Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-03-2007   #1
Ảnh thế thân của LSB-Lic
LSB-Lic
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 22-05-2006
Bài viết: 1.119
Điểm: 152
L$B: 1.531.798
Tâm trạng:
LSB-Lic đang offline
 
Bàn về nền Giáo dục Việt Nam

Giáo dục VN thì có hàng ngàn lẻ một điều đáng nói đến, nhưng bằng cấp là vấn đề mà Lic đang muốn đề cập đến trong topic này. Mỗi người VN đều muốn sau này có cuộc sống sung túc, muốn ngồi trên cao, ở một địa vị mà người khác phải ngước đầu lên để nhìn thấy mình , đó chính là những mong muốn mà hầu như ai cũng có. Nhưng mong muốn đó có khi lại gây ra những mặt trái của nó .

Nếu muốn hơn người khác, mình phải giỏi hơn họ. Ok, ai cũng đồng ý về mặt này, nhưng trong 1 topic của Lic về vấn đề Có nhất thiết phải vào ĐH hay ko?(định tìm lại mà chả biết cái topic chạy đâu nữa ), Lic đã nêu ra việc người VN quá quan trọng hóa cái bằng ĐH lên, nên ai ai cũng đi học đại học, bằng thì ai cũng có dăm ba cái, nhưng cũng cao tay là Trưởng/Phó phòng.

Bây giờ có nhiều người lại nghĩ xa hơn 1 chút là "đầu tư lâu dài" cho con em mình đi du học, để mang cái tiếng là học nước ngoài. Ai cũng biết dân VN mình có cái là hơi bị sính hàng ngoại, chỉ cần 1 cái bằng đi du học nước ngoài thì có thể vào thẳng công ty chả cần phải kiểm tra kiểm chiếc gì cả .

Từ những việc đó, Lic suy luận ra rằng: Sau cỡ chục năm nữa, mọi người sẽ đổ xô đi học du học. Uh, học nước ngoài có cái hay của nó, cơ sở vật chất tốt hơn, vừa có môi trường đào tạo tốt hơn, lại có thể bồi dưỡng ngoại ngữ cho bản thân, nhưng có ai sẽ nghĩ rằng những người khác, suy nghĩ ko cặn kẽ về việc du học, cũng cố bán đất bán nhà cho con đi du học, để rồi bị lừa gạt, trắng tay, đó là những hậu quả đầu tiên. Có những cậu ấm con cô , được cha mẹ gửi ra nước ngoài đi học để rồi chơi bời lêu lổng để phí phạm bao nhiêu năm trời và bao nhiêu tiền bạc tính bằng 10 con số .

Trên mới chỉ là vài hậu quả nho nhỏ về vấn nạn du học, còn nhiều những thứ khác nữa, nhưng bài viết càng dài thì càng dở, càng ít người muốn đọc qua nên Lic xin mạn phép dừng tại đây để các huynh đệ vào thảo luận về những mặt lợi và mặt hại của việc học sai lầm của một số người.

Cũng xin nói thêm, những ví dụ mà Lic đưa ra ko phải nói với tất cả mọi người mà chỉ đối với một vài cá nhân riêng biệt, ko hề có ý xúc phạm hay chửi xéo ai cả, mong các vị huynh đệ đừng hiểu lầm .

Tài sản của LSB-Lic
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-03-2007   #2
Ảnh thế thân của ..::XxZodijiKenxX::..
..::XxZodijiKenxX::..
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-02-2007
Bài viết: 130
Điểm: 35
L$B: 7.969
..::XxZodijiKenxX::.. đang offline
 
Có nhất thiết phải vào ĐH ko à ? Vào được thì vào còn ko được thì bỏ, ba cái bằng đó chỉ là mấy tờ giấy thôi, chẳng quan trọng lớn lao gì đâu.... Hễ có năng lực thì chắc chắn là sẽ làm giàu được. Có bao nhiêu con đường để học hỏi, vào ĐH cũng tốt nhưng ý tại hạ nói là ngoài cái ĐH ra còn nhiều con đường... Ko nhất thiết phải vào ĐH. Chỉ cần phải cố gắng học hỏi.. Xong! Còn về vấn đề du học thì lại càng hay, được lợi về mặt ngoại ngữ... Nhưng tốt nhất vẫn là nên biết mình học cái gì, cái gì phù hợp, cái gì ko..... Cái gì cũng bỏ vào đầu hết thì sớm muộn cũng thành một thằng điên....


Chữ ký của ..::XxZodijiKenxX::..
Đói uống , khát ăn , mệt thức trắng..

