Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-02-2007   #64
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 32.369
LSB-LyQuy đang offline
 
Trích dẫn:
Anh hùng là một người biết yêu thương giúp đỡ kẻ khác , cứu đời tế thế , đem lại hòa bình
Khì....lại ăn nói hồ đồ nữa rồi. Huynh đài cho rằng QVT là một kẻ giết người k0 gớm tay vậy thì cái "anh hùng" mà huynh dài nói rằng "cứu đời tế thế" gì gì đó kia nếu k0 giết người thì có "cứu đời" đc k0? Lý gia cho rằng một "anh hùng" nào đó cứ khăng khăng rằng ta "cứu người, cứu đời" mà lại k0 dám giết người vì sợ bị tiếng thì có khi chưa kịp làm anh hùng một ngày nào đã bị kẻ khác thịt rồi đấy....!

Anh Hùng ở đây k0 phải là k0 đc giết người...QVT hội tụ khá đủ tố chất để trở thành 1 vị anh hùng. Nhân, lễ, nghĩ, trí, tín ông đều có cả. Còn chuyện giết người thì k0 thể đừng vì nếu mình k0 giết họ thì họ sẽ giết mình ngay và nếu mình chết rồi thì làm gì có cơ hội làm anh hùng dc nữa đúng k0? Huynh đài có biết vị anh hùng nào chưa từng giết người chưa chio Lý gia biết cái...!

Ăn nói hồ đồ thế này mà cũng đòi vô đây luận bàn về lịch sử sao? Uốn ba tấc lưỡi trước khi nói và xoa tay bảy lần trước khi gõ phím nhé.


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-02-2007   #65
Ảnh thế thân của WhiteClouds
WhiteClouds
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-02-2007
Bài viết: 163
Điểm: 194
L$B: 8.585
WhiteClouds đang offline
 
Nếu giết người , thì người giết ta và cứ như thế thù này chống lên thù kia và cái tâm sát nhân không bao giờ có thể bỏ được... sẽ phải có một con đường mà cả hai đều không phải khổ , đó là con đường hòa bình , không chiến tranh , không đánh nhau. Con đường này sẽ đem lại sự hạnh phúc cho nhân dân lẫn niềm vui cho quân lính... Khi mới có ý định hơn thua thì đã là có bạo lực rồi , nhưng các "anh hùng" vẫn không chịu hiểu cho , cứ tưởng đâu ta giám giết chóc thì ta gan dạ , vậy hắn ta có đủ dũng cảm để không giết chóc mà trở thành anh hùng ?
Phải chăng người ta kính QVT ? Không , cái kính đó là cái kính sợ chứ không phải kính phục , người ta chỉ nhìn vào sức mạnh và cách ông ta đã "đạp" lên đầu người khác.
Nói về nhân , lễ , nghĩa , trí , tín :
Nhân : QVT chắc chắn không có
Lễ : chỉ là một hình thức xảo trá của người đời xưa dành để giấu cái bản ngã dối trá của mình , nói chung là tấm mặt nạ. Có tên nào dám nói thật , dám bình dị ko nào ?
Nghĩa : ông này ích kỷ , chỉ có nghĩa với những gì ông ta chiếm hữu hay nói cách khác những gì ông ta có , còn đối với Tào Tháo , Tôn Quyền thì lại coi khinh nên 3 bên cứ thù địch hoài chẳng ai chịu thua ai ( thật vô nghĩa )
Trí : cái "trí" ở đây có nghĩa gì? Hay phải chăng là cái trí chém giết , cách đạp đầu người khác ,QVT có nghĩ ra được cái gì ngoài cách chém tụi TT , TQ ko ? "trí" của ông ta có nghĩ đến việc giúp đỡ dân chúng , yêu thương binh sĩ tướng tá gì ko ?
Tín : QVT được chỗ này , nói đi đôi với làm , không thất hứa.
Nói chung ông QVT này còn rất tăm tối. Không biết rồi đây nhiều người lại nhìn vào đó mà noi gương theo : dám giết chóc , dám hơn thua , chấp trước , nói năng lung tung xong giữ lời nói của mình một cách khư khư để rồi không kể hậu quả...v.v

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-02-2007   #66
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 32.369
LSB-LyQuy đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi WhiteClouds Xem bài viết
Nếu giết người , thì người giết ta và cứ như thế thù này chống lên thù kia và cái tâm sát nhân không bao giờ có thể bỏ được... sẽ phải có một con đường mà cả hai đều không phải khổ , đó là con đường hòa bình , không chiến tranh , không đánh nhau. Con đường này sẽ đem lại sự hạnh phúc cho nhân dân lẫn niềm vui cho quân lính... Khi mới có ý định hơn thua thì đã là có bạo lực rồi , nhưng các "anh hùng" vẫn không chịu hiểu cho , cứ tưởng đâu ta giám giết chóc thì ta gan dạ , vậy hắn ta có đủ dũng cảm để không giết chóc mà trở thành anh hùng ?
Phải chăng người ta kính QVT ? Không , cái kính đó là cái kính sợ chứ không phải kính phục , người ta chỉ nhìn vào sức mạnh và cách ông ta đã "đạp" lên đầu người khác.
Nói về nhân , lễ , nghĩa , trí , tín :
Nhân : QVT chắc chắn không có
Lễ : chỉ là một hình thức xảo trá của người đời xưa dành để giấu cái bản ngã dối trá của mình , nói chung là tấm mặt nạ. Có tên nào dám nói thật , dám bình dị ko nào ?
Nghĩa : ông này ích kỷ , chỉ có nghĩa với những gì ông ta chiếm hữu hay nói cách khác những gì ông ta có , còn đối với Tào Tháo , Tôn Quyền thì lại coi khinh nên 3 bên cứ thù địch hoài chẳng ai chịu thua ai ( thật vô nghĩa )
Trí : cái "trí" ở đây có nghĩa gì? Hay phải chăng là cái trí chém giết , cách đạp đầu người khác ,QVT có nghĩ ra được cái gì ngoài cách chém tụi TT , TQ ko ? "trí" của ông ta có nghĩ đến việc giúp đỡ dân chúng , yêu thương binh sĩ tướng tá gì ko ?
Tín : QVT được chỗ này , nói đi đôi với làm , không thất hứa.
Nói chung ông QVT này còn rất tăm tối. Không biết rồi đây nhiều người lại nhìn vào đó mà noi gương theo : dám giết chóc , dám hơn thua , chấp trước , nói năng lung tung xong giữ lời nói của mình một cách khư khư để rồi không kể hậu quả...v.v

hahahahahha...Lý gia cứ tưởng huynh dài thế nào chứ, hóa ra càng đọc bài của huynh đài mới càng thấy chẳng biết cái quái gì cả!

