Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 05-10-2005   #1
Ảnh thế thân của Tí Táu
Tí Táu
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 22-03-2005
Bài viết: 106
Điểm: 68
L$B: 13.016
Tí Táu đang offline
 
Đôi dòng về Tân Văn qua chuyện ngắn Bóng Đè.

Ngạc nhiên xen lẫn sự lạ lẫm, tôi tò mò tìm đọc thử vài dòng.Thế rồi nhận ra cả một sự thay đổi trong phong cách viết của một lớp con người, tôi buộc phải đọc cố cho đến hết. Đó là chuyện ngắn Bóng Đè - Đỗ Hoàng Diệu.

Câu chuyện kể về một phụ nữ, nói cho chính xác đó là một người đàn bà - nhân vật "tôi". Cô đã kết hôn, một người chồng khá quen với "đất lề quê thói". Cha anh ta là liệt sĩ, một vài người trong gia đình cũng chết trong chiến tranh. Bối cảnh là một lần vợ chồng "tôi" về quê trong ngày giỗ cha. Vỏn vẹn chỉ có thế, nội tâm nhân vật "tôi" xoay chuyển chung quanh mảng quá khứ và tình cảm. Câu chuyện khép lại bằng một sự hồ nghi quá khứ và sự ham muốn nhục dục đến khát cháy, đê mê của "tôi".

Trích dẫn:
"Cô em gái bố do hận tình nên trẫm mình xuống sông sâu năm vừa tròn mười tám không tìm thấy xác. Hai ông cố trẻ làm thầy phù thủy đi khắp nơi cùng chốn rồi không quay trở về, nhà lấy ngày hai ông bỏ đi làm ngày giỗ. Hai ông khác, một liệt sĩ Điện Biên, một liệt sĩ đường 9 Nam Lào, xương hốt về bằng đầu đũa chôn chung một mộ."
Thụ im lặng đột ngột, tiếng liềm xén cỏ mạnh hơn.
"Thế còn một ngôi mộ nữa đâu anh?"
"Ông nội bị đấu tố hồi cải cách ruộng đất chết thảm trên tổ kiến lửa. Sáng mai bà nội chỉ tìm thấy vài cọng tóc ở nơi cột trói, xác không biết đi đường nào."
Giọng chồng tôi nghèn ngẹn. Tôi thấy lạnh sống lưng. Tưởng như cũ xưa nào vừa lướt qua mình. Bây giờ quỳ trước bàn thờ tôi cũng lạnh sống lưng. Lẫn trong âm hưởng xin xít buồn thảm khấn vái của Thụ một tiếng nhẹ như gió lướt lụa bay trơn lọn. Đã có lần tôi nghe đâu đó rắn là loài vật linh thiêng dẫn dắt người chết về trần. Tôi ngẩng phắt lên thanh đà treo ngang bàn thờ. Thanh gỗ bóng nhẵn không vết bụi, trống rỗng. Cô em chồng cấu mạnh. "Chị cúi đầu xuống đi, anh tôi không dạy chị à?" Khi đầu tôi lại cúi xuống, một cái gì láng nhẫy bay qua. Linh cảm đôi khi chỉ là linh cảm nhiều khi.
Vâng, ý tưởng này là của riêng tôi. Tôi tán thành người đời nhớ và chân trọng, cũng có thể sẽ tiếc thương quá khứ. Tại sao lại e sợ quá khứ đến vậy, trong khi cái quá khứ đau thương ấy là của cả dân tộc, của rất nhiều thế hệ. Ông bà ông vải có linh thiêng báo đáp, chắc chắn họ sẽ không khỏi đau buồn cho lối nghĩ cạn, hẹp và đầy tự ti, vị kỉ này. Đọc lại đến ba lần, tôi mới hiểu "tôi" đơn thuần không chỉ dị đoan, yếu bóng vía trước sự linh thiêng. Chính cô ta muốn xa rời truyền thống.

Tuy nhiên, đó là ý nghĩ riêng tôi. Cái đáng để bàn luận nhất, Văn Đàn cũng xôn xao nhất. Ấy là cái đam mê nhục dục trắng trợn trong một câu chuyện.