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-03-2007   #3
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.045
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Nói về chuyện giáo dục ở VN thì đúng là có quá nhiều việc để mà nói. Vấn đề là làm gì? Nói như cụ Các Mác: Các nhà triết học thường hay đưa ra những cách diễn đạt (interpretation) khác nhau về thế giới.

Nhìn thực tế hơn một chút, với bình quân đầu người trên dưới 700$ như VN thì nền GD hiện nay cũng không phải là quá tệ nếu so với những nước có thu nhập tương đương. Mọi việc cần có thời gian. Khi GDP tăng thì chất lượng GD tin rằng cũng sẽ tăng theo.

Tuy nhiên tại hạ rất tán thành ý kiến cụ Lý Quang Diệu: Muốn phát triển tốt đất nước thì quan trọng nhất là đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục thà thừa còn hơn là thiếu.


Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Lic Xem bài viết
Từ những việc đó, Lic suy luận ra rằng: Sau cỡ chục năm nữa, mọi người sẽ đổ xô đi học du học.
Việc ngườii người du học, nhà nhà du học, đã và đang diễn ra từ vài năm nay rồi chứ ko fải đợi đển sau vài chục năm nữa đâu em ạ.
Nói về vấn đề gì thì cũng có 2 mặt: mặt tốt và xấu.


Trích dẫn:
học nước ngoài có cái hay của nó, cơ sở vật chất tốt hơn, vừa có môi trường đào tạo tốt hơn, lại có thể bồi dưỡng ngoại ngữ cho bản thân

Dựa trên cơ sở như thế này, sau khi ra trường có 1 tấm bằng TN rồi có 1 công việc làm ổn định và thành đạt. Như thế là thực sự đúng nghĩa với từ DU HỌC.


Trích dẫn:
Có những cậu ấm con cô , được cha mẹ gửi ra nước ngoài đi học để rồi chơi bời lêu lổng để phí phạm bao nhiêu năm trời và bao nhiêu tiền bạc tính bằng 10 con số .

Như anh đã nói ở trên, đây là mặt xấu của du học. Cái này chỉ là Du thôi chứ ko Học.

Bởi vì khi đi đến một nơi xa lạ, một môi trường hoàn toàn mới, và fải hoàn toàn tự lập về mọi thứ. Việc có nhiều cám dỗ là hoàn toàn ko tránh khỏi. Có bản lĩnh thì sẽ tồn tại được, còn không thì sẽ gục.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...



Chỉnh sửa lần cuối bởi Lạc Long: 26-03-2007 lúc 05:20. Lý do: hợp nhất bài viết
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-03-2007   #4
Ảnh thế thân của Lạc Long
Lạc Long
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Ngạo Thị Quần Hùng
Gia nhập: 17-01-2005
Bài viết: 2.387
Điểm: 630
L$B: 9.535
Lạc Long đang offline
 
Vấn đề trọng tâm nằm ở nhận thức, mặt bằng kiến thức của dân số Việt nam trải không đồng đều. Vấn đề này tốn không ít giấy mực của báo giới và những người quan tâm. Nhưng để thật sự hiểu hoặc lắng nghe và tiếp thu thì không phải ai cũng làm được.

Chuyện du học là một nhu cầu tất yếu khi bằng trong nước hoàn toàn không có giá trị (theo góc độ nào đó) còn lợi hay hại thì chúng ta không thể giải nghĩa cặn kẽ được. Vì sao? vì ngừoi ta có tiền, có điều kiện, hoặc giả giấc mộng mong muốn cho thế hệ kế tiếp được khấm khá hơn theo kiểu "con hơn cha là nhà có phúc" ở một góc độ nào đó, thì du học là hoàn toàn nên khích lệ. Chỉ cần người ta đảm bảo được mọi khoản phí cho con cái, thì ít nhiều, khi tiếp xúc với một đất nước phát triển, có nên văn hoá lâu đơì, được tiếp xúc với những trang thiết bị hiện đại và tiên tiến thì không ít thì nhiều, không "học một biết mười" thì cũng học một biết một. Riêng điểm này đã là sự thành quả đáng ghi nhận. Còn chuyện người ta tốt nghiệp xong, có quay trở về nước đóng góp cho đất nước hay không còn phụ thuộc vào mỗi người. Ai cũng biết "Vật chất quyết định ý thức" giả sử lương khởi điểm là 10.000$ thì ai dại gì về Việt nam nhận đồng lương ba cọc ba đồng chưa kể xin việc chật vật khổ sở?
Tuy nhiên, có những người họ quyết tâm về xây dựng quê hương, và đó là những gương sáng, rất nghị lực.

