Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-07-2005   #1
Ảnh thế thân của LSB-TuongVi
LSB-TuongVi
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Sơ lược về một số thể loại văn học

Sơ lược về một số thể loại văn học Việt Nam
Bài viết có tham khảo một số sách báo

I Một số thể loại văn học dân gian

Hệ thống thể loại của văn học dân gian có tính tương đồng trong văn học của nhiều nước và dân tộc. Có thể chia văn học dân gian Việt Nam ra làm ba nhóm chính :
1 Các thể tự sự dân gian gồm thần thoại , truyền thuyết ,cổ tích...
2 Trữ tình dân gian tiêu biểu là ca dao dân ca
3 Sân khấu dân gian : tuồng , chèo
Ngoài ra , còn có tục ngữ là những lời nói đúc kết kinh nghiệm và quan niệm về thiên nhiên con người , xã hội..........

II Một số thể loại văn học trung đại

Văn học trung đại tồn tại trong môi trường phong kiến trung đại , đã hình thành một hệ thống thể loại khá chặt chẽ , nhìn chung ít biến đổi , phù hợp với môi trường xã hội , tư tưởng , quan niệm thẩm mĩ của con người thời trung đại.
Văn học trung đại VN chịu ảnh hưởng nhiều mặt của văn học văn hóa Trung Hoa nên cóa nhiều thể loại du nhập từ Trung Quốc , nhưng cũng có những thể loại có nguồn gốc dân tộc chỉ có trong văn học Việt Nam , đặc biệt là bộ phận của văn học chữ Nôm.

1 Các thể thơ
a, Các thể thơ có nguồn gốc Trung Hoa
Có 2 loại chính :
Thể cổ phong : tương đối tự do chỉ cần có vần , vần cũng ko chặt chẽ hoặc bằng , hoặc trắc , hoặc một vần hoặc nhiều vần. Ko cần tuân theo niêm luật , ko cần hạn chế số câu trong bài , số chữ trong câu.
VD : như bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi , hay Chinh Phụ Ngâm Khúc ( nguyên tác của Đặng Trần Côn )
Côn Sơn Ca -Nguyễn Trãi
Côn Sơn (1) hữu tuyền,
kỳ thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Nham trung hữu tùng,
vạn lý thúy đồng đồng (2) ,
Ngô ư thị hồ yển tức kỳ trung.
Lâm trung hữu trúc,
thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm khiếu kỳ trắc.
Vấn quân hồ* bất quy khứ lai (3) ,
Bán sinh trần thổ trường giao cốc (4) .
Vạn chung cửu đỉnh (5) hà tất nhiên,
Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc.
Quân bất kiến Đổng Trác (6) hoàng kim
doanh nhất ổ,
Nguyên Tải (7) hồ tiêu bát bách hộc.
Hựu bất kiến Bá Di dữ Thúc Tề (8) ,
Thú Dương ngạ tử bất thực túc.
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu,
Diệc các tự cầu kỳ sở dục.
Nhân sinh bách tuế nội,
Tất cánh đồng thảo mộc.
Hoan bi ưu lạc điệt vãng lai,
Nhất sinh nhất tạ hoàn tương tục.
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên,
Tử hậu thùy vinh cánh thùy nhục.
Nhân gian nhược hữu Sào, Do (9) đồ,
Khuyến cừ thính ngã sơn trung khúc.
http://luongsonbac.de/thidan/baiviet...9691&tacgia=55

