Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 13-05-2009   #55
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Linh Ứng



Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, vượt qua cầu sông Hàn đi khoảng 8km trên một quãng đồng bằng phẳng thuộc xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, du khách sẽ thấy Ngũ Hành Sơn hiện ra ở ven biển Đông. Thắng cảnh bậc nhất của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng này gồm nhiều ngọn núi mọc lên giữa thiên nhiên kỳ tú: Thủy Sơn ở phía Đông Bắc; Mộc Sơn ở phía Nam; Kim Sơn, Thổ Sơn ở phía Tây và Dương Hỏa Sơn ở phía Tây Nam. Nơi đây gió lộng quanh năm, bốn bề sông biển bát ngát. Dân gian thường gọi chung Ngũ Hành Sơn là hòn Non Nước.

Quê em có dải sông Hàn
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà

Còn người châu Âu thì đặt tên cho Ngũ Hành Sơn là núi "Cẩm Thạch" (Montagnes de Marbre) vì ở dây có loại đá cẩm thạch rất quý được dùng trong xây dựng cũng như sản xuất các đồ mỹ nghệ tinh xảo.

Nằm trong khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn này có hai ngôi chùa cổ danh tiếng là Tam Thai và Linh Ứng. Cả hai ngôi chùa này đều được xây ở lưng chừng núi Thủy Sơn trong vị trí hài hòa với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Chùa Tam Thai ở sườn núi phía Nam, phải đi lên 156 bậc đá mới đến nơi. Còn chùa Linh Ứng nằm trên sườn núi phía Đông, đường đi lên phải qua 108 bậc đá. Gần chùa Tam Thai có Vọng Giang đài (Đài ngắm sông), từ đó nhìn thấy sông Hàn nước xanh uốn khúc giữa làng xóm, ruộng đồng ; xa xa là đèo Hải Vân và dãy Trường Sơn trùng điệp ở phía Tây. Cạnh chùa Linh Ứng lại có Vọng Hải đài (Đài ngắm biển) nhìn về phía biển Đông bao la có cù lao Chàm mờ mờ ẩn hiện.

Chùa Linh Ứng được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, tương truyền là do một vị Tiên hiền khai sáng làng Khải Đông đến ẩn tu tại động Tàng Chơn lập ra. Lúc đầu nơi đây gọi là Dưỡng Chơn am, sau đổi thành Dưỡng Chơn đường. Đến đời Minh Mạng trở thành ngôi chùa có tên Ứng Chơn Tự do Hòa thượng Quang Chánh, hiệu là Bảo Đài trụ trì. Tên Linh Ứng Tự ngày nay chính thức được đổi từ đời vua Thành Thái. Hiện trong chùa Linh Ứng có bộ tượng Thập bát La-hán rất quý được tạc công phu bằng đá Ngũ Hành Sơn theo mẫu của chùa Phước Lâm ở thị xã Hội An. Tượng cao 0,34m, ngang gối 0,23m, đế 0,04m.

Từ động Tàng Chơn phía sau chùa Linh Ứng có đường dẫn đến động Tam Thanh, động Chiêm Thành và hang Gió. Gần đó là động Ngũ Cốc: thạch nhũ nơi đây tượng hình những trái phật thủ, củ khoai, bắp cải, hạt mè, hạt đậu. Dân gian còn gọi đây là hang Lồng Đèn vì có nhiều thạch nhũ hình lồng đèn. Trước cửa tam quan chùa Linh Ứng có giếng Tiên, trên đường xuống núi du khách đi qua hang Âm Phủ thông ra biển Đông.

Trải qua gần 4 thế kỷ tồn tại, chùa Linh Ứng bị hư hại và đã được trùng tu nhiều lần. Gần đây nhất, vào năm 1993, Thượng tọa Thích Thiện Nguyên đã tổ chức trùng tu và xây dựng thêm một số công trình phía trước như tượng đức Phật Thích-ca cao 10m (phần tượng cao 7,50m), mười bức tranh minh họa cuộc đời đức Phật Thích-ca và Quan Âm Phật đài cao 5m.

Điều đáng tiếc là hiện nay, do việc khai thác vật liệu xây dựng một cách vô ý thức, cảnh quan Ngũ Hành Sơn đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Bảo vệ quần thể di tích này là một việc làm cần thiết để cho mai hậu cảnh đẹp này không chỉ là danh thắng được ghi lại trong những áng văn thơ mà thôi.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:24.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #56
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Long Sơn




1 . Chùa Long Sơn trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, dưới chân núi Trại Thủy, thành phố Nha Trang. Ở khu vực này có hai ngôi chùa nổi tiếng là chùa Long Sơn ở phía dưới và chùa Hải Đức ở phía trên.

Trước đây, chùa Long Sơn được dựng trên núi vào năm 1886 do Hòa thượng Thích Ngộ Chí (1856 - 1935) trụ trì. Hoà thượng là người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa, lúc nhỏ tham gia phong trào chống Pháp, sau xuất thế đi tu. Năm Canh Tý (1900), sau một trận bão lớn, chùa phải dời từ trên núi xuống vị trí hiện nay. Năm 1936, chùa được Hội Phật học chọn làm trụ sở Phật giáo tỉnh Khánh Hòa. Năm 1940, chùa được trùng tu do công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy. Năm 1968, do chiến tranh tàn phá, chùa bị sạt mái ngói. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo họa đồ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.

Từ khi được thành lập đến nay, chùa do các nhà sư sau đây trụ trì : Hòa thượng Thích Ngộ Chí (từ 1886 đến 1935), Thượng tọa Thích Chánh Hóa (từ 1936 đến 1957), Thượng tọa Thích Chí Tín (từ 1957 về sau).

