm trong xã.

Khi cơn bắt đạo tạm lắng dịu, đức cha mở chủng viện tại ba nơi là Kẻ Lường, Kẻ Doãn và Bàn Phết, chú Hưởng liền trở về trường ở Kẻ Lường học tiếp, rồi sau về Kẻ Vĩnh. Mãn tràng, chú Hưởng được lĩnh thị làm thầy giảng lần lượt giúp Cha Tuấn ở Kim Sơn, rồi giúp Cha Duyệt tại Bạch Liên. Thầy Hưởng luôn tỏ ra nết na, chăm chỉ làm việc và đơn sơ trong cách ăn mặc. Trong tám năm làm kẻ giảng, không có tiếng xì xầm chê trách thầy mà tiếng khen phục thầy đạo đức thì nhiều. Thầy được bề trên gọi về học lý đoán, mặc dù trí khôn không thông minh nhưng lại có ý chí quyết đoán và chín chắn.

Cha Hưởng thụ phong linh mục ngày nào không có sách nào kể, chỉ biết sau khi làm linh mục, Cha Hưởng tháp tùng đức cha đi giảng ơn toàn xá năm 1851 tại Kẻ Ðầm, họ Quán Khoái và mấy họ lẻ thuộc xứ Kẻ Non. Sau đó đức cha sai ngài về giúp Cha Tường ở xứ Giang Sơn hai năm rồi vào giảng đạo ở Lạc Thổ, một xứ người Mường, khí độc. Sau bốn tháng, cha mắc bệnh sốt rét phải về điều trị trong kinh đô ba bốn tháng cho khỏe rồi lại trở lại nhiệm sở. Trong số những người đi theo cha có một thầy giảng và một chú bị bệnh sốt rét đến thiệt mạng. Sau bốn tháng, Cha Hưởng ra thăm đức cha, đức cha đổi ngài đi giúp Cha Lân ở Yên Lộc hai năm, và sau đó đến giúp Cha Chất ở Bạch Bát nơi ngài đã làm kẻ giảng khi trước.

Cha Phêrô Vũ Văn Ngọc, nghĩa tử của ngài, làm chứng rằng: "Cha Hưởng rất mực thước và sốt sắng làm việc bổn phận. Mỗi sáng ngài nguyện ngắm và dọn mình làm lễ lâu cả giờ. Khi làm lễ thì nghiêm trang sốt sắng. Sau lễ ngài còn quì gối cám ơn lâu. Cha rất siêng năng giải tội, ai đến lúc nào thì giúp họ lãnh nhận bí tích lúc ấy, có khi giải tội cho đến nửa đêm cho tới khi không còn người nào nữa mới thôi. Có ai mời đi kẻ liệt là ngài bỏ giở việc đang làm để đi ngay không kể nắng mưa hay giữa đêm". Khi coi sóc các chị dòng Mến Thánh Giá ở Bạch Bát, cha hay khuyên bảo họ: "Chị em đã dâng mình cho Ðức Chúa Trời trong nhà dòng thì đừng để lòng trí nghĩ đến những sự thế gian, phải siêng năng kêu cầu với Ðức Mẹ cho được lòng khiêm nhường nhịn nhục, hòa thuận yêu thương nhau và được ơn trung thành ở trong nhà dòng cho đến trọn đời". Ngoài ra Cha Hưởng có lòng ước ao được chịu tử đạo, trong phòng treo hình Ðức Cha Borie Cao chịu tử đạo.

Tháng 11-1855 vào mùa Vọng, Cha Chất và Cha Hưởng đi cấm phòng. Về sau này khi Cha Hưởng bị bắt, Cha Chất nói rằng: "Khi người ở họ Ðai Vương xuống rước đi kẻ liệt thì chúng tôi mới cấm phòng được năm ngàỵ Tôi thấy ngài cấm phòng và xưng tội sốt sắng lạ thường, cho nên khi được tin ngài bị bắt tôi nghĩ ngay rằng Ðức Chúa Trời muốn cho ngài dọn mình chịu chết vì đạo, mới mở lòng cho ngài cấm phòng sốt sắng như vậy". Cha Hưởng đang cấm phòng nhưng có người mời đi kẻ liệt, tức tốc đi ngay không có thầy hay chú nào đi theo. Cha đi bộ qua Quảng Nạp rồi tới Cầu Mễ để xuống thuyền đi Ðại Vương. Cha và giáo dân chèo thuyền ngang làng Vân Ru, Trà Tu thì gặp phó tổng Thùy đang đốc công xây cống. Một người nhà thấy thuyền có mui thì nói ngay là thuyền của cụ đạo. Ông phó tổng Thùy liền cho lính rượt theo để bắt hầu mong kiếm tiền chuộc. Bị rượt theo gấp quá, Cha Hưởng bảo giáo dân ghé vào bờ bên kia để trốn, nhưng vì sông cạn, lính lội xuống đuổi theo và bắt trói cha với ba giáo dân. Chính phó tổng muốn ăn tiền nên nhắn người báo tin cho giáo dân Bạch Bát biết cụ Hưởng bị bắt. Phó tổng đòi 500 quan tiền, nhưng cha già mới liệu được có 300 cho người gánh lên trước, nhưng chẳng may tiếng đồn bắt được đạo trưởng đã lên tới huyện nên phó tổng chẳng dám ăn tiền nữa. Ðêm ấy Cha Hưởng phải đeo gông bằng gỗ lim rất nặng, rồi ba ngày sau bị giải lên huyện Yên Mô. Quan huyện cũng chẳng dám ăn tiền hối lộ nói rằng việc này là việc của triều đình không liên quan đến mình rồi lại giải ngài lên tỉnh Ninh Bình. Cha Hưởng đã nhắn tin đừng chạy tiền làm gì vì Chúa đã định rồi và ngài sẵn lòng chịu chết vì đạo.

Theo lời tường thuật của chính ngài viết cho Ðức Cha Retord, thì ở trên tỉnh ngài bị tra khảo cả thảy ba lần. Lần thứ nhất quan án hỏi cha: "Ông là thầy hay đạo trưởng, quê quán ở đâu?"

- "Tôi là đạo trưởng vào tu trong nhà Ðức Chúa Trời ngay từ tấm bé, không còn nhớ tên làng sinh ra nữa, cũng chẳng biết thuộc tỉnh nào".

- "Ngươi phải đạp ảnh chuộc tội để hưởng án nhẹ hơn".

- "Thưa quan lớn, tôi làm đạo trưởng, đi giảng đạo cho người khác, làm sao tôi quá khóa được? Có khi nào con cái dám đạp lên đầu cha mẹ? Tôi thờ phượng Thiên Chúa từ lâu rồi, tôi không thể quá khóa, quan muốn chém hay làm gì thì làm".

Quan thấy không ép ngài quá khóa được thì bắt lính cầm đầu gông mà khiêng qua. Thấy cha co chân lên, quan bắt thêm lính đến kéo ghì chân xuống cho đụng vào ảnh. Cha Hưởng phân phô: "Thưa quan, đạo tôi là đạo tại tâm, dù quan lớn có ép tôi đạp tượng Chúa mà tôi không thuận theo thì cũng chẳng có tội gì".

Quan án thôi không ép nữa nhưng bắt cha khai tên các nơi đã đi và tên các cha trong tỉnh. Cha cúi đầu lặng thinh. Quan tức giận la lối mắng nhiếc thậm tệ rồi truyền giam vào tù.

Hôm sau cả ba quan lớn, quan đầu tỉnh, quan án và quan lãnh binh ngồi nghị án. Lần này quan tuần hỏi cha các hoạt động từ trước, cha lần lượt kể sơ qua khi còn nhỏ, tới lúc làm đạo trưởng thì ngài chỉ nói rằng có lệnh vua cấm đạo nên đi lang thang nơi này nơi nọ làm thuốc cứu người cho tới khi bị bắt ở Trà Tu. Quan truyền nọc ra đánh một trăm roi và bắt quá khóa. Thấy cha một mực xưng đạo, quan dụ dỗ: "Ông hãy quá khóa đi, tôi cho về coi chùa Non Nước trong tỉnh".

- "Bẩm quan lớn, tôi không biết Ðức Phật thì coi chùa làm sao được?"

- "Tại sao khi người ta ốm đau, các đạo trưởng đến khoét mắt đem về làm thuốc cho người ta mến và theo đạo?"

- "Bẩm quan, điều ấy không đúng, bên Phật họ ghét đạo nên bỏ vạ cho chúng tôi như vậy. Những người kẻ liệt thì cũng một nửa còn sống, nếu khoét mắt thì họ mù làm sao còn xem được nữa. Vì khi còn khỏe người ta hay dùng ngũ quan mà phạm tội nên khi ốm đau chúng tôi đến xức dầu thánh nơi con mắt và chân tay để trừ tội và ma quỉ chứ không làm sự gì khác".

Sau đó quan tuần bắt cha đọc kinh. Sau khi nghe đọc kinh mười điều răn, quan tuần khen là đạo dậy những điều thậm phải, nhưng bên đạo bất kính tổ tiên, đó là một tội rất nặng, gông đang đeo có nặng cũng chưa tương xứng với tội bất kính tổ tiên.

- "Thưa quan, bên đạo chúng tôi không kính cha mẹ cũng là một điều bỏ vạ. Người lương lấy cơm, cá thịt mà cúng ông bà cha mẹ đã qua đời, còn chúng tôi không dùng những thức ăn mà cúng vì đã biết ông bà cha mẹ chết rồi không ăn được nữa, không được hưởng nhờ gì các thức ăn đó, nhưng chúng tôi nhớ đến cha mẹ ông bà sáng tối hàng ngày cầu xin cho các ngài được hạnh phúc trên thiên đàng, hơn nữa chúng tôi tuân giữ các lời cha mẹ đã răn dậy để giữ tiếng tốt cho các ngài".

Quan tuần nghe vậy thì im lặng không bắt bẻ được nữa, truyền mang ngài về trại giam.

Cha Hưởng còn bị tra khảo lần thứ ba với những câu hỏi như lần thứ nhất và bắt ép quá khóa. Cha Hưởng nhất mực không chịu làm theo và cương quyết thà chịu chết hơn chối đạo. Lần này các quan giận truyền nọc ra đánh bốn chục roi, cứ sau mười roi quan lại hỏi xem có chối đạo không. Trong khi đó thợ lại đốt lò rèn như sắp sửa tra khảo bằng kìm nung đỏ. Cha Hưởng hết lòng cầu xin Chúa Giêsu và Ðức Mẹ giúp sức. Nhưng khi đánh đủ 40 roi rồi, các quan truyền tháo cọc và viết án gửi về kinh. Các quan đã ăn tiền đút để làm án nhẹ là đạo mục bất khẳng quá khóa, luận phải phát lưu. Khi đưa cho Cha Hưởng ký, ngài đọc thấy các quan khép án là đạo mục thì không chịu: "Tôi là đạo trưởng và có khép án đúng như vậy tôi mới ký".

Quan còn viết đi viết lại ba lần với án đạo mục, nhưng Cha Hưởng nói: "Thưa quan lớn, quan thương muốn chữa cho tôi khỏi chết thì tôi đội ơn nhưng cho dù quan có cứu tôi khỏi chết thì cũng không cứu tôi khỏi đi đầy, cho nên tôi thà chết còn hơn phải sống khốn nạn ở chốn lưu đầy. Vậy xin quan thương mà khép án đạo trưởng bất khẳng xuất giáo cho".

Thế là các quan buộc lòng khép tội Cha Hưởng là "đạo trưởng bất tường quán chỉ, bất khẳng quá khóa, luận trảm quyết".

