Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-04-2005   #1
Ảnh thế thân của **Hàn Vân**
**Hàn Vân**
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 27-01-2005
Bài viết: 634
Điểm: 662
L$B: 61.695
**Hàn Vân** đang offline
 
Exclamation "ĐộcTiểuThanhký"và"tiếngthétkhổđau"tr ong tâmhồn biếtthươngyêu của đạithihào NGUYỄNDU.

Thời gian trôi qua , năm tháng trôi qua nhưng những day dứt ám ảnh về thân phận của kẻ tài hoa bạc mệnh vẫn ngày đêm nhói lên trong sáng tác cúa đại thi hào Nguyễn Du. Tiếng thơ người dành tặng cho cuộc đời Tiểu Thanh ngỡ còn ngân lên ai oán , đau đớn như nhịp tơ đồng nhỏ máu nơi cảm nhận người đọc.
Bài thơ đưa người đọc tìm về thời quá khứ ngày xưa bên đất nước Trung Hoa xa xôi. Núi Cô Sơn có còn in bóng nàng Tiểu Thanh trong những ngày đau khổ cuối đời ? Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng trớ trêu thay phải chịu kiếp chồng chung , ngày đêm sống trong sự hành hạ , dày vò của người vợ cả tàn nhẫn. Tểu Thanh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ , khát khao hạnh phúc của một đời người con gái gửi lại trong những vần thơ. Và hai trăm năm sau Nguyễn Du tìm đến tiếng tơ lòng đau đớn ấy trong cảnh Tây Hồ tàn tạ để khóc thương cho người con gái "hồng nhan bạc mệnh " , khóc thương cho nỗi oan nghiệt của chính mình. Trong cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh , ta gặp lại tiếng đàn Kiều mười lăm năm truân chuyên , ai oán ; Nghe đồng vọng giọt nước mắt âm thầm của người kỹ nữ đất Long Thành thẳm xa.............Con tạo xoay vần , cuộc đời nghiệt ngã vùi dập kẻ tài hoa............Hiện thực ấy trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Du nhưng không hề trở nên quen nhàm mòn cũ bởi mỗi vần thơ là một "tiếng thét khổ đau " , mỗi lần làm thơ là mỗi lần trái tim Nguyễn Du thổn thức rung động.
Câu chuyện về nàng Tiểu Thanh , cảnh Tây Hồ tàn tạ theo năm tháng đã đi qua dòng rung cảm mãnh liệt của Nguyễn Du mà vút lên thành "độc Tiểu Thanh ký ". Thi sĩ đã miêu tả cuộc sống không chỉ để miêu tả bởi từng câu , từng chữ đều thấm đẫm xa xót yêu thương , đều vang vọng "tiếng thét khổ đau " của đời hoa giữa dòng nước xoáy :
"Tây Hồ hoa uyển tận thành khư ,
độc điếu song tiền nhất chỉ thư."
Sự đời "thương hải ví tang điền " ,vòng xoay chuyển tàn phai nghiệt ngã ấy cuốn phăng đi tất cả. Tây Hồ kia đài các diễm lệ là thế nay cũng không thoát khỏi bàn tay vô tình của tạo hóa. Ngày hôm qua , ngày hôm nay bị đẩy xa vời vợi bởi từ "tận " dữ dội , ghê gớm đó. người đọc cảm nhận được tấc lòng đau xót tiếc thương của nhà thơ nhói lên qua âm chắc nặng ấy. Làm sao có thể thờ ơ vô tình khi nhớ về quá khứ tươi đẹp , khi cầm trên tay tập di cảo còn vương sót lại của đời người con gái tài hoa. Câu thơ cũng như người vậy :
