Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 06-08-2010   #1
Ảnh thế thân của giacat_tulong
giacat_tulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2010
Bài viết: 34
Điểm: 38
L$B: 74.134
Tâm trạng:
giacat_tulong đang offline
 
các nhân vật lịch sử cổ và trung đại của trung quốc

8 ĐẠI QUÂN SƯ NỔI TIẾNG NHẤT
1. Tình nguyện cắn câu: Khương thượng
Khương Thượng tên là vọng tự tử nha, tục gọi là lã vọng, là thủy tổ của nước tề nên còn có tên là thái công vọng hay khương thái công. Ông là người vùng ven biển Đông Hải. Vào đầu thời tây chu, được chu văn vương phong làm thái sư, tôn làm "thượng phụ" phò tá Văn Vương gây cơ nghiệp lật đổ Trụ Vương. Sau đó trợ giúp Vũ Vương phạt Trụ. Sau được phong đất Tề trở thành Tề Thái Công thủy tổ của nước Tề đời Xuân thu - Chiến quốc. Ông được biết đến là một nhà chính trị gia, quân sự gia lỗi lạc trong lịch sử trung quốc
2. Ông tổ nghề binh: Tôn Vũ
Tôn Vũ là nhà quân sự vĩ đại đồng thời là nhà lý luận quân sự nổi tiếng của trung quốc thời cổ. Tác phẩm binh pháp tôn tử của ông được tôn làm "thánh điển quân sự" và là cuốn "binh thư đệ nhất thời cổ đại" vẫn còn được truyền đến nay và ứng dụng trên mọi mặt lĩnh vực của cuộc sống.
Ông sinh ra tại đất Tề tự là Trường Thanh sau suy tôn ông là Tôn Tử hay Tôn Vũ Tử thời điểm ông sinh chênh lệch với Khổng Tử là bao vào khoảng trước năm 535 TCN không rõ năm sinh năm mất. Năm 517 TCN nước Tề biến loạn ông phải chạy xuống phía nam. Năm 512 TCN ông đc Ngũ Tử Tư tiến cứ với Ngô Vương Hạp Lư rồi ông đc huấn luyện 300 cung nữ cho Hạp Lư sau đó chém 2 người thiếp yêu của Ngô Vương.Vào năm 506 TCN ông dẫn hơn 3 vạn đại quân của Ngô đánh vào sở và dành thắng lợi.
3.Trí trai chưa thỏa: Ngô Khởi
Ngô khởi (khoảng 440 TCN - 381 TCN) là người nước vệ là nhà cải cách chính trị, quân sự nổi tiến thời chiến quốc. Thời trẻ đã thề không làm khanh sĩ không về gặp mẹ, rồi vùi đầu vào theo học tăng tử khi mẹ mất ông kiêu to 3 tiếng rồi lại đọc sách tiếp và bị coi là bất hiếu bị tăng thân đuổi đi. Rồi ông quyết tâm dùi mài binh thư sau đc công hưu quan nước lỗ tiến cử được Lỗ Nguyên Công phong làm quan đại phu
Vào năm 412 TCN (đời vua Chu Uy Liệt vương) nước Tề đánh Lỗ Ngô khởi làm tướng đánh bại binh tề. Sau bị sàm tấu tước binh quyền, phải bỏ lỗ sang Ngụy rồi cầm quân đi đánh tần theo sử sách chép ông đã từng "76 lần đại chiến với các nước chư hầu" mở mang bờ cõi. Sau sang sở làm đến bậc thượng khanh. Nhờ chỉnh đốn quân kỷ cải cách chế độ mà bị các vương tôn quí tộc ghét rồi chết dưới đám loạn tiễn cũng thi thể Sở Điệu Vương.
Binh pháp của ngô khởi viết gồm 48 chương nhưng nay chỉ còn có 6 chương. nhưng có người cho rằng 6 chương này là từ đời sau ngụy tạo chứ không phải là tác phẩm của Ngô khởi
4.Tiến bước tiên hiền: Tôn Tẫn ( tại hạ cũng không biết vị này có xứng đáng hay không)
Tôn Tẫn tương truyền là cháu đích tôn của tôn Vũ sinh tại đất A nước Tề thời chiến quốc. Từng học chung cùng Bàng Quyền. Sau khi Bàng quyền làm tướng nước Ngụy do lệnh trên mà mời tôn tẫn đến rồi ngấm ngầm ám hại ông bị tội chặt chân. Sau đó, ông giả điên rồi trốn về tề được Tề vương trọng dụng làm quân sư cho tướng Điền Kỵ. Sau đó Triệu bị ngụy đánh cầu cứu Tề Tôn Tẫn cùng điền kỵ xuất binh đánh bại bàng quyền. Sau rồi ngụy đánh hàn Tề lại đến cứu lần này Tôn Tẫn giết chết bàng quyền tại mã lăng bắt giam thái tử nước ngụy.
tác phẩm chính của ông binh pháp Tề tôn tử ( tức tôn tử ở nước tề hay tôn tẫn) gồm 89 chương.Tháng 2 năm 1972 khi đào 1 số mộ thời Hán đã phát hiện ra thẻ tre đề binh pháp tôn tẫn đã thất truyền từ lâu tại tỉnh Sơn Đông Trung Quốc
Đó là 4 vị quân sư thời Nhà chu còn 4 vị nữa tại hạ sẽ kể sau hôm nay đến đây đã. xin các vị huynh đệ cho ý kiến và đóng góp