Huynh đài hãy hiểu cho rằng Tam Quốc là thời loạn...Tất cả đấu tranh vì mục đích riêng của mình. Thử hỏi nếu K0 đấu tranh, k0 giết người thì chẳng hó ra hàng Tào Tháo hết để cho TT muốn làm tình làm tội gì thì làm sao? K0 dám giết người vì sợ bị tiếng như huynh đài nói mà chịu nhục làm Nô Lệ ư? Anh hùng là phải thế hả?

Huynh đài cho rằng phải là hòa bình thì chẳng ai khổ cả. Điều này thì tất nhiên nhưng nếu thế thì xin mời huynh đài đến với thế giới của người máy mà sống nhé. Ở thế giới đo người ta hoạt dộng theo quy trình đã cho trước nên chỉ cần nhấn nút là có hòa bình ngay vì họ có biết suy nghĩ đâu, có tham vọng đâu, có yêu ghét đâu...! Còn ở dây tất cả đều là con người và đã là người thì k0 thể tránh đc những cái xấu luôn ẩn chứa trong mỗi người. Nhân vô thập toàn mà đúng không? Nếu Tào Tháo k0 ỷ mạnh hiếp yếu, k0 lấn át cả vua thì thử hỏi Lưu Bị có cần phải hành động k0?

Chiến tranh là điều chẳng ai muốn nhưng mà cây muốn lặng nhưng gió lại k0 chịu! Ai cũng muốn mình phải là to nhất nên mới có chiến tranh. Vẫn biết chiến tranh sẽ khổ cho nhiều người mà khổ nhất chính là dân nhưng có thế thì mới có anh hùng, thời thế tạo anh hùng mà đúng không? Nếu k0 có chiến tranh thì làm sao mà ta biết đc đến Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền hay Quan Công, Triệu Vân....đây?

Một lần nữa Lý gia cám ơn huynh đài đã hạ cố vào dâ cãi với Lý gia nhưng cũng khuyên huynh dài nói thì phải nói cho đúng chứ cứ cái kiểu thích nói gì thì nói thế này cũng chán lắm. Lý gia rất thích tranh luận về các nhân vật trong lịch sử nhưng mà cãi thế này Lý gia chẳng thu nhập thêm dc chút kiến thức nào cả mà toàn thấy những điều vớ vẩn mà thôi. Mong huynh đài hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi nói!


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-02-2007   #67
Ảnh thế thân của WhiteClouds
WhiteClouds
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-02-2007
Bài viết: 163
Điểm: 194
L$B: 8.585
WhiteClouds đang offline
 
Ờ cũng phải, lịch sử đã vậy thì cũng không nên cãi lộn làm gì nhưng tốt nhất là không nên theo những tấm gương tham lam , hiếu chiến của bọn người thời chiến tranh để rồi lại xảy ra chiến tranh. Đâu phải tại ngọn gió chiến tranh không chịu tắt mà là vấn đề ở chỗ con người ta lúc nào cũng hiếu thắng , lúc nào cũng ta đây lên mặt , muốn làm cha người khác không hề khiêm cung chút nào bởi vậy...
Dù sao trong TQC , QVT cũng là một "tay đấm" giỏi nhưng lại hay ta đây , kiêu ngạo , lên mặt dạy đời người khác nên có kết cục bi thảm nơi Tôn Quyền.
Tào Tháo dám lấn quyền vua thì Lưu Bị phải nên suy xét trước đi đã , một đất nước cần một người tài giỏi chứ không cần hạng lãnh đạo yểu xiều như Hán đế lúc đó. Tại sao cứ nhất thiết phải giữ một dòng tộc , sao ích kỷ quá vậy?
Còn về chuyện xưa , nhờ có chiến tranh thời đó nên ta mới biết được những bộ mặt tham lam như Tào Tháo , thần trí như Gia Cát.... Để sau này tránh lặp lại lịch sử chớ không phải để xây bàn thờ rồi bỏ tượng bọn họ lên mà ca tụng "công đức".
Nói chung thì quy về tính chất cơ bản của từ "anh hùng" có trong QVT cũng như các tướng hồi xưa : Anh Hùng là phải biết nghề đao phủ (quan trọng số 1) , Anh Hùng luôn giải quyết công việc thông qua một đầu óc "bạo lực" (hễ có tranh chấp là có bạo lực), Anh Hùng là phải có trí thông minh để tìm ra những cách hay nhất để đánh bại người khác , Anh Hùng rất ghét những kẻ đi đường lối hòa bình bớt gây đau thương mà phải đi ngược lại , Anh Hùng thì ít kẻ dám nói Sự Thật mà thường hay núp sau lớp vỏ anh hùng sáng loáng che mắt người dân.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-02-2007   #68
Ảnh thế thân của WhiteClouds
WhiteClouds
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-02-2007
Bài viết: 163
Điểm: 194
L$B: 8.585
WhiteClouds đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-LyQuy Xem bài viết
K0 dám giết người vì sợ bị tiếng như huynh đài nói mà chịu nhục làm Nô Lệ ư?
Chính vì cái tư tưởng thế này mà lúc nào cũng xảy ra đánh nhau. Ví như một người nói với người kia :"Mi là đồ cùi" , người nghe sẽ làm 1 trong hai hành động :1. là không thèm chấp trước
2. Nổi máu , không chịu nhục , nhảy dựng lên mắng lại => hai người đánh lộn.
Bởi bao giờ cũng chấp trước nên người ta hay xảy ra những chuyện không đáng có là vậy đó.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-02-2007   #69
Ảnh thế thân của LSB-LyQuy
LSB-LyQuy
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Hận Kẻ Bạc Tình
Gia nhập: 27-11-2003
Bài viết: 8.917
Điểm: -278
L$B: 32.369
LSB-LyQuy đang offline
 