Trong tù, Cha Hưởng viết thơ thăm Ðức Cha Retord, thuật lại các chi tiết các lần tra khảo và xin đức cha đừng chạy tiền chuộc, chỉ xin đức cha cầu nguyện cho được chịu khó đến cùng và được thắng trận toàn công. Trên tỉnh, cha được đổi gông khác nhẹ hơn và chỉ bị giam ở trại lá chứ không bị giam trong ngục với các tù nhân. Thường xuyên có Thầy Bá, Thầy Hiền thăm nuôi. Ông đội canh là người vốn hiền lành nên cũng đã nói với lính không làm khổ cha và để giáo dân ra vào dễ dàng. Thầy Thuần có hỏi xem án cha chịu như thế nào mà cha vui mừng hớn hở. Cha cho biết là sẽ phải chết nhưng không biết cách nào và khi nào, rồi khuyên các thầy chịu khó bền lòng giữ đạo và giúp đỡ ngài, sau khi chết được lên thiên đàng ngài sẽ cầu nguyện với Chúa trả công cho. Dân chúng đến thăm thấy ngài mang gông thì khóc lóc, ngài khuyên họ: "Cha mang gông và phải tù vì đạo thánh là phúc trọng phải vui mừng, chúng con ra sức giữ đạo theo chân Chúa Giêsu để về sau cha con lại được gặp nhau trên thiên đàng". Hoặc cha nói: "Gông cha mang đây thật là hoa thơm tho Ðức Chúa Trời đã ban, các con phải cầu xin cho cha được chịu khó cho đến cùng".

Cha bắt các thầy và các chị dòng mỗi lần mang nhiều đồ ăn để ngài chia sẻ cho lính hay các bạn tù và những người nghèo đến xin ăn. Có một lần cha còn bắt may quần áo để phát cho các bạn tù, và xin tiền riêng để làm phúc cho kẻ khó. Ngoài ra cha sốt sắng đọc kinh sáng tối và mỗi khi có giờ rảnh. Cha được Cha Khoan đến giải tội và mang Mình Thánh Chúa. Vui mừng được gặp linh mục nhưng cha sợ xảy ra chuyện khó khăn nên giục Cha Khoan về ngay sau khi đã được rước Mình Thánh. Như vậy tất cả là ba lần.

Ngày 25-4, án triều đình về tới Ninh Bình. Bản án viết: "Nguyễn Văn Hưởng, 54 tuổi, người tỉnh Hà Nội, nhưng không rõ quê quán, đã theo tà đạo Giêsu và xưng nhận là đạo trưởng. Bị tra khảo vẫn còn cố chấp không chịu bỏ đạo và đạp ảnh vì thế phải trảm quyết tức khắc". Ông đội canh liền báo cho cha và các người thăm nuôi. Cha Hưởng ăn chay suốt ngày để chuẩn bị. Tới ngày xử, Cha Khoan còn đến đưa Mình Thánh và giải tội lần sau hết. Sáng hôm ấy ông đội canh dẫn vợ con vào tù chào Cha Hưởng và nói những lời rất cảm động: "Mặc dù tôi không theo đạo nhưng tôi biết rõ các linh mục vô tội, ở Nghệ An tôi cũng đã phải canh một linh mục. Tôi không dám làm khổ nhưng bây giờ phép triều đình đem cụ đi xử thì xin khi về thiên đàng nhớ đến chúng tôi với".

Cha Hưởng từ giã ông cai đội như sau: "Tôi rất biết ơn lòng tốt của ông, phần tôi, tôi đi về với Chúa, ông và gia đình ở lại bằng an".

Quay sang các bạn tù cha nói tiếp: "Giã biệt các anh em, chúng ta đã có dịp chia sẻ và hàn huyên trong nhiều ngày, bây giờ theo lệnh vua, tôi đến nơi hành quyết nhưng anh em nhớ cho kỹ tôi bị chém chỉ vì tôi đã giảng đạo Chúa Giêsu mà thôi".

Im lặng một lúc, ngài nói tiếp: "Dù anh em phải hành hạ thế nào, anh em hãy cầu nguyện cho chính quyền và bây giờ xin anh em ở thinh lặng để tôi có thể cầu nguyện dọn mình".

Ðến trưa quan giám sát dẫn năm chục lính đến trại lá nơi giam cha để đem đi xử, quan cho phép giáo dân thuê người khiêng võng đưa cha ra tới nơi xử ở cánh đồng gần núi Cánh Riều. Theo sau có đông người thì thầm với nhau: "Tại sao người tốt lành, không can tội gì lại bị vua quan kết án tử hình như vậy?"

Tới nơi cha quì trên chiếu do ông Phu, sãi nhà thờ Bạch Bát, trải xuống. Khi ngài cầu nguyện xong, quan truyền lệnh lý hình nghe chiêng thì chém. Hôm ấy là ngày 27-4-1856. Sau khi chém rồi, dân chúng lương giáo ùa vào thấm máu nhưng bị lính đánh đập rất ngặt. Thầy Bá được quan cho phép nhận xác để mang về an táng tại Kẻ Vĩnh theo lệnh của đức cha. Tới đêm, thuyền chở xác mới dám vào Vĩnh Trị. Tại đây Cha Tịnh và các thầy nhà trường mặc áo rước xác ngài đưa vào nhà thờ Thánh Phêrô rồi đóng cửa không cho giáo dân vào, vì sợ gây xôn xao. Sáng hôm sau Cha Tịnh mở quan tài cho người nhà xem mặt rồi làm lễ an táng trong gian thứ ba, dưới mộ của cố Hương ở gian thứ hai.

Trường Thi Tử Đạo

Linh mục Hưởng quê hương Kẻ Sải
Năm Nhâm Tuất (1802) sinh tại Thăng Long
Gia đình nghèo sống long đong
Nay đây mai đó quanh vòng chăn trâu

Cho ông chủ nghe đâu ngoại đạo
Tên là Thang khuyên bảo dưỡng nuôi
Ông quý mến thật êm xuôi
Như là con ruột, khôn nguôi học hành

Cậu Hưởng muốn tuổi xanh trọn vẹn
Quyết dâng mình, hứa hẹn Chúa trên
Vào Cha Duyệt Xứ Sơn Miêng
Ðỡ đầu giúp đỡ ơn riêng hộ phù

Ở nhà xứ ba thu học tập
Ðược gởi đi gia nhập chủng sinh
Nhà tràng Vĩnh Trị dâng mình
Sau bị giải tán rối tinh về làng

Cậu làm thuốc lang thang bán dạo
Sống qua ngày học đạo hiểu thêm
Có ông Chú nói cậu nên
Gia đình thành lập nhà bên ông nhường

Một cai tổng cũng thương giúp cậu
Có họ hàng hứa tậu ruộng nương
Vợ con, nhà cửa thân thương
Cậu đều từ chối, theo đường chủng sinh

Ông Chú giận, bực mình đã đuổi
Cậu trở về đúng buổi mở tràng
Ðời tu rộng mở thênh thang
Ðược phong Thầy Giảng lên đàng giảng rao

Kim Sơn, Bạch Bát bao năm tháng
Thầy khiêm nhu xứng đáng Tông đồ
Sau về thần học tiến vô
Thụ phong Linh Mục tiền hô rao truyền

Ði phục vụ khắp miền giáo xứ
Ðược bề trên cắt cử bài sai
Khắp nơi giáo hữu mến Ngài
Siêng năng tận tụy lâu dài bệnh nhân

Có lần nọ Cha cần đò chở
Thuyền Cha đang đi ở giữa sông
Tổng Tùy bệ hạ rất đông
Rượt theo đuổi bắt Cha không sợ phiền

Bảo người lái cập liền vô bãi
Rồi lái đi xa mãi xuôi dòng
Cha đi rảo bộ thong dong
Nép mình tự nguyện vào vòng tội nhân

Cha về huyện tinh thần sảng khoái
Từ Yên Mô lại giải Ninh Bình
Ông quan tỉnh rất chân tình
Nếu Cha quá khóa thì mình giúp ngay

Ðến trụ trì Chùa này Non Nước
Cha đáp ngay sao được thưa quan
Làm con hiếu thảo vững vàng
Ðạp đầu cha mẹ thuộc hàng bất trung

Thưa quan tỉnh đâu cùng đạo Phật
Sao ở Chùa thành thật cảm ơn
Quan trên chớ nghĩ giản đơn
Mười điều Chúa dạy hồng ân thế trần

Quan muốn biết xin cần học hỏi
Ðồn lạc sai chớ nói giỡn đùa
Tổ tiên kính nhớ người xưa
nguyện cầu xin lễ đâu ưa đốt vàng

Các giáo hữu lên quan lo chuộc
Nhận bạc rồi nên buộc giấu che
Cha Hưởng nhất quyết không nghe
Viết thư Giám Mục con e chuộc tiền

Mạng sống con ưu tiên dâng hiến
Là chứng nhân bánh miến rượu nho
Giêsu xin Chúa ban cho
Hồng ân tử đạo đầy no phúc lành

Cha Hưởng đợi lính canh dẫn giải
Ra pháp trường hăng hái chứng nhân
Lý hình đã tiến lại gần
Sau hồi chiêng trống tiếp phần đầu rơi

Giáo dân đón rước nơi an táng
Về ngay làng buổi sáng trong ngày
Quê hương Vĩnh Trị xưa nay
Chứng nhân tử đạo chốn này rất đông

Là linh mục quyết không lùi bước
Năm Bính Thìn (1856) cha được hồng ân
Tử vì đạo chẳng tiếc thân
Suy tôn Kỷ Dậu (1909) xa gần mến yêu

Lời bất hủ: Cha Hưởng trả lời quan lớn: "Bẩm quan lớn có bao giờ con cái dám đạp lên đầu cha mẹ mình chăng?". Có lần quan dỗ dành: "Nếu ông đạp lên Thánh giá, ta sẽ cho đến trụ trì ở Chùa Non Nước". Cha đáp: "Tôi không biết gì về thần Phật, làm sao ở Chùa được". Quan lại hỏi: "Tại sao các ông khoét mắt người bệnh, và không thờ kính tổ tiên?". Cha bình tĩnh giải thích cho quan: "Xin quan đừng nghe những lời đồn đãi sai lạc, chúng tôi chỉ xức dầu trên mắt mũi, tai miệng và tay chân để xin Chúa tha các tội mà bệnh nhân đã dùng để phạm tội, còn với tổ tiên, chúng tôi hằng cầu nguyện bằng các việc lành, chỉ có điều là chúng tôi không cúng quả, vì biết rằng cha mẹ chẳng trở về ăn uống thứ gì được nữa".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #59
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
58. Lôrensô Ngôn (1840-1862)

Lôrensô Ngôn, Sinh năm 1840 trong một gia đình đạo dức thuộc xứ Lục Thủy (huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định), bị xử trảm ngày 22/05/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 22/05.

Sức mạnh của đức tin

Hai mươi tuổi đời, người vợ trẻ yêu dấu còn đó, rồi cha mẹ đã bao năm dưỡng nuôi mình nay đang cần người phụng dưỡng…Đó là nỗi ưu tư lớn của Thánh Laurensô Ngôn trong những ngày bị giam. Nhưng cũng trong những chuyện tích của nhiều vị tử đạo khác tại Việt Nam, sự yểm trợ tinh thần của những người thân quảng đại, nhiều khi lại là yếu tố rất quan trọng.

Gia đình anh Ngôn đồng ý cho anh đang chốn về thăm nhà, trở lại nhà giam để trình diện. Chính thân mẫu và người vợ hiền mà anh thương mến nhất, cũng đến hiện diện trong giờ hành quyết để khích lệ anh. Một lần nữa, chúng ta được chứng kiến sức mạnh của đức tin : Mạnh hơn bạo lực đàn áp, mạnh hơn mọi mất mát mà tinh thần và mạnh hơn cả sự chết.

Khôn Ngoan hay dại dột

Laurensô Ngôn chào đời năm 1840 trong một gia đình đạo dức thuộc xứ Lục Thủy (huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định), một xứ đạo lâu đời của giáo phận Trung. Song thân là ông Đaminh và bà Maria Thảo. Anh đã lập gia đình và là một gia trưởng gương mẫu yêu thương vợ con. Một lần anh bị bắt và bị buộc chối đạo, có lẽ vì nặng lòng với gia đình, nhưng lại không thể bất trung với Chúa, anh đã hối lộ tiền cho quan để được tự do.

Cuộc bách hại đạo thời vua Tự Đức ngày càng khốc liệt. Chiếu chỉ cấm đạo cuối cùng vua ban hành ngày 05.08.1861 đã gieo rắc biết bao khốn khổ đau thương cho những người dân vô tội. Chiếu chỉ này làm cho hầu như các cơ sở của Giáo Hội bị tàn phá hoặc bị tịch thu. Hầu hết tài sản ruộng đất của người Công Giáo bị cướp bóc đốt phá và phân chia cho người ngoại giáo. Giáo hữu bị thích hai chữ "Tả Đạo" vào má, và cứ năm người ngoại giáo quản lý một tín hữu. Giáo hữu, tu sĩ bị bắt, và đa số bị chết rũ tù hoặc tử đạo, một số chốn lên rừng sâu chết đói hoặc chết bệnh dần dần… Trong lịch sử bách hại của giáo hội hoàn cầu, hiếm có nơi nào bị bách hại vừa tinh vi vừa tàn bạo như thế.