Chữ ký của giacat_tulong
Trí nam nhi dựng non sông một thủa
Đả kình ngư cưỡi ngọn sóng bạc đầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến giacat_tulong vì bài viết hữu ích này:
AOH TIPNAPA (07-08-2010), Dương Nghiệp (08-08-2010), hoa_dai (30-12-2010), Lăng Độ Vũ (07-02-2011)
Cũ 04-09-2010   #2
Ảnh thế thân của giacat_tulong
giacat_tulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2010
Bài viết: 34
Điểm: 38
L$B: 74.134
Tâm trạng:
giacat_tulong đang offline
 
5.Vinh nhục không màng: Hàn Tín
Hàn Tín (? – 196 TCN), còn gọi là Hoài Âm hầu là một danh tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang thời Hán Sở tranh hùng, có công rất lớn giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Cùng với Tiêu Hà và Trương Lương được coi là tam kiệt của nhà đại Hán ( có tam kiệt thì có đại hán không có thì chắc Hán chẳng còn)
Hàn Tín, người ở Hoài Âm, (nước Sở), nhà nghèo, phải làm nghề câu cá. Khi mẹ mất, vì muốn xây cất cho mẹ ngôi mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà bán cả nhà cửa, xách kiếm đi lang thang ngoài chợ. Thấy Hàn Tín gầy gò yếu đuối, có gã bán thịt làm nhục bắt Tín luồn qua háng (trôn) y. Mọi người thấy Tín bị nhục đều chê cười. Tín không có gì ăn, thường đi xin ăn của bà giặt lụa và hứa hẹn sau này làm nên sự nghiệp sẽ trả ơn ngàn vàng, cũng bị bà ta mắng cho.Mọi người thấy thế đều cho ông là người thấp kém, hèn hạ.
Năm 209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần, Hàn Tín tìm đến chỗ Hạng Lương là thế tộc nước Sở cùng khởi nghĩa hưởng ứng Trần Thắng để đầu quân. Hạng Lương và cháu là Hạng Vũ xem thường Hàn Tín, chỉ cho làm quân cầm kích đứng hầu. Nhiều lần ông bày mưu cho Hạng Vũ, nhưng Hạng Vũ không dùng.

Nhà Tần sụp đổ, Hạng Vũ đứng đầu chư hầu, phân phong cho các tướng và vua chư hầu. Lưu Bang bị Hạng Vũ tranh công vào Quan Trung, đẩy vào đất Thục xa xôi hiểm trở, phong làm Hán Vương.

