Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2007   #55
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 41.391
Chủ Lô đang offline
 
Trích dẫn:
Tổng-số các đảo (island), đụn (dune), cồn (cay), đá (rock), bãi cạn, bãi ngầm (bank, shoal, reef)... thuộc Hoàng-Sa, nếu không đúng hệt như sách cổ Việt-Nam đã ghi là 130 thì cũng phải kể đến con số hàng trăm. Không thể vì lý-do không liệt-kê được hết các địa-danh mà người ta ghi một số lượng quá nhỏ. Chẳng hạn như nói "Tây-Sa 7 đảo, 9 đảo", kiểu như danh-từ "Thất-châu", "Cửu-châu" của Tàu dùng để gọi quần-đảo Hoàng-Sa trước đây. Trường-hợp ở quần-đảo Trường-Sa, số lượng đơn-vị đất đá như vậy còn lớn hơn nhiều. Những tài-liệu địa-chất viết: "quần-đảo Trường-Sa gồm có 9 đảo"9 đã đưa ra một con số quá khiêm-tốn.
DANH-SÁCH CÁC ĐẢO VÀ ĐÁ TRƯỜNG-SA
(thường-trực cao hơn mặt biển)
[IMG][/IMG]

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2007   #56
Ảnh thế thân của Bạ©h Y Thư Sinh
Bạ©h Y Thư Sinh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-10-2007
Bài viết: 21
Điểm: 1
L$B: 8.663
Bạ©h Y Thư Sinh đang offline
 
Bác bỏ kế hoạch xây dựng “thành phố Tam Sa” ở biển Đông


Theo tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng”, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam trước kế hoạch thành lập một thành phố quản lý các quần đảo còn đang tranh chấp giữa hai nước đã có chuyển biến mới trong ngày 18-12, khi một quan chức của Hải Nam bác bỏ kế hoạch này.

Một đại diện của chính quyền huyện Văn Xương, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) cho biết không có kế hoạch thiết lập “thành phố cấp huyện Tam Sa” để quản lý các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - nguồn gốc bất đồng về lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á khác.

Quan chức này khẳng định “không có kế hoạch như vậy... ở Hải Nam, chúng tôi chỉ có Tam Á, nhưng không có Tam Sa”.

Theo một quan chức khác của chính quyền tỉnh Hải Nam, nhà chức trách chưa nhận được một văn bản nào từ chính phủ trung ương về việc thiết lập một thành phố ở khu vực nói trên.


http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/In...45&ChannelID=7

Origine news from China :
http://www.scmp.com/portal/site/SCMP...s=China&s=News
Trích dẫn:
The diplomatic row with Vietnam over the designation of disputed islands at China’s southern tip as a city took another turn yesterday when a Hainan official denied such a plan was on the agenda. …
Coi bộ cuộc biểu tình của nhân dân bước đầu đã có ảnh hưởng.


Chữ ký của Bạ©h Y Thư Sinh
Đối với thế giới này em là 1 ai đấy
đối với 1 ai đấy em là cả thế giới này

Tài sản của Bạ©h Y Thư Sinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2007   #57
Ảnh thế thân của Trùm.
Trùm.
-=[ Bạch Hổ Hùng Binh ]=-
Gia nhập: 12-11-2002
Bài viết: 9.749
Điểm: 2703
L$B: 22.448
Trùm. đang offline
 
VIỆT NAM PHẢI LÀM GÌ ?

1) Trước hết Việt Nam phải nhờ các luật gia và chuyên gia quốc tế vẽ ranh thềm lục địa địa lý hay Nền Lục Ðịa để yêu cầu Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Ðịa Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho nới rộng thềm lục đáy qua mức 200 hải lý tới mức 350 hải lý.

2) Muốn vậy, trước hết Việt Nam phải tuân hành Luật Biển bằng cách vẽ lại và thu hẹp Ðường Căn Bản cho hợp pháp.

3) Phát triển tối đa kỹ nghệ đánh cá ngòai khơi trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý để sử dụng đúng mức, điều hành và bảo tồn nguồn lợi ngư nghiệp thiên nhiên tại Biển Ðông, kể cả việc khai thác chung ngành ngư nghiệp quốc tế.

4) Vận động với các quốc gia trong khối ASEAN đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Ðông Nam Á.

