Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-02-2010   #64
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nói nhăng nói cuội

Trong dân gian Việt Nam “Cuội” vốn đã mang cái tiếng xấu là hay nói dối, “nói dối như Cuội” mà lại! “Bắc thang lên đến tận mây, hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời ? Cuội nghe hỏi thế Cuội cười. Bởi hay nói dối lên ngồi ấp cây” (Ca dao). Và những người nói lăng nhăng, không thật thì gọi là nói nhăng nói cuội.

Để cắt nghĩa thành ngữ trên có hai ý kiến. Một ý kiến cho rằng vì “nhăng” có nghĩa là quấy phá nhăng nhít cho nên nó đi với “cuội” là thích hợp để diễn tả cái ý nói năng dối trá không đáng tin cậy. Còn ý kiến khác lại cho rằng “nhăng cuội” chính là do “giăng cuội” nói chệch ra mà thôi. Vì vậy nhăng cuội (hay giăng cuội) thường được dùng ở dạng tách đôi xen vào giữa là hình thức lặp của một động từ nói để biểu thị sự nói năng nhảm nhí, vu vơ, dối trá, chuyện nhăng cuội, hứa nhăng hứa cuội, nói nhăng nói cuội, tán nhăng tán cuội, v.v...

Thành ngữ nói nhăng nói cuội (hay nói giăng nói cuội) mang nét nghĩa chung là nói không thật, nói vu vơ, hão huyền. Trong tiếng Việt còn có thành ngữ gần nghĩa là nói hươu nói vượn. Song ở thành ngữ nói hươu nói vượn không có nét nghĩa dối trá.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #65
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Sống để dạ chết mang theo

Sống để dạ chết mang theo và các biến thể của nó như sống để bụng chết chôn đi, sống để bụng chết mang theo, sống để dạ chết đem theo... đều phản ánh hai ý nghĩa:

1. Suốt đời ghi nhớ, khắc sâu vào lòng những tình cảm, những tâm tư nào đó.

2. Suốt đời giấu kín, gìn giữ những điều bí mật.

Ở ý nghĩa thứ nhất (1), sống để dạ chết mang theo, và các biến thể của nó, trước hết biểu thị sự ghi nhớ ơn nghĩa suốt đời. Lòng căm thù, sự oán hận nhiều khi cũng cần khắc sâu tận đáy lòng, cũng phải sống để bụng chết chôn đi.

Ở ý nghĩa thứ hai (2), sống để dạ chết mang theo và các dạng thức của nó chỉ rõ sự cần thiết của việc giữ gìn bí mật. Gìn giữ những điều cần giấu kín là đòi hỏi nghiêm ngặt “một mình mình biết, một mình mình hay”.

Một điều đáng lưu ý là, nghĩa của toàn thành ngữ dường như dồn gánh nặng về phần đầu của nó “sống để dạ (bụng). Ở vế này, yếu tố dạ (bụng) có chức năng gợi tả ý nghĩa rất lớn. Bụng (dạ) là nơi thầm kín sâu lắng, ở nơi đó có thể ghi tạc những ơn nghĩa, khắc sâu lòng căm thù, vùi chặt những điều bí mật... Nó là từ “chìa khoá” cho cả vế sống để bụng trong việc biểu thị ý nghĩa, vế thứ hai chỉ có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ thêm ý nghĩa ở vế thứ nhất. Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ là ở vế thứ hai có nhiều biến thể khác nhau mà không làm phương hại đến ý nghĩa chung của toàn thành ngữ. Trong thành ngữ này, nhờ sự đối ứng với nhau mà cặp từ “sống... chết” có giá trị biểu hiện ý nghĩa thời gian. Trong quan niệm của nhân dân ta, con người khi chết là đi vào thế giới vĩnh hằng. Sự sống, cái chết được đắp nổi ở hai thế giới kế tiếp nhau. Do vậy, sống để dạ chết mang đi là mãi mãi ghi nhớ, khắc sâu gìn giữ những điều sâu đậm hay bí mật có liên quan tới bản thân mình.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #66
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Bóng chim tăm cá

Trong văn học cổ, chim, cá, bướm, ong... là hình tượng để chỉ người đưa thư, những sứ giả của tin tức. Theo Hán thư, người ta có thể buộc phong thư vào chân con chim nhạn để cho chim bay chuyển đến nơi cần gửi. Sách cổ (cổ thư) còn ghi lại rằng khách từ phương xa đến để lại đôi cá chép, mổ ra thấy có lá thư trong bụng. Vì thế, bóng chim tăm cá dùng để chỉ tin tức thư từ:

Nghĩ điều trời thẳm vực sâu
Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Cũng để chỉ ý này, văn học cổ còn có nhiều cách nói khác nữa. Ví dụ: sứ hồng (sứ giả chim hồng), sứ điệp tin ong (con bướm là sứ giả truyền tin, con ong làm mối lái đưa tin của chúa xuân muôn loài), tin nhạn (tin do chim nhạn mang lại), tin mai (tin gửi kèm theo cành mai)...