Trích dẫn:
Sau đám giỗ, chúng tôi đáp tàu trở lên thành phố. Trên đường về, Thụ luồn tay vào vùng ngực hồng hào của vợ xoa xoa bầu vú, miệng lấm lét cười. Tôi rất thích cử chỉ này của Thụ. Cả điệu cười tươi của anh. Dưới quê Thụ không cười với tôi như vậy, lúc nào cũng ra vẻ lạnh lùng.
"Vợ tôi thoát nạn nhà quê rồi, tiểu thư thôi không phải nằm phản mồ hôi nhễ nhại như đêm qua. Sướng nhé"
Tôi không sướng, không thoát nạn như Thụ tưởng. Cảm giác như tiếc, như nhớ chiếc phản và bàn thờ với màn đỏ che đậy. Cảm giác lạ lùng mà chính tôi cũng không hiểu. Tôi vẫn không thể nào giải thích được những gì đã xảy ra trên tấm phản. Lẫn lộn tất cả. Nhưng có điều chắc chắn tôi không mơ cũng như Thụ không hề đụng chạm vào người vợ. Ban sáng anh đã giãy lên như đỉa phải vôi khi tôi dọ hỏi. "Về quê có một buổi không được làm hổ cái với anh mà em đã cuồng lên rồi tơ tưởng lung tung. Em thật là..!". Tôi lại mơn nhẹ ngón tay dịu dàng của mình lên môi chồng. Như thế anh sẽ không còn giận dỗi. Bàn tay tôi thật kỳ diệu. Năm ngón ngắn dài với làn da mỏng tanh, như bàn tay của một người khác, có thể làm mọi việc mà tôi không có khả năng. Giá thân thể tôi cũng không trọng lượng như bàn tay đang xoè ra trước mặt. Giá thân thể tôi không có những đòi hỏi cảm xúc như bàn tay đang giơ lên trước nắng. Nhưng bàn tay ấy, của tôi hay của ai, chẳng thể nào phá tan được sự hoài nghi bí mật. Cảm giác trưa hè ngốt ngát năm nao đang trở lại. Chiếc bàn thờ to dài quá cỡ, tấm phản láng bóng thời gian, thung lũng mười một ngôi mộ, tiếng ho khúng khắng trong căn buồng mẹ chồng có liên quan gì đến nỗi hãi sợ mà kích động hứng háo đang chảy xuyên suốt huyết mạch đàn bà trong tôi?
Trích dẫn:
Lần về trước bận bịu khách khứa tôi đã chẳng có thời gian đẩy đưa con mắt. Thụ bảo lần này phải ở lâu lâu một chút cho mẹ chồng tôi vui. Tôi dạ vâng ngoan ngoãn. Thụ véo mũi tôi: sao trên giường em chẳng ngoan hiền như thế cho anh được yên thân? Tôi lơ đãng trước câu nói đầy hàm ý. Tôi không thể ngoan hiền. Tôi hay chồm lên người Thụ nuốt lấy anh vồ vập. Tôi ưa kéo Thụ lên chà xát. Tôi bắt đôi tay Thụ bóp nắn liên tục. Tôi muốn đã cơn khát thèm từ buổi trưa ấy, một buổi trưa nắng bình thường như bất kỳ một ngày hè nào nhưng với tôi là bỏng rát, là bước ngoặt. Tôi cất giữ bí mật riêng mình. Thụ nào biết. Thụ cứ hay van xin tôi đừng hực lên như hổ cái. Tôi chẳng thể đặng đừng. Anh bị tôi co rút lôi đi. Đôi lúc thấy anh kinh khiếp tôi đành phải dè dặt. Nhưng rồi đến cơn khát tôi vung vấp hết. Mỗi sáng thức giấc trông Thụ thật tội nghiệp.
Đó chỉ là vài dẫn chứng tôi có thể dẫn ra đây với mọi người, và trong phạm vi diễn đàn cũng không thể nhiều hơn trong một bài viết. Cảm giác của tôi khi đọc những đoạn này sao, nói một cách hơi "bỉ" thì : "Cô nàng dường như đang áp dụng phong cách oral sex trong nghệ thuật kể chuyện khi cô ta đã bước sang tuổi chín chắn đằm thắm- khoảng 30- chứ đâu còn son rỗi nông nổi như cô ẻm Vi Thùy Linh. Thật ra bản chất của cô nàng và sáng tác của cô là muốn nổi tiếng và làm kinh tế. Cùng nói về sex và suy nghĩ về vai trò của phụ nữ trong tình dục thì cô nàng thô thiển và dung tục hơn tác giả nữ của tác phẩm Độc Thoại của Âm Đạo nhiều (xin lỗi vì hơi tục và giấu tên người tác giả nữ trên)".

Không biết nói gì hơn, vì nếu nói nhiều quá cũng dễ sa đà vào việc bài xích, lặng mạ và xúc phạm. Nếu như các bạn muốn cảm nhận tường tận vấn đề, xin mời tìm đọc thử.Thông tin mới nhất mà tôi nhận được "chiều 27/9, tại Hà Nội, Nhà sách Kiến thức đã tổ chức tọa đàm về tập truyện ngắn Bóng đè của nhà văn trẻ Đỗ Hoàng Diệu, một cuốn sách đang gây nhiều luồng dư luận trái chiều...
Tuy trời mưa to, tầng 3 quán cà phê sách Intello số 59 phố Văn Miếu...."


(Tác giả là người phụ nữ tóc dài, chính giữa ảnh, mặc váy trắng)

Xin được phép tếu táo một chút theo cách nhận xét của các cụ xưa:
Hồng diện đa thuy dẩm
Trường mi tố hộ mao
Chiết yêu chi đoạn huyệt
Trường túc bất tri lao.

Xin hết.