Vào giai đoạn cao điểm này, anh Laurensô Ngôn đã bị bắt quân lính ; lần thứ hai ngày 08.09.1861, anh bị giải về phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Trong tù vì lo lắng cho gia đình, anh tìm cách trốn về để trấn an và khuyến khích cha mẹ, vợ con bền chí trung thành với đức tin, rồi anh trở lại trại giam. Quan truyền lệnh đóng gông và giải anh sang nhà giam An Xá, thuộc huyện Đông Quan.

Trong ngục tù, anh Ngôn chịu nhiều khổ nhục vì danh Thày Chí Thánh. Thế mà anh vẫn chưa lấy làm đủ, anh còn ăn chay mỗi tuần ba lần, va anh thường hối tiếc ăn năn mỗi khi hồi tưởng những lầm lỗi trước đây. Ngoài ra, anh Ngôn luôn an ủi khích lệ các bạn tù can đảm chấp nhận mọi cực hình, đừng bao giờ xúc phạm đến Thiên Chúa. Lời anh còn được cac bạn tù nhắc nhở : "Chúng ta hãy bền vững kiên trì, dù bị đòn đánh tra tấn giã man. Chúng ta hãy lo lắng sợ hãi khi nghĩ tới tội chà đạp Thánh Giá ".

Lần kia quan án gọi anh và dụ dỗ : "Anh còn trai trẻ, sao lại dại dột muốn chết ? Hãy bước qua Thập Tự, anh sẽ được trả về với gia đình". Anh ngôn trả lời:

"Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa tể trời đất. Thập Giá là phương thế Thiên Chúa đã dùng để cứu độ nhân loại, tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Nếu quan cho tôi sống tôi cám ơn quan, còn không, tôi sẵn sàng vui lòng chịu chết vì đức tin vào Chúa tôi".

Trong một cuộc tra tấn khác, khi quân lính tìm cách bắt anh chà đạp lên Thánh Giá thì lúc đó anh lại qùy phục xuống và kính cẩn cúi lậy Thánh Giá. Thái độ trung tín, hiên ngang đó khiến các quan càng tức giận, họ đã lên án trảm quyết anh.

Vinh hiển vĩnh hằng

Tám tháng rưỡi sau ngày bị bắt, người tôi trung Lourensô Ngôn đã được diễm phúc đổ máu ra vì danh Đấng đã hy sinh mạng sống cho anh cùng toàn thể nhân loại. Trước sự chứng kiến của hai người thân nhất: thân mẫu và người vợ hiền, anh Ngôn đã hiên ngang bước ra pháp trường An Triêm (Nam Định) lãnh phúc tử đạo ngày 22.05.1862.

Tại kinh thành Muôn Thuở Vatican, trong Vương Cung Thánh Đường Phêrô, ngày 29.04.1951, người thanh niên can trường Laurensô Ngôn đã được vị đại diện Đức Kitô dưới trần gian, Đức Piô XII suy tôn lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

"Ước gì những người chịu đau khổ vì nghèo khó tật nguyền, đau yếu và người thử thách khác: chịu bách hại vì công chính, cũng biết kết hợp cách đặc biệt với Chúa Kitô, Đấng đã chịu đau khổ để cứu chuộc thế giới. Vì Chúa đã tuyên bố họ là người có phúc, và vì Thiên Chúa của mọi người ơn phúc, Đấng đã kêu gọi chúng ta đến sự vinh hiển muôn đời trong Chúa Giêsu Kitô, sau khi chúng ta chịu khổ trong thời gian ngắn. Chính ngài sẽ làm cho chúng ta hoàn hảo, vững chắc và mạnh mẽ (1Pr 5,10)". (Hiến chế giáo hội, số 41).

Đúng 100 năm sau cái chết kiên cường của người thanh niên trẻ trung : Laurensô Ngôn, lời huấn dạy của công đồng chung Vatican II như đã lập lại chính những gì mà anh Ngôn cùng bao vị tử đạo thời đại anh đã thể hiện.

Trường thi tử Đạo.

Lôrensô Ngôn gia đình đạo đức
Sinh Canh Tý (1840) tá túc Thiên Trường
Chính làng Lục Thủy quê hương
Gần Thành Nam Ðịnh kiên cường Việt Nam

Lập gia đình đảm đang gia trưởng
Thương vợ con định hướng đề ra
Tề gia đạo đức thật thà
Yêu người mến Chúa phải là thành tâm

Anh khiêm tốn, âm thầm sống đạo
Phải mẫu gương loan báo đức tin
Phúc âm lời Chúa hướng tìm
Hằng ngày khẩn nguyện, trái tim nhân lành

Vua cấm đạo nên anh bị bắt
Chúng giải đi trói chặt tay chân
Thương vợ con nghĩ xa gần
Tôi trung với Chúa hai phần phân vân

Anh hối lộ quan quân tiền chuộc
Ðược tự do thân thuộc mừng vui
Họ hàng chia sẻ ngọt bùi
Bà con bạn hữu, ngọt bùi ủi an

Ðây hồng phúc, Chúa ban tử đạo
Có đâu ngờ ai báo lên quan
Lần hai bị bắt tống giam
Xuân Trường Nam Ðịnh gian nan ngục tù

Tìm cách trốn khỏi khu ngục thất
Về gia đình thân mật ủi an
Mẹ cha với vợ con bàn
Trung thành với Chúa, vững vàng đức tin

Rồi sau đó anh tìm trở lại
Vào nhà giam quan lại trói gông
Roi đòn tra tấn hội đồng
Bắt anh quá khóa nếu không, tử hình

Anh Ngôn vẫn trọn tình đoan hứa
Mãi tôn vinh Thiên Chúa trên Trời
Ngài là Chúa Tể muôn nơi
Sẵn sàng chịu chết muôn đời tôn vinh

Quan tức giận, bực mình trảm quyết
Nhưng anh Ngôn cương quyết hy sinh
Hai người thân thiết gia đình
Vợ hiền với mẹ nghĩa tình chứng nhân

Phúc tử đạo lãnh phần Nhâm Tuất (1862)
Tại Thành Nam đẹp nhất đời trai
Ðức Thánh Cha (Piô) thứ mười hai
Suy tôn Tân Mão (1951) cho Ngài hiển linh

Lời bất hủ: Quan xét xử và đưa lời dụ dỗ, anh nông dân trai trẻ chất phác trả lời: "Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa cả trời đất, Thập giá là phương thế Thiên Chúa đã dùng để cứu độ nhân loại, tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Nếu quan cho tôi sống, tôi cảm ơn quan, còn không, tôi sẵn sàng vui lòng chịu chết vì đức tin vào Chúa tôi".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #60
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
59. Luca Vũ Bá Loan (1756-1840)

Luca Vũ Bá Loan, Sinh năm 1756 tại Trại Bút, Phú Ða, Linh mục, bị xử trảm ngày 5/06/1840 Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII suy tôn cha Luca Vũ Bá Loan lên bậc Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 5/06.
Ðức Cha Jeantet (Khiêm) nói về linh mục Loan: "Sau khi xem xét những việc Cha Loan đã làm từ khi chịu chức linh mục cho đến khi tử đạo, tôi tin chắc rằng không có linh mục Việt Nam nào có thể sánh được với ngài. Thật vậy, suốt đời tận tụy lo việc thiêng liêng cho giáo dân, lúc 84 tuổi cha còn dâng mạng sống mình làm chứng đạo thánh Chúa".

Cha sinh năm 1756 tại làng Bút Quai (Bút Thượng) thuộc xứ Bái Vàng. Không ai còn nhớ được cha mẹ và tuổi thiếu thời của cha, chỉ biết rằng ngài học thần học ở Sở Yên Duyên gần Thăng Long. Ngài được thụ phong linh mục dưới thời Tây Sơn, sau đó làm phó xứ Nam Xang sáu tháng, xứ Song Nương mười năm, và xứ Kẻ Vồi giúp Cha Liêm đến năm Ðức Cha Longer chia xứ đặt Cha Loan làm chính xứ Kẻ Sở, cho đến khi bị bắt. Lúc 84 tuổi theo lời khai của Cha Loan thì ngài học với Ðức Cha Longer (Gia) ở Phú Ða và Ðông Bao (Kẻ Bèo).

Theo chứng từ của Cha Luca Triệu, ở với Cha Loan từ bé, thì Cha Loan luôn ngước mắt lên trời khi đọc kinh cầu nguyện, không để ý gì đến người hay sự việc chung quanh. Sau thánh lễ ngài thường cám ơn lâu giờ, có chú nào đến quạt hay không, người không bao giờ để ý chú đến và đi lúc nào. Áo quần của cha rất đơn sơ, dù cũ kĩ rách nát ngài cũng không muốn thay cái mới. Ngài thường nói: "Bao lâu còn mặc được thì còn dùng được không cần gì mà phải bỏ đi".

Ngài dâng lễ rất khoan thai chậm rãi, các thầy có kêu ca thì ngài đáp: "Chúng ta là những tôi tớ của Chúa dưới thế trần nàỵ Có việc nào cấp bách mà các con phải hối thúc cha làm lễ nhanh? Thánh lễ Misa là của lễ cao qúi và lớn lao nhất vì thế chúng ta phải dâng với tất cả sự xứng đáng".

Mỗi ngày ngài có một thứ công việc tay chân để làm. Tính ngài rất dịu dàng, không bao giờ la mắng người giúp việc dù bé nhỏ. Ngài ăn chay và bắt mọi người trong nhà cũng ăn chay mỗi thứ Sáu quanh năm, sau lễ ngài hỏi han các người trong nhà cách thức nguyện ngắm và khuyên nhủ về cách sống, đặc biệt là nhân đức trong sạch.

Vẫn theo chứng từ của Cha Triệu, Cha Loan rất khiêm nhường. Khi được chỉ định làm cha sở ngài đã lên xin dức cha ba lần để chỉ cha khác thay, ngài nói: "Con chưa biết coi sóc chính con, làm sao con dẫn dắt người khác".

Vì thế ngài giao mọi việc cho thầy cai và chỉ lo lắng đến việc thiêng liêng cho người nhà và giáo dân. Ngài không biết đồ dùng có những gì, nhưng mỗi ngày thứ Bẩy ngài bắt cả nhà phải lau chùi xếp đặt cho có thứ tự. Khi ngài có cha phó thì ngài nói với các đấng: "Tôi đã già lão, tôi xin nhường lại mọi sự cho cụ coi sóc như cụ chính vậy, mọi người nhà và cả tôi nữa thì cũng thuộc về cụ".

Cha Triệu còn làm chứng rằng ngài dậy dỗ người nhà rất cẩn thận, cấm đàn bà vào trong nhà xứ cũng như cấm người nhà Ðức Chúa Trời ăn trầu do các cô mời. Mỗi tháng đọc luật nhà một lần, mỗi năm cấm phòng một lần. Con cái cha có tới mười người làm cụ. Với giáo dân ngài nhiệt thành lo phần rỗi cho họ, quanh năm đi làm tuần đại phúc, chăm chỉ giảng dậy trong các thánh lễ, hỏi han từng nhà xem họ có đọc các kinh và lần hạt không. Thầy già Micae Lê Văn Toàn, ở với cha mười sáu năm, kể lại là ngài thường ví mình như con chó của Chúa, phải la lên phải sủa không ngừng hay ví mình như con gà của Chúa cúc rúc gọi đàn con. Ngài thường nói: "Các tín hữu là con cái tôi, lại không biết nghe lời tôi bảo ban họ sao?"

Ngài đặc biệt chú trọng việc dậy giáo lý cho trẻ em, khuyên bảo người khô khan tội lỗi trở lại.

Về lòng nhiệt thành giúp linh hồn người ta, Cha Gauthier còn kể lại một tích này: "Một lần ngài mắc bệnh phải nằm liệt trong giường nhưng khi nghe có một người trong xứ bị bệnh thổ tả, ngài chỗi dậy đi giúp họ ngay tức thì. Người nhà ngăn cản: - 'Nhưng mà cha đứng không nổi làm sao đi được?' - 'Vậy các con hãy khiêng cha đi.’