Từ chùa Long Sơn có đường lớn dẫn lên chùa Hải Đức ở lưng đồi và lên pho tượng Kim thân Phật Tổ nơi đỉnh đồi. Tượng được xây dựng bằng bê-tông ngay trên nền cũ của chùa Long Sơn. Việc đúc tượng được khởi công năm 1964, hoàn thành năm 1965, do Thượng tọa Thích Đức Minh, lúc đó là Hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa và điêu khắc gia Kim Điền thực hiện. Tượng có chiều cao từ mặt bằng lên 24m, từ đế lên 21m , phần tượng cao 14m, đài sen 7m, đường kính đài sen 10m. Xung quanh đài là hình bảy vị Thánh tử vì đạo. Trước Phật đài có cặp rồng, chiều dài 7,20m. Du khách từ Bắc vào hay từ Nam ra, đi trên đường ô tô hay đường xe lửa, đều có thể nhìn thấy tượng Kim thân Phật Tổ uy nghi với nụ cười vô vi trên khuôn mặt đầy vẻ bao dung.

Nhìn toàn cảnh, chùa Long Sơn có địa thế rất đẹp, lại thuận tiện cho khách tham quan. Chùa được dựng trên một khu đất cao, thoáng mát, cây cối xanh tươi, nằm bên cạnh đường giao thông và phố xá đông đúc mà giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch. Những dãy nhà làm học viện, văn phòng, tịnh thất hợp với ngôi chùa đồ sộ, tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh ẩn bóng dưới những hàng cây bồ đề cao lớn, cành lá sum suê cùng những cây ăn quả bao quanh.


2 . Chùa Long Sơn uy nghiêm với trầm hương hoa đèn ngào ngạt, phảng phất không khí linh thiêng thanh tịnh. Trên đỉnh đồi Trại Thủy, Kim thân Phật Tổ với dáng ngồi thư thái, nụ cười thanh thoát từ bi uy nghiêm giữa trời xanh mây trắng lững lờ. Khách không khỏi bâng khuâng cảm thấy mình bỗng bé nhỏ giữa cảnh quan của chốn Già Lam nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa.

Sau khi lễ Phật trong chánh điện nguy nga, leo lên hàng trăm bậc cấp để chụp ảnh lưu niệm dưới tượng đài Đức Thích Ca Mâu Ni, khách hạ sơn với lòng thanh thản. Hãy khoan vội về mà nên dừng chân ghé lại vườn hoa độc đáo của chùa. Đó là hoa viên Long Sơn Đại Tự bên phải con đường vào chùa. Nơi này đã có nhiều người thốt lên lời tấm tắc khen ngợi là "tiên cảnh giữa phàm trần".

Hơn 10 năm trước, hoa viên Long Sơn là một bãi đất hoang án phía trước vẻ đẹp thanh tịnh của ngôi chùa. Ngày hôm nay, như một đóa sen vươn lên từ vũng lầy, hoa viên chùa Long Sơn đã trở thành một thắng cảnh quen thuộc với nhiều người.

Hoa viên chùa Long Sơn có lối bài trí ảnh hưởng Thiền Tông. Vườn hoa như một trận đồ bát quái, mê hồn trận. Không hàng không lối, cứ như cây cỏ đá hoa tự nhiên mọc lên, nhô lên vậy! Đang ngắm cây này, mắt lại thấy thấp thoáng hoa nọ ở đầu kia. Đang chiêm ngưỡng chậu hoa trước mắt, lại trông thấy đầu kia cành sen vươn lên như vẫy gọi. Càng xem ngắm, khách càng bị lôi cuốn, cứ muốn khám phá thêm mà không hề vơi đi hứng thú, cũng không hề nhàm chán, không biết mệt mỏi.

Ở đây có những cây sung, thiên tuế và đặc biệt là cây Sa La ấn Độ loại cây sinh sống, tỏa bóng râm trong khu vườn mà Đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, trong kinh có ghi là Sa La Song Thọ.

Nằm giữa những hoa lạ cây quý, đầu kia là một hồ cá hình bầu dục, đầu này là một hồ cá khác hình trái xoài, cả hai đều có hòn non bộ trông như núi thật, cảnh thật. Một hồ sen rộng, rất thoáng mát nằm bọc phía sau vườn hoa. Tại nhà trưng bày, một nhà phát hành kinh sách tranh tượng, một nhà sàn bày biện những rễ cây độc đáo, một nhà sàn nghỉ ngơi... tất cả đều rất hòa hợp với cảnh sắc yên lành, thâm trầm của vườn hoa. Đặc biệt là vẻ đẹp của tượng Thích Ca Mâu Ni mầu nâu sậm, cao hai thước, tĩnh tọa ngay dưới cội bồ đề cao lớn, là rủ cành buông. Trên một nền cỏ xanh rì, có đá có hoa, có ao nước cá lội trước mặt, một tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nổi bật lên trong tư thế ngồi thanh thản, tay cầm Cam Lồ Thủy, tay bắt ấn, gương mặt từ bi, nhìn Thiện Tài Đồng Tử đang đứng giữa dòng nước chắp tay cung kính, cáo bạch sự tình. Trước mắt khách có khác nào tiên cảnh bồng lai? Càng bước đi trong vườn hoa, khách càng ngẩn ngơ xao xuyến, có thể quên bẵng đi những lo toan phiền muộn trong cuộc sống đời thường. ở vườn hoa này dường như cái gì cũng hiền từ, cũng thâm trầm lặng lẽ để tạo nên một không khí an vui tĩnh lặng. Ngay trên vách đá của nền nhà, bên con mương hoa súng rực hồng, một hàng chữ được chạm nổi rõ to: "Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến kết quả của nó". Đó là câu kinh Phật dạy.