Thể Đường Luật là thể thơ được viết theo luật đặt ra từ thời Đường , Thể thơ Đường luật có những quy định khá chặt chẽ về vần , thanh , đối , về số câu , số chữ và cấu trúc bài thơ.
Thể thơ Đường luật có ba dạng chính căn cứ vào số câu : bát cú (8 câu ) , tứ tuyệt (4 câu ) , trường luật (10 câu trở lên ).
-Thể tứ tuyệt có loại câu bảy chữ ( thất ngôn tứ tuyệt ) và năm chữ ( ngũ ngôn tứ tuyệt )
-Thể thất ngôn bát cú là dạng cơ bản của thơ Đường có số lượng nhiều nhất. Trong VhVN các bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan , hay Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến........là ví dụ tiêu biểu cho thể thơ này bằng chữ Nôm.
Thơ thất ngôn bát cú chỉ dùng một vần ở các chữ cuối các câu 12468. Về thanh , trong bài thơ có quy định vị trí và cách phối hợp các thanh bằng trắc. Theo hệ thống ngang gọi là luật , thì chữ thứ 1 35 được tự do ( nhất tam ngũ bất luận ) , còn chữ thứ 2 46 thì phải đúng luật ( nhị tứ lục phân minh: thanh của chữ thứ 4 phải ngược với chữ thứ 2 và 6 ). Nếu chữ thứ 2 câu đầu là thanh bằng thì đó là luật bằng ,chữ thứ 2 là luật trắc thì là thanh trắc. Theo hệ thống ngang được gọi là niêm , câu 1 niêm với câu 8 , câu 2 với câu 3 , câu 4 với câu 5 , câu 6 với câu 7. Về đối có các cặp đối giữa câu 3 và 4 , 5 và 6. Đối về ý , thanh , và từ loại. Về cấu trúc , nhiều bài thơ được khai triển theo 4 phần : đề ( 2 câu đầu )là mở đề vào bài thơ , thực (câu 3 4 )là miêu tả cụ thể về tình cảnh , luận (câu 5 6 )bàn luận và nhận xét về đề tài , kết ( câu 7 8 ) khép lại cả bài thơ. Thơ thất ngôn bát cú là một chỉnh thể nghệ thuật chặt chẽ hoàn chỉnh , nhưng ko vì thế mà thủ tiêu sự sáng tạo và cá tính của tác giả.
TV sẽ posst thêm 1 bài nữa về niêm luật thi đường ở topic khác để mọi người có được cái nhìn cụ thể hơn , dễ hiểu hơn

( còn nữa )

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-07-2005   #2
Ảnh thế thân của LSB-TuongVi
LSB-TuongVi
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
b, Các thể thơ có nguồn gốc dân gian ,
Thể lục bát xuất phát từ ca dao là một thể thơ hết sức quen thuộc với người Việt . Thể thơ lục bát được sử dụng trong văn học viết thời trung đại , chủ yếu là để sáng tác truyện thơ Nôm . Thơ lục bát được tạo thành từng câu 6 tiếng ( lục ) và 8 tiếng ( bát ) . Vần chủ yếu dùng vần bằng , ở chữ cuối câu lục gieo xuống chữ 6 của câu bát , rồi tiếp vần khác ở chữ cuối câu bát gieo xuống chữ cuối câu lục tiếp theo . Cứ như thế kéo dài bao nhiêu cũng được . Về thanh điệu và ngắt nhịp thơ lục bát khá linh hoạt , nhưng chú trọng sự hài hoà và nhịp nhàng .Thơ lục bát có thể có đối , đối ngay trong câu gọi là tiểu đối . Thể thơ này vừa giàu khả năng biểu hiện tâm trạng cảm xúc lại vừa có thể dùng để kể chuyện , tả cảnh nên có thể dùng làm một bài thơ trữ trình ngắn hay cả mọtt câu truyện thơ dài .
Thể song thất lục bát là thể thơ gồm 2 câu 7 tiếng ( song bát ) và 1 cặp câu lục bát . Về vần thì chữ cuối câu 7 thứ 1 vần với chữ thứ 5 câu 7 thứ 2 , chữ cuối câu 7 thứ 2 lại vần với chữ cuối cuả câu lục kế tiếp . Thể song thất lục bát thường được dùng trong các khúc ngâm -1 thể trữ tình có dung lượng tương đối lớn ( như Cung Oán Ngâm Khúc , hay Chinh Phụ Ngâm Khúc ...)

2 Các thể truyện kí
Trong văn học trung đại VN , hầu như chỉ có truyện kí chữ Hán và viết bằng văn xuôi . Tuỳ theo nội dung cách viết mà chia thành nhiều thể loại :
-Truyền kì mạn lục
-Thượng kinh kí sự
-Hoàng Lê nhất thống chí
...........
Về dung lượng cũng có ngắn dài . Truyện dài thường bố cục theo lối chương hồi . Mỗi hồi kể trọn vẹn một biến cố , một câu truyện trong chuỗi các biến cố ............