"Chi phấn hữu thần liên tử hận ,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư."
Tiểu Thanh không còn nhưng mối sầu hận cuộc đời vẫn ngày đêm nhức nhối , day dứt , có lẽ bởi nàng cũng như Thúy Kiều , như người kỹ nữ đất Long Thành - hơn ai hết đáng được hưởng hạnh phúc , vậy mà ngay cả hai chữ bình yên cũng vợi xa. Son phấn hay sắc? Văn chương hay tâm hồn? Vẫn ngày đêm nấc lên như tiếng thét đau đớn của kẻ tài tử đòi quyền được sống :
"Cổ kim phận sự thiên nan vấn ,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư."
Câu hỏi gửi tới non cao vời vợi kia phải chăng cũng là câu hỏi ném vào xã hội tàn ác? Tuy nhà thơ không nói nhưng cuộc đời yểu mệnh bị đầy đọa cả sau khi chết của Tiểu Thanh là sự lên tiếng gay gắt nhất. Tìm đâu thấy hạnh phúc mong manh?Tìm đâu thấy tấc lòng tri kỷ biệt nhỡn liên tài trong xã hội ấy? Cái đẹp bị ganh ghét , tài năng bị dập vùi , nỗi đau bi phẫn như nhói lên mãi.Cuộc đời hắt hủi , thiên hạ chối bỏ , những kiếp tài tử tìm về bên nhau cùng xót xa cho cái "thông lụy của bọn tài tử trong gầm trời suốt cả xưa nay vậy :.
"Bất tri tam bách dư niên hậu ,
Thiên hạ hà nhân khấp tố như ".
Đây có lẽ là hai câu thơ thể hiện rõ nhất sự đồng cảm sẻ chia cũng như nỗi đau thân phận của Nguyễn Du . nỗi niềm xót thương người con gái nhan sắc hiện lên qua bóng dáng cô độc viếng nàng ,tới cái lắng tai nghe tiếng thổn thức của văn chương , son phấn nay bừng cháy thành câu hỏi thương thân :nàng cũng như ta vậy , những con người tài hoa bị trời hay bị lòng người ganh ghét? Viếng nàng qua đôi mảnh giấy tàn ta lại chạnh lòng thương ta. Nỗi thương người thương thân đã quyện vào một câu hỏi khao khát sự dồng vọng , khao khát sự sẻ chia. "Khấp " - chỉ một tiếng khóc , một tiếng khóc thôi cũng đủ an ủi linh hồn ta rồi ! Qua từ "khấp " ấy , Nguyễn Du nhắn gửi tới người đọc :hãy biết trân trọng cái nhỏ nhoi. Phải ! Nếu mỗi người đều có tiếng "khấp " ấm áp , nhỏ nhoi ấy thôi , có lẽ cuộc đời này sẽ không còn những số phận như Thúy Kiều , như Tiểu Thanh nữa.
Như vậy qua "độc Tiểu Thanh ký " , Nguyễn Du không chỉ tái hiện lại vẹn nguyên cuộc đời truân chuyên của một người con gái tài hoa bạc mệnh , sự thay đổi nghiệt ngã , vô tình của tạo hóa ; sâu sắc hơn , qua đó Nguyễn Du đã thể hiện tấc lòng xót thương đồng cảm với "tiếng thét khổ đau " đòi quyền sống của tiểu thanh. từng câu từng chữ vang lên tiếng hỏi đời , hỏi người , khao khát một giọt nước mắt chia sẻ nhỏ nhoi , ấm áp. Giọt nước mắt -nụ cười , may mắn -bất hạnh , niềm vui -nỗi buồn...........Dường như nỗi đau buồn tìm được sự cảm thông trong lòng người sẽ mãi vẫn còn day dứt trong nhân thế.................


