Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-08-2006   #1
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.937
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Mùa Vu Lan Báo Hiếu

Vào ngày rằm tháng bảy âm lịch mỗi năm là những nơi chùa chiền làm lễ Vu Lan Bồn . Tại sao gọi là ngày lễ Vu Lan ? Tiểu nữ xin trích một đoạn nhỏ về điều này trong bài giảng của thầy Thích Thanh Từ :

" Chữ Vu Lan tiếng Phạn là Vu Lan Bồn , dịch giải là giải đảo huyền . Giải là mở , đảo huyền là tội treo ngược , giải đảo huyền là thoát khỏi tội treo ngược . Nghĩa là lễ cầu nguyện cho những người bị tội ở địa ngục , ngạ quỷ được thoát khỏi ."

Đối với Phật giáo thì còn nhiều ý nghĩa nên nhiều tên : ngày chúng Tăng Tự Tứ , ngày Phật hoan hỷ , ngày Vu Lan báo hiếu , ngày Xá tội vong nhân ..... mỗi tên đều mang ý nghĩa riêng của nó .

Vu Lan Báo Hiếu là dịp kiểm điểm lại bổn phận cách ăn ở đối với phụ mẫu trong năm qua . Còn là ngày tụng kinh siêu độ cho những người thân quá cố và cúng bố thí cho âm hồn đợi chờ trần gian vong nhân xá tội .

Ngày vinh danh công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ , mà hình ảnh người Mẹ là hình ảnh gần gũi nhất , gần gũi từ khi đứa con chỉ là giọt máu mới tượng hình . Sự kỳ diệu được nối kết giữa tình mẫu tử bằng cuống nhau nuôi dưỡng thai nhi .

Tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu của Tàu được L.V.P. diễn nôm , Kim Vân Kiều , Lục Vân Tiên được người đời truyền tụng lấy đó làm gương trau dồi đức hạnh và còn rất nhiều trang hiếu tử ngời sáng luôn được vinh danh muôn đời . Có câu chuyện của Bồ Tát Mục Kiều Liên cứu Mẹ thoát khỏi cảnh A tỳ địa ngục trầm luân mà không ai là không biết :

Mục Liên dù đã hóa thân
Vì thương từ mẫu , muôn phần họa tai


Mẹ sinh ra rồi cùng với Cha lao tâm lao lực lo cho con từ tinh thần đến vật chất , không có gì trên thế gian này có thể thay thế được Cha Mẹ . Trong kinh Tâm Địa Quán , đức Phật có dạy :

Ân cha lành cao như núi Thái
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi
Dù cho dâng trọn một đời
Cũng không trả hết ân người sanh ta


Hình ảnh người mẹ kiếm ăn nuôi con người đời hay ẩn dụ qua hình ảnh con cò lặn lội bờ sông còn xúc động nào hơn " Con cò mà đi ăn đêm đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ... ", mẹ nuôi con như trời như bể :

Mẹ già còm cõi gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút ...


Câu " Có cha , có mẹ thì hơn , không cha , không mẹ như đờn đứt dây " . Mất một trong hai người đã khổ , mất hết thì còn nỗi bất hạnh nào hơn nữa . Có những vần thơ khóc cha khóc mẹ rất sầu thương :

" ... Nhớ lúc cha dẫn về quê nội
Chiều cưỡi trâu gặm cỏ bên đồi
Dưới kia giòng nước trường giang chảy
Ai biết sau này con cút côi ... "

" Biết là hương cháy về trời
Lá rụng về cội mưa rơi về nguồn
Mà sao nước mắt trào tuôn
Mẹ đi để lại nỗi buồn quạnh hiu
Biết rằng mẹ thọ bấy nhiêu
Đã là khổ mẹ rất nhiều mẹ ơi ... "


Ngày lễ Vu Lan hàng năm cả Cha cả Mẹ đều được các con kính hiếu . Cài bông hồng cho những người còn mẹ hay cài bông trắng cho những người mất mẹ . Đối với người còn cha thì cài nơ màu xanh , màu trắng cho những người đã mất cha .