Khi Hán Vương lên đường vào đất Thục, Hàn Tín bất mãn vì vẫn không được trọng dụng, bèn bỏ Sở theo về Hán. Nhưng ông cũng không được Hán vương coi trọng, bản thân không có tiếng tăm gì, chỉ được làm chức liên ngao, tức là quan coi kho. Sau nhờ Tiêu Hà tiến cử nên được phong làm đại soái.
Để che mắt các nước Tam Tần, ngay khi vào Thục, Lưu Bang cho đốt đường sạn đạo (con đường nối vùng đất phong của mình với Tần) khiến các nước này không chú ý tới mình.

Tháng tám năm 206 TCN, Hàn Tín được phong làm đại tướng, bắt đầu ra quân bình định Tam Tần, do các vua chư hầu Chương Hàm (Ung vương), Tư Mã Hân (Tắc vương) và Đổng Ế (Địch vương) án ngữ làm phên giậu cho Sơn Đông để cản đường Lưu Bang. Ông giả cách sai người đi sửa đường sạn đạo, vốn mất rất nhiều công sức thời gian, khiến Tam Tần yên trí rằng quân Hán còn lâu mới ra được cửa ải. Nhưng thực ra Hàn Tín dẫn đại quân đi theo đường Trần Thương đi qua huyện Cố Đạo đánh úp Ung Vương Chương Hàm. Chương Hàm đón đánh quân Hán ở Trần Thương. Ung vương bị thua chạy về, dừng lại đánh đất Hạo Trĩ, lại thua trận, bỏ chạy đến Phế Khâu. Hán vương đuổi theo, bình định đất đai của Ung vương, đi về đông đến Hàm Dương, lại cho một cánh quân riêng vây Ung vương ở Phế Khâu, còn sai các tướng bình định Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quận.

Năm 205 TCN, Hàn Tín lại điều quân đánh Tắc Vương Hân, Địch vương Ế. Bị đánh bất ngờ, Tư Mã Hân và Đổng Ế đầu hàng. Hàn Tín kéo về đông, Hà Nam vương Thân Dương cũng đầu hàng theo.

Sau khi giết Hàn vương Thành, Hạng Vũ cho người thân tín của mình là Trịnh Xương làm Hàn Vương. Hàn vương không chịu đầu hàng Hán. Hàn Tín mang đại quân đánh bại Xương.
Tháng sáu năm 205 TCN, Ngụy Vương Báo lấy cớ xin nghỉ để về thăm cha bị bệnh. Về đến nước, Ngụy Vương liền cắt đường giao thông ở Hà Quan, phản lại Hán, giao hiếu với Sở.

Hán vương sai Lịch Tự Cơ thuyết phục Báo, nhưng Báo không nghe.

Tháng tám năm 205 TCN, Lưu Bang phong Hàn Tín làm tả thừa tướng để đánh Ngụy. Ngụy Báo đem nhiều binh đến Bồ Bản chặn cửa sông Lâm Tấn. Hàn Tín dàn thêm nghi binh, bày thuyền bè như muốn vượt qua sông Lâm Tấn; nhưng trái lại dùng phục binh đi đường đất Hạ Dương, lấy thùng gỗ để cho quân vượt qua sông, đánh úp đất An Ấp[2].

Ngụy Vương Báo cả kinh, đem binh quan về đánh trả nhưng đã muộn. Hàn Tín đánh chiếm đất Nguỵ, bắt Báo cầm tù, bình định đất Ngụy, làm thành quận Hà Đông.

Hán Vương sai Trương Nhĩ cùng với Hàn Tín đem binh sang đông đi về hướng Bắc, đánh nước Triệu và nước Đại.
Rồi ông sai một vạn người đi trước bày trận quay lưng ra sông. Đó là phép tối kỵ trong binh pháp vì theo binh pháp, phải dựa vào núi và nhìn ra sông, nếu tựa vào sông sẽ bị kẻ địch đánh dồn tới hết đường chạy, đó là chỗ chết. Vì thế quân Triệu ở xa nhìn thấy, cười vang.