Chữ ký của **Hàn Vân**

Chạm khẽ thôi! Kẻo làm thơ đau,
Người hờ hững nên đường về vô lối...

**Nh.H**

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-04-2005   #2
Ảnh thế thân của kiếm thánh kenshin
kiếm thánh kenshin
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-01-2005
Bài viết: 12
Điểm: 7
L$B: 10.402
kiếm thánh kenshin đang offline
 
Nguyễn Du_ 1 đại thi hào tài hoa giỏi giang, phải,như trên đã nói ,vì nhà văn thấy đồng cảm với nàng tiểu Thanh xinh đẹp nơi đất bắc xa xôi kia nên đã có 1 tiếng than 1 tiếng khóc vọng mãi bên tai người đọc "Độc tiểu Thanh kí" cho tới tận bây giờ .Sở dĩ nhà thơ có thể đồng cảm với nàng cũng vì ông có 1 trái tim biết đau,1 tâm hồn biết đồng cảm với sự oan trái ở đời ,phần hơn nữa là vì hoàn cảnh của ông cũng giống nàng biết mấy ,nhân tài mà ko được trọng dụng lại bị đời và người ganh ghét đố kị."Ta và nàng,kẻ phương bắc người đất nam xa nhau tới 1 vùng trời nhưng giưa ta và nàng lại có 1 sợi dây đồng cảm nối ta với nàng gần nhau hơn .Ta muốn khóc bởi vì ta nghe thấy tiếng khóc của nàng tận đất sâu vọng lên ai oán,ta ngửi mùi phấn son đầy những oán hận,sắc đẹp thì tàn phai nhanh nhưng tiếng khóc ấy vẫn vọng từ cõi âm sâu thẳm kia lên đến tai ta,ta hận cuộc đời đầy oan trái bất công ta hận lòng người biết bao ghen ghét đố kị, ta oán ông trời ban cho ta tài hoa ban cho nàng sắc đẹp chỉ để vùi dập". Xã hội bất công,tình người đen bạc khiến cho tiếng đàn ai oán về cuộc đời ngắn ngủi của nàng tiểu Thanh cứ vang mãi vang mãi ko ngừng,Nguyễn Du_sinh ra để trở thành 1 nhân tài nhưng ông lại ko được trọng dụng,ông cũng đau lắm chứ cũng uất lắm chứ mà biết tỏ cùng ai đây cho đến khi ông đọc được mẩu giấy tàn cạnh khung cửa sổ nơi ngày nào nàng tiểu Thanh đã phải chịu đựng tháng ngày cô đơn ở đây,cũng là nơi khi xưa Tây Hồ là 1 cảnh đẹp giờ "Hoá gò hoang".Sắc đẹp của nàng phai tàn cùng thời gian,ông nghĩ mà tiếc thương thay cho chính mình .Người lữ khách tự nhủ rằng tài hoa của mình rồi cũng có ngày bị mai một ,300 năm lại có 1 tài nhân bị vùi lấp "cảm cho nàng mà thương cho chính thân ta",liệu 300 năm nữa có ai lại đồng cảm lại khóc thương cho Nguyễn Du đây ,con mắt nhìn đời xa xôi rộng rãi của ông đã làm cho ông thêm lo lắng và nỗi sầu lúc này tăng lên gấp bội .Ông xót thương cho thân phận của người tài không chỉ lúc bấy giờ mà kể cả sau này nữa,chính vì Nguyễn Du là 1 con người nhìn xa trông rộng 1 tài năng huyền thoại của đất nước ta đã từng bị ganh ghét đã từng bị bạc dụng nên mới có 1 tiếng khóc ai oán đến xót thương như "Độc Tiểu Thanh Kí" để mà đồng cảm với tiếng khóc của nàng tiểu Thanh cũng để tự an ủi tâm hồn biết thương yêu của 1 đại thi hào tài hoa .

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-04-2005   #3
Ảnh thế thân của Yến Thanh
Yến Thanh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 10-05-2003
Bài viết: 55
Điểm: 95
L$B: 8.653
Yến Thanh đang offline
 