Trích dẫn:
Dù sao trong TQC , QVT cũng là một "tay đấm" giỏi nhưng lại hay ta đây , kiêu ngạo , lên mặt dạy đời người khác nên có kết cục bi thảm nơi Tôn Quyền.
Tào Tháo dám lấn quyền vua thì Lưu Bị phải nên suy xét trước đi đã , một đất nước cần một người tài giỏi chứ không cần hạng lãnh đạo yểu xiều như Hán đế lúc đó. Tại sao cứ nhất thiết phải giữ một dòng tộc , sao ích kỷ quá vậy?
Còn về chuyện xưa , nhờ có chiến tranh thời đó nên ta mới biết được những bộ mặt tham lam như Tào Tháo , thần trí như Gia Cát.... Để sau này tránh lặp lại lịch sử chớ không phải để xây bàn thờ rồi bỏ tượng bọn họ lên mà ca tụng "công đức".
Huynh đài đã công nhận lịch sử như thế thì tốt hơn hết là cũng nên theo lịch sử thôi đúng k0? Còn chúng ta tranh luận ở đây k0 phải là vì lịch sử vì tất nhiên chỉ với một nhân vật QVT nhưng có người ngưỡng mộ thì nói ông tốt, có người k0 ưa thì nói ông xấu...!

Nhưng để nói tới chuyện huynh đài cho rằng Lưu Bị nên giúp TT lấn át vua Hán vì huynh đài cho rằng TT giỏi hơn vua Hán (là Hán Hiến Đế). Cái này thì Lý gia xin phân tích cho huynh đài hiểu vì sao nhé:

Thời phong kiến chắc huynh đài cũng biết nhỉ. Đứng đầu phải là vua rồi sau mới tới cha mẹ mà. Vua là nhất, vua nói gì phải nghe theo đó. Một người tôi trung k0 thể vì một cái gì đó mà phản lại triều đình, phản lại vua đc. Đã là tôi trung thì thà chết chứ k0 bao giờ đc phép phản. Đó chính là Lưu Bị đấy huynh đài à. Tuy rằng Hiến Đế có nhu nhược nhưng vẫn là vua và lẽ dĩ nhiên Lưu Bị phải làm hết sức mình để bảo vệ vua. Nói đâu xa, cứ nhìn ngay chúng ta đây nè. Đường đường là những hảo hán khét tiếng, quan quân triều đình đến đánh lần nào là đại bại bởi tay chúng ta lần ấy. Thế nhưng rốt cục Tống Giang vẫn hàng triều đình, hàng vua đấy thôi. Đến khi vua ban rượu độc, biết là mình chết lại còn gọi Lý Quỳ về cho uống luôn vì sợ nếu mình chết rồi tên họ Lý này sẽ vào làm loạn kinh động đến hoàng thượng...!!!

Đó, chính đó là lý do tại sao Lưu Bị phải chống lại TT bảo vệ vua cho dù chắc chắc họ Lưu thừa biết Hiến Đế là vị vua thế nào. Ngay như TT tuy thừa sức phế Hiến Đế và tự mình lên làm vua nhưng ông ta cũng k0 thể làm. K0 phải vì ông ta sợ Hiến Đế giỏi võ mà sợ cái tai tiếng sau này và sợ dân chúng nổi dậy làm loạn ngay lúc ấy. Cái tiếng trung thành nó rất quan trọng vào thời điểm ấy, mà đến giờ vẫn thế chứ chẳng phải cứ là thời phong kiến. Khốn nạn nhất vãn là những kẻ lừa thầy phản bạn đó...!
Lý gia nói thế chắc huynh đài hiểu phần nào rồi chứ?

Lẽ dĩ nhiên người đời sau muốn làm gì cũng phải nhìn người đời trước mà noi gương, mà rút kinh nghiệm. Thời nay chúng ta chẳng còn chiến tranh nhưng những mưu kế của người xưa các nhà doanh nghiệp vẫn tận dụng để kinh doanh đó. Huynh đài có thể tìm đọc cuốn: "36 kế Tôn Tẫn cho doanh nghiệp" thì thấy ngay đc việc này.

Các nhân vật trong Tam Quốc có lẽ chỉ có QVT là đc người dân thờ phụng mà thôi. Thậm chí người VN ta cũng thờ ổng nữa. Có thể đó là do tín ngưỡng, có thể do mê tín và cũng có thể do truyền thống. Nhưng nói gì thì nói cũng phải công nhận hiếm có một vị tướng nào đc như QVT, huynh đài có đồng ý với Lý gia điểm này không?


Trích dẫn:
Chính vì cái tư tưởng thế này mà lúc nào cũng xảy ra đánh nhau. Ví như một người nói với người kia :"Mi là đồ cùi" , người nghe sẽ làm 1 trong hai hành động :1. là không thèm chấp trước
2. Nổi máu , không chịu nhục , nhảy dựng lên mắng lại => hai người đánh lộn.
Bởi bao giờ cũng chấp trước nên người ta hay xảy ra những chuyện không đáng có là vậy đó.
Là một vị tướng quân, là một kẻ sĩ thử hỏi có ai chịu nhục không? Nếu chịu nhục hàng giặc thì sao có thể gọi là một vị tướng quân đúng nghĩa được mà chỉ có thể là một kẻ tiểu nhân mà thôi. Ở đây Lưu Bị hay QVT k0 thể hàng TT mà phải chiến đấu chống lại họ Tào vì nhiều yếu tố chứ k0 phải đơn giản chỉ vì một lời khích bác. Chuyện nhẫn nhục thì ai cũng phải có nhưng k0 phải lúc nào cũng nhẫn nhục đc. Vì cái Sỹ trong tâm của một vị tướng quân chân chính k0 cho phép ông ta làm thế, thà chết chứ không chịu là kẻ bất nghĩa mà. Đấy, QVT chỉ mới giả hàng TT để bảo vệ hai chị dâu mà tý nữa thì mất tình anh em với Trương Phi đấy. Huynh đài hãy hiểu cho là như thế.
Là người phải biết Nhẫn nhưng nếu Nhẫn mà lại mang tiếng là nhát gan, là bất nghĩa, là tội đồ thì thà xông lên trong hòn tên mũi đạn rồi chết còn hơn. Như TT đã nói: "Thà ta phụ người chứ k0 để người phụ ta"! Đó chính là một cái tôi rất đáng nể trong tâm của một "người lớn"!