Không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du ở đầu thế kỷ 19 đã đóng góp công đức to lớn của ông trong mùa Vu Lan qua bài " Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh " . Tác phẩm này của ông đã được người đời sau đưa vào nghi thức tụng niệm trong mùa Vu Lan .

Ai không từng nghe qua " Ầu ơ .... ơ ...Mẹ già như chuối chín cây . Gió lay mẹ rụng ờ ... ầu ... ơ ...ơ , gió lay mẹ rụng con đà mồ côi .

Ông Kiên Giang khi thấy mẹ ngồi sàng gạo lượm thóc , vô tình lượm sợi tóc bạc nằm lẫn lộn trong sàng gạo , ông làm thơ :

Chiều nay con đứng bên sàng gạo
Thấy tóc mẹ rơi giữa nắng tà
Tóc trắng nằm chôn trong gạo trắng
Mẹ ngồi nhặt tóc mới hay già


Tóc mẹ bạc là biết mẹ đã già , như bóng tà dương cuối trời sắp tắt .


Hãy hiếu thảo khi Cha Mẹ còn sống , đừng ở bạc rồi đợi khi Cha Mẹ mất đi mới lo cúng rình rang mâm cao cỗ đầy , thì hóa ra thật là làm trò hề , đầy mai mỉa lắm ru ? Ai ơi ........

Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh

Chỉnh sửa lần cuối bởi Quận Chúa Quỳnh Anh: 13-08-2006 lúc 09:24.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-08-2006   #2
Ảnh thế thân của Trùm.
Trùm.
-=[ Bạch Hổ Hùng Binh ]=-
Gia nhập: 12-11-2002
Bài viết: 9.749
Điểm: 2703
L$B: 22.202
Trùm. đang offline
 
Mùa Vu lan báo hiếu hay nói đúng hơn và chính xác hơn là Hội Vu lan Hội này có ý nghĩa là vinh danh công ơn sinh thành dưỡng dục của từ mẫu <Trùm nói vậy có đúng ko ta>.Đây là ngày lễ để các bậc con cái tu nhơn tích đức, làm việc từ thiện trả ơn , báo hiếu cho cha mẹ mình, dù còn sống hay đã qua đời.
Mẹ là nguồn ngọn của mọi tình thương trên cõi đời, nên rất phù hợp với chân lý của mọi tín ngưỡng, đều lấy nhân hiếu làm căn bản xử thế và hành đạo. Bởi thế con người, trong lúc gặp hoạn nạn đau khổ, thì thường than thầm hay gào to :' Mẹ ơi con khổ quá' , đồng thời với lời cầu khẩn các đấng thần linh giúp đỡ.
Trích dẫn:
Tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu của Tàu
Em QA đã nói đến TP nhị thập tự hiểu của Trung hoa thì Trùm cũng tiện thể post luôn đoạn thơ nói về người con hiếu thảo Ngô Mạnh Tông đi tìm măng nấu cho mẹ già ăn khỏi bệnh khiến cho ai đọc TP này cũng phải cảm động mà rơi lệ
Giữa bình địa, phút giây bổng nứt
mấy rò măng, mât đất nõn xanh
Đem về nấu được bửa canh
Ăn rồi bệnh mẹ, lại lành như xưa
Cho hay hiếu động cao dày
Tình sâu nên khóc, cỏ cây cũng tình ..



Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu để trong lòng luôn thanh thản và thoải mái ,đừng nên làm kẻ có tội với những đấng sinh thành kẻo sớm muộn cũng bị báo ứng .Phải luôn nhớ đến công ơn giáo dưỡng của cha mẹ để sao cho xứng với "Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con "






Kiếm tí điểm chứ nhỉ ghét 62 quá






Chữ ký của Trùm.
Đời ko trả catxe sao phải diễn..............