Thực ra câu chuyện của nàng Tiểu Thanh không đáng thuơng tâm đến thế. Nàng biết làm thơ, và nàng chết trẻ, điều đó khiến cho người ta dễ nảy ra cảm xúc thuơng tâm: một người chết trẻ đã đáng thuơng tâm, đó lại là một người con gái, một người con gái rất xinh đẹp, và thậm chí là còn biết làm thơ nữa. Thơ của nàng Tiểu Thanh còn sót lại trong tập Phần dư cũng chứng tỏ nàng thực sự có thi tài. Tài hoa bạc mệnh đã thành câu nói cửa miệng của con người bao đời. Nhưng thực ra không phải là "tài mệnh tương đố" đã gây ra thảm cảnh cho Tiểu Thanh, mà chúng ta phải thừa nhận rà chính bản thân Tiểu Thanh, cái khí chất ủ rũ trầm uất đến mức quá quắt của nàng đã gây ra tai họa cho chính nàng mà thôi. Tuy nói nàng có thi tài, nhưng thi tài ấy đâu thể sánh bằng một góc của Bạch Lạc Thiên, Tô Đông Pha, những người cũng đã từng sinh sống bên Tây Hồ như nàng, cũng gặp những cảnh ngộ trắc trở tang thuơng, nhưng đã sống một cách lạc quan vui vẻ và đóng góp lớn lao cho Tây Hồ, chứ đâu như nàng chỉ góp cho Tây Hồ một đống gò hoang... Ngay cả những chất ngất của nỗi buồn phiền quốc phá gia vong, tuổi già đầu bạc trong đời nữ tài tử Lý Dị An khiến cho bao nhiêu người phải cảm động, cũng lành mạnh hơn nhiều so với những nỗi u uất dằng dặc đến khó hiểu của một nàng Tiểu Thanh tưởng chừng như từ trong truyện Quỳnh Dao bước ra. Nói cách khác, nỗi buồn khổ bạc mệnh của Tiểu Thanh là một tình cảm bệnh hoạn bị nhiễm từ khi còn rất nhỏ tuổi do bị giam hãm trong khuê phòng và đọc nhiều thi từ lãng mạn ướt át nên bị ảnh hưởng là điều không thể tránh được. Cho nên cảm thương nàng là một việc, nhưng cũng nên lấy ví dụ đó mà răn mình hơn là đi ca ngợi nàng và lên án chế độ phong kiến xxx...

Quay lại Nguyễn Du: Nếu mà Nguyễn Du thực sự có một sự cảm thông "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" với nàng Tiểu Thanh, thì phải chăng ông cũng thuộc hạng người như Tiểu Thanh? Điều đó hẳn nhiên là không đúng, khi chúng ta đã kiểm chứng lại cuộc đời của ông, một con người tuy bi quan, u uẩn nhưng không hề ủy mị yếu đuối. Thực ra ông chỉ chia sẻ một phần cảnh ngộ của Tiểu Thanh mà thôi, đó là sự ngắn ngủi vô thường của kiếp người, trong đó bao hàm cả sự phủ nhận những hư danh thiên cổ vân vân. Đó là những tình cảm rất phổ biến trong giới văn chương, từ Kiến An thất tử cho đến Tân Nguyệt xã không đâu không có, cho nên tại hạ cũng chẳng nói nhiều về nó nữa... Có thể nói không sai rằng thông qua việc thương tiếc Tiểu Thanh, Nguyễn Du chủ yếu là tự thương tiếc cho mình và cho cả nhân loại này, trong đó bao gồm cả Tiểu Thanh, mà thôi. Huống chi "Tây Hồ phong cảnh tẫn thành khư" cũng chỉ là cảm nhận chủ quan trong trí tưởng tượng của Nguyễn Du mà thôi. Khi sáng tác bài thơ này, Nguyễn Du chưa từng đi sang Trung Quốc, nói chi việc đến Hàng Châu. Mà phong cảnh Tây Hồ trăm đời thịnh vượng, làm sao có thể hóa thành gò hoang được. Tại hạ định cự ở Tây Hồ nên biết rất rõ...

Nói thêm: thơ Tiểu Thanh tuy ý tứ dị biệt, đọc cũng có phần thú vị, nhưng không có lợi cho sức khỏe, không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai, và người có vấn đề về tâm lý.