Lý gia phân tích thế huynh đài đã hiểu chưa? Có gì thắc mắc xin tiếp tục tranh luận nhé!


Chữ ký của LSB-LyQuy
Từ nay ta không còn ra trận đánh giặc được nữa.
Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!

Lương Sơn Đại Trại - Thiên Sát Tinh - Hắc Toàn Phong Lý Quỳ

Tài sản của LSB-LyQuy
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-02-2007   #70
Ảnh thế thân của ..::XxZodijiKenxX::..
..::XxZodijiKenxX::..
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-02-2007
Bài viết: 130
Điểm: 35
L$B: 7.971
..::XxZodijiKenxX::.. đang offline
 
Mình có chỗ không hiểu về QVT :
Tại sao râu dài không chịu cắt?
Tại sao mặt lại đỏ như gấc ? Phải chăng bị ai chọc dữ quá tức điên lên nên mặt đỏ hay là thẹn thùng khi bị người khác nhìn ?
Tại sao mặt đỏ thì cưỡi ngựa đỏ ..trùng hợp wé?
Tại sao cây đao ổng cầm nặng hơn 80 kg mà chả cầm nổi hả trời? Theo mình nghĩ QVT chắc cũng nặng cỡ 100kg là cùng ... >.< ko hiểu sao cầm nổi cây đao nặng đến 80kg??
QVT cầm long đao mà sao lại không phải là vua?
Tại sao QVT hay vuốt râu ? Râu quăn quá nên vuốt lại cho thẳng không bằng cắt đại đi cho rồi ?
Gọi QVT võ công cái thế như sự thực thì sức đánh không bằng Lữ Bố ?
XIn giải đáp thắc mắc cho tại hạ hìhìhìhì ....

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2007   #71
Ảnh thế thân của WhiteClouds
WhiteClouds
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-02-2007
Bài viết: 163
Điểm: 194
L$B: 8.585
WhiteClouds đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ..::XxZodijiKenxX::.. Xem bài viết
Mình có chỗ không hiểu về QVT :
Tại sao râu dài không chịu cắt?
Tại sao mặt lại đỏ như gấc ? Phải chăng bị ai chọc dữ quá tức điên lên nên mặt đỏ hay là thẹn thùng khi bị người khác nhìn ?
Tại sao mặt đỏ thì cưỡi ngựa đỏ ..trùng hợp wé?
Tại sao cây đao ổng cầm nặng hơn 80 kg mà chả cầm nổi hả trời? Theo mình nghĩ QVT chắc cũng nặng cỡ 100kg là cùng ... >.< ko hiểu sao cầm nổi cây đao nặng đến 80kg??
QVT cầm long đao mà sao lại không phải là vua?
Tại sao QVT hay vuốt râu ? Râu quăn quá nên vuốt lại cho thẳng không bằng cắt đại đi cho rồi ?
Gọi QVT võ công cái thế như sự thực thì sức đánh không bằng Lữ Bố ?
XIn giải đáp thắc mắc cho tại hạ hìhìhìhì ....
Thời xưa thì quan niệm đàn ông râu dài trông mới có tướng
Mặt đỏ kệ ổng chứ ẹc ẹc...
Ngựa đỏ với mặt đỏ à ? Pó tay
Sặc ,câu này thì.. chắc tại hồi xưa La Quán Trung viết sai.
Ẹc , cái này là thể hiện sự tự hào về bộ râu dài chứ ko phải râu quăn vuốt lại cho thẳng >.<
QVT nếu chỉ thua mình Lã Bố thôi thì cũng cái thế lắm rồi , còn đòi hạng nhất mới cái thế à?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-03-2007   #72
Ảnh thế thân của Tiêu dao tú tài
Tiêu dao tú tài
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
thất sát tinh(03/3/90)
Gia nhập: 11-08-2006
Bài viết: 1.532
Điểm: 171
L$B: 23.381
Tiêu dao tú tài đang offline
 
Trích dẫn:
2. Tại sao Quan Vũ được tôn lên hàng thánh?

Nhà Thanh vốn là một dị tộc từ phương bắc xâm chiếm Trung Quốc và đặt nền cai trị. Vào thời gian đầu người Hoa chống đối rất kịch liệt. Các tổ chức phản Thanh phục Minh nổi lên ở nhiều nơi. Nhưng mấy vua đầu của nhà Thanh (Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính và Càn Long) là những người thông minh, chủ trương gây thiện cảm với dân bản xứ bằng chính sách cai trị mềm dẻo, và thực tình chăm lo cho dân được sống yên ổn. Họ kiểm soát cẩn thận việc hành chính ở các địa phương, trừng phạt các tham quan, diệt các tệ nạn hà hiếp dân, giảm thuế má, xá tù tội, giải phóng ách nô lệ cho những kẻ bị bạc đãi vì thành kiến xã hội, v.v... (3). Đối với giới sĩ phu họ mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho tham dự việc cai trị. Tập trung các danh sĩ về kinh đô để làm những công tác văn hóa đồ sộ, với hậu ý vừa để dễ kiểm soát hành động, vừa để làm mất ý chí chống đối chính quyền, đồng thời ngấm ngầm tiêu hủy những tác phẩm đề cao tinh thần dân tộc (4).

Chính do những chủ trương này mà có chuyện thánh hóa Quan Vũ. Các hội kín phản Thanh phục Minh chủ trương đề cao tinh thần trung nghĩa của Quan Vũ, lập miếu thờ để làm chỗ ngụy trang cho các cuộc hội họp chống Mãn Thanh. Thanh triều (thời vua Thuận Trị) bèn tương kế thổi phồng địa vị của Quan Vũ, đưa ông ta lên hàng thánh, bằng cách giáng chỉ cho toàn quốc lập miếu thờ - kể cả ở Mãn Châu, nước gốc của nhà Thanh. Vua Càn Long đẩy mạnh thêm sự sùng bái trong giới người Hoa bằng cách sắc phong Quan Vũ là "Trung Nghĩa Vũ Thần Đại Đế".