Chỉnh sửa lần cuối bởi Quận Chúa Quỳnh Anh: 13-08-2006 lúc 09:24.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-08-2006   #3
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.937
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Sanh Tử Sự Đại

Ngày lễ Phật Đản là ngày Đức Phật đản sanh , lần thứ 2630 _2006 và vẫn được tổ chức trọng thể hàng năm vào tháng 04 âm lịch. Theo tiểu sử , người đã soi đường cho chúng sanh đi vào cõi ánh sáng tâm linh nhiệm mầu chính là Đức Phật ( Buddha) từ Buddha này chỉ nghĩa đã giác ngộ viên mãn ,Ngài là người sáng lập ra Phật Giáo. Tiền thân của Ngài là Thái tử Siddhartha , thuộc giòng họ Shakya . Ngài ra đời tại vương quốc Kapilavastu nằm về phía Tây con sông Rohini River là một nhánh của con sông thiêng Hằng Hà . Hiện nay thành phố Kapilavastu đã không còn nữa và quê hương của Ngài cũng bị xóa tên trên bản đồ thế giới . Bây giờ phần lớn dân tộc Shakya nay thuộc nước Nepal , số còn lại nằm ở biên giới Ấn Độ .

Hoàng hậu Maya ( thân mẫu Ngài ) đã sinh hạ Ngài tại khu vườn Lâm Tì Ni . Năm sanh của Đức Phật không có chính xác nhưng phần nhiều các nhà sử học đều xem năm 565 B.C. là năm Ngài chào đời . Chủ đích của Ngài Thích Ca là bốn chữ " Sanh tử sự đại " . Con người đành bó tay với vấn đề này . Vì thế Đức Phật quyết định giải quyết vấn đề sanh tử . Ngài không đầu hàng nên xuất gia cầu đạo . Khi đạt đạo rồi đó là Ngài thoát ly sanh tử .

Cái khổ bao trùm cả kiếp nhân sinh và muôn vật . Sanh khổ , già khổ , bệnh khổ , chết khổ , ân ái xa lìa khổ , cầu mong không được toại ý là khổ ...
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ viết :

Ôi nhân sinh là thế ấy
Như bóng đèn , như mây nổi
Như gió thổi , như chiêm bao ...


Hoặc Nguyễn Gia Thiều trong " Cung Oán Ngâm Khúc " :

Thuở nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra
Khóc về nỗi thiết tha thế sự
Ai bày trò bãi bể , nương dâu
Trắng răng , đến thuở bạc đầu
Tử , sinh , kinh , cụ làm nao mấy lần ...


Chủ yếu của đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh con đường giải thoát mọi đau khổ . Vì thế Giác Ngộ và Giải Thoát là " Cốt Lõi Đạo Phật " .

Vì thuộc giòng họ Shakya nên sau sử sách gọi Ngài là Phật Shakyamuni tức Thích Ca Mâu Ni . Thích Ca được diễn giải theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là chân như ( chân nhân tính ) , còn Mâu Ni là tên ghép đi chung với họ . Đức Phật ngộ đạo và bắt đầu sự nghiệp truyền giáo vào năm 35 tuổi . Trên con đường hành đạo , Ngài thâu nhận năm đệ tử đầu tiên , nhóm năm người bạn cũ ( Kiều Trần Như ) trước kia ,được Ngài gọi là Tỳ Kheo và một ngàn năm trăm đệ tử chính thức khác .

Ở Ấn Độ những thánh tích Phật Giáo quý nhất là 4 nơi đã trở thành thiêng liêng :

_ Vườn Lâm Tì Ni : nơi Đức Phật đản sanh .

_ Vườn Lộc Uyển : nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên .

_ Câu Thi Na : nơi Đức Phật thường lui tới hoằng pháp .