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #67
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Như nước đổ đầu vịt

Với một số đối tượng, thì có khuyên bảo, dạy dỗ đến đâu cũng vô ích, không có tác dụng gì. Công sức dạy bảo khuyên nhủ đó cũng như "nước đổ đầu vịt" mà thôi.

Như đã biết, đầu vịt đã bị thon, lại hơi nhô. Lông ở đầu vịt thường dày và mượt. Thành ra, nước đổ lên đầu vịt cứ trôi tuồn tuột, chẳng dành thấm vào đâu được. Hiện tượng có thực này dễ làm người ta liên tưởng đến việc không tiếp thu lời khuyên bảo ban của một số người. Ở họ, dẫu có cố công giảng giải, răn bảo bao nhiêu thì cũng vô ích. Họ không ghi nhớ, không hiểu ra do kém trí thông minh, ít hiểu biết hoặc trì độn. Nhưng cũng có khi không phải vì kém cỏi, tối dạ mà là do sự bướng bỉnh, gàn quấy, hiểu cả đấy, biếtt là lời hay lẽ phải đấy, nhưng cứ không nghe theo không làm theo như chẳng nghe gì cả. Kẻ dốt nát thì không tiếp nhận lời dạy bảo là chuyện bình thường. Họ cứ ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm. Nói với họ rõ là chán, nói với đầu gối còn hơn. Như vậy, cả kẻ dốt nát và kẻ bướng bỉnh đều gặp nhau ở chỗ là mọi lời giáo huấn, chỉ dẫn đều vô tích sự, đều vô dụng, không mang lại hiệu quả gì.

Dần dần thành ngữ "nước đổ đầu vịt" được mở rộng để chỉ sự vô tác dụng, vô ích, không có kết quả nói chung.

Gần nghĩa với "nước đổ đầu vịt" còn có một loạt thành ngữ như: như nước đổ lá khoai (môn), như nước đổ đầu chày...




Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #68
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Kẻ tám lạng người nửa cân

Theo “Từ điển tiếng Việt" (NXB. Khoa học xã hội. 1988), thành ngữ trên có nghĩa là ''hai bên tương đương không ai kém ai". Nhưng sao ''tám lạng'' lại có thể sánh với ''nửa cân''?

Muốn hiểu được cặn kẽ thành ngữ này chúng ta phải quay về với xuất xứ của nó. ''Cân” và “lạng” ở đây không phải là cân tây'' (kilôgam) và ''lạng tây'' (100 gam) mà là ''cân ta'' và “lạng ta''.

Ngày xưa khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc người ta dùng một loại cân cũ gọi là cân ta. Theo quy ước chung, khi cân đo bằng loại cân này, thì một cân bằng mười sáu lạng tương đương với 0,605 kilôgam, và một lạng bằng một phần mười sáu cân tương đương với 37,8 gram. Vậy là nếu cân bằng cân ta thì tám lạng đúng bằng nửa cân và nửa cân cũng chính là tám lạng!

Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên:

“Một bên chế trước, một bên giễu lại. Thật là kẻ tám lạng người nửa cân'' (Con đường vô Nam).


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #69
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ăn cháo đái bát

Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đái bát.

Thí dụ: “Nhà mày trước nghèo đói, nhờ khởi nghĩa được tí ruộng vườn, tí vợ con. Thế mà rồi ăn cháo đái bát.” (Vũ Cao. “Những người cùng làng”).

Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đái bát). \/ề thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo , một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.

“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).

Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #70
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Trộm cắp như rươi

Để diễn tả tình trạng nhiều trộm cắp gây mất trật tự an toàn xã hội, trong tiếng Việt người ta hay dùng thành ngữ trộm cắp như rươi.