Nói đi cũng phải nói lại, đa phần lượng kiến thức thu nạp trong quá trình học tại Đại học ở Việt Nam, hỏi có mấy người nắm bắt được hết? rồi ra trường, xin công việc khó khăn, rất nhiều người làm trái ngành trái nghề...nhìn thì có vẻ có gì đó bất công, nhưng thực chất tại thời điểm thi đại học, họ không có được sự nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp hay còn gọi là có định hướng. Những người học không có định hướng, học xong không biết mình làm gì, học để làm gì thì hậu quả của nó xã hội sẽ phải gánh chịu.

Còn thực tế, chương trình học của Việt Nam không thua kém bất kỳ một chương trình học nào của nước ngoài. Nhưng ở góc độ quản lý, chúng ta chưa có sự làm việc khoa học, dẫn đến việc có những môn không dạy thì thiếu mà dạy thì thừa. Rồi chưa kể đến chất lượng học viên, họ đến với sự ý thức mơ hồ cho tương lai,...học chỉ để lấy bằng, mà cũng chẳng buồn phấn đấu lấy bằng giỏi...miễn là có bằng, ai cũng biết khi tốt nghiệp không trung bình thì cũng là khá. Hệ số giỏi cũng có, nhưng chẳng thấm vào đâu trong số hàng vạn học sinh của một trường tốt nghiệp, hàng triệu học viên tốt nghiệp.
Nói một cách dân giã, cử nhân nhan nhản như lợn con, rồi cũng chỉ đi làm thuê, không bồi bàn thì xe ôm, nhà nào khá có sự quan hệ tốt thì cũng duy trì được một thời gian ổn định việc làm cho con cái, nhưng vẫn theo ý thức làm việc của thời bao cấp, tức là chạy tiền, nhờ vả xin được vào một nơi nào đó ngon...

Ở các nước tiên tiến, đã qua thời kỳ phát triển như nước ta (nước ta là nằm trong những nước đang phát triển, do vậy mọi sự so sánh là không nên vì hoàn toàn không có cơ sở và khập khiễng với các nước đã phát triển và tiên tiến) họ tuyển người theo năng lực, bằng cấp chỉ là cơ sở, chỉ là sự chứng nhận anh đã qua đào tạo của một chuyên ngành nào đó. Còn lại, để có việc làm, thì tiền không mua nổi. Vì những người quản lý, những nhà lãnh đạo các nước tiên tiến, họ không bao giờ thu nạp một nhân viên không có năng lực (dốt) để rồi chính nhân viên đó làm hỏng, làm chậm sự phát triển chung của công ty, của đoàn thể. Nói cách khác họ rất quý trọng nguồn nhân lực, chất xám của từng thành viên trong công ty. Họ sẵn sàng đóng bảo hiểm, cấp nhà, cấp xe cộ ...vv và vv...chỉ để anh cống hiến hết khả năng của anh cho họ.
Qua điểm trên đã thấy cái sự làm ở nước ta tuy khoảng chục năm gần đây có khởi sắc, nhưng vẫn còn thua quá xa, không có tư duy khoa học thì không bao giờ có thể tiến bộ được.

Đó là đầu ra, còn đầu vào...cũng tốn nhiều tiền của và đang là một trong những vẫn đề nóng bỏng nhức nhối của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Chất lượng học viên được sàng lọc qua khâu đầu vào với những sự kiểm tra kiến thức không có gì là khó khắn lắm, nhưng mà vẫn ối người trượt...trượt bởi vì là mất gốc, học không ra học...thiếu căn bản ngay từ đầu tiên...rồi cũng cố sống cố chết lấy cho tấm bằng mà chẳng hiểu để làm gì. Vào được trường rồi, học hành lớt chớt láo nháo...vì đằng nào chả tốt nghiệp. Vậy động cơ không có, mục đích cũng không, nói cách khác không có điểm xuất phát mà cũng không có đích để đến thì thi đua cái gì? phấn đấu ở đâu? nỗ lực ở đâu?

Ngay như bản thân tôi, có hai bằng cử nhân, giờ vẫn muốn lấy thêm một bằng cử nhân nữa nhưng rút kinh nghiệm của hai lần trước, lần này tôi sẽ lấy bằng cử nhân một là của Ấn Độ, hai là của Úc vì chuyên ngành tôi dự định học và tốt nghiệp ở hai nơi đó là phù hợp với kinh tế gia đình, phù hợp với học lực của bản thân. Hai bằng cử nhân trước đây không phải là tầm thường, tôi được rèn dũa tử tế, thử hỏi với điểm tổng kết môn Triết Học là 8, nhiều người nhìn tôi nói là đầu óc có vấn đề, bảng điểm đẹp như trong mơ...học có định hướng, có sự chủ ý nhưng ............vẫn chẳng nên trò trống gì, giờ gần 30 tuổi đầu, lại phải đi học tiếp. Vậy nếu suy nghĩ tiêu cực, tôi phải đổ lỗi cho ai? trong khi sự phấn đấu không ngừng nghĩ không đem lại miếng cơm manh áo phục vụ những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống? Còn suy nghĩ theo hưóng tích cực....thì là "học, học nữa, học mãi"....và mình vẫn phải cố gắng nhiều, phấn đấu nhiều....nhiều....nhiều hơn nữa.....