3 Truyện thơ Nôm
Là loại truyện đuợc viết bằng thơ , chủ yếu là lục bát . Có thể coi truyện thơ Nôm là một loại tiểu thuyết bằng thơ vì nó có cốt truyện , nhân vật , lời kể , có khả năng miêu tả cuộc sống phong phú . Truyện thơ Nôm giàu chất trữ tình , có khả năng diễn tả nhiều trạng thái tình cảm , cảm xúc ,suy nghĩ . Đỉnh cao cho thể loại truyện Nôm là kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du .

4 Một số thể văn nghị luận
Trong văn học thời trung đại , các thể văn có tính chất công cụ , trong đó chủ yếu là văn nghị luận như chiếu , biểu , hịch , cáo , có vị trí quan trọng . Ko phải tất cả các tác phẩm này đều là văn học , bởi mục đích thứ 1 của các sáng tác ấy ko phải là văn chương . Nhưng có ko ít tác phẩm loại này mang đậm chất văn , bởi có sự kết hợp giữa tư tưởng , lí lẽ , tình cảm , cảm xúc , lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú , ngôn ngữ biểu cảm .
Hịch là thể văn hùng biện , thường do vua chúa , tướng soái làm ra nhằm kêu gọi , khích lệ quân sĩ , quần chúng trong những cuộc chiến đấu .
Cáo là thể văn chính luận mà vua chúa hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của một sự nghiệp mới hoàn thành . Thể cáo có thể dùng văn xuôi hoặc văn vần hoặc văn biền ngẫu . Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi được xem là một áng " thiên cổ hùng văn " của dân tộc .

( còn nữa )

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-07-2005   #3
Ảnh thế thân của LSB-TuongVi
LSB-TuongVi
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
III Một số thể loại văn học hiện đại

Nền văn học chuyển từ thời kì trung đại sang hiện đại đã có những biến đổi sâu sắc toàn diện. Nhiều thể loại ko được sử dụng , một số thể loại mới ra đời , những thể loại khắc tuy được tiếp tục nhưng có sự biến đổi sâu sắc.
Hầu hết các thể văn có tình chất hành chính , công cụ như chiếu , cáo , hịch , văn tế.... ko tiếp tục tồn tại hoặc ko còn ở trong phạm vi văn học. Kịch nói từ phương Tây du nhập vào nước ta khoảng đầu thế kỉ XX , bổ sung cho sân khấu 1 thể loại mang tính chất hiện đại. Báo chí phát triển làm xuất hiện thể phóng sự - một thể loại ở giữa văn học và báo chí. Phê bình văn học trở thành một hoạt động có tính chất độc lập.
Các thể truyện ( truyện ngắn , tiểu thuyết ) tuy có sự tiếp nối với các thể tương tự trong văn học trung đại , nhưng có sự biến đổi sâu sắc về mọi phương diện. Đề tài được mở rộng , hướng đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người , ko bị gò bó vào mục ddichs giáo huấn đạo lí. Nghệ thuật tự sự và mieu tả có những đổi mới rất cơ bản , từ sự đa dạng và có thể thay đổi điểm nhìn , vai kể và vai trò của người kể truyện , từ việc sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đến sự đổi mới về câu văn và ngôn ngữ. Nhân vật trong truyện hiện đại được nhìn nhận và miêu tả trong tính cách các thể , nghĩa là mang đặc điểm , tính cách tâm trạng và số phận của từng cá nhân , cố nhiên phải có tính tiêu biểu , nhưng ko bị quy vào 1 cách đơn giản chỉ những kiểu những loại như nhân vật trong truyện dân gian hay phần lớn truyện trung đại. Dĩ nhiên những biến đổi này ko diễn ra trong một sớm một chiều và cũng ko đồng đều ở mọi sáng tác.
Thể tùy bút đã xuất hiện trong văn học trung đại. Nhưng sang thời kì hiện đại , tùy bút in đậm hơn dấu ấn của chủ thể tác giả và được gia tăng tính biểu cảm trữ tình.