Chữ ký của Tí Táu
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ giữa trời sâu
Sao bông phượng nở như bầu huyết
Nhỏ xuống hồn tôi những giọt châu

Cũ 09-10-2005   #2
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 53.085
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
Tại sao lại e sợ quá khứ đến vậy, trong khi cái quá khứ đau thương ấy là của cả dân tộc, của rất nhiều thế hệ. Ông bà ông vải có linh thiêng báo đáp, chắc chắn họ sẽ không khỏi đau buồn cho lối nghĩ cạn, hẹp và đầy tự ti, vị kỉ này. Đọc lại đến ba lần, tôi mới hiểu "tôi" đơn thuần không chỉ dị đoan, yếu bóng vía trước sự linh thiêng. Chính cô ta muốn xa rời truyền thống.
Đây cũng là ý riêng của tôi khi đọc đoạn văn trên và qua đoạn viết " ý riêng của bạn Tí Táu " , tôi thì không nghĩ về nhân vật " Tôi " như thế , thấy hơi khe khắt. Quá khứ đó cô ta có quyền sợ hãi , bởi vì khi cô ta nghe kể lại , trong bầu không khí như thế , hỏi sao cô ta không rùn mình ớn lạnh cho được . Một qúa khứ có quá nhiều hình ảnh chết chóc , cô ta không có một trách nhiệm hay dự phần gì vào đó , thì cô ta cần gì phải chối bỏ . Tôi có thể cảm thông được với những cảm xúc này , khi cảm xúc dẫn dắt cô ta về một quá khứ ghê rợn xa lạ đó ,cô có quyền tự do liên tưởng , có quyền tự do bay nhảy từ việc nọ qua việc kia không chủ đích trong tâm tưởng của cô ta . Đơn giản chỉ có thế thôi , không có lời nào để chứng tỏ cô ta trở thành là một kẻ đang chối bỏ truyền thống . Như khi bạn một mình trong một nghĩa trang vắng , một làn gió lạnh vụt ngang qua bạn , làm cho bạn rùn mình lạnh cả sóng lưng , bạn liên tưởng tới ngay , chắc vừa có một linh hồn vất vưỡng nào vừa bay ngang qua mình , cảm xúc đến bất chợt trong một hoàn cảnh như thế , thì ..... Xin đừng hiểu lầm là QA tôi đang phản hồi lại ý của bạn , tôi cũng nói rõ đây cũng chỉ là ý nghĩ của riêng tôi thôi , bạn Tí Táu nhé !

Trích dẫn:
Cái đáng để bàn luận nhất, Văn Đàn cũng xôn xao nhất. Ấy là cái đam mê nhục dục trắng trợn trong một câu chuyện.
. Thật ra bản chất của cô nàng và sáng tác của cô là muốn nổi tiếng và làm kinh tế.
Nếu muốn nổi tiếng thì chưa chắc không dễ đâu , còn thành công về kinh tế thì có thể . Nếu tôi đoán không lầm thì một tác phẩm nào mà càng gây xôn xao dư luận , càng bị nhắc tới nhiều nhất ( dù là nhắc để chê bai thôi ) là thế nào cuốn truyện đó cũng sẽ bán đắt như tôm tươi , vì phần đông người sẽ không cưỡng nổi tò mò sẽ đi tìm mua đọc cho bằng được .

Vào những thập niên trước cho đến thời gian sau này , phải công nhận rằng những cây bút nữ không có được nhiều như phần đông nhà văn là đàn ông chiếm đa số . Người đời lại thường quen với ý nghĩ :" Đàn bà chỉ giỏi thương mây khóc gió " , qua hiện tượng là những tác phẩm đều chuyên chở những câu chuyện tình lâm ly bi đát , mà phần nhiều những nhà văn nữ đã chọn làm hướng đi cho mình .

Thế rồi khi văn đàn xuất hiện cây bút nữ nào có những bước đột phá mới , thoát ra khỏi khuôn phép lề lối cũ , người ta đánh giá là táo bạo thì sẽ lập tức gây tranh luận sôi nổi trên văn đàn ngay , và dĩ nhiên có người chê có người chấp nhận , có người phản bác nhưng cũng có người đồng tình . Nhưng tác phẩm đó có sống được hay không thì chỉ có độc giả mới là người cho ra kết luận sau cùng .

Chúng ta cũng đã quen với những gì dịu dàng , e ấp thầm kín vốn phải có của một người đàn bà khi chúng ta đọc những câu chuyện mà tác giả là nữ . Tôi xin trích một đoạn cuối trong truyện ngắn " Bỏ bến " của nhà văn nữ Thuỵ Vũ :

" Anh ! Con gái chưa chồng như cải sà lách thiếu phân bón . Bây giờ em làm vợ anh rồi , tình yêu anh , sinh lực anh chăm bón vào cơ thể em , cho em béo đẹp thêm ra . Da thịt em tươi ngồn ngộn , thấm nhuần khí âm dương tương hợp hoà đồng . Đàn bà đẹp là nhờ đàn ông tiếp sức , vun quén . Em ngon lành như mớ rau non , mọng như trái chùm ruột , mát như trái dưa leo . Mụn cám trên mặt biến mất , tay em hết nổi gân xanh . Con gái ! Từ bực xữ nữ leo lên địa vị đàn bà khó khăn đấy chứ . Em được làm vợ anh rồi , đời em ngọt như cây mía lau ".