5) Ðưa vụ tranh chấp Thềm Lục Ðịa và các Hải Ðảo Hoàng Sa Trường Sa ra Tòa Án Quốc Tế, nếu cuộc điều giải bất thành.


Chữ ký của Trùm.
Đời ko trả catxe sao phải diễn..............

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2007   #58
Ảnh thế thân của Thien Hao
Thien Hao
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 01-06-2007
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 6.243
Thien Hao đang offline
 
Phản Ứng Từ Hải Ngoại

Kính thưa các huynh đệ.
Vụ Trường Sa và Hoàng Sa đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người việt Nam trong cũng như vài nước. Tại hạ thấy có một hình ảnh hay hay các huynh đệ xem thử. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpi...ts_china.shtml


Chữ ký của Thien Hao
Tai ha: Thien Hao

Tran gian cung dep nhu thien dang vay_Neu nhon loai khong da kich nhau vi nhung y niem xau xa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-12-2007   #59
Ảnh thế thân của longphiho_hoanglong
longphiho_hoanglong
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 16-04-2005
Bài viết: 477
Điểm: 52
L$B: 4.922
longphiho_hoanglong đang offline
 
Cả Chúng ta và Trung Quốc đều nại rằng mình đã khám phá, chiếm hữu và hành xử chủ quyền lâu đời. Chúng ta thử phân tích lý lẽ chủ quyền lịch sử của mỗi bên có đạt đủ tiêu chuẩn của luật quốc tế hay không
theo luật quốc tế
Muốn chiếm hữu lãnh thổ, muốn hợp pháp, phải hội đủ ba điều kiện
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LUẬT QUỐC TẾ
Một là, điều kiện liên quan đến đối tượng của sự chiếm hữu: lãnh thổ được chiếm hữu phải là đất vô chủ (res nullius), hoặc là đã bị chủ từ bỏ (res derelicta).

Hai là, tác giả của sự chiếm hữu phải là một quốc gia. Chiếm hữu phải được thực hiện bởi chính quyền của quốc gia muốn chiếm hữu hoặc bởi đại diện của chính quyền chiếm hữu nhân danh quốc gia mình. Tư nhân không có quyền chiếm hữu.

Ba là, phương pháp chiếm hữu:

Phương pháp chiếm hữuđã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian. Trước năm 1884, quyền chiếm hữu do Đức Giáo Hoàng ban cho. Từ thế kỷ VIII đến XV, Đức Giáo Hoàng chia đất giữa hai quốc gia là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đến thế kỷ XVI, khi nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu tham gia vào công cuộc đi tìm đất mới, thì phương cách chia đất bởi Đức Giáo Hoàng bị chỉ trích, và người ta đặt ra một phương thức mới cho sự chiếm hữu lãnh thổ, đó là quyền khám phá. Quốc gia nào khám phá ra mảnh đất đó trước thì được chủ quyền trên đất đó. Khám phá đây có nghĩa là chỉ nhìn thấy đất thôi, không cần đặt chân lên đất đó, cũng đủ để tạo chủ quyền. Sau này, điều kiện đó được xem như không đủ, nên người ta đưa thêm một điều kiện nữa, là sự chiếm hữu tượng trưng. Quốc gia chiếm hữu phải lưu lại trên lãnh thổ một vật gì tượng trưng cho ý chí muốn chiếm hữu của mình: cờ, bia đá, đóng cọc, hoặc bất cứ một vật gì tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia chiếm hữu. Đến thế kỷ XVIII, người ta thấy chiếm hữu tượng trưng cũng không đủ để chứng tỏ chủ quyền của một quốc gia. Vì vậy, đến năm 1885, Định ước Berlin nhằm giải quyết vấn đề chia đất ở châu Phi, ấn định một tiêu chuẩn mới sát thực hơn cho sự chiếm hữu lãnh thổ. Đó là sự chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền trên lãnh thổ được chiếm hữu. Ngoài ra, Định ước Berlin cũng ấn định rằng quốc gia chiếm hữu phải thông báo sự chiếm hữu của mình cho các quốc gia khác biết. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền sau này đã trở thành tập quán quốc tế và được làm cơ sở cho sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ trong luật quốc tế hiện đại. Tuy nhiên, yếu tố thông báo không phải là một tập quán quốc tế, nó chỉ áp dụng riêng cho trường hợp chiếm hữu đặt trong phạm vi của Định ước Berlin mà thôi.