Tài sản của Yến Thanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-04-2005   #4
Ảnh thế thân của yểu điệu thục nữ
yểu điệu thục nữ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-10-2004
Bài viết: 31
Điểm: 43
L$B: 8.884
yểu điệu thục nữ đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Yến Thanh
....Nói cách khác, nỗi buồn khổ bạc mệnh của Tiểu Thanh là một tình cảm bệnh hoạn bị nhiễm từ khi còn rất nhỏ tuổi do bị giam hãm trong khuê phòng và đọc nhiều thi từ lãng mạn ướt át nên bị ảnh hưởng là điều không thể tránh được. Cho nên cảm thương nàng là một việc, nhưng cũng nên lấy ví dụ đó mà răn mình hơn là đi ca ngợi nàng và lên án chế độ phong kiến xxx...
Yến Thanh huynh đài nhận xét đúng, khi nói câu chuyện về cuộc đời nàng Tiểu Thanh không đáng thương tâm đến thế.
Bởi lẽ số phận như nàng không phải là duy nhất, cũng không phải là bi thảm nhất so với nhiều số phận khác ở cái thời đại của nàng.
Nhưng người ta lại tiếc thương, xót xa nhiều cho nàng, cái tiếc thương, xót xa không hẳn chỉ vì nàng chết quá trẻ, mới 18 tuổi và vì nàng có tài thơ. Mà còn bởi sự đồng cảm cho thân phận một kiếp người.

Xưa nay chữ "tình" luôn là thứ khiến con người ta điên đảo, khổ đau, tự hủy hoại mình nhiều hơn thứ khác. Tiểu Thanh 16 tuổi đã đi làm thiếp người ta, thân phận làm lẽ, còn bị vợ cả đánh ghen, giam lỏng trên núi Cô Sơn, cách ly với chồng. Hỏi sao nàng không ủ rũ, trầm uất... Lý Dị An cũng là một hồng nhan bạc mệnh, chồng chết sớm, sống xa quê hương, thân gái dặm trường thế thực khiến người ta thương xót. Nhưng nỗi sầu của bà ít ra còn có nhiều cái để xẻ chia, và trượng phu tuy chết sớm nhưng trước đấy cũng đã có những khoảng thời gian vui vẻ bên nhau, không phải chịu cảnh làm lẽ. Không như Tiểu Thanh, nàng chỉ có một mình, không giao tiếp với ai được, có chồng mà cũng như không, lại còn bị sự hờn ghen của người vợ cả. Nên sự u tịch, buồn bã gặm nhấm nàng, biến nàng thành thế là điều dễ hiểu.
Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, là hai nhà thơ lớn, tài của Tiểu Thanh thực không thể sánh với họ, Tiểu Thanh lại là nữ nhi (tình cảm ủy mị hơn nam nhi là chắc chắn), mà cái thời đại nàng sống, nữ nhi có đáng giá chi, rồi bao cái ràng buộc của lễ giáo Phong Kiến. Nàng há dễ dàng thoát khỏi nỗi sầu khổ của mình sao? Thực không nên so sánh để đánh giá thái độ của nàng với cuộc sống.
Vì thế mắng "nỗi buồn khổ bạc mệnh của Tiểu Thanh là một tình cảm bệnh hoạn" không phải là quá cay nghiệt với nàng sao?


Chữ ký của yểu điệu thục nữ
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-04-2005   #5
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.293
Tiểu Siêu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi yểu điệu thục nữ
...Vì thế mắng "nỗi buồn khổ bạc mệnh của Tiểu Thanh là một tình cảm bệnh hoạn" không phải là quá cay nghiệt với nàng sao?
(laugh) Ý em nói quá cay nghiệt có phải do hai từ "bệnh hoạn" ko?
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-04-2005   #6
Ảnh thế thân của Tim Tím
Tim Tím
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 15-02-2004
Bài viết: 687
Điểm: 575
L$B: 3.557
Tim Tím đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Yến Thanh
Có thể nói không sai rằng thông qua việc thương tiếc Tiểu Thanh, Nguyễn Du chủ yếu là tự thương tiếc cho mình và cho cả nhân loại này, trong đó bao gồm cả Tiểu Thanh, mà thôi. Huống chi "Tây Hồ phong cảnh tẫn thành khư" cũng chỉ là cảm nhận chủ quan trong trí tưởng tượng của Nguyễn Du mà thôi. Khi sáng tác bài thơ này, Nguyễn Du chưa từng đi sang Trung Quốc, nói chi việc đến Hàng Châu. Mà phong cảnh Tây Hồ trăm đời thịnh vượng, làm sao có thể hóa thành gò hoang được. Tại hạ định cự ở Tây Hồ nên biết rất rõ...