Tới nhà bệnh nhân thì ngài bất tỉnh khoảng một tiếng. Khi tỉnh lại ngài hỏi ngay xem người bệnh còn sống không. Biết là còn sống ngài liền bảo họ đem bệnh nhân đến gần để ngài ban phép sau cùng cho người sắp chết".

Ngày 10-1-1840 đang khi Cha Loan ngồi tại nhà ở Kẻ Chuông để chờ Cha Phái đến giải tội vì ngài vừa mới cấm phòng năm xong, bá hộ Khang và ký lục Cường vào nhà xứ lấy lý do đến thăm người bạn học cũ. Cha Loan pha trà mời họ uống. Sau đó họ mời cha xuống thuyền để về Kẻ Bún là làng của Bá Khang. Giáo dân biết là cha bị bắt nhưng không có cách nào đánh tháo được. Giáo dân xin chuộc nhưng Bá Khang đòi hai nghìn quan trong khi đó Ký Cường không muốn tha, vì có ý bắt nộp ngài để chuộc tội với quan. Cha Loan thấy tốn nhiều tiền mà dân chúng lại nghèo nên nói với họ là không có tiền. Họ bắt Thầy Hạnh đi theo và giữ ở nhà Bá Khang ba ngày, tiếp đãi rất tử tế. Một việc lạ xảy ra là khi Bá Khang thấy có khăn thánh trắng sạch lại có hồ cứng mới bảo đầy tớ đem ra bể giặt để ông dùng làm khăn tay. Khi đầy tớ vừa nhúng xuống nước thì bể xây bằng gạch tự nhiên vỡ ra gây một tiếng nổ lớn.

Bá Khang giải Cha Loan lên huyện Phú Xuyên nhưng quan huyện không muốn nhận việc, Bá Khang và Ký Cường lại dẫn giải Cha Loan lên phủ ở tỉnh Hà Nội. Sau khi hành quyết Cha Loan, Micae Lê Văn Toàn, là người theo giúp cha, đã bỏ tiền mua nơi Ký Cường bản sao tờ án. Nội dung bản tường trình của quan Phủ và quan án Quang như sau: "Ký Cường là quan bát phẩm có tội đã xin được tha tạm đi dọ thám và bắt những kẻ bất lương để chuộc tội. Bá Khang, chủ tiệm Quang Kí ở đường Velieri, đã giết vợ và bị kết án giảo giam hậu cũng đã xin được tự do để đi bắt những người có tội lập công. Ngày mùng 5, Minh Mệnh nguyên niên thứ 20, hai người này đến tổng Thịnh Ðức, huyện Phú Xuyên tình cờ bắt gặp một ông lão già ở ngoài đường có mang một gói đồ. Khi hỏi tên tuổi ông lại bỏ chạy nên đã bị bắt giữ. Ông không chịu khai gói đồ bên trong có những gì nên hai người nói trên đã mở gói đồ ra và thấy có nhiều đồ đạo: năm cuốn sách chữ Âu, một lá thơ, một bộ áo và một thánh giá. Lúc đó ông lão già mới khai gói đồ thuộc về mình: 'Tôi người làng Trại Bụt theo học đạo tại Phú Ða với đạo trưởng Gia, sau đó lại học ở Ðông Bao và được đạo trưởng Gia cho làm đạo trưởng. Trước khi bắt đạo, tôi đi đây đó dậy đạo, bây giờ không còn nhớ tên những nơi nào nữa. Từ khi vua cấm ngặt không còn ai tiếp chứa tôi nữa, tôi phải đi trốn ở các chùa, quán. Lần này tôi không may bị các ông bắt, tôi xin nộp mình'.

Ngày 11-12, Minh Mệnh nguyên niên thứ 20, ký lục Cường, chủ tiệm Quang Kí và cai tổng Thịnh Ðức tên là Phạm Bá Chấn đã giao nộp đạo trưởng Vũ Bá Loan ra công đường nhưng tên này vẫn một mực không chịu đạp ảnh, lại còn xin được chém đầu ngay. Chúng tôi xét là luật quốc gia nghiêm ngặt và người này không hề muốn đạp ảnh thì phải khép án chém đầu tức khắc. Mặc dù tên này đã ngoài 70 nhưng chính hắn đã xin như vậy, nên chúng tôi thuận theo. Chúng tôi xin thỉnh ý đại quan Bộ Hình cho ý kiến để chúng tôi thi hành".

Bản tường trình của quan dĩ nhiên có nhiều chi tiết không hoàn toàn đúng với sự thật. Cha Loan bị tra vấn cả thảy hai lần: Lần đầu vào ngày 11-12 âm lịch, và lần thứ hai một tuần lễ sau. Theo chính lời Cha Loan kể lại với Thầy Toán khi họ hỏi về quê quán của cha thì cha đã trả lời giống như bản tường trình. Trong cả hai lần quan tuần và quan án đều ép buộc cha đạp ảnh. Quan nói: "Ông đã già lão, nếu muốn sống thì hãy mau đạp ảnh, bằng không thì sẽ phải giam tù và chịu hành quyết nữa".

Cha Loan đáp: "Vâng tôi đã già, nhưng đó không phải là lý do để muốn sống thêm, tôi cũng không muốn đạp ảnh Chúa tôi dưới chân. Nếu các quan thương, tôi rất biết ơn, trái lại nếu các quan muốn lên án tử, tôi sẵn sàng và còn vui lòng nữa".

Trong lần thứ hai, quan còn hỏi đến các lẽ đạo. Cha Loan đã cắt nghĩa cho quan là con người phải thờ lạy và yêu mến Thiên Chúa, trọng kính vua, quan, và thảo kính cha mẹ. Có lần quan hỏi: "Ông là người sinh ra ở nước này và có lệnh vua cấm đạo Kitô, sao ông lại không vâng lời còn đi truyền đạo ngoại lai để rồi vua sẽ trừng phạt với án xử tử?"

Cha Loan đáp: "Tôi là một người Kitô. Trong bất cứ thời buổi nào tôi cũng thờ kính Chúa tôi mà cả trời và đất này phải tùng phục. Ðó là đức tin ghi sâu trong tâm khảm. Nếu vua quan truyền lệnh gì hợp với lẽ phải, tôi sẽ vâng lời ngay, còn những điều gì nghịch lại với Chúa tôi, tôi thà chịu chém đầu còn hơn là nói một lời chống lại Ngài".

Trước khi mang ra pháp trường hành quyết, quan còn dụ dỗ cha bước qua ảnh thánh giá nhưng ngài đáp: "Tôi vui mừng vì tôi mong mỏi ngày giờ này đã từ lâu. Không những tôi vui mừng giờ đã đến mà suốt đêm vừa qua tôi đã cảm thấy sự sung sướng và tràn đầy nghị lực".

Ðời sống trong tù ở Hà Nội tương đối dễ thở hơn những nhà tù ở Ninh Bình và Nam Ðịnh. Hơn nữa Cha Loan được mọi người thương nên không hề bị đánh đập lần nào. Ban đầu cha phải đeo gông bằng gỗ xoan hơi nặng, nhưng nhờ các thầy đút tiền, về sau cha không phải đeo gông nữa, chỉ có ba đêm cha bị cùm chân. Chính quan án xuống nhà giam gặp cha và khi thấy ngài đứng lên lạy chào, quan án phải vội xin ngài đừng có lạy chào ông, và truyền cho quân lính phải lễ độ với ngài. Ngài cũng xin quan án trả lại cuốn sách lễ để đọc các bài đọc hàng ngàỵ

Ở trong tù ngài rất siêng năng đọc kinh. Ai đến thăm lúc ngài đang đọc kinh cũng phải chờ, có khi nửa giờ. Sau khi hỏi han những việc ở ngoài, Cha Loan thường khuyên họ chịu khó đọc kinh sáng tối. Ngài nói với Thầy giảng Toán: "Thiên Chúa nhân lành đã ban cho cha niềm vui vô cùng lớn lao, đã cho cha được ơn chết lành. Phần con, hãy ráng sức mà trung thành với đạo thánh, để cũng được chết tốt lành".

Giáo dân có mang cơm nước hay bánh trái cho ngài, ngài đều chia cho các bạn tù và lính canh. Giáo dân mến ngài, muốn có kỉ vật của ngài để lưu giữ sau này, đã may quần áo cho ngài mặc, rồi khi ngài tử đạo họ giữ lại làm của gia bảo trong nhà. Có nhiều họ đạo cử người đến xin ngài cho phép họ đạo của mình được lĩnh xác về chôn cất trong họ đạo nếu sau này ngài chết, nhưng ngài thường bảo họ: "Xác cụ là đất, là vật hèn, lúc chết rồi thì tanh hôi chỉ làm mồi cho ruồi bọ còn xin làm gì?"

Dân làng Chuông Trung cũng đến xin ngài: "Các bậc huynh thứ trong làng cậy con xin với cụ: Dù hôi hám mặc lòng làng cũng xin rước về".

Họ may mắn được Cha Loan đồng ý và ký vào giấy khiến các họ khác phải ghen tuông. Hồi cuối tháng Hai, Cha Loan bị ốm và chân xưng lên, quan coi ngục đã trình với quan án cho phép một người thuộc họ Chuông Trung được thường xuyên ở trong tù săn sóc cho cha.

Cha Loan ở trong tù được 5 tháng thì án của ngài được bộ và vua châu phê. Ðêm thứ Năm rạng ngày thứ Sáu, Cha Loan không ngủ, mắt ngước lên trời cầu nguyện. Lúc gà gáy, một tên lính đến báo cho ngài biết án tử của ngài đã về tới tỉnh. Ngài nói với người săn sóc: "Hôm nay cha sẽ không ăn gì hết, thức ăn không còn giúp gì cho thân xác sắp sửa làm mồi cho sâu bọ nữa. Cha ăn chay để lấy sức thiêng liêng chuẩn bị đón nhận niềm hạnh phúc cha mong chờ đã từ lâu".

Thầy Huệ kể lại chiều hôm sau Cha Loan bảo làm một hộp trầu mời các lính canh để cám ơn họ. Tới lúc ra pháp trường ông cai đội xin cặp kính cha đang đeo, ngài lấy ra trao cho ông ngay. Ðể tỏ lòng kính trọng Cha Loan, quan có nhiệm vụ giám sát không dám cỡi ngựa mà chỉ bắt lính dắt theo sau. Ông còn truyền quân lính khiêng cha trên võng, hai bên có lính cầm quạt che. Tới nơi xử là Ô Cầu Giấy, quan bảo lựa một chỗ sạch sẽ rồi cho giáo dân trải chiếu mới trên một mô đất. Có rất đông giáo dân và lương dân đến chứng kiến. Quan giám sát để cha tự do chuẩn bị. Cha quì gối cầu nguyện nửa giờ. Lý hình trói tay cha và buộc vào cọc đàng sau. Mười tên lý hình được lệnh thi hành đã trốn đi mất, quan phải bắt một người miền Nam tên là Minh làm nhiệm vụ. Tên này cúi đầu thưa Cha Loan: "Thưa cha, con bị cưỡng ép làm theo lệnh vua, con sẽ ráng hết sức chém cho ngon ngọt, và khi cha về trời xin cha cầu nguyện cho con".

Sau một lát gươm, đầu cha rơi xuống, giáo dân chạy vội vào lấy khăn vải hứng máu để máu khỏi rơi xuống đất. Họ còn lấy mọi sợi cỏ đem về. Hôm ấy là ngày 5-6-1840.

Giáo dân Chuông Trung đã chuẩn bị sẵn sàng đưa xác cha về an táng. Trước hết giáo dân ở tỉnh đem về Kẻ Sét để khâu đầu ngài lại và tẩm liệm, rồi có phường nhạc bát âm đưa xác ngài đến đầu làng Chuông Trung. Họ Chuông Thượng định cướp xác nhưng không được. Xác ngài được chôn trong nhà thờ Chuông Trung, gian thứ nhất.