Về mặt thơ hiện đại , tính từ phong trào Thơ mới (1932-1945), nhiều thể thơ truyền thoongsvaanx tiếp tục được vận dụng , đặc biệt là các thể có nguồn gốc dân tộc như lục bát , bốn chữ , năm chữ. Bên cạnh đó có những thể mới xuất hiện , chủ yếu phát triển từ một số yếu tố có sẵn trong các thể truyền thống , như thể tám tiếng xuất phát từ các câu tám tiếng trong thể hát nói.Thể thơ Đường luật , tiêu biểu nhất là thất ngôn bát cú , tuy vẫn còn được sử dụng nhưng ko còn có vị trí trọng yếu và phổ biến như trước nữa. Thơ tự do xuất hiện , ngày càng được sử dụng nhiều hơn và có nhiều thành công hơn.
Thơ hiện đại ko chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm và sáng tạo hình ảnh , cấu trúc câu thơ , ngôn ngữ thơ.

C'est tout.
Mệt phờ :P

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-07-2005   #4
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.167
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Nhưng tui biết còn một thể thơ nữa mà TV chưa nhắc đến, đó là thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn mà người khởi xướng đầu tiên là Nguyễn Trãi và về sau trở thành một trào lưu về thể loại khá mạnh trong VH trugn đại VN mà đỉnh kế tiếp sau nó là : Hồng Đức quốc âm thi tập" đã kế thừa gần như toàn bộ về mặt thể loại của "Quốc âm thi tập". Như vậy thì không biết thể thơ này nên xếp vào đâu theo cách phân chia của TV: vào thể loại du nhập Trung Hoa hay la có nguồn gốc dân gian. Có lẽ nên thêm chăng mục thể thơ do các học giả Việt Nam sáng tạo ra?


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-07-2005   #5
Ảnh thế thân của Bạch Tiểu Băng
Bạch Tiểu Băng
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Kim Thượng Thiêm Hoa
Gia nhập: 04-09-2003
Bài viết: 2.711
Điểm: 1207
L$B: 219.730
Bạch Tiểu Băng đang offline
 
Nhầm rồi nhầm rồi , kiểu thơ thất ngôn xen lục ngôn cô nương nhắc đến gọi là sáng tạo ra cũng đúng nhưng chưa đủ để chia thành một thể loại , vì nó chỉ là thể biến tấu của thể thất ngôn . Trong khi làm thơ việc biến tấu , hay sáng tạo vốn là tuỳ tính cách và phong cách thơ và ý cần diễn đạt của từng người. Tất nhiên việc cải biến đó phải có 1 giá trị nghệ thuật nào đó . Hay hay dở cũng là tuỳ từng người cảm nhận .Ngay cả các nhà thơ thời Đường cũng vẫn có những bài thơ biến cách rất hay thể hiện một phong cách mới lạ ko rập khuôn . Loại thơ cải biên theo hứng này TB được đọc nhiều nhất là của Nguyễn Bỉnh Khiêm , tuy rất thích những cái mới lạ nhưng TB nói thẳng ko mấy ưa được nó . Vì , nó làm mạch thơ gãy cụt đột ngột trong khi thể thất ngôn mang một nhịp điệu đều đều , nó làm TB cảm thấy hơi .......chưng hửng .


Chữ ký của Bạch Tiểu Băng
人道湘江深
未抵相思半
海深终有底
相思无边岸

Tài sản của Bạch Tiểu Băng
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-07-2005   #6
Ảnh thế thân của LSB_VươngAnh
LSB_VươngAnh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 234
Điểm: 212
L$B: 13.126
LSB_VươngAnh đang offline
 
trước kia phong trào thơ mới rộ lên đòi phá bỏ đi những niên luật phiền hà của thơ " cũ " , ngày nay người ta lại bắt đầu đòi hỏi thơ văn phải có niêm luất đàng hoàng , đúng là đời , lên... cao xuống... thấp chả biết thế nào mà lường. Em là một người rất thích truyện kiếm hiệp , trong đạo kiếm người ta cho rằng kiếm thuật thượng thừa là không có gì cả ( chiêu số , bai bản , hình thức...) đòn thế cứ thể mà tuân ra bất tận liên tục không có giới hạn tùy cơ ứng biến đấy mới chính là kiếm thuật thượng thừa , trong thi văn cũng thế niêm luật chỉ làm ràng buộc con người ta , hãy cứ để lòng mình chải dài trên trang giấy chẳng bao giờ bị bó hẹp bởi niêm luật...