Lúc bình minh, Tín dựng cờ đại tướng, đánh trống lên, kéo quân ra cửa Tỉnh Hình. Quân Triệu mở cửa lũy, đánh nhau to một hồi lâu. Bấy giờ Hàn Tín, Trương Nhĩ vờ bỏ cờ trống chạy đến đạo quân gần sông. Đạo quân gần sông rẽ ra, đón lấy họ, rồi lại chiến đấu dữ dội. Quân Triệu quả nhiên bỏ thành ra tranh lấy cờ trống của Hán, đuổi theo Hàn Tín,Trương Nhĩ. Sau khi Hàn Tín, Trương Nhĩ đã nhập vào đạo quân ở gần sông thì quân đội đều liều chết chiến đấu không thể nào đánh bại được. Hai nghìn quân kỵ mà Tín đã cho đi từ trước chờ đến khi quân Triệu bỏ lũy trống để đuổi theo để lấy cờ trống của Hán, liền ruổi nhanh vào trong thành, nhổ tất cả cờ xí của Triệu để dựng hai nghìn lá cờ đỏ của Hán.

Quân Triệu đã không thắng, không bắt được Hàn Tín và các tướng Hán, muốn quay trở về đồn, nhưng trong thành toàn là cờ đỏ của Hán thì cả sợ, cho rằng quân Hán đã bắt được tướng của Triệu Vương rồi. Quân sĩ hỗn loạn bỏ chạy. Tướng Triệu chém cũng không ngăn được. Quân Hán hai bên áp lại, phá tan quân Triệu, chém Trần Dư trên sông Chi Thủy, bắt sống Triệu Vương Yết.
Sau khi phá được Triệu ông cử người đến thuyết phục Yên vương và thu ngụy yên triệu về dưới sự cai quản của ông. Nhưng sau đó ông lại có 1 hành động mà chính nó đã tạo nên mối nghi ngờ của Lưu Bang đối với ông sau này. Đó là khi Lịch Tự Cơ đã thuyết phục được Tề Vương thì ông lại đem quân đánh úp tề làm cho lịch tự cơ phải chịu cảnh nung trong vạc dầu. Đã vậy là trái lời Hán Vương, thế mà ông vẫn ngang nhiên xin chiếu Hán vương lập mình làm Tề giả vương. Chính hành động này của Tín đã làm cho Hán Vương thấy ông là một người tham địa vị có hại cho quyền lợi của mình. Sau khi đánh bại Sở Bá Vương ở Cai Hạ vào năm 202 TCN thì ông lại che chở cho Chung li Muội thì dù có lấy đầu chung li thì hán vương cũng không thể tin là tín có hành động với ngai vàng. Cuối cùng dẫn đến cái chết của ông ở cung Vị ương dưới tay Lã Hậu


Chữ ký của giacat_tulong
Trí nam nhi dựng non sông một thủa
Đả kình ngư cưỡi ngọn sóng bạc đầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến giacat_tulong vì bài viết hữu ích này:
chiviet1979 (18-10-2010), hoa_dai (30-12-2010), jackv (26-09-2010), Lăng Độ Vũ (07-02-2011), quyvuongcuasontrai (05-09-2010)
Cũ 18-10-2010   #3
Ảnh thế thân của chiviet1979
chiviet1979
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-10-2010
Bài viết: 20
Điểm: 1
L$B: 987
chiviet1979 đang offline
 
hay quá, cám ơn bác nhé, hình như còn thiếu Khổng Minh đó............