Các bạn thấy sao hả ? Nhà văn Thuỵ Vũ viết " rất chì " phải không ? Rất dịu dàng , kín đáo nhưng vẫn toát lên vẽ âu yếm khi nói tới quan hệ vợ chồng , đọc vẫn thấy thích hơn là khi phải tiếp cận với những lời văn liên quan về tính dục trắng trợn quá ( như tác giả nữ ở bài trên ) , cho dù với thế kỷ này , nhiều người đã có ánh nhìn dễ dãi và thông cảm hơn . Một tác phẩm ra đời , cho dù nó chỉ đáng giá ba xu vẫn có người mua đấy , mỗi người đều có quyền chọn cho mình một món ăn tinh thần nào mà mình ưa thích , mà nói tới món ăn thì nhiều vô số kể ... mà người thì thích ăn món này , có người thì thích ăn món kia ...

Cám ơn bài của bạn Tí Táu , QA mới có dịp biết tới . Cũng tò mò quá muốn đọc cho biết đây ( cho mượn đọc tí đi Táu , ha ha )


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Cũ 09-10-2005   #3
Ảnh thế thân của Tí Táu
Tí Táu
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 22-03-2005
Bài viết: 106
Điểm: 68
L$B: 13.016
Tí Táu đang offline
 
Thực ra, truyện ngắn này TT được down load và đọc qua file được gửi từ một người bạn. Cũng không hiểu nó đã được gửi lên trên net hay chưa. Nếu Quỳnh Anh muốn, TT sẽ xin phép quản lí Chiêu Văn Quán cho phép được post ra để mọi người cùng đọc. Nếu không được sẽ chuyển qua PM cho QA vậy nhé.

Mời QA cùng mọi người xem thử một bài về buổi tọa đàm cùng tác giả được im trên VietNamNet.
http://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2005/09/494409/


Chữ ký của Tí Táu
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ giữa trời sâu
Sao bông phượng nở như bầu huyết
Nhỏ xuống hồn tôi những giọt châu

Cũ 12-10-2005   #4
Ảnh thế thân của Tí Táu
Tí Táu
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 22-03-2005
Bài viết: 106
Điểm: 68
L$B: 13.016
Tí Táu đang offline
 
Đã tìm thấy đường link truyện ngắn Bóng Đè - Đỗ Hoàng Diệu

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

Táu đang cố gắng tìm kiếm những câu chuyện khác để mọi người cùng đọc. Đỗ Hoàng Diệu còn có Tình chuột, Cô gái điếm và 5 người đàn ông ... Rất mong đem văn mới về cho diễn đàn .


Chữ ký của Tí Táu
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ giữa trời sâu
Sao bông phượng nở như bầu huyết
Nhỏ xuống hồn tôi những giọt châu

Cũ 07-11-2005   #5
Ảnh thế thân của tieulang
tieulang
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-03-2005
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 7.820
tieulang đang offline
 