Ôi cái sự học....!!!


Chữ ký của Lạc Long

Tài sản của Lạc Long
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-03-2007   #5
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.045
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Theo tại hạ, yếu tố điều chỉnh cho chất lượng nền giáo dục của một quốc gia - nhất là giáo dục bậc đại học - chính là mô hình kinh tế mà quốc gia ấy đang áp dụng. Trong một mô hình kinh tế mà trong đó năng lực của con người được đề cao, ví dụ mô hình kinh tế tư bản thị trường tự do, nơi mà năng lực cá nhân gắn liền với vận mệnh, lợi nhuận của doanh nghiệp, thì tự khắc sẽ sinh ra nhu cầu muốn có nguồn nhân lực được đào tạo tốt, sát với thực tiễn - yếu tố năng lực của nguồn nhân lực. Các trường đại học, các trung tâm dạy nghề sẽ là kẻ đáp ứng nhu cầu này. Cho nên quan hệ công ty - cá nhân người được đào tạo - trường học có thể được quy về người mua hàng - hàng - người bán hàng.

Với mô hình kinh tế bao cấp trước đây ở VN, hằng năm, nền giáo dục nước nhà vẫn đều đều cho ra lò các sản phẩm cử nhân, nhưng không có chỉ dấu rõ ràng cho thấy năng lực của người được đào tạo là một vấn đề trầm trọng . Hay nói cách khác, thị trường lao động trước đây ở nước ta có nhu cầu về nhân lực, nhưng nhu cầu về năng lực của nguồn nhân lực lại ở hàng thứ... tùy ... . Điều này không có gì là lạ lùng, trong thời kỳ bao cấp, ở các nước XHCN, người ta vẫn thường bảo nhau khi nói đến các loại hàng hóa : "Có dùng là tốt rồi, đừng đòi hỏi nhiều". Yếu tố chức năng sử dụng của hàng hóa là quan trọng, còn chất lượng mẫu mã kiểu dáng của nó thế nào thì lại ... tùy ... .

Ngày nay chúng ta vẫn có thể quan sát được phần nào đó về hai hiện tượng nói trên ở các công ty quốc doanh và ở các công ty ngoài quốc doanh.

Nói như vậy, tại hạ chỉ muốn nói một điều, trong điều kiện hội nhập, tư bản nước ngoài nhảy vào càng nhiều, tư nhân ngày càng mạnh dạn bỏ tiền ra lập công ty làm ăn, thì chất lượng nền giáo dục nước nhà dù muốn dù không cũng sẽ ngày càng được cải thiện hơn. Cũng giống như quy luật tự nhiên nước chảy từ cao xuống thấp vậy. Nhưng nếu có các can thiệp tích cực và mạnh mẽ, thì quá trình cải thiện chất lượng nền giáo dục sẽ nhanh hơn. Nước chảy từ cao xuống thấp, nhưng nước cũng có thể được đưa từ thấp lên cao nhờ hệ thống máy bơm.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...



Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-PhongThienVu: 26-03-2007 lúc 03:33.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-03-2007   #6
Ảnh thế thân của LSB-Lic
LSB-Lic
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 22-05-2006
Bài viết: 1.119
Điểm: 152
L$B: 1.531.798
Tâm trạng:
LSB-Lic đang offline
 
Trích dẫn:
Ở các nước tiên tiến, đã qua thời kỳ phát triển như nước ta (nước ta là nằm trong những nước đang phát triển, do vậy mọi sự so sánh là không nên vì hoàn toàn không có cơ sở và khập khiễng với các nước đã phát triển và tiên tiến) họ tuyển người theo năng lực, bằng cấp chỉ là cơ sở, chỉ là sự chứng nhận anh đã qua đào tạo của một chuyên ngành nào đó.
Về mặt này thì hiện nay, một số công ty ở các thành phố lớn của nước ta (như SG) đã có hình thức này. Ban đầu người ta sẽ cho những người xin việc một bài kiểm tra (có thể lí thuyết hoặc thực hành) nếu như làm tốt thì đc chọn, tồi thì vứt, còn sau khi kiểm tra mà có những thí sinh ngang bằng điểm nhau thì mới tính tới cái bằng đại học.
-------------------------------------------
Có lẽ ai cũng đồng ý với Lic rằng: Do nhu cầu và nhận thức của xã hội nên mọi người đã quan trọng hóa vấn đề bằng cấp mà ko nghĩ tới phần kiến thức mà người xin việc có được, dẫn đến mọi người đổ xô đi học ĐH.
Nói vui với nhau rằng: Cứ đà này sau 50 năm nữa, ông xích lô cũng phổ cập tiến sĩ