_ Bồ Đề Đạo Tràng : nơi Đức Phật thành đạo .

Đức Phật đã viên tịch tại thành Kushinagara bên cạnh đệ tử là Canan . Từ vị tổ thứ 28 sau Ca Diếp , thì đạo Phật mới được truyền sang Trung Hoa rồi từ đó mới được truyền rộng rãi . Là một tôn giáo hoàn cầu cũng là một môn văn hóa có giá trị mầu nhiệm nguyên thủy . Là ngọn đuốc thắp sáng soi đường cho chúng sanh ra khỏi đêm tối vô minh , dứt sạch phiền não . Nên đạo Phật là một đạo lạc quan , vì lạc quan sẽ được vui .

Nụ cười của Đức Phật là nụ cười an lành , là nụ cười bất diệt . Thầy Thích Thanh Từ giảng :" Đời người là diễn viên đang diễn xuất những vở bi hài kịch trên sân khấu của kịch trường . Dù đóng vai người tài danh lỗi lạc , hay đóng vai kẻ ăn mày cùng khổ ở xó chợ đầu đường , khi hạ màn kết thúc thì mọi việc đều " KHÔNG " .

Trong lúc giả trang tạm thời ấy , mọi sự được mất thành bại ... đều là trò chơi . Người diễn viên thông minh đóng kịch , dù bi hay hài , KHI SÂN KHẤU BUÔNG MÀN LIỀN NỞ NỤ CƯỜI , đây là trò đùa trên sân khấu , không có một chút hối tiếc hay lo buồn . Đức Phật đã giác ngộ viên mãn , thấy rõ cuộc đời là vô thường ảo hóa . Khi từ giã cuộc đời , Ngài hé môi cười nhẹ .


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh

Chỉnh sửa lần cuối bởi Quận Chúa Quỳnh Anh: 10-08-2006 lúc 00:23.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-08-2006   #4
Ảnh thế thân của Phượng Sồ
Phượng Sồ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 09-08-2006
Bài viết: 9
Điểm: 11
L$B: 6.476
Phượng Sồ đang offline
 
Trong cuộc sống thường ngày , ai ai chẳng yêu thương , kính trọng , lễ phép với song thân của mình . Tôi chợt đau lòng khi đọc được những dòng tin nho nhỏ những bi kịch tang thương , những vụ án gia đình , mà nước mắt sao chẳng rơi xuống được . Đã sinh ra làm người , nếu không thể làm rạng danh cha mẹ , dòng họ , tổ tiên thì chí ít cũng phải làm một người con có hiếu , có tấm lòng cảm thương , quý trọng cha mẹ .
Như lời Đức Phật từ bi bác ái đã dạy :

Những ai hiếu thuận mẹ cha,
Cưu mang chín tháng khó mà báo ân.
Công lao cúc dục ân cần,
Tu trì hiếu đễ được phần nào chăng.
Oan gia ngỗ nghịch hung hăng,
Rồi ra mệnh táng hết đường nào đi.
Một mai về cõi âm ty,
Tội kia phúc nọ biết gì đúng sai.


Hồi nhỏ , niên ấu vô tri tôi nghe ba má dạy rằng sinh ra làm người phải làm một con người đích thực , thiện lương và trong sáng , phải hiếu thảo với ba mẹ, không thì sẽ bị xuống cõi Âm Tào Địa Phủ bị quỷ thần trừng phạt . Lòng tôi cũng thấy sợ lắm và tự hứa với mình phải sống hiếu thuận , thảo hiền với song thân . Nhưng sau đó tôi hiểu rằng dù có bị xuống địa ngục hay một nơi nào đó tương tự cũng chẳng sao , cũng là số mạng miễn là ta phải làm một người con có hiếu , một con người chứ không phải loài súc sinh hạ cấp , loài vật hạ đẳng . Ta phải tốt với cha mẹ ta từ tận sâu thẳm đáy lòng , từ những cung cách đối xử kính trọng , những ngôn từ mến yêu và bằng tất cả tình yêu nhỏ bé trong trái tim mình , chứ không phải vì sợ hãi cái Địa Ngục , A Tỳ nào đó cả . Là người phải biết yêu thương cha mẹ , anh em , người thân trong gia đình rồi sau đó mới có thể yêu quý người khác , những người bạn ngoài đời , trong xã hội . Như câu nói cổ nhân thường dạy :