Vãn cảnh chùa Long Sơn, không ai bỏ qua cơ hội quá bộ vào vườn hoa để tìm những giây phút sảng khoái, thư thả để rồi trở về với lòng xao xuyến bâng khuâng và tâm hồn bỗng an lành. Cuộc đời thật đẹp sao!
Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:25.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #57
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Long Sơn Cổ Tự



Nằm trên địa bàn ấp Tân Ba, xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Long Sơn cỗ tự được thành lập từ năm 1803, kiến trúc theo kiểu dân gian Nam Bộ, trong khuôn viên rộng 1500 m2; cho đến nay trải qua 2 lần trùng tu vẫn còn nguyện vẹn những đường nét hoa văn cỗ kính của ngôi chùa.

Phía trước tiền sảnh có đài Quan Âm lộ thiên và cây bổ đề trên 100 năm. Bên trong chánh điện, bảo tháp tầng trên thờ tượng Tam Thánh, Đức Bỗn Sư và Văn Thù, Phỗ Hiền. Tầng kế thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và hai bên thờ Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngoài ra còn có tượng Đạt Ma Tỗ sư tư thế ngổi thiền bằng đổng (kiểu dáng lạ mắt) cỗ trên 100 năm. Hậu Tỗ thờ tượng Chuẩn Đề, các long vị cỗ xưa và còn có long đình thờ sắc thần. Hàng năm vào tháng Giêng, đông đảo Phật tử đã về đây rước sắc thần về dâng lễ ở các đình làng địa phương cầu quốc thái dân an.

Long Sơn cỗ tự vào những thời gian đầu, nơi đây núi non rừng rậm ngàn trùng, chư Tỗ sư dừng chân bên bờ sông Phước Long, chỉ dựng am thất tạo cảnh tu hành, tiếp đến HT Hổng Ân thuộc tông phong Lâm Tế đứng ra xây dựng ngôi chùa và từ đó trải qua các đời trụ trì : HT Hổng Ân (1903-1941), HT Trí Châu (1941-1961 - là bỗn sư cầu pháp của HT Thiện Phước), Yết ma Thích Huệ Tâm (1961-1967). Kể từ đây, chùa được Ban tế tự địa phương giao cho HT. Thích Thiện Phước, đời thứ 41 Lâm Tế, kế thừa sự nghiệp của bỗn sư xiển dương giáo pháp bằng tông Tịnh Độ, và khai sinh tông môn Liên Tông Tịnh Độ. Sau đó, truyền giao lại cho HT Huệ Tâm làm trụ trì cho đến khi viên tịch năm 1996 (Bính Tý).

Tuy ngôi Long Sơn cỗ tự vẫn truyền thừa theo dòng Lâm Tế, nhưng vì hệ thống của tông môn Liên Tông Tịnh Độ, nên HT Huệ Tâm thuộc dòng Lâm Tế thứ 33 và kế thế như sau : HT An Tịch, HT Quảng Chánh, HT Trí Châu, Yết ma Huệ Tâm, HT Thiện Phước húy Nhựt Ý, Ni trưởng Huệ Giác húy Lệ Cưng, HT Huệ Tâm húy Trung Độ. Đặc biệt, trong giai đoạn HT Huệ Tâm trụ trì, Ngài đã đóng góp nhiều công đức và trí tuệ trong việc trùng tu chùa và đào tạo thế hệ Tăng Ni tài cho Giáo hội như : SC Diệu Tường (công tác tại GH địa phương quận 8, TP Hổ Chí Minh), ĐĐ Thiện Trang (hiện là Thư ký BĐDPG huyện Tân Uyên, Ủy viên CLB Tán trợ và Ủy viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương), ĐĐ Thiện Minh, SC Diệu Thường, SC Diệu Quang...

Trong sản xuất kinh tế tự túc, chùa tăng gia trên 1 ha ruộng ở xã Thái Hòa, và hợp tác trổng cây gây rừng 460 ha bạch đàn, tràm bông vàng ở xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đổng Nai do NS Huệ Giác, viện chủ Quan Âm tu viện tỗ chức. Môi tháng, Long Sơn cỗ tự tỗ chức sinh hoạt lớp Bát quan trai quy tụ trên 40 Phật tử do NS trưởng hệ phái Liên Tông Tịnh Độ và TT Giác Quang hướng dẫn thuyết giảng.

Chùa Long Sơn hiện do ĐĐ Thiện Trang trụ trì, vừa đảm trách thư ký BĐDPG Tân Uyên. Đại đức là vị sư trẻ rất nhiệt tình trong công tác xã hội, cụ thể là thầy nhận nuôi dưỡng suốt đời 3 Bà mẹ Việt Nam, đã đóng góp và vận động xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa và chuẩn bị xây tiếp 2 căn nhà tình thương. Ngoài ra, thầy thường xuyên kết hợp với doanh nghiệp Phật tử Trần Thị Hiền vận động tài vật ủy lạo người nghèo, giúp đỡ các cơ sở xã hội và cứu trợ thiên tai, những nơi xa xôi trong tỉnh và các vùng lân cận, trợ giúp các hoạt động này trong năm 1998 trên dưới 50.000.000 đổng.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:25.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #58
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngày xửa ngày xưa có ngôi chùa Láng



Tác giả bài viết này là hội viên danh dự Hội Nhà văn Canada, cộng tác viên của Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI), đã đến Việt Nam dạy tiếng Pháp tại một trường cao đẳng ở Hà Nội. Theo yêu cầu của tác giả, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn của người nước ngoài đối với kiến trúc cổ và sinh hoạt tín ngưỡng ở nước ta .

Thỉnh thoảng để tránh cơn buồn ngủ buổi trưa, tôi đi lang thang đến tận chùa Láng, ở quận Đồng Đa (phía Tây Hà Nội).