Sau này có một người mù tên là Tôma Nguyễn Văn Hà đã quả quyết là mình được khỏi mù do sự bầu cử của Cha Loan. Khi Ðức Cha Retord đi kinh lý đến làng Kẻ Lương, bạn bè đến khuyên bảo người mù: "Từ lâu ông không có giữ đạo, nhưng nhân dịp có đức cha về Kẻ Lương ông đi với chúng tôi đến gặp ngài để xin phép lành và may ra trừ khỏi được bệnh này".

Khi gặp đức cha, ngài cũng nói với ông là chỉ có thuốc thiêng liêng mới chữa lành được. Ông nghe lời xin xưng tội rồi dự lễ và rước lễ. Sau đó đức cha còn dặn ông về nhà làm việc lành kính Cha Loan, đọc kinh Lạy Nữ Vương, kinh Thiên Thần Bản Mệnh, kinh Lạy Cha và 5 kinh Kính Mừng. Về nhà ông đọc kinh như đức cha đã chỉ, lúc thì tại mộ của Cha Loan, lúc thì ở trong nhà. Năm ngày sau đức cha khởi công xây nhà thờ, người ta bảo ông ra trông coi việc xây cất. Ông nói các chỉ thị. Ngày hôm sau khi thợ vừa lấy mực xong đưa cho ông coi, tức thì ông thấy rõ tất cả, không còn bị mù lòa như trước.

Đức Lêo XIII suy tôn cha Luca Vũ Bá Loan lên bậc Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Vũ Bá Loan sinh năm Bính Tý (1756)
Tại Bút Quai, giáo xứ Bút Ðông
Thiếu thời tin kính cậy trông
Dâng mình nhà Chúa ngài không ước gì

Qua nhiều năm thực thi chủng viện
Ở Kẻ Bèo đối diện Phú Ða
Thụ phong linh mục tài ba
Nam Xang giúp xứ khoảng là nửa năm

Sau về giúp siêng chăm xứ mới
Cha già Liêm tiến tới Kẻ Vôi
Xứ này lại được chia đôi
Kêu là Kẻ Sở giao rồi Cha Loan

Cha sống thọ Chúa ban tám bốn
Tóc bạc phơ nơi chốn nhà giam
Quan quân hội ý họp bàn
Ðều kêu bằng cụ, bỏ đàng tấn tra

Ngày hành quyết cáng ra để xử
Phòng lý hình đề cử mười ông
Tất cả mười trả lời không
Biết rằng bị phạt mười ông chối từ

Ðao phủ mười một như ngần ngại
Cầm gươm dài tiến lại bên Cha
Cho tôi xin lỗi thứ tha
Thi hành phận sự chẳng là ý tôi

Liền sau đó một hồi chiêng trống
Cha nguyện cầu tay chống gậy quỳ
Nhát gươm tiễn biệt Ngài đi
Hồng ân tử đạo đón đi Nước Trời

Phúc tử đạo sáng ngời Canh Tý (1840)
Sáu mươi năm giáo lý loan truyền
Hồng ân Canh Tý (1900) ưu tiên
Suy tôn Chân Phước ở miền Bút Ðông

Theo di chúc chôn ông xứng đáng
Xứ Kẻ Chuôn an táng thi hài
Máu đào rạng rỡ tương lai
Cha Loan gương mẫu của Ngài kiên trung

Lời bất hủ: Các quan khuyên cha chà đạp lên Thánh Giá. Cha chỉ tìm cách nói khéo đi rằng: "Các linh mục nuôi tôi và Ðức Cha truyền chức cho tôi thì đã chết cả rồi, địa chỉ tôi thì nay đây mai đó, chỗ nào không chứa, tôi ẩn vào chùa nọ đình kia. Riêng việc quá khoá thì thưa quan, tôi là đạo trưởng làm sao tuân điều đó được". Khi quan hỏi tại sao đi đạo ngoại quốc, cha trả lời: "Tôi chẳng theo Chúa nước nào cả, tôi chỉ thờ Chúa trời đất, Chúa của muôn dân thôi".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #61
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
60. Luca Phạm Viết Thìn (1820-1859)

Luca Phạm Viết Thìn (Cai), Sinh năm 1820 tại Quần Cống, Nam Ðịnh, là một giáo dân, giữ chức vụ Cai Tổng, bị xử giảo ngày 13 tháng 1 năm 1859 cùng với cha của mình la Đaminh Phạm Trọng Khảm tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 13/01.

Thánh Luca Thìn, tên được viết là Phạm Viết Thìn theo bản án của triều đình, là con của cụ quan án Ða Minh Khảm và bà Agnes Phương, thuộc họ Ðức Bà xứ Quần Cống, tỉnh Nam Ðịnh. Nhà giầu nên ngài được học hành đến nơi đến chốn, làm chánh tổng mới có 30 tuổi. Ngài lập gia đình với cô Maria Tâm. Nhưng chức vụ chánh tổng bắt ngài phải đi nhiều nơi và vì tuổi trẻ ngài đã có vợ lẽ. Sau ba năm bị ốm nặng ngài hứa với Chúa sẽ sửa đổi cuộc sống. Ngài từ bỏ vợ lẽ và theo lời cha giải tội ngài đã sống cuộc đời đạo hạnh.

Ngày 28 tháng 4 năm Tự Ðức thứ mười một (6-1858), Ðức Cha Sampedro nhờ Luca Thìn là người thông thạo quan trường, lên tỉnh Nam Ðịnh xin với quan thượng Tân nhân nhượng cho người Công Giáo, và cam đoan rằng người Công Giáo hết lòng trung thành với vua và không khởi nghịch. Nhưng rủi thay lúc ấy xảy ra vụ một người Công Giáo nổi loạn ở Cao Xá khiến quan thượng Tân giận dữ bắt giam Luca Thìn, và coi người Công Giáo là lũ phản nghịch. Lúc ấy có tin đồn là làng Quần Cống chứa chấp thừa sai nước ngoài, quan ra lệnh đi vây làng Quần Cống. Quả thực lúc ấy có Ðức Cha Sampedro và Cha Estevez đang ẩn trốn ở đây.

Trong khi lính đi vây làng thì Luca Thìn đã bị quan thượng tra hỏi ba lần. Bị ép buộc đạp ảnh thánh giá, Luca Thìn một mực từ chối nên bị xích lại và giam trong tù. Ngài thản nhiên viết tờ giấy nói rõ sự khảng khái của mình: "Tôi sẵn sàng chịu mọi hình khổ kể cả cái chết khổ cực nhất, nhưng không bao giờ chối bỏ đạo của tôi. Chính tay tôi viết. Luca Thìn". Vì thế quan sai thêm lính đến bắt họ hàng của Luca Thìn. Những người ngoại đạo trong tù khuyên ngài chối đạo để giữ của cải và mạng sống. Ngài nói: "Xin các bạn để tôi yên và đừng nói với tôi điều này nữa, tôi thà mất của cải, chịu mọi cực khổ dữ dằn nhất hơn là đang tâm phạm đến ảnh thánh của Chúa tôi. Tôi tuyên xưng rằng tôi không có gì khác hơn là ước muốn được đổ máu ra vì đạo thánh của tôi".

Ðầu tháng 7, cụ án Khảm là cha ngài cũng bị bắt với một số người tín hữu làng Quần Cống và được đem đến Nam Ðịnh. Luca Thìn lại bị các quan đem ra luận xử với cha mình. Thấy cha mình cũng bị bắt vì Chúa thì ngài mừng rỡ chào cha mình và can đảm xưng đạo trước mặt ba quan lớn.

Vài ngày sau, hôm 7-7, Ðức Cha Sampedro cũng bị bắt và giải về tỉnh Nam Ðịnh. Các quan đem Luca Thìn ra đối chất với đức cha. Không sợ các quan, Luca Thìn quì gối kính cẩn chào đức cha, vị chủ chăn khả kính. Quan giận dữ sai đem về ngục, bắt chịu nhiều hình phạt hơn nữa.

Suốt trong bốn tháng mười ngày, các vị anh hùng Quần Cống sống chung với nhau trong cảnh tù đầy, khích lệ nhau can trường.

Ngày 13-1-1859, quan ra lệnh đem các ngài đi hành quyết. Luca Thìn không biết các quan xử mình vì tội gì nên xin được gặp quan lớn. Ngài nói với quan: "Xin quan lớn cho biết vì tội gì mà tôi bị xử tử?"

Quan đáp lại là vì tội phản nghịch, đem thừa sai ngoại quốc vào trong nước. Ngài bác lại: "Chúng tôi có tiếp đón đạo trưởng tây phương và theo đạo Công Giáo, nhưng chúng tôi không bao giờ manh tâm chống lại vua".

Quan lại nói: "Nguyên điều này ngươi cũng đáng chết vì có lệnh của vua cấm theo đạo và ngươi không chịu đạp ảnh".

Ðến đây Luca Thìn nghe biết mình chịu chết vì đạo thì vui mừng khoanh tay chào các quan và xin cho mình được chết vì đạo. Sau đó ngài lấy ảnh thánh giá trong ngực ra cầm ở tay, hiên ngang đi ra pháp trường, như một dấu xưng đạo và thống hối công khai.

Theo thư của Thánh Giám Mục Berrio-Ochoa viết ngày 2-8-1859 thì cùng bị xử trong ngày 13-1-1859 có cha con Thánh Khảm, Thìn, hai anh em cột chèo Giuse Tả, Khoá Sơn và Lý Lê cùng bốn giáo dân khác thuộc địa phận Tây.

Có người cho rằng cụ Án Khảm và Giuse Tả có liên hệ anh em (xin xem báo Trái Tim Ðức Mẹ số 109 tháng 1-1987 trong lá thư ngỏ), sự thực theo các tài liệu chính thức thì không có tài liệu nào nói tới liên hệ anh em giữa cụ Án Khảm và Giuse Tả.

Trường Thi Tử Đạo

Cai Phạm Trọng Thìn con cụ Án
Trí thông minh xứng đáng Tổng Cai
Chuyên cần tầm vóc đẹp trai
Quen nhiều quan lại vấp sai lỗi lầm

Lòng thay đổi tà tâm vợ nhỏ
Là cô Trung, Thìn ngó thấy xinh
Quê Trà Lũ đã liều mình
Thờ ơ việc đạo, coi khinh vợ nhà

Nghe tin đó Bố già khuyên nhủ
Cha ngồi tòa khuyên dụ thành tâm
Ăn năn sám hối lỗi lầm
Thật lòng Chúa sẽ dắt cầm tay con

Rồi từ đó vuông tròn trách nhiệm
Ông trở thành thánh thiện mẫu gương
Gia đình trên thuận dưới nhường
Cai Tổng uy tín yêu thương nghĩa tình

Thìn với Bố Triều đình cho bắt
Cùng giáo dân bị dắt vô tù
Nhốt chung tất cả một khu
Khuyên nhau chịu khổ đòn thù dã man

Cai Thìn hỏi liên can án tội
Quan cho hay là lỗi chống Vua
Ông đề nghị bốn chữ chua
Bất khẳng quá khóa nhà Vua thực hành

Họ mừng rỡ vì danh Thiên Chúa
Là hồng ân chan chứa ban cho
Pháp trường chung một chuyến đò
Lý hình xử giảo đầy no ơn lành

Thánh Tử đạo lưu danh đất Việt
Tưới vun trồng oanh liệt máu hồng
Ðức tin cứu độ cậy trông
Thiên đàng Chúa thưởng con Rồng cháu Tiên

Phạm Trọng Thìn sinh Niên Canh Thìn (1820)
Tại Quần Cống áo mão Tổng cai
Luca tên thánh của ngài
Chịu tử vì đạo tháng hai Kỷ Mùi (1859)

Năm Tân Mão (1951) mừng vui Chân phước
Bỏ trần gian lãnh được Nước Trời
Roma phong thánh cho ngài
Lên hàng Á thánh an bài thiên cung

Lời bất hủ: "Tôi là Kitô hữu, tôi sẵn sàng chịu mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ. Chính tay tôi viết điều này. Luca Thìn".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #62
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
61. Matthêu Nguyễn Văn Phượng (1808-1861)

Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc) , Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém) ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 26/05.

Vì chính tôi đã tha thứ.