Cách đây một vài tháng, tình cờ, tôi có đọc được trên TTVH bài giới thiệu-phỏng vấn về Đỗ Hoàng Diệu, tác giả tập truyện Bóng đè đang gây xôn xao dư luận. Tôi chẳng mấy bị hấp dẫn lắm về giới thiệu nội dung tập sách nhưng thế nào qua bài báo, lại bị ấn tượng khá mạnh về tác giả của nó. Thứ nhất đang làm nghề Luật, thứ hai: đẹp và thứ ba: là người xứ Thanh; vì ba lý do: cùng nghành, tôi là đàn ông và tôi có những suy nghĩ tiêu cực về người TH, nhất là phụ nữ (mặc dù tôi có 1 người bạn trai, 1 người bạn gái rất thân quê ở đây). Nhưng dù sao sự quyến rũ này chẳng đủ dụ hoặc tôi nảy ra ý định mua cuốn truyện mặc dù vài hôm sau, qua hiệu sách, tay tôi đã vô tình lướt qua cuốn đó. Thế nhưng, giới truyền thông nước nhà chẳng chịu buông tha tôi khi khoảng một tháng sau, lúc nhấc tờ Tiền phong CN lên tôi lại gặp ĐHD thế là tôi cũng đành đọc hết truyện ngắn Tình chuột, bản đã bị cắt xén do kiểm duyệt, một trong số các truyện trong tập BĐ. Cách đây khoảng một tuần, bạn tôi đọc truyện ngắn Bóng đè trên mạng và có khen ngợi tôi chẳng biết nói thế nào vì sợ bạn mất hứng với lại chẳng có gì quan trọng với cuộc sống của tôi nên à ơi vài câu lấy lệ. Thế nào mà cuối cùng nó lại là nguồn cảm hứng cho cái thú viết vớ vẩn của tôi.
Hôm nay (đúng ra là hôm qua) mất ngủ, lên mạng lại gặp người bạn nọ, bạn gửi cho tôi một đường link, tôi cũng kích lên đọc thử thì mới biết đó là bài trả lời phỏng vấn của ĐHD trên tờ Hợp Lưu. Chiều bạn tôi cũng đọc lướt qua để rồi biết được phần nào những suy nghĩ của tác giả. Và từ đó những ý tưởng lan man lại nảy sinh.
Hôm trước, nói với bạn, tôi có đưa nhận xét, qua Tình chuột, tôi có cảm giác phong cách hoặc quan niệm về văn học hoặc cách thể hiện những suy nghĩ nội tâm của ĐHD na ná với phong cách của Vệ Tuệ. Đến khi đọc bài phỏng vấn thấy ĐHD có đề cập việc khi viết được 18 trang một tiểu thuyết ấp ủ thì đọc phải VT và sau đó không dám viết tiếp vì sợ nói là ăn theo tác giả này. Như vậy một lần nữa một trào lưu văn học ra đời ở TQ lại được ánh xạ sang Việt Nam. Dòng văn học đó tôi thiển gọi: dòng văn học Tính dục.
Có thể có ai đó nói rằng VT hoặc Cửu Đan cũng chỉ là những người lát thêm những viên đá mới trên con đường của Trương Hiền Lượng (tác giả Một nửa đàn ông là đàn bà), G. Marquez, hoặc xa hơn nữa là Freud đã khai mở hoặc đi qua. Nhưng với tôi, những trước tác của các tác giả nọ lấp lánh nét nhân bản, một điều tôi chẳng cảm nhận được ở VT, CĐ cũng như là ĐHD. Trong tác phẩm của những cô gái này, cảm giác Tính dục không là phương tiện mà đột ngột biến thành mục đích. Thời gian như ngừng lại để không gian tù đọng trong bầu không khí tràn ngập nhục tính. Cuộc sống các nhân vật bị ám ảnh, chi phối và huỷ diệt bởi sex. Các tác giả dường như đang vật vã, rên rỉ và hét lên những kìm nén giới tính của mình. Liệu đó có phải là Freud hay Marquez.
Về mặt nào đó, những thét gào nọ đáng được ca ngợi nếu xét về mặt dũng cảm bởi không phải phụ nữ nào cũng đủ nam tính để nói lên những ham muốn bản thân trong những xã hội vẫn còn bị chi phối nặng nề bởi Nho giáo như Việt Nam hay TQ. Nhưng văn học thuần tuý chỉ là dũng cảm thì có lẽ nó đã được khích lệ để trở thành một môn thể thao.
Ở một khía cạnh khác, dường như những tác giả nọ có thể chỉ là con đẻ là nạn nhân hoặc danh nhân của dòng chảy xã hội đang đục ngầu vì lộn xộn, hoang mang và mang theo mình đủ thứ rác rưởi. Không có VT thì sẽ có CĐ, không có Vi thuỳ Linh thì sẽ có ĐHD. Con người bị quy luật xã hội xếp họ vào những vị trí nhất định mà đôi khi ta thường tạm coi đó là số phận.
Tuy nhiên, nhận thức thế nào về vị trí của mình, xử sự với nó ra làm sao thì mỗi cá nhân, cộng đồng và cao hơn là một dân tộc phải tự chiêm nghiệm để thích nghi và tự điều chỉnh. Nhà văn chỉ có thể viết vì một nội tâm thúc đẩy hoặc vì Tiền để kiếm sống. Còn nếu chỉ thét lên những khoái cảm của mình để rồi sau đó hãnh diện vì những lời tung hô và sự tò mò của đám thị dân thì e rằng không được lành mạnh. Và liệu những cá nhân như vậy có là sản phẩm của một xã hội lành mạnh?!
Bởi thế, với tôi, nếu phải tung hô, thà rằng tôi nhắc đến Nguyễn Thế Hoàng Linh, một tác giả trẻ cũng đang được ca ngợi, chỉ bởi một câu khi anh trả lời phỏng vấn: “Đây sẽ là cuộc trả lời phỏng vấn báo chí cuối cùng. Tôi không thích bị “mổ xẻ”. Bây giờ phải học cách từ chối. Sự giản dị là điều khó làm nhất trong đời mỗi người. Vì thế mới cần thiết phải học”, mặc dù tôi chưa đọc một dòng nào về tác phẩm hình như là được giải.Có lẽ đó là cảm nhận cũng giống như tôi cảm nhận về ĐHD.