Chữ ký của LSB_VươngAnh
Lòng Ta Đã Vô Tình Vì Năm Tháng Phai Nhạt Với Bao Cuộc Tình ... Người Yêu Dấu Đâu Về Nữa - Tội Tình Chi Mà Ta Xé Nát Đời Mình ....

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-07-2005   #7
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.167
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Trích dẫn:
Trích nguyên văn Bạch Tiểu Băng
Nhầm rồi nhầm rồi , kiểu thơ thất ngôn xen lục ngôn cô nương nhắc đến gọi là sáng tạo ra cũng đúng nhưng chưa đủ để chia thành một thể loại , vì nó chỉ là thể biến tấu của thể thất ngôn . Trong khi làm thơ việc biến tấu , hay sáng tạo vốn là tuỳ tính cách và phong cách thơ và ý cần diễn đạt của từng người. Tất nhiên việc cải biến đó phải có 1 giá trị nghệ thuật nào đó .
Tiểu muội lại muốn nêu ra một số ý thế này mong được chỉ giáo thêm:
- Nếu nói như trên thì cách làm thơ của Nguyễn Trãi phải chăng giống với cách làm thơ mới. Như vậy sẽ nảy sinh ra một vấn đề mà không thể nào có thể lý giải nổi là một người sống trước thời kỳ thơ mới hàng 500 năm lại có được tư tưởng nghệ thuật vĩ đại thế ư?
- Điều thứ 2 nữa là: Nguyễn Trãi biến thể thể thơ thất ngôn thì quy tắc làm thơ xưa chẳng phải không được vị học giả nhà, nhà tư tưởng lớn nhất thời đó tuân theo ư? Như vậy trong thời phong kiến làm sao Nguyễn Trãi có thể được coi là "sao bắc đẩu " được.
Theo ý tui thì đó vẫn là môt thể tơ hoàn chỉnh.


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-08-2005   #8
Ảnh thế thân của Bạch Tiểu Băng
Bạch Tiểu Băng
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Kim Thượng Thiêm Hoa
Gia nhập: 04-09-2003
Bài viết: 2.711
Điểm: 1207
L$B: 219.730
Bạch Tiểu Băng đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Giolanhdaumua_126
Tiểu muội lại muốn nêu ra một số ý thế này mong được chỉ giáo thêm:
- Nếu nói như trên thì cách làm thơ của Nguyễn Trãi phải chăng giống với cách làm thơ mới. Như vậy sẽ nảy sinh ra một vấn đề mà không thể nào có thể lý giải nổi là một người sống trước thời kỳ thơ mới hàng 500 năm lại có được tư tưởng nghệ thuật vĩ đại thế ư?
- Điều thứ 2 nữa là: Nguyễn Trãi biến thể thể thơ thất ngôn thì quy tắc làm thơ xưa chẳng phải không được vị học giả nhà, nhà tư tưởng lớn nhất thời đó tuân theo ư? Như vậy trong thời phong kiến làm sao Nguyễn Trãi có thể được coi là "sao bắc đẩu " được.
Đoạn này theo mình thấy nó chả liên can gì đến vấn đề đang bàn. Phong cách thơ của các nhà thơ phụ thuộc vào tư tưởng thời đại , về nhận thức cái đẹp của chính họ. Ví dụ nhỏ nhỏ nhé , trong những bài thơ của Nguyễn Trãi có một sự đột phá mới trong phong cách thơ , nhất là cách nhìn nhận những cái đẹp giản dị , thử hỏi trước ông đã có ai đặt " bèo" " muống" thay cho " tùng trúc cúc mai " chưa. Bất kì nhà thơ nào cũng thế , họ đều có thể có những sáng tạo riêng của mình tùy thuộc vào cách nhìn nhận về cái CHÂN THIỆN MĨ , và sáng tạo đó có vượt trước thời đại âu cũng là chuyện đương nhiên. Chẳng có gì phải bàn cãi.
Thất ngôn bát cú là thể thơ " đi mượn " , nói nôm na là " lấy của người ta biến thành của mình ", cứ tuân theo một nguyên tắc cứng nhắc của Đường luật chắc chắn chẳng ai muốn , nên người làm thơ luôn tìm cách biến ảo thể thơ cho mới lạ , cho phù hợp và cho dân dã dễ hiểu đồng thời gần gũi thân quen với dân tọc mình hơn. Ngay cả những bài thơ nổi tiếng đời Đường cũng có ko ít những sáng tạo của nhà thơ giúp thể Đường luật nổi tiếng trở nên mềm mại linh hoạt hơn đó thôi. Dễ hiểu mà.
Trích dẫn:
Theo ý tui thì đó vẫn là môt thể thơ hoàn chỉnh.
Nếu như bạn nói , trước đây thể thơ lục bát dân gian có lối ngắt nhịp câu 6 là 2 2 2 rất truyền thống , về sau trong giai đoạn phát triển xuất hiện cách ngắt nhịp 3 3 , 2 3 1...... Chẳng lẽ đó cũng là một thể thơ khác ư.