Việc thờ Quan Vũ tiến thêm một bước biến thành thói cúng bái mê tín. Đền thờ Quan Công lúc nào cũng có khói hương nghi ngút; người ta đến không phải chỉ để chiêm bái mà còn để cầu may, xin phúc, thề thốt,..."Đức thánh Quan" trở thành một thần linh được rước cả về nhà để thờ, và người thờ tin rằng "ngài" có thể ban lộc, xá tội hoặc vật chết những kẻ nhạo báng! Người ta có thể thắc mắc: tại sao biết các hội phản Thanh phục Minh dùng miếu thờ Quan Công làm nơi họp kín, chính quyền nhà Thanh không cho quân vây bắt để tiễu trừ, hoặc cho gián điệp trà trộn vào để phá vỡ mà lại chọn phương cách, có vẻ mâu thuẫn và khó hiểu, là thúc đẩy thêm sự sùng kính Quan Vũ? Chính ở điểm này người ta nhận ra sự thông minh, khôn ngoan và có phần thâm hiểm của bốn vị vua đầu của nhà Thanh. Họ đã chọn chiến lược thổi phồng Quan Công để phá vỡ ý chí phục Minh của người Hoa một cách không đổ máu thay vì chiến thuật khủng bố để tiêu diệt các tổ chức chống đối. Chiến lược này vừa giảm căm thù trong lòng người Hoa vừa gây thêm thiện cảm vì đã đề cao một nhân vật của dân bản xứ. Việc đề cao Quan Vũ, như vậy, vuốt ve tự ái dân tộc cho người Hoa, lại tránh được sự đề cao tinh thần dân tộc vì Quan Vũ chẳng là một anh hùng cứu quốc hay chống xâm lăng gì cả mà chỉ là một... nhân vật tiểu thuyết! Sự mê tín, sùng bái Quan Công càng nhiều càng làm cho dân Hoa quên dần chuyện phân biệt Mãn, Hán. Một sự kiện đáng lưu ý nữa là khi chiếm Trung Quốc, cũng như thời gian sau đó, quân đội nhà Thanh rất hùng mạnh.

Các vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long cho quân chinh phục nhiều nước lân bang, mở rộng bờ cõi Trung Quốc, khiến đế quốc Trung Quốc chưa thời nào rộng lớn bằng. Những tổ chức phản Thanh phục Minh vì vậy chỉ gây rối chứ không thể là mối đe dọa sự nguy vong của triều Thanh. Và cũng vì thế Thanh triều đã chọn giải pháp mềm dẻo đối phó với họ để thu phục nhân tâm. Những chủ trương khôn ngoan của 4 vua đầu nhà Thanh qủa thật đã được đền đáp xứng đáng: sau một thế kỷ rưỡi do người Thanh cai trị, tinh thần bài Mãn của người Hoa đã giảm nhiều. Người Hoa đã chấp nhận nhà Thanh như một dòng họ của Trung Quốc, nhiều nhân tài người Hoa như nhóm Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, v.v.. đã thật tâm cộng tác với Thanh triều, giúp đối phó với những khó khăn do các nước Tây Phương và Nhật Bản gây ra trong thế kể thứ 19.


3. Quan Vũ của Tam Quốc Chí.

Theo Tam Quốc Chí của La Quán Trung, Quan Vũ tên chữ là Thọ Trường, sau đổi là Vân Trường, quán làng Giải Lương, huyện Bồ Châu, tỉnh Hà Đông. Vì trót giết một kẻ có thế lực nên sợ bị tù phải bỏ xứ mà đi. Quan Vũ cùng với Lưu Bị (thuộc dòng hoàng tộc nhưng đã biến thành dân gĩa, làm nghề buôn dép và dệt chiếu) và Trương Phi (một chủ quán bán thịt heo và rượu) kết nghĩa anh em để cùng chung lo việc dẹp loạn và giúp nhà Hán gây lại uy thế. Trải qua nhiều gian khổ, nhờ có sự phụ giúp tích cực của 3 quân sư Từ Thứ, Khổng Minh, Bàng Thống, nhất là Khổng Minh, cùng các tướng tài Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, Ngụy Diên, bộ ba Lưu-Quan-Trương dành được đất Ba Thục ở phía tây Trung Quốc, cùng với họ Ngô ở phía đông và họ Tào ở phía bắc lập thành thế chân vạc 3 nước Ngụy Thục Ngô, đó là thời "Tam Quốc" bên Tàu (thế kể thứ 3). Sau khi lên ngôi Lưu Bị phong cho Quan Vũ đứng đầu "ngũ hổ tướng" gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung, và cho trấn ở Kinh Châu, căn cứ địa của Lưu Bị trước khi chiếm Ba Thục.

Qua bút pháp của La Quán Trung, Quan Vũ là một tướng có nhiều ưu điểm: giỏi cả võ lẫn mưu, tính thẳng thắn, cương nghị, giữ lễ nghĩa, ân oán phân minh, biết phục thiện, và luôn luôn tận trung với chủ. Nhưng cũng có nhiều nhược điểm như thiếu thâm trầm, hiếu thắng, kiêu căng, thích được khen, ưa so đọ cá nhân,...


4. Quan Công trong đại chúng người Hoa và người Việt

Tục thờ kính Quan Công được người Hoa truyền sang Việt Nam. Đền thờ Quan Công ở Chợ Lớn có đôi câu đối sau đây:

- Sinh Bồ Châu, sự Dự Châu, trấn Kinh Châu, chiến Từ Châu, vạn cổ thần châu hữu nhất;
- Huynh Huỳnh Đức, đệ Dực Đức, thích Mạnh Đức, sát Bàng Đức, thiên thu thánh đức vô song.

Dịch:

- Sinh Bồ Châu, thờ Dự Châu, đóng Kinh Châu, đánh Từ Châu, vạn cổ thần châu chỉ một;
- Anh Huỳnh Đức, em Dực Đức, tha Mạnh Đức, giết Bàng Đức, ngàn năm thánh đức không hai. (5)

Một sự thật có thể làm ngạc nhiên nhiều người nhưng khó chối cãi là từ thời nhà Thanh trở về sau người Hoa tôn sùng Quan Công hơn Khổng Tử nhiều! Khổng Tử chỉ được giới sĩ phu, thuộc thành phần thiểu số, thờ ở văn miếu và hàng năm chỉ được họ cúng tế một lần. Quan Công, trái lại, được đông đảo dân, có lẫn cả nhiều sĩ phu, sùng kính, lập đền thờ ở nhiều nơi, thờ cả trong nhà, và cúng bái thường xuyên.