Ngày nay theo luật quốc tế, sự chiếm hữu lãnh thổ phải bao gồm cả hai yếu tố vật chất và tinh thần. Yếu tố vật chất được thể hiện qua việc chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền trên lãnh thổ đó. Điều này có nghĩa là quốc gia chiếm hữu phải có sự hiện diện thường trực trên lãnh thổ được chiếm hữu, và phải có những hoạt động hoặc những hành vi có tính quốc gia đối với lãnh thổ đó. Sự hành xử chủ quyền phải có tính liên tục. Còn yếu tố tinh thần có nghĩa là quốc gia phải có ý định thực sự chiếm hữu mảnh đất đó. Phải hội đủ hai yếu tố vật chất và tinh thần trên thì sự chiếm hữu mới có hiệu lực. Và sự từ bỏ lãnh thổ cũng phải hội đủ cả hai yếu tố: vật chất, tức là không hành xử chủ quyền trong một thời gian dài, và tinh thần, tức là có ý muốn từ bỏ mảnh đất đó. Phải hội đủ cả hai yếu tố: từ bỏ vật chất và từ bỏ tinh thần thì lãnh thổ đó mới được xem như bị từ bỏ, và trở lại quy chế vô chủ.[4]

Ngoài phương pháp chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền (occupation và effectivité), một quốc gia cũng có thể thụ đắc chủ quyền qua những phương pháp khác như chuyển nhượng (cession), thời hiệu (prescription), củng cố chủ quyền bằng danh nghĩa lịch sử (consolidation par titre historique),… Phương pháp “củng cố chủ quyền bằng danh nghĩa lịch sử” được áp dụng nếu quốc gia đã sử dụng lâu đời một lãnh thổ khác mà không có phản đối của một quốc gia nào khác.[5]

Những tiêu chuẩn trên đã được áp dụng thường xuyên bởi án lệ quốc tế, trong những bản án về tranh chấp đảo Palmas, đảo Groenland, đảo Minquier và Ecrehous…
và tiếp theo chúng ta phải chứng minh chủ quyền lịch sử qua các đời vua, chúa và qua các thời kỳ chứng minh đó là do cha ông chúng ta tìm ra và sử dụng cái này chúng ta không thể nói xuông được mà phải có dẫn chứng cụ thể để chống lại các dẫn chứng của trung quốc đưa ra


Chữ ký của longphiho_hoanglong
http://www.handy.com.vn/images/preview/AHslC6zXccNGv7GR39mk3eztUwySXPjX3ywoNBan9Cw..jpg

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-12-2007   #60
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.526.077
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Tại hạ xin phát họa một cái nhìn tổng quát có tính cách cá nhân về hành động TQ lấn chiếm lãnh hải của ta :

- Thời VNCH còn Mỹ chống lưng, TQ không hó hé gì cả, khi Mỹ rút, TQ gây hấn, VNCH cho hải quân chống lại, kết quả thua, được thế TQ chiếm đảo.

- Thời CHXHCN/VN, hải quân nhiều lần chống đối lại, kết quả TQ chiếm thêm nhiều đảo...

Sau đó TQ hoà hoản bằng cách nầy cách nọ, vì thấy nhà nước bắt đầu ấm lại với Mỹ, sợ lấn lướt quá sẽ đưa CHXHCH/VN sát cánh với Mỹ thì khốn!, bây giờ giữa Mỹ và VN có nhiều lấn cấn qua việc quan niệm khác nhau về Nhân Quyền..., thì TQ lấn chiếm TS và tuyên bố lập cơ sở hành chánh huyện tam sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, giờ lại đưa trò giã lả khi thấy đồng bào ta phẫn nộ... để quan chức tép riêu Hải Nam tuyên bố không có chuỵện đó..., còn QVV/TQ thì im rơ cứ tiến hành!...

TQ đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền cuả họ trên biển Đông bằng cách thiết lập cơ sở hành chánh-quân sự trên các quần đảo nầy, và từ đây họ có thể tuyên bố chủ quyền của họ bắc đầu từ thềm lục điạ 200 hải lý của các hòn đảo họ chiếm, khi có cơ hội, và nhớ rằng hòn đảo gần nhất chỉ cách bờ biển VN (QuảngNgãi) có 145 hải lý, bạn tính sao?