Chữ ký của chiviet1979
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến chiviet1979 vì bài viết hữu ích này:
hoa_dai (30-12-2010)
Cũ 06-02-2011   #4
Ảnh thế thân của giacat_tulong
giacat_tulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2010
Bài viết: 34
Điểm: 38
L$B: 74.134
Tâm trạng:
giacat_tulong đang offline
 
Bậc kỳ tài thiên hạ: Gia Cát lượng (180-234)
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.

Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định hai Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.
Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, để trả thù cho Quan Vũ nên Lưu Bị đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến bi thảm Hào Đình, thất bại ở Tỷ Quy.

Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao hơn Tào Phi (con trai Tào Tháo, lúc này là vua nước Ngụy) gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiện con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.

Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi Mạnh Hoạch thực sự chịu phục.

Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 4 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều chưa giành được thắng lợi hoàn toàn do Lý Nghiêm trễ nải cấp lương nên giả truyền thánh chỉ, 2 lần khác do Lưu Thiện nghe lời gièm pha mà nửa chừng hạ chiếu lui quân.

Tháng 8 năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.

Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.


Chữ ký của giacat_tulong
Trí nam nhi dựng non sông một thủa
Đả kình ngư cưỡi ngọn sóng bạc đầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến giacat_tulong vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (07-02-2011), hoangngoclinh (19-10-2011), Lăng Độ Vũ (07-02-2011)
Cũ 06-02-2011   #5
Ảnh thế thân của giacat_tulong
giacat_tulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2010
Bài viết: 34
Điểm: 38
L$B: 74.134
Tâm trạng:
giacat_tulong đang offline
 
còn 2 vị nữa xin mọi người cho ý kiến vì 2 vị này ít người cho là 1 vị đại tướng.

8.Lý vệ công
hầu như không có tư liệu về vị này chỉ biết rằng ông là đại tướng của Lý uyên công thần khai quốc thời đường và là tác giả 1 bộ binh pháp nổi tiếng "LÝ vệ công vấn đối"


Chữ ký của giacat_tulong
Trí nam nhi dựng non sông một thủa
Đả kình ngư cưỡi ngọn sóng bạc đầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến giacat_tulong vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (07-02-2011)
Cũ 06-02-2011   #6
Ảnh thế thân của giacat_tulong
giacat_tulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2010
Bài viết: 34
Điểm: 38
L$B: 74.134
Tâm trạng:
giacat_tulong đang offline
 
7.Anh hùng thời loạn:Tào Tháo (155-220)
tự là Mạnh Đức là nhà chính trị, quân phiệt cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông còn là một nhà thơ xuất sắc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o_Th%C3%A1o


Chữ ký của giacat_tulong
Trí nam nhi dựng non sông một thủa
Đả kình ngư cưỡi ngọn sóng bạc đầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến giacat_tulong vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (07-02-2011)
Cũ 07-02-2011   #7
Ảnh thế thân của WyXieoBao
WyXieoBao
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Nhất Đẳng Lộc Đỉnh Hầu
Gia nhập: 25-10-2008
Bài viết: 1.294
Điểm: 446
L$B: 44.223
Tâm trạng:
WyXieoBao đang offline
 
Hi!Lâu lâu mới có người nói về Hàn Tín.Nhưng nếu để tên nhãi Khổng Minh gì gì đó xếp cùng chung với Tín liệu có đề cao quá hok vậy.Tài quân sự của Tín thì hẳn đã rồi.Nhưng những công lao trên cua Minh thì 8/10 la do La Quán Trung tiên sinh viết ra.Huynh đài nên về tìm hiểu lại rõ ràng về thời tam quốc phân tranh nhé chứ đừng lấy tư liệu tại tam quốc diễn nghĩa vì đó chỉ là tiểu thuyết dã sử mà thôi.Lúc đó huynh đệ sẽ nhận rõ tài năng của họ Khổng trên không qua Mã Y,dưới khôngg trên Chu Du!Còn tất cả những nhà quân sự trên đều xứng đáng bậc đại trí tài ba tại hạ rất khâm phục và ngưỡng vọng!
Thân!TB


Chữ ký của WyXieoBao
NHÂN CHI SƠ TÍNH VÔ BẢN
NHÂN VÔ DÃ TÂM NHÂN BẤT THÀNH NHÂN.