Một sự kiện khác mà Khổng Tử không thể nào sánh với Quan Công là sự kính chuộng của đại chúng thể hiện qua sự trình diễn điển tích trên sân khấu, phương tiện quảng bá hấp dẫn và hữu hiệu ở cổ thời. Không thấy có tuồng tích nào liên quan tới tiểu sử Khổng Tử nhưng tiểu sử của Quan Công thì được đặt thành tuồng có đến một chục vở! Có lẽ không có nhân vật nào khác của Trung Quốc có tiểu sử được soạn thành tuồng tích nhiều như vậy! Việc diễn các tuồng về nhân vật Quan Công cũng có chỗ lạ lùng so với những nhân vật khác. Trong các vở tuồng này người kép đóng vai Quan Công phải giữ gìn thân thể sạch sẽ, kiêng cữ đủ thứ. Khi trang điểm để ra tuồng phải tô mặt đỏ chót như son, đeo râu dài thâm thượt (6).

Trước khi vai Quan Công xuất hiện lần đầu, từ trong cánh gà của sân khấu người ta phải đốt một nén vàng lá để cúng, rồi người kép lấy một khăn che mặt, từ từ bước ra, chờ cho nén vàng cháy hết mới được bỏ chiếc khăn để cho khán gỉa thấy mặt. Đó là một dị đoan, một thói quen các ban tuồng đều giữ rất nghiêm, vì sợ nếu sai quấy vai kép sẽ bị "ngài" vật chết! Có bao nhiêu tuồng tích về Quan Công ở Trung Quốc thì không rõ nhưng trong giới tuồng Tàu, hát chèo cổ, hát bội ở Viết Nam có thể kể ít vở sau đây:

- Đào viên kết nghĩa, diễn sự tích Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi kết nghĩa anh em ở vườn đào của Trương Phi.
- Tam anh chiến Lã Bố, diễn tích ba anh em Lưu-Quan-Trương hợp sức đánh nhau với Lã Bố.
- Quan Công thất thủ Hạ Bì, diễn tích Quan Vũ bị Tào Tháo vây ở thành Hạ Bì, đành phải hàng.
- Quan Công phò nhị tẩu, diễn tích Quan Công dẫn hai chị dâu (Cam và Mi phu nhân, hai vợ của Lưu Bị) về kinh đô sau khi thua ở Hạ Bì.
- Quan Công qúa ngũ quan trảm lục tướng, diễn tích Quan Vũ bỏ Tào đi tìm Lưu Bị, qua 5 cửa quan chém 6 tướng của Tào Tháo.
- Hoa Dung tiểu lộ, diễn tích Quan Vũ đóng quân ở đường hẻm Hoa Dung, chặn đường chạy trốn của Tào Tháo.
- Quan Công đơn đao phó hội, diễn tích Quan Vũ cùng dăm cận tướng can đảm vác đao qua sông gặp các tướng của Giang Đông ở bến Lục Khẩu.
- Quan Công thủy chiến Bàng Đức, diễn tích Quan Vũ đánh nhau với Bàng Đức.
- Quan Công cạo xương chữa thuốc, diễn tích Quan Vũ ngồi đánh cờ, đưa tay cho Hoa Đà lóc thịt, cạo chỗ xương bị tên có nọc độc bắn trúng.
- Quan Công hiển thánh, diễn tích Quan Vũ hiển linh ở núi Ngọc Toàn sau khi bị Đông Ngô bắt và giết.


5. Quan Vân Trường, một trung nghĩa đại kỳ nhân?

Khi đề cập tới những ưu khuyết điểm của nhân vật Quan Vũ ta cần lưu ý là đang nói về một nhân vật tiểu thuyết, những hay dở của nhân vật đó đều do ngòi bút La Quán Trung tạo nên. Các dữ kiện, vì vậy, đều được rút ra từ tác phẩm Tam Quốc Chí. Vì Quan Vũ được đề cao là đệ nhất trung nghĩa kỳ nhân nên trước hết ta hãy nhận xét về hai đức tính "trung" và "nghĩa" của Quan Vũ; sau đó sẽ đề cập tới những ưu khuyết điểm khác.

Vào thời Tam Quốc, chữ "trung" được quan niệm ra sao? Thời Xuân Thu, Khổng Tử (giữa thế kể thứ 6 trước Tây Lịch) quan niệm "trung" là giữ một lòng với vua, nhưng vua phải ra vua. Nếu vua biết dùng "lễ" sai khiến bày tôi thì bày tôi phải "trung" với vua (7). Về sau Tử Tư, cháu nội của Khổng Tử, nhấn mạnh thêm: vua không phải chỉ cần giữ lễ với bày tôi mà còn phải kính trọng bày tôi nữa, có thế bày tôi mới phải hết lòng trung với vua. Tới thời Chiến Quốc, Mạnh Tử (cuối thế kể thứ 3 trước Tây Lịch) quan niệm mạnh mẽ hơn nữa: dân là quí, đất nước đứng sau, vua là nhẹ. Bày tôi chỉ cần trung với vua nếu vua biết tôn trọng quyền lợi của dân của nước. Nếu vua làm trái lại thì bày tôi có quyền trừ khử (8). Thời nhà Hán, sau biến cố chôn nho đốt sách của Tần Thủy Hoàng, đám Hán Nho vì mục đích siểm nịnh cầu vinh đã biến đổi quan niệm về "trung" thành hết lòng hết dạ với vua một cách mù quáng (9).