Sơn cao mặc trận sinh thành đức
Hải khoát nan thù cúc dục ân .


Công nuôi dưỡng của cha, ơn mang nặng đẻ đau của mẹ, sự đáp đền của phận làm con cũng chỉ trong muôn một :

Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang .


Khi đi lấy vợ nếu là người con trai , thường cũng phải chọn lựa người vợ mình phải là người con hiếu thảo với mẹ cha:

Hôm xưa anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương
Vội ra kẻ chợ đóng giường tám thang .


Và người con gái khi đi lấy chồng, cũng thường đòi hỏi người chồng mình phải là bậc hiếu trung :

Ngó lên rừng, thấy cặp cua đương đá
Ngó xuống biển, thấy cặp cá đương đua
Chàng về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha .


Vẫn mãi là tôi đứa trẻ thơ u buồn , ít nói nhưng tôi có thể thấu hiểu nỗi lòng mẹ cha , mang nặng đẻ đau , dắt tôi từng bước trên con đường đời nguy nan , gian khó . Và giờ tôi mới hiểu rằng :

Trèo non mới biết non cao
Nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ .


Đọc những vần thơ , tích xưa , những câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình , tôi thấy lòng mình sao xa lạ , trống trải quá , có những lúc đối xử bất công , hư hỗn với mẹ cha . Mà nghĩ lại những lúc đó lại thấy mắt mình cay cay giọt lệ đắng , vì có những lúc sống chưa ra dáng một con người , một người con hiếu thảo :

Lắng tai nghe mẹ giãi bày
Cha sinh mẹ dưỡng sánh tày bể Đông
Lấy gì trả nghĩa đền công
Ở sao cho xứng tấm lòng mẹ cha .


Trong một thoáng bồi hồi của ngày lễ Vu Lan , tôi chợt nhớ hai câu thơ của ngoại , ngoại tôi là một người lính , một người thương binh quên mình vì nước Việt thân yêu , trìu mến :

Nhớ mẹ thương cha lòng nức nở
Mù lòa đôi mắt lệ pha sương .


Mong sao ngày nào cũng là ngày lễ Vu Lan và không chỉ dành tình mến yêu , kính trọng , cảm thương cho người mẹ mà chúng ta hãy dành cho cả người cha nữa , vì không có mẹ cha làm sao có được ta ngày hôm nay . Và mẹ cha ơi , xin đừng bỏ mặc , thờ ơ những người con nhé , vì con người ai chẳng có lỗi lầm và cuộc sống có phải khi nào cũng mỉm cười , mà lại tràn đầy bi ai , đau khổ như lời hát u buồn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn :

"Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người ..."

Cúi xin mẹ cha hãy vui lên và đừng buồn vì những người con chưa tròn hiếu đạo , hãy uốn nắn mầm cây để mai sau thành Tùng , Bách hiên ngang giữa trời và sống có ích cho cuộc đời .

"Tình yêu thương của cha mẹ sẽ là ngọn đuốc sáng soi con đường chân lý chúng con đi ."

Đôi lời chắp nhặt dông dài , mong mọi người hãy sống tốt hơn vì mẹ cha yêu quý và cả vì chính chúng ta, những con người nhỏ bé trong kiếp sống phù sinh :

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ thương lòng mẹ cha .


Chữ ký của Phượng Sồ
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ vào đầu bến mê.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:52
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06852 seconds with 15 queries