Tài sản của LSB-Lic
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-03-2007   #7
Ảnh thế thân của ChangBan
ChangBan
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 22-01-2007
Bài viết: 1.806
Điểm: 350
L$B: 91.828
Tâm trạng:
ChangBan đang offline
 
Giáp dục Việt Nam bây giờ quá nhiêu tiêu cực, họ cư 1co61 nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào học sinh chúng ta, liên tục cải cách chương trình học. Nếu cứ đà này thì số học sinh trong nhà thương điên sẽ càng nhiều hơn. Nói như vậy không có nghĩa là xấu hết, nhưng đa số thì tiêu cực. Có nhất thiết phải vào đại học không à? Thời buổi này, muốn có việc làm thì phải có cái bằng đại học, nếu không có bằng mà muốn có việc làm sống qua ngày thì khó lắm đấy. Như vậy chỉ cần học ở nước Việt là đủ để sống
Có nhiều phụ huynh đao tạo cho con em mình học nước ngoài mà chỉ đê mang danh đi du học thì sai lầm lớn. Hiện nay, có nhiều tiến sĩ từ nước ngoài về thì chỉ một nă là về hưu luôn


Chữ ký của ChangBan
Ai chơi Nông Trại Vui Vẻ trên Zing thì ép nick tui nha: lifeng30

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-03-2007   #8
Ảnh thế thân của ..::XxZodijiKenxX::..
..::XxZodijiKenxX::..
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-02-2007
Bài viết: 130
Điểm: 35
L$B: 7.969
..::XxZodijiKenxX::.. đang offline
 
Thấy số lượng kiến thức quả rất lớn như ChangBan nói. Đây là thời buổi mà cả đến Nguyễn Thiện Nhân cũng điên đầu chứ đừng nói đến học sinh. Giáo dục rối rắm, hỗn loạn, chưa có quy chế cố định... Bởi vậy ở trong thời buổi này cách học tốt nhất là học một số môn chính mình thấy là cần. Còn mấy môn phụ thì cứ "te te" mà đi thôi...Thêm một cái dở là thời lượng học thì ít (1 tiết = 45 phút) nhưng kiến thức thì quá nhiều... Thế nên nạn học thêm bắt đầu... Và học sinh thì học ko tư duy cho lắm mà lại chơi theo kiểu "cứ nhét đại vào cho xong"... Hèn chi quả là có một số tên học đều giỏi tất các môn nhưng trông hắn "ko bình thường"....


Chữ ký của ..::XxZodijiKenxX::..
Đói uống , khát ăn , mệt thức trắng..

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-03-2007   #9
Ảnh thế thân của ChangBan
ChangBan
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 22-01-2007
Bài viết: 1.806
Điểm: 350
L$B: 91.828
Tâm trạng:
ChangBan đang offline
 
Đúng vậy, kiến thức trong đây là một khối đấy khổng lồ, có những cái làm ảnh hưởng đến học sinh. Đó là môn Mĩ thuật và môn Nhạc, tôi thiết nghĩ hai môn này dành cho những người có năng khiếu mới co thể học được, lại đem vào chương trình học, có nhiều người đáng ra là danh hiệu học sinh giỏi, nhưng vì dướng hai môn này nên đã tục xuống khá. Môn Công Nghệ cũng vậy. Trong môn ấy học từa lưa, mà nấu ăn, ủi đồ là công việc của nữ, thiết bị điện là công việc nam, thế mà lại dồn vào học chung; cái môn này nên chia thành những môn học nghề thì hay hơn đấy. Giống như lời Zodi nói, học sinh cứ nghĩ nhét vào đại cho xong(người ta gọi là học ảo), nhưng dù co` học thuộc đi nữa, trả bài, làm bài 10 điểm mà thực chất chẳng hiểu mình đang học cái gì, như thế thì cũng gần giống như học sinh lười vậy.


Chữ ký của ChangBan
Ai chơi Nông Trại Vui Vẻ trên Zing thì ép nick tui nha: lifeng30

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 00:29
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07908 seconds with 15 queries