Sống ở thời Hán mạt (đầu thế kể thứ 3), Quan Vũ đã giữ chữ trung như thế nào? Hiến Đế, vị vua cuối cùng của nhà hậu Hán, nhu nhược, luôn luôn bị những viên thừa tướng khống chế cho đến lúc mất ngôi, một bóng mờ trong truyện Tam Quốc Chí, là người Quan Vũ không có một cử chỉ hay hành động nào tỏ ra là muốn giữ lòng trung cả. Chữ trung theo quan niệm của Khổng Tử không được Quan Vũ áp dụng ở đây. Trái lại có một sự kiện chứng tỏ Quan Vũ đã không giúp nhà Hán, qua đại diện là vua Hiến Đế. Tào Tháo làm thừa tướng, là một gian thần hiếp vua. Khi đánh Đông Ngô, bại trận, phải dẫn đám tàn quân chạy vào đường hẻm Hoa Dung. Quan Vũ được lệnh của quân sư Khổng Minh dẫn quân chẹn đường để tiêu diệt. Trước khi đi Quan Vũ đã viết giấy cam kết nếu tha "quốc tặc" sẽ chịu chém đầu, thế mà khi nghe Tào Tháo kể lể sự trọng đãi thuở trước Quan Vũ đã tha ngay cho họ Tào. Chỉ vì để đền đáp tình riêng Quan Vũ đã bỏ trách nhiệm lớn lao chung, có ảnh hưởng tới vận mệnh đất nước, và cơ đồ của nhà Hán. Trong Tam Quốc Chí, Quan Vũ có nói "giang sơn của nhà Hán há nhường tấc đất cho ai?" nhưng đó chỉ là lời nói ngụy biện để khỏi phải trả đất chứ không là "vì nước".

Cuộc khởi quân cùng Lưu Bị với mục đích mang lại ổn định cho dân nếu tạm coi là "vì dân" thì có thể coi họ Quan được một phần nhỏ chữ trung theo quan niệm của Mạnh Tử. Nhưng chữ trung này rất khiêm nhượng, không hơn gì một số nhân vật đồng thời. Riêng đối với Lưu Bị, qủa thật trước sau như một, Quan Vũ hết lòng giữ dạ sắt son. Dù đang được Tào Tháo hết sức trọng vọng, khi hay tin Lưu Bị ở với Viên Thiệu là Quan Vũ đi tìm ngay. Cho nên có thể nói Quan Vũ hết lòng “trung thành với chúa" là Lưu Bị. Nhưng Lưu Bị không bao giờ là vua của Trung Quốc, và lúc lên tới tột đỉnh vinh quang họ Lưu cũng chỉ cai trị được một phần ba nước Tàu. Vậy có thể hiểu là họ Quan đã giữ chữ trung theo quan niệm của đám Hán nho. Hiểu như thế thì họ Quan cũng không hơn một số thủ túc thân tín khác của Lưu Bị như Trương Phi, Triệu Vân, Khổng Minh, v.v...

Tóm lại, xét nhân vật Quan Vũ và quan niệm về chữ trung trong thời đại của ông ta: trung với dân, trung với nước, trung với vua và trung với chủ, Quan Vũ đã giữ chữ trung sau cùng. Phải chăng đó là lý do người ta đã tôn ông lên hàng "đệ nhất trung"? Hay vì hậu ý thâm hiểm của nhà Thanh, đề cao một kẻ trung thành với chủ lên hàng thánh để người Hoa sùng bái mà quên đi cái trung đối với dân tộc và đất nước? Người viết nhận là nghiêng về lý do sau.

Đó là đức trung của Quan Vũ, bây giờ ta xét tới đức "nghĩa". "Nghĩa" theo nho gia là điều làm hợp với đạo lý, với lẽ phải. Trong xã hội, con người làm trách nhiệm của mình vì đạo lý mới gọi là đúng với nghĩa, nếu làm trách nhiệm vì lý do khác, dù trọn vẹn, vẫn là không hợp nghĩa. Với quan niệm đó "nghĩa" đối lập với "lợi" (10). Nếu làm trách nhiệm lớn lao hợp với đạo lý và ảnh hưởng tới đại chúng thì gọi là "đại nghĩa". Với quan niệm của "nghĩa" theo nho giáo thì Quan Vũ chỉ giữ được điều nghĩa nhỏ giữa cá nhân với cá nhân, như nghĩa bằng hữu, nghĩa chủ tớ, nhưng chẳng có gì gọi là "đại nghĩa" để xứng với cái danh đệ nhất trung nghĩa kỳ nhân.

Sau đây ta sẽ xét đến những ưu khuyết điểm khác của Quan Vũ.
Về "dũng", Quan Vũ qủa thật là có ý chí, can đảm và sức mạnh. Về can đảm, chuyện cắp đao sang phó hội ở Giang Đông, hay chuyện ngồi thản nhiên đánh cờ để cho Hoa Đà lóc thịt trị thương là những thí dụ.

Về võ nghệ, sức mạnh có lẽ Quan Vũ chỉ thua duy nhất có Lã Bố.
Về "mưu", Quan Vũ cũng có chút mưu lược, đôi lần bày mưu thành công. Nổi danh nhất là mưu khơi nước sông Tương Giang làm úng thủy Phàn Thành do đó bắt được hai tướng của quân Tào là Vu Cấm và Bàng Đức. Nhưng tính hiếu thắng, kiêu căng, khinh địch cũng đã khiến Quan Vũ thành thấp mưu, bại trận, làm hỏng đại sự. Chính việc thấp mưu, dốc quân đánh Phàn Thành, khinh thường tướng trẻ Đông Ngô là Lục Tốn mà Quan Vũ đã làm mất Kinh Châu. Cho nên, về mưu, những thành công nhỏ của Quan Vũ không đủ bù lại với cái thấp mưu to lớn làm mất đất và hại thân.