Giống như những ngôi chùa khác, đây là nơi để tĩnh tâm. Tín đồ phật tử tìm đến sự bình an cho tâm hồn, để cuốn hút vào việc làm từ thiện, tìm sự thanh thản, quên mình. Những người trẻ tuổi đến đây để học tập trong yên tĩnh và cầu Phật độ trì cho được điểm cao trong kỳ thi. Sinh viên trường Mỹ thuật tập vẽ ký hoạ và trẻ con chơi bóng, tai hại là đã vô tình làm hỏng cảnh quan và làm hư cả chùa.

Vào ngày rằm và mồng một hằng tháng, tín đồ Phật giáo thường đến đây. Khách du lịch cũng đến. Đôi khi ngay cả trong bóng đêm dày đặc, những người trẻ tuổi luyện tập võ thuật ở sân chùa.

Ở Việt Nam, hầu như mỗi khu dân cư đều có những chùa thờ Phật riêng (trừ ở miền núi và vùng có nhiều người công giáo).

Việc xây dựng một ngôi chùa phải đáp ứng một số điều kiện. Địa điểm phải linh thiêng, hơi cao để tránh bị ngập lụt. Thông thường quanh chùa không có dân cư sống tập trung. Chọn địa điểm cũng phải phù hợp với yêu cầu phong thuỷ, đây là khoa chọn vị trí cho một thành phố, một ngôi mộ hay một nhà ở, phải phù hợp với quy luật của vũ trụ. Khái niệm về kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên phải được kết hợp với các tiêu chuẩn thẩm mỹ, thiên văn đã được định sẵn.

Trong khuôn viên chùa thường có một con suối hoặc một cái ao rộng hay hẹp. Có cả một cái giếng. Đôi khi có một cái ao hình bán nguyệt để tạo nên một sự thăng bằng nào đó giữa âm dương. Nên nhớ rằng trục xây dựng của chùa nói chung thường hướng về phía Nam hay phía Tây, Nam là hướng của tâm linh, Tây là hướng của an tĩnh (...).

Một chút lịch sử địa phương Chùa Láng nằm trên đất xã Láng Thượng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 7km. Tuy gọi là chùa Láng, nhưng tên chữ là Chiêu Thiên tự, hay còn gọi là chùa Cả. Quanh khu vực đó ta thấy có Viện Quan hệ quốc tế (IRI), Trường Đại học Luật, Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Giao thông gần sát ngay Cầu Giấy.

Tất nhiên trong chùa có tượng Phật, nhưng đặc biệt là tượng Từ Đạo Hạnh (một trong những nhà sư nổi tiếng thời Lý, sống ở Láng, nhưng tịch ở chùa Thầy) và cả tượng vua Lý Thần Tông. Theo một số tác giả, chùa này được xây dựng từ thế kỷ XII, dưới triều Lý Nhân Tông, trên mảnh đất vốn của gia đình cha mẹ Từ Đạo Hạnh. Một số tác giả khác phản bác ý kiến này mà nói rằng ngôi nhà nơi sinh ra nhà sư là chùa Nền hiện nay (ở phía Tây Bắc chùa Láng, cách 800 bước, nghĩa là đi bộ hết 10 phút), được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ nhà sư nổi tiếng đó (2).

Theo một số người khác, ngày 7 tháng 3 âm lịch năm 1996, chùa kỷ niệm 900 năm toả sáng. Như vậy chùa được xây năm 1096. Lại có người viết rằng chùa xây dưới thời Lý Anh Tông (1135 - 1175) (3). Người khác còn viết rằng những kiến trúc đầu tiên được dựng lên dưới triều Lý (1010 - 1225) mà không nói cụ thể hơn (4).

Toàn bộ chùa ngày nay được xây lại năm 1666 (5), đã được trùng tu lại nhiều lần, nhất là vào giữa thế kỷ XIX và đặc biệt năm 1989, nhưng vẫn giữ lại kết cấu xưa.

Trong những bia của chùa, đáng chú ý nhất là tấm bia lập năm 1656. Về mặt nghệ thuật và kiến trúc, đáng lưu ý là hai chiếc cổng đồ sộ và ngôi đình bát giác.

Hãy đi theo người hướng dẫn

Phải đi tìm những mái nhà ẩn dưới các tán cây cổ thụ rậm rạp. Khuôn viên của chùa là một hòn đảo yên tĩnh, biệt lập, xa cách cái ồn ào chốn thị thành. Không có nhà gác với lầu cao và lan can chạm trổ, không có những nóc nhọn thếp vàng chọc thẳng lên trời. Khác với những nhà thờ Thiên chúa giáo luôn tìm cách trấn ngự cảnh quan vốn rất thấp của người Việt, ngôi chùa này hoà lẫn vào cảnh quan, bao quanh có những ruộng rau, là nơi được coi là đẹp nhất của thủ đô Việt Nam.

Nếu khách hành hương hay tham quan đến từ đại lộ vành đai Láng chạy dọc sông Tô Lịch (xưa kia buôn bán tấp nập, trên bến dưới thuyền), thì phải đi qua cổng chùa đồ sộ, tiếc rằng đang bị đổ nát. Một con đường đất, hai bên có những ngôi nhà nhỏ, dẫn đến ngôi chùa cách khoảng 350 bước chân người lớn.

Người tinh mắt sẽ nhận thấy bên vệ đường hai tấm bia nhỏ bằng xi măng khuất trong bụi cây và hoa lá, trước khi đến cổng chùa. Tấm bia ghi bằng chữ Hán, nhắc nhở người qua đường phải ngả nón, xuống ngựa, biểu thị sự tôn kính đối với thần Phật! Hai tấm bia đó nằm bên phải và bên trái cổng chính vào chùa, tấm thứ nhất cách 100 bước về phía sông Tô Lịch, tấm thứ hai cách 80 bước về phía Viện Quan hệ quốc tế.