"Con ơi, hãy tha thứ. Đừng tìm báo thù kẻ tố giác cha nhé". Đó là lời trăn trối cuối cùng của thánh Emmanuel Lê Văn Phụng cho con trai trước khi bị xử chém. Noi gương Đức Kitô trên Thập Giá xin Chúa cha tha những kẻ hành hạ mình, thánh nhân nài nỉ các bạn hữu sống trọn vẹn giới luật bác ái Kitô Giáo : "Hãy tha thứ cho kẻ thù. Đừng báo oán những kẻ tố giác hay kết án tôi, hãy tha thứ, hãy tha thứ vì chính tôi, tôi đã thứ tha…"

Cho đến muôn đời, mẫu gương và lời nói đó sẽ mãi mãi vang vọng trong lòng người tín hữu Việt Nam.

Xanh vỏ đỏ lòng

Emmanuel Lê Văn Phụng sinh năm 1796 tại họ Đầu Nước, Cù Lao Giêng, tỉnh An Giang, thuộc trấn Châu Đốc, Nam Hà. Nhìn bề ngoài, ông Phụng không mấy hấp dẫn, vì vóc dáng có vẻ gân guốc, lại hay lớn tiếng với mọi người. Nhưng trái lại, nhờ tính cương trực, sự dứt khoát cũng như lòng nhiệt thành với việc chung, ông được bà con tín nhiệm đề bạt làm "câu" (Trùm) họ Đầu Nước. Đáp ứng lại sự tín nhiệm đó, ông Câu Phụng đã góp sức tổ chức giáo họ thêm lớn mạnh ngay trong thời bách hại đạo dưới thời vua Tự Đức.

Nhờ tài đức của ông, họ đạo đã tái thiết được ngôi thánh đường khang trang, cất nhà cho các nữ tu và trở thành khu trú ngụ khá an toàn cho các giáo sĩ. viên quan huyện địa phương một phần vẫn nhận tài trợ của ông, một phần đã thấy rõ sinh hoạt tôn giáo không có gì nguy hiểm, nên cho người báo tin trước khi phải kiểm tra theo lệnh trên, đủ thời giờ để các tín hữu cất dấu ảnh tượng và các vật dụng tôn giáo.

Tai họa bất ngờ

Thế nhưng có điều ông Câu Phụng không ngờ tới là món tiền thưởng của nhà vua vốn có một hấp lực với một vài lương dân trong vùng. Những ngày này chia nhau theo dõi nhà ông, mỗi đêm họ cử người leo lên cây xoài gần đó để quan sát, và họ đã toại nguyện. Cuối năm 1858, họ đã phát hiện một vị thừa sai ngoại quốc Pernot Định đang tạm trú tại nhà ông Câu.

Đêm hôm đó, khi mọi người đã an giấc, cha Pernot ra sân đi dạo để hít thở không khí trong lành và cầu nguyện giữa khí mát trăng sao. Đêm thanh như có phép màu làm tiêu tan đi những mệt nhọc ban ngày và giúp cha hướng về Đấng Tạo Hóa cao thẳm, thầm ước mong các tín hữu Việt Nam sẽ đông đúc như sao ở trên trời. Trước khi khép cửa để vào nhà nẩ nấp, cha còn nói với lại : "Chào các bạn tinh tú nhé. Thực là tồi tệ cho những ai bắt tôi phải sống thế này".

Thế là hai người rình rập hôm đó mừng rỡ, họ vội vã kéo nhau đi báo cho quan trấn phủ Châu Đốc. Họ tố gíac ông Câu Phụng chứa chấp Tây Dương Đạo Trưởng. Họ cũng không quên xin phái quan lãnh binh đi bắt, chứ đừng báo quan huyện, vì quan này thông đồng với Công Giáo.

Sáng ngày 07.01.1859, ông Câu Phụng chưa hay biết gì cả. Ngoài thừa sai Pernot, còn có cha Phêrô Quý (cha sở mới họ Đầu Nước). Đang trọ tại nhà ông. hai linh mục vẫn dâng lễ như thường. Sau đó, mới có người chạy về báo tin là quan quân Châu Đốc đi thuyền và đi bộ đang tiến đến nhà ông. Ông Phụng liền cử người đưa hai cha đi trước, nhưng cha Quý nhất định ở lại, vì nghĩ mình có thể trà trộn vào dân được, và tìm chỗ ẩn núp ngay trong nhà.

Đến khi quan quân ập vào hạch hỏi và dọa đánh chủ nhà, cha sở Quý tự ra trình diện. Thế là quân lính liền bắt trói ông Câu Phụng, cha Quý và 32 giáo hữu khác áp giải về Châu Đốc. Trước mặt quan, vì có người tố cáo, ông Câu khẳng khái xác nhận mình đã từng tiếp đón và cho thừa sai nước ngoài trọ tại nhà mình. nhưng sau đó, dù tra tấn hay dụ dỗ nhiều lần, ông nhất định không khai thêm chi tiết nào khác về các thừa sai, và cương quyếtk bỏ đạo.

Kỷ vật cuối cùng

Sau sáu tháng giam giữ, không hy vọng gì các tù nhân đổi ý, các quan trấn Châu Đốc làm án gởi về kinh đô xin xử giảo và vua Tự Đức châu phê liền. Ngày 31.07, linh mục Phêrô Đoàn Công Quý và ông Câu Lê Văn Phụng được đưa ra pháp trường Chà Và. Cả hai vị bình tĩnh, cha Quý vừa đi vừa đọc kinh Mân Côi, còn ông Câu thì dặn dò các bạn hữu tha thứ cho những kẻ hại mình.

Tại pháp trường, ông câu gặp các con mình. ông đeo vào cổ con gái – cô Anna Nhiên – ảnh Thánh Giá và nói: "Con ơi, hãy nhận lấy kỷ vật của ba. Đây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Anh này quý hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé".

Ông cũng dặn con trai, đừng chôn cất rầm rộ, và nhớ chôn ông bên cạnh cha sở của mình. Tiếp theo, hai chứng nhân của Chúa quỳ xuống cầu nguyện. Cha Quý giải tội cho ông Câu. Sau ba tiếng chiêng vang, vị linh mục bị chém dầu, còn ông Câu Emmanuel bị xiết cổ bằng dây thừng do hai người kéo.

Đức Piô X suy tôn hai vị tử đạo lên bậc Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Đặc biệt ông câu Emmanuel Phụng được đứng trong số sáu vị đứng đầu danh sách 117 hiển thánh tại Việt Nam.

Nghĩa cử quảng đại tha thứ của ông câu Emmanuel Lê Văn Phụng trước giờ tử đạo đã là bài giảng hùng hồn nhất về sự bao dung của đức bác ái Kitô giáo.

Trường thi tử Đạo.

Nguyễn Văn Phượng là ông Trùm họ
Sinh Mậu Thìn (1808) nơi trọ Quảng Bình
Thật lòng giúp đỡ đệ huynh
Anh theo Cha Ðiểm, như tình Cha con

Tuy tuổi trẻ vuông tròn tận tụy
Cha mai mối đã chỉ cho anh
Một người thiếu nữ hiền lành
Hôn nhân kết hợp đồng hành tề gia

Thời gian đó anh đà theo đạo
Ðược Cha Ðiểm, thông báo giáo dân
Vợ chồng hòa thuận chuyên cần
Dọn về bố vợ dễ phần mưu sinh

Ông đội Khiêm gia đình y sĩ
Sau ba năm quyết chí bán buôn
Gia đình sung túc tiến luôn
Thật là hạnh phúc Chúa tuôn vun trồng

Ông bà Phượng có đông con cái
Vẫn chu toàn khéo lái gia đình
Yêu người mến Chúa hy sinh
Bán buôn với khách đệ huynh thật thà

Xưng tội rước lễ đà nhắc nhở
Thăm bệnh nhân giúp đỡ bà con
Mỗi tuần thu xếp vuông tròn
Có người cháu gái là con tu dòng

Năm mươi tuổi long đong vợ mất
Xứ Sáo Bùn thật rất mến tài
Bầu ông Trùm họ quản cai
Khó khăn linh mục biết ai nhiệt tình

Ông phục vụ quên mình dân Chúa
Nhiều trẻ em, ông rửa tội cho
Tân tòng dậy dỗ chăm lo
Các Cha Thầy giảng, ông cho ở nhà

Trước cái chết người ta dự đoán
Ông mỉm cười, đâu ngán cứ làm
Hồng ân Chúa, sẽ thương ban
Cho người giáo hữu, đảm đang làm Trùm

Ra tới cửa lính cùm Trùm Phượng
Hai Cha con đồng hướng pháp trường
Lính cầm bản án tay giương
Lệnh quan la hét lẽ thường trói tay

Trùm Phượng nói, tôi đây khỏi trói
Ông quay sang, để trối ba con
Ủi an hãy sống cho tròn
Tôn vinh danh Chúa, hẹn còn gặp nhau

Hồi chiêng trống, vang mau kết thúc
Ðầu ông Trùm, tới lúc phải rơi
Ba con than khóc đã đời
Thi hài an táng, về nơi quê nhà

Phúc tử đạo quê ta Tân Dậu (1861)
Lấy máu đào để tậu Nước Trời
Ðức Thánh Cha Piô mười
Suy tôn Kỷ Dậu (1909) phong người thánh nhân

Lời bất hủ: Trước giờ tử đạo, ông Phượng khuyên các con đang quỳ khóc tiễn biệt như sau: "Các con của cha ơi, đừng khóc, đừng buồn làm chi, cha đã gặp vận hội may mắn. Anh em chúng con hãy sống thuận hoà, yêu thương đùm bọc nhau".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #63
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.334.245
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
62. Matthêu Ðậu (1702-1745)

Matthêu Ðậu (Matthaeus Alonso Leciniana) , Sinh năm 1702 tại Nava del Rey, Tây Ban Nha, Linh Mục dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 22/01/1745 tại Thăng Long dưới đời chúa trịnh Doanh, được phong Chân Phước ngày 15/04/1906 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 22/01.

Các lệnh cấm đạo năm 1750, 1754, và 1765

Cuối năm 1748, Trịnh Doanh đi thăm các trại lính thấy khẩu đại bác có chữ Âu Châu muốn biết xem là chữ gì liền ra lệnh tìm người Âu Châu. Cha Paleceuk Dòng Tên được đưa đến để giải thích các chữ viết, đồng thời khuyến khích chúa Trịnh tin dùng người Âu Châu làm cố vấn. Ngay lúc đó Trịnh Doanh ra lệnh phóng thích 7 người Công Giáo đang bị giam giữ ở Kinh Ðô và xin Cha Paleceuk tìm các chuyên viên toán học và thiên văn. Bề trên Dòng Tên ở Macao sai Cha Simonelli và 6 vị thừa sai với đầy đử dụng cụ thiên văn và toán học đến. Trong thời gian này giáo dân bắt đầu tổ chức lễ lạy công khai, nhiều quan trở lại đạo và lương dân thân thiện với Công Giáo như trước.

Nhưng không biết vì lẽ gì Trịnh Doanh lại đổi ý, ngày 3-7-1750 lập lại các lệnh cấm đạo cũ. Năm 1751 khi đòan thừa sai từ Macao đến để làm việc theo lời yêu cầu đã bị từ chối không cho phép xuống đất. Sau cha Dòng Tên đã lẻn xuống được, còn cha trưởng đoàn phải trở về Macao.

Ngày 26-10-1754, Trịnh Doanh công bố một lệnh cấm đạo mới. Nội dung như sau: "Hội đồng các quan truyền lệnh cho các huyện như sau: Ðạo 'Hoa Lang' lầm lạc nghịch lại lý trí, mê hoặc lòng dân và còn truyền bá lan rộng đạo lý sai lầm. Các năm trước hội đồng đã gửi các sắc lệnh ngăn cấm để chặn sự xâm nhập của đạo này, nhưng vẫn còn có người tiếp tục làm hư hại người khác. Vì vậy quan trấn các phủ huyện phải bí mật điều tra. Nếu bắt được đạo trưởng thì phải giải họ về kinh, các tín hữu thì phải trừng phạt, hoặc lưu đầy, hoặc tạp dịch trong các chuồng thú vật, hoặc đánh đòn. Nếu các quan chểnh mảng nhiệm vụ này sẽ bị trừng phát, ai nhiệt thành sẽ được trọng thưởng".