Tài sản của WyXieoBao
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến WyXieoBao vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (08-02-2011)
Cũ 08-02-2011   #8
Ảnh thế thân của Dương Nghiệp
Dương Nghiệp
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Tứ vọng vân sơn...
Gia nhập: 23-08-2008
Bài viết: 1.091
Điểm: 651
L$B: 7.112
Tâm trạng:
Dương Nghiệp đang offline
 
Giữa Hàn Tín và Khổng Minh, tại hạ tôn trọng và ngưỡng mộ cả hai. Nếu dùng chữ "nhãi" để gán cho Khổng Minh thì e là hạ thấp ông quá đáng.

Bàn về Hàn Tín, ông quả là một thiên tài quân sự. Những công trạng của ông nếu kể ra e không cần thiết vì nó đã khắc trong suy nghĩ kẻ hậu sinh, trong từng trang sử rồi. Tại hạ ngưỡng mộ ông bởi chữ tín. Một chữ tín, ông nói được làm được, dũng mãnh, quyết đoán nhưng cũng rất thật thà, đáng tin cậy. Đó là khi đã trên đỉnh cao danh vọng, ông vẫn nhớ những lời nói thuở hàn vi.

Nhắc đến Hàn Tín là nhắc đến một cuộc đời bấp bênh trôi nổi. Cái khó ló cái khôn?. Từ hàn vi, ông luôn là một nhân tài tiềm ẩn, chờ đợi cái gọi là thiên thời (Liệu ông có quá bị động chăng?). Đến cuối đời, cái bình yên hưởng thụ vẫn không được trao đến ông. Bỗng nhớ đến một Lê Văn Thịnh, một Nguyễn Trãi với nghi án hồ Dâm Đàm, nghi án Lệ Chi Viên. Thật đáng buồn thay!



Chữ ký của Dương Nghiệp
Tỉnh Để Chi Oa

Tài sản của Dương Nghiệp
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Dương Nghiệp vì bài viết hữu ích này:
giacat_tulong (08-02-2011)
Cũ 08-02-2011   #9
Ảnh thế thân của giacat_tulong
giacat_tulong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 25-05-2010
Bài viết: 34
Điểm: 38
L$B: 74.134
Tâm trạng:
giacat_tulong đang offline
 
Thật sự tiểu đệ ko hiểu huynh wyxieobao lấy đâu ra con số 2/10 sự thật. Chính sử trung hoa đã cmr tam quốc diễn nghĩa là bảy thực ba hư. Nhưng về sự thắng thua mà đoán định nhân tài thì thật quá sai lầm. Ví như thế thì tô tần phải chăng kém tài trương nghi. Quan trương ko lẽ thua triệu vân. Tài của lượng thật sự hơn người. Bát trận đồ đến nay vần còn phải chăng là giả. Dấu tích của 6 lần ra kỳ sơn vẫn còn họa chăng là sai. Tam quốc chí, khổng minh đại chuyện... cũng ghi như vậy cũng là dối trá sao. 6 lần ra kỳ sơn tuy bại nhưng chiến tích thì vẻ vang. Hiện ở đó chí khí của bậc trương phu vì dân vì nước, tinh thần ng quân tử trug hậu với vua. Mắng chết vương lãng ở trận đầu, hạ thư khiến tào chân chết trog uất ức, đấu trận hạ nhục tư mã ý, hang phương thương làm tư mã chật vật, và câu thành ngữ "gia cát chết mà dọa tư mã sống" đã hiện rõ tài binh cơ. Đôi lời thô thiển xin góp ý


Chữ ký của giacat_tulong
Trí nam nhi dựng non sông một thủa
Đả kình ngư cưỡi ngọn sóng bạc đầu

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 08:29
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08258 seconds with 15 queries