Hai con voi đắp bằng vôi vữa nằm phủ phục bên phải và bên trái cổng tam quan, có mái che, yên bình chờ đợi nhà vua trở lại cầu nguyện trong chùa (...).

Vườn, gác chuông, tượng...

Tận phía sau chùa, có một mảnh vườn với hai gác chuông thấp. Một treo chuông, một treo khánh. Thỉnh thoảng các nhà tu hành đọc kinh và điểm bằng những tiếng chuông, đánh bằng vồ bằng gỗ.Trong một cái chậu đá giống như chiếc hòm thế kỷ XII của Pháp (đáng tiếc là ngày nay đã được làm lại bằng xi măng), người ta đốt tiền giấy, đốt những lá sớ viết chữ Nho, để cúng cho những người đã trở về với tổ tiên.

Rồi còn có nhà thờ tổ, bên trong có tượng thờ Mẫu (Mẫu thiên, Mẫu địa, Mẫu thuỷ), với nhiều pho tượng đẹp. ở đây có rất nhiều bát hương. Sự hiện diện của Mẫu, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được các nhà sư chấp nhận đưa vào chùa để không xâm phạm đến truyền thống tín ngưỡng bản địa.

Cuối cùng có một ngôi nhà cất giữ nhiều gươm giáo và 13 tấm bia khắc chữ Nho. Đấy là những bia gì? Những bài văn bia có nói đến sự kiện gì quan trọng không? Không ai biết chính xác. Bên ngoài có một hồ nước nhỏ, hình tròn, có tường thấp bao quanh. Mặt hồ nổi lên những bông sen nở rộ.

Phía sau chùa, du khách còn phát hiện thêm nhiều loại cây (như tre, chuối, cây hoa đạị..), đấy là khu vườn tháp mộ, với mười ngôi mộ các vị cao tăng, mà tiếc thay nhiều bài minh trên mộ đã bị xoá mờ. Nếu không làm gì bây giờ thì ngày mai ai còn biết được những vị cao tăng đó là ai và công tích các vị đó như thế nào.

Ngày hội lễ

Vào những ngày rằm và mồng một, tín đồ và du khách, gồm cả trẻ già, đến chùa rất đông để cầu nguyện, cúng lễ. Bên trong điện thờ, một không khí thích hợp với việc tĩnh toạ, các tín đồ đi từ ban thờ này đến ban thờ khác, cắm những nén hương (bao giờ cũng là số lẻ) lên những bát hương nhỏ. Không có tiếng ồn ào, sự yên tĩnh trang nghiêm luôn được tôn trọng. Những ngày hội lễ, nhất là vào những ngày đầu năm âm lịch, cạnh cổng tam quan người ta bày bán hàng vàng mã, giấy bạc giả đô la Mỹ hay tiền địa phương, để cúng cho tổ tiên đã khuất. Đấy là tục lệ. Và cái "ngân hàng địa phủ" đó vẫn làm việc và hoạt động rất tốt, vì mỗi năm đã có hàng tỉ đồng đã bốc thành khói.

Khách tham quan có lẽ sẽ ngạc nhiên, chùa Láng không phải là nơi tu hành của các vị tăng. Chỉ có các ni sư. Tất cả có 5 vị do một sư bà đứng đầu.

Buổi tối, khi thành phố Hà Nội đã yên nghỉ trong không khí nóng bức, từ bên ngoài chùa, người ta nghe thấy tiếng đọc kinh nhịp nhàng, thỉnh thoảng điểm những tiếng mõ tiếng chuông...

Đi thăm chùa Láng đem lại cho ta một niềm mê say. Các phật tử và du khách sẽ ngạc nhiên vì bố cục hài hoà và cân đối của tổng thể các dãy nhà, đem lại cho nó một vẻ đẹp kiến trúc vừa rộng lớn nhưng đơn sơ. Sự thanh thản của nơi đây chỉ có thể làm nảy sinh những tình cảm tốt lành.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:25.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #59
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Mật Dụng (Mật Dụng Tự)



Chùa Mật Dụng thuộc thôn Đông, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Tương truyền chùa dựng từ trước đời Lê Sơ. Chùa dựng trên một khu đất cao gồm tam quan, sân, tòa tam bảo, hai dãy vũ, nhà tổ vường. Tòa tam bảo bố trí trên mặt bằng hình chữ công, gồn tiền đường, thêu hương 2 gian nối tiền đường và thượng diện. Thượng điện 3 gian 2 chái.

Chùa thờ Phật. Trong chùa có tượng Phật có giá trị. chùa có quả chuông "Mật Dụng hồng chung" đúc năm Cảnh Thịnh 2 (1794). Tấm bia đá hậu Phật ghi việc sửa chữa chùa Mật Dụng dựng năm Minh Mạng 4 (1824) cho biết ngày trước nhân vì binh hỏa lâu ngày nên chùa hoang phế, năm Tân Mùi (1811) dân trong làng mới bàn nhau tu sửa. Nhà sư họ Trần tên là Chiếu Liệm đã cùng với thiện nam tín nữ tu sửa. Đến năm Canh Thìn (1820), Chiếu Liệm lại xin tạo thêm một gác chuông, hành lang, tô vẽ tượng Phật, lập bia và truyền thần một bức tượng để truyền đến mai sau. Chùa có 2 bia đá, nhiều câu đối cổ.