Trộm cắp như rươi đó là tình cảnh của một xã hội loạn lạc, rối ren khi mà bộ máy chính quyền không còn đủ sức làm chủ tình hình được nữa, mặc sức để cho bọn trộm cắp hoành hành. Câu thành ngữ trên là nói về bọn đầu trộm đuôi cướp nói chung, cho nên còn có các biến thể khác như trộm cắp như rươi, kẻ cắp như rươi hoặc cướp đường như rươi.

Trong thành ngữ này, rươi là một loài giun đất, có nhiều chân, cơ thể có rất nhiều lông tơ, do gốc rạ mục sinh ra vào mùa thu, ở những chân ruộng nước lợ. Vào mùa rươi, rươi nhiều vô kể đến nỗi bà con nông dân có thể bắt rươi về làm mắm ăn. Vì rươi nhiều như vậy nên trong tiếng Việt, rươi thường được ví với những gì thật đông, thật nhiều, song chủ yếu lại được ví với bọn người bất hảo, bất lương có thể gây ra những tai hoạ bất ngờ cho con người. Tóm lại rươi thường được ví với bọn người xấu đối lập với người lương thiện. Điều đó khiến rươi khác với kiến trong thành ngữ đông như kiến, vốn được dùng để làm đối chứng cho so sánh số lượng người đông đúc, thành đoàn, thành lũ mà không có nét nghĩa đánh giá những người đó tốt hay xấu, lương thiện hay bất lương...


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #71
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Một nắng hai sương

Sách “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang giải thích thành ngữ một nắng hai sương là “sự chịu đựng gian khổ từ sáng sớm đến chiều tối”. Theo cách giải thích này, một số người đã luận giải thành ngữ này một cách sai lầm rằng, một nắng là ánh nắng suốt một ngày, còn hai sương là sương tối và sương sáng. Và, một nắng hai sương là làm lụng vất vả, nắng nôi suốt một ngày trời! Hình như ở thành ngữ một nắng hai sương không có sự hạn định thời gian một cách cụ thể (từ sáng đến tối). Đặc biệt theo cách suy luận này thì sẽ biện minh như thế nào cho dạng thức một nắng hai sương?

Sự mâu thuẫn này hướng người ta tìm cách lý giải khác. Quả nhiên, trong tiếng Việt có một loại thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc đối và điệp. Thành ngữ một nắng hai sương thuộc vào loại đó. Cấu trúc tổng quát của loại thuật ngữ này là một A hai B (trong đó A và B cùng một phạm trù ý nghĩa và cùng một từ loại). Thí dụ: một vừa hai phải, một sống hai chết, một ngày vãi chài hai ngày phơi lưới... Thành ngữ một nắng hai sương cũng nằm trong quy tắc cấu tạo như vậy. Điều đáng chú ý là trong thành ngữ một nắng hai sương các yếu tố nắng, sương gợi lên sự vất vả gian truân, còn các yếu tố một, hai có tác dụng nhấn mạnh mức độ.

Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ một nắng hai sương có thể xuất hiện với những dạng thức biến thể như hai sương, một nắng, một sương hai nắng. Ở đây, sự nhắc lại ý về số lượng tạo ra cảm giác nhặt, nhiều, liên tục. Và, sự láy lại ý về sự gắt gao của nắng, sự vắng lạnh của sương gây ấn tượng về sự nhọc nhằn, vất vả, lặng lẽ triền miên, phải chịu đựng.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #72
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.762.356
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng không mông quạnh

Với người Việt Nam, ý nghĩa chung của thành ngữ đồng không mông quạnh không có gì là phức tạp khó hiểu. Trong mọi trường hợp, thành ngữ này đều được dùng để chỉ một không gian trống trải, vắng lặng đến mức gây cho con người cảm giác choáng ngợp vì cô đơn.

“Chàng về đồng không mông quạnh, gió lạnh sương sa
Em ở nhà lụy lâm, lâm lụy nước mắt sa theo chàng”.

(Dân ca Bình Trị Thiên)

Nếu chỉ dừng lại ở việc tìm ý nghĩa đương đại, ý nghĩa chung của thành ngữ, thì rõ ràng đây là một thành ngữ đơn giản, không có điều gì cần phải bàn. Nhưng thực ra thành ngữ đồng không mông quạnh lại chính là một thành ngữ phức tạp đối với những ai muốn hiểu rõ từng chữ, từng từ cấu tạo nên thành ngữ này. Cho đến nay, cách hiểu ý nghĩa của một vài từ trong thành ngữ vẫn còn là điều “thách đố” chúng ta. Xét về mặt chữ nghĩa, các từ đồng, mông được bàn đến nhiều và có ý kiến trái ngược nhau.