P/S: Bài trên là bài tôi viết và gửi lên một diễn đàn khác cách đây khoảng 10 ngày, hôm nay, nhân đọc thấy bài của anh Tí Táu, thấy quan điểm của anh phần nào giống tôi nên post lại nhằm chia sẻ chút suy nghĩ cho vui. Còn về phần mục đích sáng tác, tôi nghĩ DHD sáng tác chắc không phải vì tiền mà vì muốn tự lăng xê, đánh bóng mua một chút danh nào đó. Tuy nhiên, theo quan điểm tôi, cô ta không ngờ rằng mình cũng chỉ là nạn nhân của một số người nào đó, dùng cô ta và tác phẩm của cô ấy làm phương tiện cho mục đích khác ngoài văn chương. Tác phẩm của DHD, bằng cách nào đó, đã được đăng trên tờ Hợp Lưu cách đây hơn một năm, và cho đến gần đây mới được xuất bản ở Việt Nam, tất nhiên đã bị cắt xén.
Nếu anh và bạn nào đó muốn đọc một số truyện ngắn như Tình chuột, vu quy, cô gái điếm và 5 người đàn ông... thì có thể vào trang của Hợp Lưu,tìm ở một số báo cũ năm 2004, 2003. Tôi đã tìm và gửi cho người bạn mình nhưng không lưu lại đường link. Chỉ còn lưu lại trang chủ http://www.hopluu.net
trang này có lúc vào được, có lúc phải vượt firewall. Hy vọng anh tìm được.

Cũ 07-11-2005   #6
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 53.085
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
tieu lang

Có thể có ai đó nói rằng VT hoặc Cửu Đan cũng chỉ là những người lát thêm những viên đá mới trên con đường của Trương Hiền Lượng (tác giả Một nửa đàn ông là đàn bà), G. Marquez, hoặc xa hơn nữa là Freud đã khai mở hoặc đi qua. Nhưng với tôi, những trước tác của các tác giả nọ lấp lánh nét nhân bản, một điều tôi chẳng cảm nhận được ở VT, CĐ cũng như là ĐHD. Trong tác phẩm của những cô gái này, cảm giác Tính dục không là phương tiện mà đột ngột biến thành mục đích. Thời gian như ngừng lại để không gian tù đọng trong bầu không khí tràn ngập nhục tính. Cuộc sống các nhân vật bị ám ảnh, chi phối và huỷ diệt bởi sex. Các tác giả dường như đang vật vã, rên rỉ và hét lên những kìm nén giới tính của mình. Liệu đó có phải là Freud hay Marquez.
Đây có phải chỉ là một hiện tượng chuyển dịch ( displacement ) cũng do Freud gọi như thế không ?. Khi đã bị đè nén một cảm xúc nào đó, bị cấm đoán , bị tự chế ở vào một giai đoạn , thời điểm bị nén chặt ở một chỗ này ( trong tâm tưởng của bà ta ),chỉ chờ bộc lộ ra một chỗ khác khi có dịp mà thôi. Tôi cũng nhớ tới một câu của ông Nguyễn Hưng Quốc :" Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực " , biết đâu tác giả nữ này cũng đang bị bị bất lực ở cái hướng nào , nên hành lạc theo hướng đó , bằng cách hiếp dâm văn chương , qua sự dẫn dắt kể chuyện về sex của bà ta hay không???

Trích dẫn:
Về mặt nào đó, những thét gào nọ đáng được ca ngợi nếu xét về mặt dũng cảm bởi không phải phụ nữ nào cũng đủ nam tính để nói lên những ham muốn bản thân trong những xã hội vẫn còn bị chi phối nặng nề bởi Nho giáo như Việt Nam hay TQ. Nhưng văn học thuần tuý chỉ là dũng cảm thì có lẽ nó đã được khích lệ để trở thành một môn thể thao.
Ông Ngô Tự Lập cũng có câu :" Viết văn là một cách giải tỏa tâm sự cũng không phải là sai với tất cả mọi người ,nhưng giải tỏa là một chuyện , văn chương lại là chuyện khác " . ( ĐHD muốn giải tỏa sex chắc ? ) Tôi thấy câu chuyện nghiêng về tính dục nặng nề , thì rõ ràng văn chương không hề lành mạnh tí nào .Huống chi lại là nhà văn nữ nữa . Bà ta đã đi ra ngoài khuôn khổ khi mà chúng ta vẫn còn ảnh hưởng của Nho giáo , dù rằng với thời đại này nói tới câu " Nam Nữ thụ thụ bất thân " , mấy thanh niên trẻ rũ ra cười đó .Nhưng đã là người Việt Nam , với lối sống theo quan niệm của một người Á Đông thuần chất, đã ăn sâu vào nhận thức rồi không dễ gì có ai đừng hòng đạp đổ được. Cho nên khi nói đến tính dục là nói đến " chuyện phòng the " mà những chuyện này chúng ta cho rằng không thể đem ra nói công khai . Tất cả đều do quan niệm của xã hội nhào nặn mà nên .Nên tác phẩm của DHD bị chỉ trích không có gì là lạ cả , bởi vì nó còn liên quan thuộc phạm vi đạo đức nữa , làm bại hoại lớp trẻ nếu đọc phải nó . Tôi thấy sự phê bình là cần thiết , tuy rằng không biết ngăn chận được bao nhiêu để khỏi ảnh huởng tới cội rể văn hóa của nước nhà .

