Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi ChangBan
Sẵn tiện mình nói luôn, cái việc học đại học thì vốn la nó tập trung vào chuyện ngành nên mình không nói đến...Nhưng bạn hãy nghĩ về thời học cấp 3 cấp 2...Bạn hãy xem, bạn bị bắt buộc học những thứ mà không cần thiết cho cái chuyên ngành đó của bạn...Trong khi ở nước ngoai, tẻ em có thể đc xác nhận mục tiêu tư năm cấp 1 hay cấp 2, và đc đào tạo kỹ lưỡng từ đó, nhưng môn không liên quan đến chuyên ngành thì sẽ đc xem như nh74ng môn phụ và không ảnh hưởng đến kết quả của chúng...
Trong khi ở Vn, tự nhiên bắt học mấy cái môn Thễ Dục, Quân Sự, Âm Nhạc...KHiến nhữn người lỡ như không có năng khiếu đó thì lại bị kéo tư một học sinh Giỏi có tài năng bị kéo xuống học sinh trung bình...Còn về việc thi chuyển cấp, thi ba môn Văn Toán Anh, lỡ có những người học có tài năng kinh tế, họ chú trọng 3 môn Toán Lý Hóa, àm lại chơi thi môn VĂn, họ chỉ vì bị môn VĂn lôi cố xuống, kh6ong đc đậu vào trường tốt, họ không thể đc đào tạo một cách tốt để mà đậu đại học, xin lỗi vì mình dùng từ không đc hay lắm,....mình chỉ nói đơn xơ vậy thôi...nếu bạn muốn rõ thêm thì có thể pm mình nha, chứ ở đây giải thích lạc đề không tiện đâu...Bây giờ mình cũng đang bận, khi có thời gian,mình sẽ pm bạn và giải thích rõ hơn
|
Đọc sơ qua về topic mình thấy bạn có vẻ bị chỉ trích khá nhiều. Có lẽ nền giáo dục của Việt Nam có nhiều cái làm bạn ức chế nên bạn mới phản kháng mạnh mẽ như vậy, nhưng bạn ko nên vơ đũa cả nắm khi ko hiểu biết nhiều khía cạnh của 1 vấn đề như vậy.
Chúng ta học để có kiến thức về cuộc sống, học làm người sau đó mới học để làm được việc. Khi học bất cứ 1 môn học nào, hay tiếp thu bất cứ kiến thức nào cũng giúp chúng ta tư duy tốt hơn. Sau đó bằng những liên hệ của chính mình để liên kết lại các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng nhiều khi ko phân định được ranh giới. Một người học giỏi thì thường họ có khả năng tiếp thu những kiến thức ngoài môn chuyên ngành của mình...
Ngày xưa hồi cấp 1, cấp 2, cấp 3 mình cứ thắc mắc tại sao bộ cứ bắt học những môn phụ này, sau này học lên cái khác thì những thứ này chả liên quan j, giờ đây mình mới có thể nhìn nhận lại được vấn đề. Tại sao lại phải phân biệt môn chính, môn phụ trong khi đó chúng đều là những kiến thức cơ bản của cuộc sống. Giờ mình hiểu, học thể dục giúp chúng ta có thêm sức khỏe phục vụ cho học tập, học Âm nhạc giúp chúng ta những hiểu biết cơ bản về âm nhạc, biết các nốt đồ, rê, mí, biết vỗ tay theo những nhịp nào,... Học Quân sự giúp chúng ta hiểu được những động tác cơ bản khi chiến đấu... Nói túm lại, cuộc sống có quá nhiều cái mà chúng ta phải học, phải hiểu biết. Các cấp học 1,2,3 chỉ giúp chúng ta mở mang tầm nhìn, lên đại học bạn sẽ được học về chuyên ngành để phục vụ công việc sau này. Lúc này tầm nhìn, sự nhận thức của chúng ta đã khá cơ bản. Chúng ta có thể tự biết học như thế nào, cái j cần cho mình .... Vậy tại sao bạn lại có thể nói bị bắt học những thứ ko cần thiết?
"...KHiến nhữn người lỡ như không có năng khiếu đó thì lại bị kéo tư một học sinh Giỏi có tài năng bị kéo xuống học sinh trung bình..."
Những kiến thức học ở các cấp học 1,2,3 chưa có j phải có năng khiếu mới học được. Chỉ cần bạn có ý thức học thì sẽ học được. Nếu một bạn học sinh chỉ chăm chăm học những môn trong khối của mình mà bỏ lơ các môn ngoài khối thì thử hỏi ai tiêm nhiễm cho chúng cái cách học thực dụng ấy? Học sinh giỏi hay học sinh trung bình chỉ là cách xếp loại theo những tiêu chuẩn của bộ giáo dục.
"...Còn về việc thi chuyển cấp, thi ba môn Văn Toán Anh, lỡ có những người học có tài năng kinh tế, họ chú trọng 3 môn Toán Lý Hóa, àm lại chơi thi môn VĂn, họ chỉ vì bị môn VĂn lôi cố xuống, kh6ong đc đậu vào trường tốt, họ không thể đc đào tạo một cách tốt để mà đậu đại học..."
Thi 3 môn Toán, Văn, Anh vì tầm quan trọng của 3 môn này, Cái này đã được phổ biến cho học sinh. Học sinh phải ý thức học từ đầu. Xin nhắc lại nếu đã được gọi là tài năng trong bất cứ lĩnh vực nào thì ko quá khó để tiếp thu được những kiến thức cơ bản của bất cứ môn học nào. Nếu học khá thì vào trường cấp 3 nào cũng học được và đậu được đại học. bạn nói thật vô lý, cứng nhắc quá!!!
Cái mà CAK cảm thấy ko ổn nhất ở nền giáo dục nước ta là giáo dục ở bậc đại học. Những j được học và công việc sau này của mình quá xa vời nhau. Khi mình xin được việc làm rùi mới biết được cái j cần học để học lại từ đầu về chuyên môn, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp,... Xin được việc làm rùi thì nói làm j, dần dần mọi việc sẽ ổn. Nhưng cái quan trọng là mình làm sao xin được việc làm khi những j cộng việc yêu cầu thì học đại học chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, thế thì làm sao vượt qua được cửa ải xin việc đây?