Chùa được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 21/1/1989.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:26.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #60
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Mai Phúc (Minh Tông Tự)



Chùa Mai Phúc ở thôn Mai Phúc, xã Gia Thụy, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía đông bắc. Chùa gồm có các kiến trúc tòa tam bảo, nhà hậu, nhà tổ, điện Mẫu và nhà tăng. Chùa đã được tu sửa nhiền lần, những lần tu sửa lớn vào các năm Tự Đức 32 (1879) và năm 1910. Tòa tam bảo có hình chuôi vồ, quay hướng tây nam. Tiền đường gồm 5 gian và 2 trái kiểu "bít đốc tay ngai". Thượng điện gồm 4 gian, 2 trái. Trong chùa có đủ các tượng Phật được tạo tác xen kẽ thế kỷ 19 và đầu 20. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ trong đó có quyển thần tích bằng đồng. Sách gồm 12 lá đồng khổ 18.34 cm được đóng bằng dây đồng nặng khoảng 1 kg. Trên lá đồng khắc chữ Hán, chữ chìm, chân phương, khoảng hơn 2000 chữ. Chùa còn lưu giữ một bia lập từ đời Vĩnh Trị (1676).

Chùa đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật ngày 21/1/1992.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:26.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #61
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự)



1. Chùa Mía thuộc làng Mía, nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 45 km về phía tây. Chùa Mía còn có tên chữ là Sùng Nghiêm Tự.

Chùa Mía được xây dựng vào thời Trần. Đến thế kỷ 17, chùa đã bị đổ nát, hoang phế nhiều. Năm Đức Long thứ tư (năm 1632), bà Nguyễn Thị Dong, vợ chúa Trịnh Tráng (1632 - 1657), được nhân dân tôn kính gọi là Bà Chúa Mía, đứng ra hưng công để xây dựng lại. Chùa nằm trên một ngọn đồi đá ong, có quy mô lớn, được tách ra làm ba khoảnh tách bạch. Phía ngoài cùng là gác chuông, tiếp đó là mảnh sân, ở phía bên góc phải là một cây đa vài trăm tuổi, tán lá xum xuê che mát cả một khoảng rộng, tạo cho khu chùa Mía một cảnh yên tĩnh mát mẻ mà linh thiêng. Qua một cổng gạch là đến khoảnh thứ hai. Một là dãy nhà thụ trai (nơi ở của các nhà sư). Tiếp đến là khu nhà chính gồm: Nhà bái đường, chùa hạ, chùa trong và thượng điện.

ở nhà bái đường có một tấm bia đá được dựng vào năm bắt đầu làm chùa (1632). Tấm bia đá này có chiều cao hơn 1,6 m, chiều rộng là 1,2 m đặt trên một con rùa đá đồ sộ làm chúng ta nhớ đến những con rùa đội bia đá trong Khuê các Văn Miếu. Nội dung của tấm bia ghi lại sự tích Bà Chúa Mía đã làm chùa như thế nào. Đây là một trong những tấm bia to đẹp còn lưu giữ đến ngày nay.

Chùa hạ và chùa trong nối với nhau bằng hai dãy hành lang bao quanh lấy khu thượng điện, kiến trúc được làm theo kiểu chuôi vồ. Tại đây, tất cả những chỗ nào làm bằng gỗ đều được chạm trổ rất đẹp.

Gần gác chuông và cây đa cổ thụ là tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13 m thờ vọng Xá Lợi đức Phật.

Tòa gác chuông làm theo kiểu kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái. Các góc mái đều gắn đao triện. Sàn nhà bằng gỗ, ở tầng gác có hàng lan can tiện. Các ván long, xà nách đều được bào xoi cạnh và chạm trang trí đề tài hoa lá. ở đây có một tấm bia năm 1621, một tấm bia năm 1750. Trên gác treo một quả chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ tư (1745) một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ sáu (1846).

Trong chùa Mía có rất nhiều tượng, có 287 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng. Các pho tượng này dù được đúc, nặn, hay được chạm khắc cũng thể hiện tính nghệ thuật cao, sự khéo léo, tài hoa của những người thợ xưa. Nhiều pho tượng được xem như những tác phẩm nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam. Điển hình nhất là ở tòa thượng điện có một bộ tám pho tượng Bát Bộ Kim Cương làm bằng đất luyện. Mỗi pho tượng là hình tượng một võ tướng đang trong tư thế chuẩn bị chiến đấu để trừ tà bảo vệ phật pháp. Hình khối, bố cục vững chắc, thân hình cân đối, đường nét thoải mái và khỏe. Nếu ở chùa Tây Phương có các pho tượng La Hán diễn tả hết nội tâm của con người thì ở chùa Mía các pho tượng Bát Bộ Kim Cương cũng được coi như những điển hình nghệ thuật, đã miêu tả ngoại hình, dung mạo những con người giàu tinh thần thượng võ.

Ngoài ra ở hai dãy hành lang còn có các pho tượng tuyệt tác như: Tượng Tuyết Sơn (cao 0,76 m), trông không lớn như tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương.

Nổi bật nhất trong chùa Mía là tượng Quan Âm Tống Tử (cao 0,76 m), thường được gọi là tượng Bà Thị Kính. Tượng này diễn tả một người phụ nữ thùy mị, có duyên, vẻ mặt hơi buồn nhưng rất hiền từ nhân hậu, ẵm một đứa bé bụ bẫm kháu khỉnh. Đường nét chạm khắc mềm mại, trau truốt.

Với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc độc đáo, với quy mô bề thế và đẹp. Chùa Mía đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

2 . Vào thế kỷ XVII ở làng Mía, nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, có bà Nguyễn Thị Dong tức Nguyễn Thị Ngọc Diệu là vợ của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, nên còn được gọi là Bà Chúa Mía. Một trong những công đức mà Bà Chúa Mía để lại cho quê hương là đã đứng ra hưng công đại trùng tu ngôi chùa Mía, tức Sùng Nghiêm Tự (nguyên được dựng từ đời Trần) vào năm 1632.