Nếu nói văn chương là một sự lựa chọn thì tác giả đó có quyền đi theo hướng chọn của riêng mình , dù là tác phẩm đó có bị gạt bên lề , không hề có một chỗ đứng nào trong nền văn học , nhưng nếu thấy bà ta vẫn viết , sách vẫn bán chạy thì cũng không ngạc nhiên luôn , bởi vì như ông Thạch Lam nói :" Tiểu thuyết thì có bao nhiêu loại thì sẽ có bấy nhiêu độc giả . Có người đọc như cách giải trí thông thường để mua vui . Đến cách giải trí lý thú của trí óc , lấy đó là một công việc ham mê . Còn có một hạng độc giả lại chiếm phần nhiều , chính là họ có thể đọc bất cứ tiểu thuyết gì cũng được , bất cứ loại gì cũng được luôn . " .

Trích dẫn:
Ở một khía cạnh khác, dường như những tác giả nọ có thể chỉ là con đẻ là nạn nhân hoặc danh nhân của dòng chảy xã hội đang đục ngầu vì lộn xộn, hoang mang và mang theo mình đủ thứ rác rưởi. Không có VT thì sẽ có CĐ, không có Vi thuỳ Linh thì sẽ có ĐHD. Con người bị quy luật xã hội xếp họ vào những vị trí nhất định mà đôi khi ta thường tạm coi đó là số phận.
Nếu thế thì thật đáng buồn , những thứ rác rưởi của xã hội nếu nói đúng lúc sẽ là những vũ khí rất lợi hại trên mặt trận văn hóa , chứ không mong chi đọc phải những rác rưởi về tính dục bịnh hoạn . Tôi từng đọc qua tài liệu nên còn nhớ một giai thoại , đó là vào những năm khi nổ ra phong trào chống Pháp , ông Nam Quốc Cang , viết bài cho tờ tuần báo Tân Thời đã mạnh dạn viết lên câu :" Người Việt Nam chúng tôi chỉ có bốn quyền tự do . Đó là Tự do cờ bạc , Tự do rượu chè , Tự do hút sách và Tự do **** điếm " . Dù sau đó ông bị chê trích kịch liệt , nói ông có tư tưởng đen tối , cố tình công kích chính phủ Pháp .... Dùng văn để tố cáo cả một guồng máy cai trị làm cho cả một xã hội đầy rác rưởi .

Còn bây giờ khi bắt gặp những tác phẩm điển hình như của DHD này , sau không khỏi chán ngán . Xã hội nếu có rác rưởi thì cũng không tránh khỏi nhưng không cần những loại người như bà ta , quăng rác ra cho nhiều hơn cho thêm dơ hơn .

Thời đó khi bị Pháp trị còn không chịu thua số phận , thì tác giả nữ này sống với thời bình , không ai bắt bà ta viết văn theo con đường đó cả . Bà ta tự chọn thì không xếp vào số phận được . Tôi chỉ thấy rằng ĐHD bất quá chỉ là một cây viết chạy theo xu hướng và thị hiếu thuộc " rẻ tiền " mà thôi . Vừa giải tỏa tâm lý của riêng bà ta , vừa kiếm ăn luôn ( vẹn cả hai đường ) Bà ta đánh vào tâm lý của một số lớp trẻ đang buông tuồng với lối sống thiếu lành mạnh hiện nay nhưng cũng nhìn thấy rõ rằng , khi mỗi người tiếp cận với nhân vật trong truyện , không phải ai cũng đều dễ dàng bị ảnh hưởng của các quan niệm trong câu chuyện đưa ra cả nên mới có nhiều luồng dư luận gây xôn xao là thế, và dĩ nhiên sự chống đối chê bai nhiều hơn , mới thấy thật là một điều đáng mừng thay .

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Cũ 07-11-2005   #7
Ảnh thế thân của tieulang
tieulang
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-03-2005
Bài viết: 3
Điểm: 1
L$B: 7.820
tieulang đang offline
 
Thực ra, viết để giải toả nội tâm, kể cả là tính dục trụi trần, là điều không đáng trách và càng đáng ca ngợi hơn khi những dòng chữ đó lại dám cất lên lời phản kháng những thiết chế, định kiến ràng buộc và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó, ta dễ dàng nhận thấy, tình dục chỉ là phương tiện để biểu đạt ý tưởng và chuyển đi những thông điệp mang tính nhân văn sâu sắc. Do đó, nếu chỉ đơn thuần viết để mưu cầu danh lợi bản thân thông qua những phương tiện câu khách rẻ tiền, cộng thêm việc hùa theo chửi bới xã hội thì quả là chẳng đáng được đọc và được ca ngợi. Không những thế, sau khi tác giả và tác phẩm đó, được một vài người, tổ chức, vì mục đích riêng tư, reo hò tung hô quay lại tự ngộ nhận bản thân là người có tài, hơn thế lại có cả tâm thì thật là tầm thường và đáng thất vọng. Để rồi sau đó, dư luận xã hội, báo chí nước nhà và hàng loạt phương tiện truyền thông dựa vào đó nhất loạt phụ hoạ nhằm định hướng cho cả một nền văn học thì thật sự đáng chê trách. Với tôi, trường hợp Đỗ Hoàng Diệu hội tụ cả ba điều này.