Lệnh trên được bí mật gửi cho các quan, nhưng khi các vị thừa sai biết được đã ra lệnh ngưng các buổi hội họp, sửa đổi nhà thờ thành nhà ở, treo cờ, dựng cây nêu... Còn các vị thừa sai thì tạm thời trốn tránh. Kết quả Cha Ðóa bị bắt với 4 người nhà. Cha Cai và 4 người nhà khác cũng bị bắt tại Bố Chính, các chủng sinh tại Thanh Hóa một số bị bắt. Ðịa phận Ðông Ký có một thầy giảng bị bắt tại Xứ Bắc và Cha Alonso dòng Ða Minh cũng bị bắt.

Ngày 15-9-1765, Trịnh Doanh kết án một nhà sư và ra lệnh giải tán một số chùa chiền, nhưng vì sợ dân chúng phản loạn cho là bắt đạo Phật nên Trịnh Doanh ra lệnh cấm luôn cả đạo Công Giáo. Các vị thừa sai chỉ nhắc đến những vụ bắt bớ do quan lại muốn làm tiền, không có ghi lại sắc lệnh. Kết quả là Cha Orta người Ý thuộc Dòng Tên và Cha Ðóa Dòng Ða Minh bị bắt tại Thanh Hóa. Ngoài ra Cha Gioan Hiên và nhiều cha khác đi làm lễ Phục Sinh cũng bị bắt. Khi Trịnh Doanh chết cuộc bắt bớ mới tạm yên.

Linh Mục Mateo Alonso Liciana Ðậu,

Cha Mateo Liciana sinh ngày 26-11-1702 tại Nave del Rey và nhập tu viện Ða Minh S. Croce tại Segovia. Năm 1723, ngài khấn trọn đời rồi tiếp tục học thần học và tu đức. Về tuổi trẻ của ngài, chúng ta không được biết gì nhiều. Năm 1729, tỉnh dòng Phi Luật Tân tuyển mộ các vị thừa sai để làm việc tại đây. Cha Mateo xin ghi tên, nhưng sau lại rút lui. Ngài cảm thấy xấu hổ nên xin làm linh mục và phục vụ tại một tỉnh dòng khác. Một cơn bệnh làm cho ngài suy nghĩ nhiều đến việc từ chối đi truyền giáo. Dịp may lại đến để cha có thể chuộc lại lỗi cũ, ngày 4-7-1729 cha và hai thầy khác nhập đoàn 27 người thừa sai đi Phi Luật Tân.

Ðoàn truyền giáo tới Manila tháng 10-2730. Cha Mateo được chỉ định đi Bắc Kỳ. Ngày 13-2-1731, cha khởi hành đi với hai tu sĩ khác bằng tầu buôn Hòa Lan. Ngày 18-1-1732, cha tới Bắc Kỳ và được đưa tới nhà Ðức Chúa Trời ở Trung Linh để học tiếng Việt trong năm tháng. Tại đây cha được đặt tên là Ðậu. Trong thời kỳ này giáo dân tại đây đang bị bách hại do sư Tình cầm đầu. Cha Ðậu phải trốn tránh nay đây mai đó, 7 tháng lưu lạc.

Từ năm 1733 cha được chỉ định coi Nam Thượng, rồi thêm ba huyện là Giao Thủy, Vụ Thiên và Chấn Ðinh, sau đó lại thêm Phú Thái và Nam Chân. Tại đây đang có loạn nổi lên làm cuộc rao giảng đạo phải lén lút, khi đi bộ, khi đi thuyền như các dân chài. Hồi ấy các cha thường đi làm phúc các họ một năm hai lần. Dù đang cơn bắt bớ, Cha Ðậu rất nhiệt thành với việc tông đồ. Người chứng thứ mười hai đã làm chứng về lòng nhiệt thành bất kể gian nguy của ngài rằng có một lần họ khuyên ngài đừng đến một làng nguy hiểm thì ngài trách mắng và khuyên bảo họ như sau: "Nếu vì sợ bị bắt mà không đi làm phúc cho bổn đạo thì cha đến xứ này để làm gì? Nếu chúng con sợ vất vả thì còn làm được cái gì nữa? Nếu sợ chết nữa thì theo cha làm chi. Cha đi một mình vậy".

Suốt trong 10 năm làm việc tông đồ cha trốn thoát khỏi tay kẻ thù đến bốn năm lần. Một lần khác, hay tin ở làng Kẻ Bái có một người chối đạo, tên là Chinh Nam, và trở thành kẻ thù của người Công Giáo, Cha Ðậu mạnh mẽ đến gặp ông ta và dùng lời lẽ khôn ngoan đã khuyên được ông ta trở về và làm cho giáo dân ở đó được an tâm. Ngoài ra tại Bắc Kỳ lúc đó có nhiều thiên tai và dịch tễ, Cha Ðậu tỏ ra nhiệt thành bác ái không sợ bị bệnh tật nữa. Người chứng thứ 34 nói về lòng bác ái của cha như sau: "Một năm tại làng tôi có dịch tễ, Cha Ðậu tới cả ngày cả đêm không kể thời tiết xấu. Dù bị bệnh, ngài phó thác nơi Chúa, vẫn tiếp tục đi săn sóc các bệnh nhân khác. Cha Ðậu còn sốt sắng khuyên bảo những người rượu chè và cờ bạc. Ngài có tài khuyến dụ họ bỏ được các thói xấu đó".

Tóm lại, trong 10 năm cha vừa trau dồi nhân đức bằng việc cầu nguyện hãm mình, vừa sốt sắng làm việc tông đồ và xả thân cứu giúp người nghèo khó.

Ngày 29-11-1743, một giáo dân tên là Ðào Tất Ðạt đã đi tố giác nơi cha ở. Sáng sớm đang khi Cha Ðậu làm lễ thì lính nhà quan ùa đến Lục Thủy tìm bắt ngài. Cha Ðậu vội cầm mình thánh trốn vào trong thì bị tên lính túm tóc đánh vào hông làm ngài té xuống đất. Tên này còn đá lên đầu cha làm máu chảy ra. Mấy tên lính khác lột áo ngài và đem chia nhau. Ðồng thời họ cũng bắt luôn Thầy Ignatiô Nguyễn Văn Quí, còn cha phó Giuse Ðinh thì chạy trốn kịp, và hai thầy khác là Sien và Dan cũng cởi trói trốn ra được.

Cha Ðậu và Thầy Ignatiô Quí bị trói và dẫn đến nhà quan phủ Lê Phong tại Vị Hoàng. Tới nơi vào nửa đêm, quan phủ chỉ hỏi tên tuổi rồi cho lính xích chân tay và cấm không cho ai được đến gần. Ít ngày sau, quan phủ cho giáo dân hay là sẽ thả cha nếu họ chịu nộp một số tiền lớn. Giáo dân gom được 90 lạng bạc giao cho quan. Quan vui vẻ nhận nhưng để mặc giáo dân chờ đợi trong thất vọng. Có một đêm, một người lính Công Giáo đến đòi bẻ xích để cha trốn đi, nhưng cha đã không chấp nhận một sự tự do như thế vì nguy hiểm cho người lính. Sau cùng họ giải cha đi Hà Nội, cha cứ tưởng giờ tử đạo đã đến nên dọn mình suốt cả đêm. Cha bị dẫn đi trong thành phố như những tên tội phạm, trẻ con và dân chúng hai bên đường chế diễu.

Ngày 18-12-1743, cha được giao cho quan Ðề Lĩnh, con rể của chúa Trịnh, đang trị nhậm Kẻ Chợ. Ban đêm cả hai vợ chồng tới tra vấn và xem cho biết mặt mũi người Âu Châu ra sao. Khi quan hỏi tên tuổi, thời gian cha ở Bắc Việt, đến đây làm gì và giảng dậy những gì, Cha Ðậu đã thưa lại tên ngài là Mateo, đến Bắc Việt được 12 năm và là thầy cả của đạo thánh Ðức Chúa Trời, đạo chân thật, đến xứ này để giảng về Chúa chân thật và về ba bậc cha, đó là Cha Trời Ðất, cha của quốc gia, và cha gia đình. Sau đó ngài đọc cho quan nghe 10 điều răn.

Quan Ðề Lĩnh lại hỏi tại sao có lệnh vua quan cấm đạo mà còn đến? Cha Ðậu trả lời là chính vì có lệnh cấm mới không dám xuất hiện công khai, phải lén lút gặp gỡ giáo dân ban đêm để có thể giảng đạo và khuyên nhủ người ta theo con đường thiện hảo. Dân chúng nghe tin có người Âu Châu trong tù cũng tuốn đến xem. Dầu vậy cha vẫn bị đối xử như một người trộm cướp có sức mạnh chịu mọi sự cực hình tra tấn. Bốn tháng trời bị giam giữ trong nhà tù của quan, Cha Ðậu không ngừng rao giảng đạo cho những người đến thăm. Thấy cha giảng vất vả, lính canh tháo gông để cha dễ dàng nói về đạo hơn.

Cha bị tra vấn cả thảy 7 lần, mãi tới ngày 3-4-1744 cha mới được đưa ra tòa lần đầu tiên cùng với các đồ đạo như thánh giá, ảnh đạo và sách nguyện mà chúng đã tịch thu. Một trong ba quan án trỏ vào cây thánh giá hỏi ngài: "Cái gì đây?"

Cha Ðậu trả lời: "Ðó là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã xuống trần làm người và chịu khổ để đền tội cho nhân loại vì tổ phụ con người đã bất tuân lệnh Chúa Trời đất, và vì không ai chuộc được lỗi tầy trời ấy nên Con Chúa Trời đã làm người chịu chết chuộc tội và có thể làm cho con người được lên trời".

Sau đó quan còn hỏi những bức ảnh Ðức Mẹ, Thánh Giuse, v.v... và nghe đọc sách nguyện. Quan lại hỏi về luật trong đạo. Cha Ðậu trả lời: "Tôi có nhiều sách in chữ Hán do các tiến sĩ ở Bắc Kinh, cũng như mấy cuốn sách in bằng chữ An Nam nữa, mà nếu quan có đọc thì chắc sẽ không bắt tôi giam tù như thế này".

Sau đó quan hỏi về quê quán và đời sống bên nước Tây Ban Nha như có nhà cửa, tòa án không, người đàn bà có theo đạo như vậy không, v.v....

Ngày 12-4 cha lại bị đem ra trước tòa và quan án hỏi: "Ông có dám đánh cây thánh giá không?"

- "Bẩm quan tòa, tôi là đạo trưởng đến đây để rao giảng luật đạo đức chân thật của Chúa, bởi vậy tôi không khi nào chối đạo và đánh vào ảnh tượng là một trọng tội. Luật mà tôi giảng dậy là chân thật và công bằng, giúp người ta thoát bỏ con đường tội lỗi để trau dồi đức hạnh trong việc tôn kính ba bậc cha".

- "Ba bậc cha là những ai?"

- "Trước hết là Thiên Chúa cao cả, Cha của mọi thần thánh, rồi mỗi nước có vua và các quan, sau cùng là cha mẹ và các tổ tiên. Con người đã nhận bao nhiêu ân huệ từ ba bậc cha này".

Cha Ðậu được đưa ra khỏi tòa và họ bắt đầu tra vấn Thầy Ignatio Quí trong hai tiếng đồng hồ. Sau đó lại gọi Cha Ðậu trở lại và hỏi có biết Thầy Hoi, Thầy Xa, Thầy Thiên, và Thầy Kiên không, đồng thời đe dọa là không được nói dối. Cha Ðậu trả lời: - "Không biết. Tôi chỉ biết tên Ignasio, Luca, Giovani và Giuse".

- "Quê quán của mấy người này ở đâu?"
- "Tôi không biết."

Họ liền bàn luận với nhau về phép Rửa Tội. Cha Ðậu liền nhân cơ hội nói với họ đầy đủ về các bí tích: "Chúa chúng tôi là Ðức Giêsu Kitô đã lập ra 7 nghi thức gọi là bí tích, phép Rửa Tội là một trong 7 bí tích đó. Ðức Kitô đã truyền cho các môn đệ phải đi khắp thế giới để làm phép Rửa Tội và giảng luật cứu rỗi".