Từ cách nhìn đồng đại, các từ đồng và không đều được coi là dễ hiểu, không cần phải lý giải gì thêm. Nhưng từ mông và từ quạnh thì nên hiểu thế nào? “Từ điển Hán - Việt” của Đào Duy Anh giải thích mông nghĩa là “tối tăm” còn quạnh là “vắng vẻ”. Ở các từ điển khác kết cấu mông quạnh được giải thích nghĩa là “rộng rãi và vắng vẻ”. Dù giải thích tách riêng thành hai yêu tố mông, quạnh hay thành một cấu kết mông quạnh, thì ý nghĩa của chúng vẫn được nhận diện phù hợp với ý nghĩa chung của toàn thành ngữ. Theo cách hiểu này thì đồng là một danh từ và ba yếu tố không, mông, quạnh được xem là các tính từ bổ nghĩa cho danh từ trung tâm có chức năng lột tả cảnh rộng rãi, tối tăm, vắng vẻ mà thành ngữ đồng không mông quạnh hàm chỉ. Song khi khảo sát loại thành ngữ có bốn yếu tố, chúng ta chưa gặp một dạng thức nào có cấu tạo gồm một trung tâm và ba yếu tố phụ làm định ngữ như cách giải thích ở trên. Tính cá biệt và phi hệ thống này đã khiến chúng ta phải tìm một cách lí giải khác.

Nhìn chung, đồng không mông quạnh được xem là một thành ngữ đối ứng, trong đó đồng đối với mông, không ứng với quạnh. Các từ không, quạnh, đối ứng với nhau là hiển nhiên và hợp quy tắc. Vấn đề chủ yếu là ở cặp đồng và mông. Xung quanh cặp từ này cũng có lắm cách hiểu khác nhau. Có thể thấy ít nhất là có những cách hiểu sau đây:

1. Trong tiếng Việt có các từ mông và đồng có nghĩa gần nhau và đều chỉ trẻ nhỏ. Đó là nghĩa trong các từ nhi đồng, đồng dao, mông học, mông huấn. Cách Ií giải này thỏa mãn được sự đối ứng và tương hợp về nghĩa của cặp từ mông đồng trong thành ngữ đồng không mông quạnh vì theo quan niệm dân gian, trẻ con gắn liền với cảnh đầm ấm, yên vui, nếu đến một nơi nào đó mà vắng vẻ, trống thiếu trẻ con thì người ta cũng cảm nhận thấy sự trống vắng và buồn tẻ. Điều này khá gần gũi với ý nghĩa chung của thành ngữ đồng không mông quạnh hiện đang được dùng trong tiếng Việt. Nhưng rất tiếc là ý nghĩa chung của thành ngữ đang xét lại thiên nói về không gian hơn là nói về quan hệ giữa nguời với người, cho nên, cần xem xét lại cách luận giải này.

2. Theo cuốn Từ điển từ nguyên tiếng Hán, có một từ mông chỉ một loài cỏ. Với nghĩa này, mông có thế đối ứng và tương hợp được với đồng (cánh đồng). Quả là đồng và cỏ gắn liền với nhau và có thể đối ứng, tương hợp về nghĩa như đồng khô cỏ úa hay đồng khô cỏ cháy. Song điều khó giải thích là ở chỗ, nếu mông là từ chỉ cây cỏ thì ít khả năng kết hợp được với quạnh. Do đó, sẽ hoàn toàn có lý khi người ta nghi ngờ tính đúng đắn của cách giải thích này.

3. Cách luận giải thứ ba cho rằng mông vốn là một từ cổ, chỉ bãi trống giữa những cánh đồng. Từ này đang được lưu giữ trong một số thổ ngữ ở Nghệ Tĩnh. Nếu quả đúng là như thế thì ý nghĩa của thành ngữ đồng không mông quạnh là sáng rõ.

Như vậy, cho dù ý nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ đồng không mông quạnh còn cần được tìm hiểu thêm, nhưng đối với mọi người, ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ này đều thống nhất. Những khoảng không gian trống trải, vắng lặng, quạnh hiu đều có thể ví với cảnh đồng không mông quạnh.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 15:16
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08450 seconds with 15 queries