Xử lý:

Đây là con toán hắc búa ai củng thấy, huống chi là nhà nước, theo tại hạ chỉ có hai giải pháp đặt ra :

- Giải pháp Quân Sự:

Như hai trường hợp VNCH và XHCN từng làm, kết quả sao?- cái được tiếng anh hùng thì sao?, vọng động chỉ làm ta mất đất, mất người thêm, khi mà lực lượng hải-không quân không tương xứng, nên nhớ cuộc chiến ngoài biển đòi hỏi kỹ thuật cao, không giống như đất liền...; chỉ cỏn cách "dụng lực tá lực"
cần xử dụng khéo léo, con cờ này nhà nước đã chơi nhưng còn trì trệ vì cởi bỏ sự nghi kỵ giữa cựu thù...không dễ!- Chuyện trước mắt ta phải lo phòng ngự, cương quyết không để mất một tấc đất nào nữa..., và tính sau.

-Giải pháp ngoại giao

Đã bàn nhiều, hãy nhin về Ấn Độ một nước có lịch sử không mấy tốt với TQ, còn khối Asia còn hậu tính vì TQ đã mua chuộc..., chứng tỏ khi TQ chiếm TS_HS của ta thì họ im thin thít.

Tóm lại nên chuyển Thù thành Bạn có nên chăng? - ngoài khả năng rồi, bàn nhiều chỉ thêm hổ thẹn!


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-12-2007   #61
Ảnh thế thân của longphiho_hoanglong
longphiho_hoanglong
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 16-04-2005
Bài viết: 477
Điểm: 52
L$B: 4.922
longphiho_hoanglong đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi TC NGUYỄN
Như hai trường hợp VNCH và XHCN từng làm, kết quả sao?- cái được tiếng anh hùng thì sao?, vọng động chỉ làm ta mất đất, mất người thêm, khi mà lực lượng hải-không quân không tương xứng, nên nhớ cuộc chiến ngoài biển đòi hỏi kỹ thuật cao, không giống như đất liền...; chỉ cỏn cách "dụng lực tá lực"
cần xử dụng khéo léo, con cờ này nhà nước đã chơi nhưng còn trì trệ vì cởi bỏ sự nghi kỵ giữa cựu thù...không dễ!- Chuyện trước mắt ta phải lo phòng ngự, cương quyết không để mất một tấc đất nào nữa..., và tính sau.
huynh ơi cái này chúng ta đã và đang làm rồi
Trích dẫn:
Đã bàn nhiều, hãy nhin về Ấn Độ một nước có lịch sử không mấy tốt với TQ, còn khối Asia còn hậu tính vì TQ đã mua chuộc..., chứng tỏ khi TQ chiếm TS_HS của ta thì họ im thin thít.
cái này còn phải chờ chúng ta đem ra tòa án quốc tế thì mới có thể kêu gọi hỗ trợ quốc tế huynh ơi bây giờ chúng ta làm thế thì không được mà họ nói ra cũng không được vì khi bắt tay hợp tác thì có ký là" không can thiệp vào nội bộ của nhau" nên phải chờ chúng ta kêu gọi thì họ mới lên tiếng được huynh ơi
bây giờ điều quan trọng của chúng ta là chống đối lại các bằng chứng mà ta cho là sai của bên trung quốc đó ta biết là họ thêm nếm nhưng chúng ta đâu có chứng cứ nào để chứng minh là họ đã thêm nếm vào những chứng cứ đó được và chứng ta cũng không có gì chứng minh các bằng chứng của chúng ta là đúng được vì thế mà các nhà sử học đang bới đất tìm bằng chứng nó là của ta


Chữ ký của longphiho_hoanglong
http://www.handy.com.vn/images/preview/AHslC6zXccNGv7GR39mk3eztUwySXPjX3ywoNBan9Cw..jpg

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-12-2007   #62
Ảnh thế thân của longphiho_hoanglong
longphiho_hoanglong
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 16-04-2005
Bài viết: 477
Điểm: 52
L$B: 4.922
longphiho_hoanglong đang offline
 
chúng ta sau khi đọc cái này thì chúng ta có thể yên tâm vì sẽ không có cuộc chiến nào sảy ra cả, và bây giờ chính thức là của ta ngày 29/7/2007 bộ ngoại giao hai nước VIỆT NAM và TRUNG QUỐC đã gặp và đàm phán
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi baotructuyen.com
Chính tuyên bố trên của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật sự của định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước ký định ước trên.

Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự là :

1.Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành. Tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền lãnh thổ vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, vì quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia.

2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hoà bình trên một vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Dùng võ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp.

3. Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

4. Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.

Ngày 10 tháng 9 năm 1919, công ước Saint Germain đã được các cường quốc lúc bấy giờ ký tuyên bố hủy bỏ định ước Berlin năm 1885 với lý do là trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa và như thế nguyên tắc chiếm hữu thật sự không còn giá trị pháp lý nữa. Song do tính hợp lý của nguyên tắc này, các luật gia trên thế giới vẫn vận dụng nó khi phải giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo. Như phán quyết của toà án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 về vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, phán quyết của toà án quốc tế của Liên Hợp Quốc tháng 11 năm 1953 về vụ tranh chấp các đảo Minquiers và Écrehous giữa Anh và Pháp.

Những thay đổi trong pháp luật quốc tế nửa đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi phương pháp thủ đắc chủ quyền lãnh thổ trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Hợp Quốc được thành lập tiếp theo Hội Quốc Liên. Từ các cuộc chiến tranh xâm lược, Hiến Chương Liên Hợp Quốc đưa ra nguyên tắc (điều 2 khoản 14) có giá trị như một nguyên tắc pháp lý áp dụng cho tất cả các quốc gia.

Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trên đã được phát triển và tăng cường trong Nghị Quyết 26 – 25 năm 1970: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với “các quy định của Hiến Chương”. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Nghị quyết trên cũng qui định: “Các quốc gia có bổn phận không dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế , kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia.”

Năm 1982, Công ước về luật biển Liên Hợp Quốc gọi là “United Nations Convention on Law of Sea" ,viết tắt là UNCLOS Convention công bố ngày 10-2-1982 tại Montego Bay ở Jamaica đã được 159 quốc gia ký nhận. Sau khi có đủ 60 quốc gia duyệt y (ratification), kể từ ngày 16-11-1994 thoả ước UNCLOS hay LOS Convention trở thành luật quốc tế đối với các quốc gia phê chuẩn và được mang ra, thi hành, đã xác định về chủ quyền trên biển của mỗi quốc gia …

Như thế trước khi bị các nước ngoài xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tức đầu thế kỷ XX trở về thế kỷ XVII, theo pháp lý quốc tế theo kiểu Phương Tây lúc bây giờ, sự xác lập chủ quyền Việt Nam một cách thật sự, liên tục, hoà bình là cơ sở pháp lý quốc tế đương thời. Đến khi chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm, vào thời đểm 1909, pháp lý quốc tế có giá trị phổ biến là Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888.

Sau đó Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Luật Biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý quốc tế mà các thành viên ký kết bao gồm các nước đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei đều phải tôn trọng.


Chữ ký của longphiho_hoanglong
http://www.handy.com.vn/images/preview/AHslC6zXccNGv7GR39mk3eztUwySXPjX3ywoNBan9Cw..jpg

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-12-2007   #63
Ảnh thế thân của yeuemnhieu_anhdoi_hp1
yeuemnhieu_anhdoi_hp1
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-04-2006
Bài viết: 33
Điểm: 1
L$B: 1.517
yeuemnhieu_anhdoi_hp1 đang offline
 
buồn cho việt nam.. chính phủ thì bất lực người dân thì sống an phận...biết nói sao với chủ tịch hồ chí minh đây....dậy mà đi hỡi đồng bào ơi mọi người hãy nguyện cầu chúa ban phước lành cho việt nam nghe

tôi tha thiết kêu gọi quý bằng hữu, không phân biệt nam, nữ, không phân biệt già, trẻ. Hãy trực tiếp và lập tức dùng hành động của mình góp phần bảo vệ lãnh thổ mà cha ông ta đã phải dùng xương máu mới có thể giữ lại cho đến ngày nay.


Chữ ký của yeuemnhieu_anhdoi_hp1
tuyen

Tài sản của yeuemnhieu_anhdoi_hp1

Chỉnh sửa lần cuối bởi Sakura: 22-12-2007 lúc 21:48.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 17:17
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08086 seconds with 15 queries