Nằm trên một ngọn đồi đá ong, lúc đầu chùa Mía chỉ có cổng và hai tòa thượng điện, hậu đường, mỗi tòa 7 gian dựng song song. Chùa được tu bổ và hoàn chỉnh dần vào thế kỷ XVII và XIX.

Khuôn viên chùa được chia làm ba khu tương đối tách bạch nhau: ngoài cùng là cửa tam quan trông ra một bãi đất rộng bên cạnh là chợ Mía. Trên gác có treo một chuông đồng đúc năm 1743 và một khánh đồng đúc năm 1846.

Qua khỏi tam quan là hai khoảng sân liên tiếp, cách nhau bởi một cổng gạch giữa bức tường hoa cánh gà. Ở góc phải sân thứ nhất có một cây đa khoảng vài trăm tuổi, kế cây đa là Liên Đài bảo tháp cao 13,5m. Sân thứ hai có những bồn hoa và hòn non bộ. Phía bên trái có dãy nhà tổ và nhà trai.

Nằm trên độ cao cách sân 7 bậc thềm là khu chùa chính gồm: tiền đường, trung điện, nhà thiêu hương, hành lang và hậu điện. Tiền đường gồm 5 gian 2 chái, gian bên trái có một tấm bia dựng năm 1632 đặt trên lưng rùa, nội dung ghi lại sự tích Bà Chúa Mía xây chùa. Trung điện và hậu điện được nối với nhau bởi hai dãy hành lang quanh nhà thiêu hương. Trung điện và nhà thiêu hương nối vào nhau theo kiểu chuôi vồ.

Nghệ thuật điêu khắc ở chùa Mía nổi bật ở những đường nét chạm trổ tinh vi trên tòa gác chuông với các góc mái đều gắn đao triện, ở các hàng lan can, các ván long, xà nách,� Nhưng di sản đáng quí nhất ở chùa là 287 pho tượng lớn nhỏ, trong đó một nửa tạc bằng gỗ, một nửa bằng đất luyện, sơn son thếp vàng. Tiêu biểu là tượng hai vị Hộ Pháp cao gần tới nóc nhà, tượng Bát bộ Kim Cương bằng đất luyện khắc họa những nét điển hình về ngoại hình, dung mạo của những con người giàu tinh thần thượng võ, sẵn sàng bảo vệ chính pháp. Chùa có tôn trí tượng Tuyết Sơn, biểu hiện đức Phật Thích-ca thời kỳ tu khổ hạnh, thân thể gầy gò đến mức tất cả xương cốt đều lộ ra, nhưng thần sắc của tư duy thì vẫn tồn tại. Chùa Mía còn có một tuyệt tác về điêu khắc là pho tượng Quan Âm tống tử, thường gọi là tượng Bà Thị Kính. Với đường nét chạm khắc mềm mại và sinh động, pho tượng này tái hiện hình ảnh một người phụ nữ Việt Nam hiền hòa, tay ẫm đứa bé bụ bẫm, vẻ mặt đượm buồn, mắt nhìn xuống đầy vẻ chịu đựng và bao dung.

Người làng Mía tự hào về pho tượng là điều dễ hiểu :

Nổi danh chùa Mít làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm.

Và có lẽ đó là niềm tự hào không chỉ của riêng người làng Mía.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:29.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #62
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Một Cột (Diên Hựu Tự)



1. Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, có nguồn gốc từ một giấc mơ lành của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Theo truyền thuyết, vào năm 1049, một hôm nhà vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm dắt Vua lên tòa sen. Tỉnh giấc, Vua đem việc ấy hỏi các quần thần , trong đó có các nhà sư đạo cao đức trọng. Sư Thiền Tuệ khuyên Vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao.

Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa đài (đài hoa sen) nằm trên một cột đá ở giữa hồ nhỏ gọi là Linh Chiểu tỉnh, nên được gọi là chùa Nhất Trụ (một cột). Ở chùa Long Đọi (Nam Hà) có một tấm bia còn ghi lại sự tích này: "Đào hồ Linh Chiểu, giữa hồ vươn lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly".

Chùa nằm trong khu vườn Tây Cấm thuộc thôn Thạch Bảo, huyện Vĩnh Thuận, kinh thành Thăng Long. Khi chùa được khánh thành, các Sư chay đàn, tụng kinh cầu cho Vua sống lâu. Vì thế chùa còn có tên là Diên Hựu (kéo dài cõi phúc).

Hằng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, nhà vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.

Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa, trước sân dựng một ngọn bảo tháp. Năm 1108. Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nnghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của nước ta thời đó - là : tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Giác thế chung đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên Quy Điền chung (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa.

Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được làm lại năm 1955. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m, đường kính 1,20m gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Tầng trên là là một khung gỗ kiên cố đỡ ngôi đài với mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Hình dáng ngôi chùa như một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Đi qua ao theo lối nhỏ lát bằng gạch, ta sẽ đến một cầu thang dẫn lên Phật đài có một tấm biển bằng chữ Hán đề trước cửa: Liên Hoa Đài.

Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu :

Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn
Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan
In ngược hình chim, gương nước lạnh
Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn.

(Huệ Chi dịch)

Hoa sen lúc mới nở đã có "quả" lại có "nhân" tượng trưng cho giáo lý nhà Phật. Hoa sen cũng là loài hoa tinh khiết, giữa trần gian mà chẳng nhuốm mùi tục lụy. Chùa Một Cột, vì lẽ đó, là biểu tượng của cõi Thiền "bất nhiễu", "vô ưu". Gắn liền với lịch sử thủ đô, đó cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật.



2 . Lối kiến trúc một cột có từ trước đời Lý. Ở Hoa Lư, trong ngôi chùa con gái vua Đinh Tiên Hoàng, có cây cột đá cao, sáu cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981-1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình bông sen.