Vậy bạn thử nói xem. Thế nào là một thể loại thơ hoàn chỉnh


Chữ ký của Bạch Tiểu Băng
人道湘江深
未抵相思半
海深终有底
相思无边岸

Tài sản của Bạch Tiểu Băng
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 06-08-2005   #9
Ảnh thế thân của Yến Thanh
Yến Thanh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 10-05-2003
Bài viết: 55
Điểm: 95
L$B: 8.650
Yến Thanh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Giolanhdaumua_126
Tiểu muội lại muốn nêu ra một số ý thế này mong được chỉ giáo thêm:
- Nếu nói như trên thì cách làm thơ của Nguyễn Trãi phải chăng giống với cách làm thơ mới. Như vậy sẽ nảy sinh ra một vấn đề mà không thể nào có thể lý giải nổi là một người sống trước thời kỳ thơ mới hàng 500 năm lại có được tư tưởng nghệ thuật vĩ đại thế ư?
- Điều thứ 2 nữa là: Nguyễn Trãi biến thể thể thơ thất ngôn thì quy tắc làm thơ xưa chẳng phải không được vị học giả nhà, nhà tư tưởng lớn nhất thời đó tuân theo ư? Như vậy trong thời phong kiến làm sao Nguyễn Trãi có thể được coi là "sao bắc đẩu " được.
Theo ý tui thì đó vẫn là môt thể thơ hoàn chỉnh.
- Thời Lê có cái hội Tao Đàn, nhị thập bát tú gì gì đó, trong đó vị đứng đầu là Tao Đàn nguyên soái Lê Tư Thành, tức vua Hồng Đức, cũng làm khối bài thơ thất ngôn chen lục ngôn mà còn lưu truyền đến ngày nay.

- Sử dụng câu lục ngôn trong thơ thất ngôn Đường luật càng không phải do Nguyễn Trãi nghĩ ra, mà nó đã xuất hiện từ... đời Đường ở bên Trung Quốc cơ. Và đúng như Bạch cô nương đã nói, đó chỉ được coi là biến thể của thơ Đường luật mà thôi...

- Phong trào"Thơ Mới" viết hoa thực ra đâu có mới. Hoài Thanh đã từng viết rằng các nhà đấu tranh cho "Thơ Mới" quyết lôi cho được Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương về phe họ, ặc ặc... LSB_Trương Anh chỉ nhìn thấy cái bề ngoài của phong trào "Thơ Mới" mà không thấy cái cốt lõi, cái thực chất của nó... Với lại sao lại nói thơ của "Thơ Mói" là ko có luật lệ hình thức nhỉ?


Chữ ký của Yến Thanh
Lai như lưu thủy hề thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề hà sở chung...

Tài sản của Yến Thanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:59
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08102 seconds with 14 queries