Cũ 07-01-2006   #8
Ảnh thế thân của doccocaubai0073
doccocaubai0073
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-11-2005
Bài viết: 58
Điểm: 43
L$B: 12.386
doccocaubai0073 đang offline
 
Tại hạ có đọc qua "Bóng đè " , thực ra mà nói cũng chẳng có gì là mới lạ, nhất là so với văn học thế giới. Vì cách hành văn, cách dùng từ.... đều thấy giống Vệ Tuệ, tất cả chẳng có gì là ghê gớm, vậy mà trên văn đàn của ta cứ thấy ầm ĩ cả lên. Cứ như là một hiện tượng văn học mới lạ và hấp dẫn vậy. Không biết mọi người nghĩ thế nào, chứ tại hạ chẳng cảm thấy xuất sắc gì, thế mà đoạt giải văn học tuổi hai mươi, thật lạ!!!
Cái cách mà nhà văn nữ này viết, tại hạ không ủng hộ một chút nào. Biết rằng viết văn mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một suy nghĩ. Nhưng cái cách mà cô ấy miêu tả khiến cho tại hạ cảm thấy hổ thẹn. Không bàn đến vấn đề nhục dục, nhưng khi đưa nhục dục vào chốn linh thiêng, gắn nó vào khía cạnh đạo đức, nhất là với cha ông, tổ tiên, thì hình như nhà văn này hơi quá chăng!!!
Tại hạ đọc đi đọc lại mãi mà chẳng thấy có gì mới mẻ, giọng văn có chút gì giống văn học hiện đại Mỹ, chút gì giống Vệ Tuệ.... có lẽ cái khác của nhà văn này là dám đưa ông bà tổ tiên từ bàn thờ xuống làm tình với mình....
Không dám nhắc nữa , vì không thể chịu nổi!!@!
Không biết là nó hay ở điểm nào ????
Không biết nó là đại diện cho thế hệ trẻ nữa, không lẽ thế hệ trẻ bây giờ là như vậy thật sao ???/ Kinh khủng !!!


Chữ ký của doccocaubai0073
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Cũ 08-01-2006   #9
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 53.085
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
Không biết là nó hay ở điểm nào ????
Thì có ai khen hay đâu , hì .( ai thì tôi không rõ , chứ riêng tôi thì không )Vấn đề tính dục , theo như tài liệu tôi đọc được, đó là cách đây vài thập niên , khi mà Louis Malle và Bernado Bertolucci , là những người đầu tiên đã dội bom lên màn bạc với những đột phá về phim thuộc tính dục ( Last Tango in Paris ) ...nhưng đều được đánh giá là có tính chất văn hóa , là chủ nghĩa tự nhiên , không có thô tục và kích dục .Còn nhà văn ĐHD ? Hoàn toàn không phải , dù là với khía cạnh viết văn. Là người đi sau mà chả có làm được điều đó .

Trích dẫn:
Thực ra, viết để giải toả nội tâm, kể cả là tính dục trụi trần, là điều không đáng trách và càng đáng ca ngợi hơn khi những dòng chữ đó lại dám cất lên lời phản kháng những thiết chế, định kiến ràng buộc và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó, ta dễ dàng nhận thấy, tình dục chỉ là phương tiện để biểu đạt ý tưởng và chuyển đi những thông điệp mang tính nhân văn sâu sắc.
Nếu ai đã từng đọc qua tác phẩm " Chùa Đàn " của nhà văn Nguyễn Tuân , có nói tới nhân vật Nguyễn làm tình với tượng gỗ , đến mệt nhoài rũ liệt . Một cơn dục tình trong lúc tâm thần mê sảng , tình tiết , tâm tư của nhân vật tạo cho người đọc thấy rõ được cái sự trớ trêu , uẩn khúc . Một tác phẩm nói lên ý nghĩa của tính nhân bản , cho dù có xen tính dục vào . Có trần trụi nào hơn bằng tác phẩm " Làm ddi~ " của Vũ Trọng Phụng , nhưng mang đầy tính nhân bản sâu sắc .Tác phẩm của ĐHD không hề nằm trong tính nhân bản nào cả . Chỉ là quanh quẩn với những tâm tư , cảm xúc liên quan tới khoái cảm về tính dục của riêng nhân vật chính mà thôi . Không nói lên một thông điệp gì .

Vì sao bà ta được tung hô và được đánh bóng , thì tôi không biết . Bởi vì sự thật đằng sau ánh hào quang đó , nó là gì ? Chắc ít người biết rõ lắm . Ngẫm nghĩ , không lẽ đây là một giai đoạn xã hội " mở cửa " cho một nền văn hóa khác ????? Điển hình là tác giả và tác phẩm của ĐHD ?????

Trích dẫn:
Không biết nó là đại diện cho thế hệ trẻ nữa, không lẽ thế hệ trẻ bây giờ là như vậy thật sao ???/ Kinh khủng !!!
Oh no ! Điều gì cũng thế , chỉ có thể ảnh hưởng một phần nào thôi , không thể là tuyệt đối , tính chung như thế .

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:09
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10565 seconds with 15 queries