Vậy đó là một lối kiến trúc của Việt Nam vào thế kỷ 10-11. Sách cũ chép là vào năm 1049, đời Lý Thái Tông, xây chùa Một Cột:

"Mùa đông tháng 10, dựng chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột nằm trong khu chùa Diên Hựu. Tên chùa Một Cột sau này mới gọi). Trước đấy, vua (Lý Thái Tông) chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi. Có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao làm tòa sen của Phật Quan Âm ở trên cột, giống như đã trông thấy trong mộng, cho các nhà sư lượn chung quanh (Tức múa chạy đàn) tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu.

Lối kiến trúc một cột đâu có phải bắt nguồn từ một giấc mơ! Trước 1049, nó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền, một công trình nghệ thuật.

Năm 1080, mùa xuân, tháng 2, chuông Quy Điền được đúc. Chuông Quy Điền là thế nào mà được liệt vào hàng "Tứ đại khí"? Không có tài liệu nào nói đến cả. Tuy nhiên, có thể so với chuông Báo Thiên. Nhớ lại, năm 1056, xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên, triều đình phát 12.000 cân đồng trong kho vua để đúc chuông treo ở chùa đó. Vua Lý Thánh Tông thân làm bài minh để khắc vào chuông.

Một cân ta là hơn nửa ki-lô-gam (600 gam). Như vậy chuông Báo Thiên nặng gần 7 tấn. Vậy mà chuông chưa được liệt vào hàng "Đại khí" thế thì chuông Quy Điền còn lớn nặng biết bao nhiêu!

Người ta bảo: Phải dựng một tòa phương đình cao 8 trượng (20 - 25 m) xây bằng đá xanh để treo chuông. Nhưng chuông đánh không kêu nên chẳng được treo, mà để ở ngoài ruộng phía tây thành Thăng Long, gần chùa Diên Hựu. Năm 1426, giặc Minh phá tháp Báo Thiên, cũng phá mất quả chuông kỳ vĩ này.

Lại nói về chùa Diên Hựu: năm 1101, đời Lý Nhân Tông có "sửa chữa", và đến năm 1105, mùa thu, tháng 9 thì xây hai tháp lợp sứ trắng ở chùa này.

Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Nam Hà), năm 1121 viết:

"Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước).

Rồi đào hồ thơm Linh Chiểu. Giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa sen nghìn cánh. Trên bông sen dựng vững tòa điện mầu xanh (Tòa điện lợp ngói sứ tráng men xanh, khảo cổ học đã phát hiện được loại ngói này ở gần chùa). Trong điện đặt pho tượng vàng tải nặng, nhân đức (Tức là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát). Vòng quanh hồ là dãy hành lang chạm vẽ. Lại đào ao Bích Trì. Mỗi bên đều bắc cầu vồng (cầu uốn cong) để đi qua. Phía sàn cầu đằng trước, ở hai bên phải bên trái, có xây tháp quý lưu ly (Ngói lưu ly là ngói sứ).

Hằng tháng, vào sớm mồng một (ngày sóc) và hằng năm thì vào dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa cầu cho ngôi báu dài lâu và bày chậu làm lễ tắm tượng Phật. Trang sức pho tượng tinh tế biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh...

Như vậy, quy mô chùa Một Cột thời Lý to hơn ngày nay. Và cả kiểu dáng, cả những bộ phận hợp thành cũng phức tạp hơn. Thời Trần, có bài thơ Đề chùa Một Cột của sư Huyền Quang, dịch ra như sau:

Chùa khuya một tiếng chuông vang
Trăng thu tãi sóng, lá bàng nhuộm son
Chùa vuông, "chim thú" ngủ ngon
Tháp cao đôi ngọn: búp tròn tay ai...

Đến thời Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa đời Lý nữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, "mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ".

Và với thời gian, chùa ngày càng khác trước mãi đi...
Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:30.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-05-2009   #63
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 35.333.866
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Nành



Nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 17 km về phía đông-bắc, chùa Nành còn có tên là chùa Pháp Vân, thuộc xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Quy mô của chùa khá lớn, bao gồm: thủy đình, tam quan, tiền đường, cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà Tổ, điện Mẫu và khu phụ. Phía trước chùa Nành là hồ nước rộng, thoáng mát. Điều này cũng phù hợp thuyết "phong thủy". Tương truyền, chùa Nành được xây dựng từ thời Lý. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiến trúc trong chùa hiện nay chủ yếu mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: bộ tượng Tam Thế Phật tượng Tuyết Sơn, tượng Bát bộ Kim Cang, tượng thập Điện Minh Vương, tượng Thập bát La hán,... Trong đó, bộ Tam Thế vừa có giá trị nghệ thuật cao vừa có niên đại sớm, niên đại thế kỷ 16. Trong chùa Nành còn lưu giữ được nhiều bia đá có niên đại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20. Đặc biệt, có một chuông đồng được đúc vào năm 1653, khánh đồng đúc năm 1733. Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa Nành còn có tượng bà Nành - đây là dấu tích của sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam.

Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hiện nay. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hằng năm. Tại hội chùa, các trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi, như: bơi thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan. Cây phan là một bó khoảng 60 cây tre để nguyên cả thân và ngọn. Dân chúng tin rằng, cuộc sống ấm no của cả làng phụ thuộc nghệ thuật nâng cây phan. Vì vậy, các trai làng thường phải luyện tập nâng cây phan trước ngày lễ hội. Sau các nghi lễ là các trò chơi khác thể hiện tín ngưỡng, như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. Hội chùa Nành có thể so sánh với các lễ hội khác ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, là một trong những lễ hội còn giữ được nét sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Chùa Nành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật.
Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun

Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-Sun: 13-05-2009 lúc 22:31.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
chùa, nam, việt


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:59
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,12859 seconds with 15 queries