- "Trong 13 năm qua ông ở những đâu?"
- "Tôi đi nhiều nơi khác nhau, chỉ có tỉnh Nam Ðịnh là ít mà thôi".
- "Có phải là ban đêm đàn ông đàn bà ngủ chung với nhau không?"
- "Ðây là một lời vu khống tầy trời nhắm làm hại người Công Giáo chúng tôi".
- "Ông có phù phép gì mà làm cho người ta tin thế? Ông có vợ không? Chịu vất vả như thế này ông được thưởng gì chứ?"
- "Tôi đã dâng hiến trọn đời cho Chúa và giảng dậy người ta chỉ làm điều lành chứ không được làm những điều ám hại, và cuối cùng tôi chỉ mong phần thưởng trên nước trời".
- "Ai đã dẫn ông tới Bắc Kỳ? Ông sống bằng cách nào?"
- "Người Trung Hoa đã dẫn tôi vào. Tôi chỉ sống bằng của bố thí của giáo dân. Trong thời giặc giã thì tôi ở Nam Chan".

Sau đó các quan soạn ra một bản án như sau: "Tuân theo các lệnh của chúa, chúng hạ thần đã xem xét bản tâu trình của đại quan Lê Phương, tổng đốc tỉnh Nam Ðịnh, và đô đốc Ðiều, người đã bắt và giao nộp tên đạo trưởng Ðậu và một số đồ đạo. Chúng hạ thần ký nhận và chịu trách nhiệm rằng đạo trưởng Ðậu, còn có tên là Mateo, từ năm Nhâm Tí 1732 cho đến nay đã sống tại Giao Thủy và dậy dỗ dân chúng những điều chẳng nên và dụ hoặc những người dân đơn sơ. Vì vậy quan Lê Phương và quan Ðiều đã sai Ðào Tất Ðạt truy lùng chỗ ở. Sau khi dò thám ra nơi ở đã sai binh sĩ đến bắt giam và tịch thu đồ đạo. Họ đã bắt giữ đạo trưởng Mateo và thầy Nguyễn Văn Quí cùng với sách luật và tượng ảnh. Sau khi xem xét kỹ lưỡng các sự việc kể trên, chúng hạ thần quyết định rằng đạo trưởng 'Hoa Lang' Mateo đáng tội chết và Nguyễn Văn Quí phải đầy chăn voi cho vua và công việc nặng nhất sẽ dành cho y. Các đồ đạo thì phải thiêu hủy. Ðối với quan Lê Phương và quan Ðiều vì đã có công với quốc gia sai lính bắt được đạo trưởng nên sẽ trọng thưởng 70 nén bạc. Ðó là bản án chúng hạ thần đệ trình lên chúa châu phê. Ấn ký ngày 20-3-1744 (Âm Lịch), năm thứ năm của Minh Vương".

Tuy nhiên bản án trên đã không được thi hành, và vì có loạn nên 6 tháng sau bản án được đổi sang lưu đồ chung thân. Bản án được châu phê, nhưng ít ngày sau gặp thời kỳ hạn hán nên chúa Trịnh ra lệnh giảm các án, Thầy Quí được trả tự do sau khi nộp một số tiền, còn Cha Ðậu thì bị tù chung thân. Ngày 30-5-1744 cha được chuyển sang ngục Ðông, nơi Cha Tế đang bị giam giữ. Cũng như Cha Tế, ngài thường ra nhà bà Gạo dùng cơm và được khá nhiều tự do.

Trong tù, cha ăn mỗi ngày một bữa, tiền còn lại đem cho người nghèo, đồng thời cha còn dậy ba chú học tiếng Latinh, và giảng dậy cho những người đến thăm cha, trong một căn nhà riêng cạnh nhà tù. Ngày lễ có tới 150 người đến dự, có khi họ còn bí mật võng cha đi thăm kẻ liệt. Có lần cả hai cha được đưa đến nói truyện với một quan trong triều về đạo và tặng quan một cuốn sách.

Khi Cha Tế được tin về án xử thì vui mừng, còn Cha Ðậu thì buồn. Giáo dân làm bản kiến nghị để tù nhân kháng cáo lần cuối khi đi qua phủ chúa Trịnh, Cha Ðậu cũng xin đi theo để chứng kiến việc hành quyết và đồng thời đưa cho quan bản kiến nghị. Trong bản kiến nghị ngài hỏi tại sao bạn ngài bị chém đầu còn ngài thì không, trong khi cả hai cùng là đạo trưởng, nếu chém đầu thì phải chém cả hai, còn nếu tha một thì phải tha cả người kia, và cuối cùng ngài yêu cầu được cùng chung một số phận với người bạn. Chúa Trịnh thấy hành động táo bạo như vậy liền ra lệnh làm một bản án cho Cha Ðậu cùng bị chém. Bản án được viết như sau: "Các quan do chúa Trịnh chỉ định, xét lại bản án do cấp dưới đã trình lên như sau: Tên này trước kia đã bị kết án tử và bây giờ án được lập lại. Vậy ngoại nhân thứ nhất Francis Gil (cha Tế) là một đạo trưởng đạo 'Hoa Lang', tên ngoại nhân thứ hai Mateo (cha Ðậu) cũng là đạo trưởng đạo 'Hoa Lang'. Tên sau này án được chuyển sang tù chung thân nhưng vừa được đổi thành xử trảm. Ấn ký ngày 10-12 năm thứ năm Minh Vương. Quan án: Phương Hùng, Nghĩa Hậu, Liêm Ngũ Lục, và Trung Hầu". Thế là hai cha cùng bị đem đi với 8 tên tội phạm khác ra nơi xử.

Một nhân chứng tường thuật buổi hành quyết như sau: Hai cha đi vào chỗ thứ ba và bốn, giữa 8 tên tội phạm khác, bị xích lại với nhau thành một hàng. Trời mưa đổ xuống trên đầu trần các ngài, thỉnh thoảng các ngài giơ tay lau nước mưa, nét mặt vẫn hân hoan. Tới nơi các ngài quì xuống cầu nguyện một lát. Sau đó được đưa tới mô đất có trải chiếu sẵn, các ngài lại nằm phục xuống một lúc rồi quì lên, nghiêng đầu chờ lệnh xử trảm. Giáo dân xin hai cha ban phép lành. Các ngài xin họ đọc kinh Tin Kính và sau đó Cha Ðậu tính giảng lần cuối cùng, nhưng một tên lính ngăn lại nói: "Chúa Trịnh kết án vì giảng đạo sai lầm này sao ngươi còn muốn tiếp tục?"

Cha Ðậu liền nói: "Tôi đến Bắc Việt là để giảng đạo của Chúa trời đất để mọi người dân cư trong nước này được biết Ngài là Chúa thật. Tôi quyết tâm rao giảng vì biết rằng các vị ở đây chưa biết Chúa trời đất và chưa phân biệt được điều lành điều xấu và không biết cái gì sẽ xảy ra cho đời sau".

Một tên lính khác lại nhắc lại: "Vua gớm ghét đạo này, sao còn cả gan nói nhảm nữa?"

Cha Ðậu lại nói: "Với cái chết vì đức tin, chúng tôi sẽ được phần thưởng trên nước trời. Cái chết của chúng tôi làm chứng cho cả thế gian về sự thật và sự thánh thiện của đạo Công Giáo trong ngày phán xét. Chính vì vậy chúng tôi không sợ hãi gì cách chết này mà người ta dành cho chúng tôi".

Vào lúc 4:00 giờ chiều ngày 22-1-1745, đầu của hai vị anh hùng tử vì đạo rơi xuống. Một tên lính thét lên: "Rồi đây đói kém và thiên tai sẽ đổ xuống trên chúng ta. Tại sao cứ phải giết các đạo trưởng không hề trộm cắp giết người? Chúng ta đều biết rõ họ là đấng thánh".

Lòng tôn kính các đấng anh hùng tử đạo đã lôi kéo nhiều người đến mộ các ngài để cầu nguyện và xin ơn. Khi về họ còn mang theo nắm đất để kính nhớ các ngài. Cả những người lương cũng đến cầu nguyện nữa.

Một người tên là Giuse Can đã thề là kể chuyện có thật sau đây: "Thầy già Khiêm đã kể cho tôi nghe chuyện tên lý hình Chân Nhuệ, đã bắt Cha Ðậu trước đây, bị đau ốm lâu dài. Sau khi nghe biết Cha Ðậu đã chết vì đạo thánh thì ông ta hối cải cầu xin với Cha Ðậu phù hộ, ông ta được khỏi bệnh cách lạ lùng. Ông ta đã từ bỏ thần phật để theo đạo do Cha Ðậu rao giảng".

Một trường hợp khác được kể lại là người giữ chùa bị đau nặng dù đã cầu đảo các thần phật và chạy chữa thuốc men nhưng vẫn không khỏi. Một người Công Giáo đến thăm, lặng lẽ nhúng miếng vải đã được thấm máu đào của Cha Ðậu vào ly nước rồi cho bệnh nhân uống mà không nói gì cả. Bệnh nhân vừa uống hết ly nước thì cảm thấy khỏe mạnh. Ông từ giữ chùa sau đó mới được biết liền xin trở lại đạo.

Trường thi tử Đạo.

Matthêu Ðậu nêu gương anh dũng
Trước gian nguy Cha cũng hiên ngang
Thừa sai giảng đạo vững vàng
Xa rời Cố Quốc lên đàng truyền rao

Ơn Thiên Triệu biết bao cao quý
Ví đạo Trời quyết chí hy sinh
Ðầu tiên Ngài ở Trung Linh
Việt Nam Bắc Việt Triều đình lùng săn

Trong năm tháng học chăm tiếng Việt
Cha thông minh hiểu biết lẹ mau
Ðặt tên Ðậu bước khởi đầu
Giáo dân dễ nhớ mặc dầu người Tây

Cha đi lại đó đây đường bộ
Cũng có khi giả bộ thuyền chài
Tông đồ rao giảng công khai
Những nơi nguy hiểm nhưng Ngài vẫn đi

Mở nước Chúa sợ chi cản trở
Nếu bắt ta cũng ở ý Trời
Mười năm Cha trốn khắp nơi
Bao lần thoát hiểm Ngài thời vững tin

Người Kẻ Bái đắm chìm chối đạo
Tên Chính Nam họ báo cho Cha
Ngài liền tìm đến tận nhà
Gặp ông khuyên nhủ thật là khôn ngoan

Tại đất Bắc lan tràn dịch tễ
Cha chăm lo bất kể giáo lương
Giầu lòng bác ái phi thường
Ngày đêm đi khắp nẻo đường cứu dân

Một giáo hữu bất thần xớn xác
Lên tâu quan tố giác nơi Cha
Khi đang dâng lễ tại nhà
Lính quan ùa đến bắt Cha túm đầu

Ðạp vào hông nghe đau té xuống
Lột áo Ngài đụng nhuốm máu đầu
Áp giải đi suốt đêm thâu
Ðưa về Hà Nội ngõ hầu tống giam

Ðến ngày xử Ngài van lãnh án
Cùng Cha Tế người bạn đồng hành
Chúa Trịnh ký án rất nhanh
Hai Cha bị trảm ngoại thành Thăng Long

Trời mưa xuống thấm trong vết máu
Giơ tay lau đau thấu ruột gan
Hai Cha vui vẻ hân hoan
Giáo dân kéo tới xin ban phép lành

Một tên lính đứng canh nói vội
Vua rất ghét phách lối cả gan
Ðạo gì lừa gạt nhân gian
Chém đầu đứt cổ Thiên đàng ở đâu

Cha Ðậu nói phép mầu Chúa xuống
Cứu linh hồn lên chốn Thiên đàng
Xác thân tro bụi tiêu tan
Vua quan cũng vậy suy tàn diệt vong

Lý hình Nhuệ thật lòng sám hối
Cầu xin Cha tha lỗi cho con
Lạ lùng bệnh hết không còn
Thành tâm sám hối lãnh tròn ơn thiêng

Matthêu Ðậu năm sinh Nhâm Ngọ (1702)
Tại Navarey nước họ (Tây) Ban Nha
Ất Sửu (1745) tử đạo xứ ta
Bính Ngọ (1906) phong thánh danh Cha sáng ngời

Lời bất hủ: Quan trấn Sơn Nam lúc đó là Lê Văn Phượng hỏi cha Matthêu Ðậu rằng: "Ông có biết lệnh vua cấm giảng đạo không?" Cha đáp: "Chính vì cấm, tôi mới phải ẩn trốn chứ". Quan liền thảo bản án trảm quyết Cha Ðậu

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
118 thánh tử đạo việt nam


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:18
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,28084 seconds with 15 queries