Về "trí", Quan Vũ rất hẹp hòi, thiển cận tuy có biết phục thiện. Khuyết điểm này cộng với tính hiếu thắng, kiêu căng, ưa được tâng bốc khiến Quan Vũ trở thành kẻ nông nổi, ích kể, hám danh, khinh người, và khinh địch. Chính những nhược điểm này dẫn đến cái chết của Quan Vũ, kéo theo một chuỗi biến cố tai hại, nghiêm trọng: mất Kinh Châu, Lưu Bị và Trương Phi vì nóng lòng báo thù cho ông ta nên cũng chết theo. Sau đây là vài dẫn chứng. Thói khinh địch khiến Quan Vũ nhiều lần bị tên bắn. Một lần được Hoàng Trung tha chết, cố ý bắn tên vào chỏm mũ. Hai lần bị trúng tên độc khi đánh Phàn Thành, chĩ vì thân đại tướng mà khinh xuất. Là trấn thủ Kinh Châu, coi một vùng rộng lớn, trách nhiệm quan trọng, thế mà chỉ muốn tỉ võ để thỏa mãn tính hiếu thắng. Nghe Mã Siêu được khen là một dũng tướng, lúc đó đang ở với Lưu Bị tại Tây Thục, Quan Vũ bèn đòi tỉ võ với Mã Siêu. Sau nhận được thư Khổng Minh vuốt ve tự ái "...Mã Mạnh Khởi tuy hùng dũng hơn người nhưng chỉ đáng xếp vào hạng Kình Bố, Bành Việt, đua tranh với Dục Đức thì được chứ sánh sao được với ông râu đẹp..." Quan Vũ khoái chí đưa cho các quan xem rồi vuốt râu cuời nói "Khổng Minh biết bụng ta lắm!" Lần khác, Quan Vũ đang vây đánh Phàn Thành thì quân tiếp viện của phía Tào đến. Bị Bàng Đức (tướng tiên phong của quân Tào) khiêu khích, Quan Vũ bèn giao việc đánh Phàn Thành cho Liêu Hóa rồi vác đao ra đấu với Bàng Đức. Đấu mãi chẳng thắng được, lại còn bị Bàng Đức gỉa bộ dùng thế đà đao, miếng võ ruột của Quan Vũ, rồi bất ngờ bắn tên trúng vào cánh tay. Nếu Bàng Đức không bị Vu Cấm đố kị thì Quan Vũ đã chết dưới đao của Bàng Đức rồi.

Thói khinh người đến lố bịch của Quan Vũ được lộ ra trong hai trường hợp. Khi được Lưu Bị phong đứng đầu ngũ hổ tướng Quan Vũ không chịu nhận, lấy cớ là không thèm đứng chung danh với tên lính gìa Hoàng Trung! Đến khi được Phí Thỉ vuốt ve "... ông là em Hán Trung Vương, hay dở có nhau, phúc họa cùng chia, thì chức tước đâu có đáng kể ...", lúc đó bùi tai mới chịu nhận tước phong. Tôn Quyền là chúa Đông Ngô muốn cầu thân với Quan Vũ bèn xin hỏi con gái của Quan Vũ cho con trai mình. Quan Vũ trả lời "con gái ta ví như loài hổ, lại thèm kết duyên với loài chó sao?".(11)

Kiêu căng, hiếu thắng là khắc tính của "nhẫn", khinh người là khắc tính của "lễ", cho nên có thể nói Quan Vũ không có hai đức tính này.
Đến đức "nhân", là yêu người, thương tha nhân, trong truyện Tam Quốc Chí chỉ thấy Quan Vũ, với thanh long đao và ngựa xích thố, giết hết tướng này tới tướng khác. Nhiều khi giết người chỉ để khoe võ công tài giỏi, để đền đáp ơn nghĩa riêng, hoặc để chứng minh lòng trung thành với chủ là Lưu Bị, chứ không phải chiến đấu với quân thù trên chiến địa. Việc Quan Vũ giết hai tướng Nhan Lương, Văn Sú của Viên Thiệu là để đáp ơn nghĩa riêng với Tào Tháo, giết Sái Dương ở trước Cổ Thành là để minh chứng với Trương Phi rằng mình vẫn trung thành với Lưu Bị. Những việc có lợi cho bản thân mà hại đến sinh mạng người khác, như các sự việc vừa kể, người có đức nhân không làm.


Nếu căn cứ vào những sự kiện xẩy ra theo truyện Tam Quốc Chí của La Quán Trung thì cái lầm lẫn to lớn nhất của Quan Vũ là việc tha Tào Tháo ở đường hẻm Hoa Dung. Tuy chỉ là một lầm lẫn chiến thuật nhưng nó đã xoay chuyển cả cục diện thời hậu Hán, và Quan Vũ làm việc này chỉ vì giữ "nghĩa khí vặt", vì kiêu hãnh bản thân mà quên đại nghĩa. Lầm lẫn lớn kế sau đó là việc gây thù oán với Đông Ngô, trái hẳn với lời dặn chiến lược của Khổng Minh, với kế hoạch phòng thủ rút gọn trong cẩm nang 8 chữ: "đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo". Quan Vũ đã làm ngược kế hoạch đó. Đông thì bất hòa với Tôn Quyền và Bắc thì dốc toàn lực đánh Tào Tháo! (Cự là chống đở, tức là thủ, chứ không phải tiến đánh, tức là công). Vì Quan Vũ không đủ tài trí và mưu lược, lại thêm những nhược điểm kiêu căng, khinh địch nên lầm lẫn chiến lược này đưa đến họa sát thân và gây mầm xụp đổ cho Ba Thục. (12)

Cho nên về nhân vật Quan Vũ, trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung, ta có thể nói: Quan Vũ chỉ biết trung với chủ mà ít lưu tâm tới trách vụ với dân, với nước. Chỉ biết giữ nghĩa khí hẹp mà quên đại nghĩa. Có dũng nhưng mưu tồi. Trí đoản và kiêu căng qúa lố. Không biết nhẫn, kém lễ và thiếu lòng nhân.

Ngoài sự kiện nhà Thanh đề cao việc sùng bái Quan Công vì hậu ý chính trị như đã nói ở trên không biết còn nguyên nhân nào khác không? Nhưng một đại tướng, gỉa sử là một nhân vật có thật, có những lầm lẫn lớn lao đến làm hỏng đại cuộc, gây họa sát thân mà được tôn lên hàng thánh phải kể là một sự lạ lùng. Thờ một nhân vật tiểu thuyết với đầy dẫy những khuyết điểm như Quan Vũ lại càng lạ lùng hơn. Đến như người Trung Hoa, một dân tộc thông minh đứng hàng đầu ở Á đông, lại có chuyện thờ phụng, sùng kính một nhân vật như vậy mới thực là lạ lùng hi hữu nhất!

Tác giả: Zero - Sưu tầm từ www.dactrung.com
Đọc cái này thôi là đã hiểu rõ QVT có thật là bậc thánh hay ko,cần chi phải bàn.


Chữ ký của Tiêu dao tú tài

Tài sản của Tiêu dao tú tài
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:10
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11848 seconds with 15 queries