Cái này sai rồi ku em.Có sang TQ hay ko,ku em vào đây mà nghía lại đi.Đề nghị đồng chí Tiểu Siêu đừng có xóa cái này của tớ đi nhé.Ko có ý câu bài,nhưng đọc mấy bài viết trên,chẳng hiểu cái gì nữa.Hình như hơi cường điệu sự thương tâm.

http://64.233.187.104/search?q=cache...3%BD+%22&hl=vi


Chữ ký của Tim Tím

Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-04-2005   #7
Ảnh thế thân của Yến Thanh
Yến Thanh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 10-05-2003
Bài viết: 55
Điểm: 95
L$B: 8.653
Yến Thanh đang offline
 
Cái gì khác với lẽ cư xử bình thuờng của con người, đồng thời có hại cho sức khỏe, thì tại hạ cho đó là bệnh hoạn. Trường hợp của Tiểu Thanh là như thế.

Tiểu Thanh không phải bị giam lỏng ở Cô Sơn Tây Hồ, hai chữ "giam lỏng" là sai, nàng ta đi lại thoải mái tự do, lên chùa xuống phố, thăm viếng bạn bè không hề bị giới hạn gì. Ngôi nhà ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ là nhà riêng của Phùng sinh, vì vợ cả ghen nên Tiểu Thanh phải lánh ra ở riêng tại đó, chứ ko phải do vợ cả của Phùng sinh đẩy nàng ra đó. Ta có thể hiểu là Phùng sinh nuôi "phòng nhì" ở ngoài thế thôi. Hơn nữa, tại hạ tự hỏi được sống giữa một khung cảnh đẹp nhất thiên hạ như ở Cô Sơn Tây Hồ thì còn gì thú hơn nữa? Đó thật là một cuộc đời đáng sống, có bao kẻ chỉ muốn chết già ở đó, như Lâm Hòa Tĩnh, Lâm Bình Chi...

Cái chết của nàng cũng không phải do nỗi buồn khổ cô đơn gặm nhấm mà chết. Thực ra Tiểu Thanh ý thức rất rõ về cái chết của mình, tuy hiện tượng và bản chất đều khác, nhưng sự ý thức rõ ràng đó khá tương tự với trường hợp của Werther, cái chết của hai nhân vật này đều không bắt nguồn từ những nông nổi mà có một sơ sở lý luận hẳn hoi (tuy ở Tiểu Thanh thì cơ sở này chưa thể hiện rõ lắm). Ví dụ như Tiểu Thanh trước khi chết còn đặt thợ vẽ vời ba bức tranh gì gì đó, rồi thắp hương than thở, đem thơ ra đốt, vân vân và vân vân... Điều đó chứng tỏ nàng không có ý thức muốn sống, tình cảm chán ngán cõi đời tục lụy, tự muốn thoát ra ngoài cõi thế. Chỉ có thể giải thích điều này bằng sự cao ngạo (trong thâm tâm - chứ bề ngoài thì nàng cũng khiêm cung lễ độ lắm) của nàng, tự coi mình là "thế ngoại chi nhân", không thể đứng chung trời đất với bọn tục tử hung khâm thùy thức ngã này. Thế có phải là hoang tưởng về bản thân mình hay không? Nếu nàng có buồn bực điều gì thì nguyên nhân chính là bắt nguồn từ đây vậy.

Còn Tử y la sát có đặt vấn đề, tại hạ chỉ nói là ở Tây Hồ, Tây Hồ, Tây Hồ, chứ có nói mình đã sang Trung Quốc đâu? Đùa một tí ấy mà, đó là do tính xấu thích khoa ngôn xảo ngữ của tại hạ vẫn chưa bỏ được...

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi TU Y LA SAT
Còn cái link này? Tại hạ lại nghe có thuyết nói là nhân vật Tiểu Thanh trong "Tiểu Thanh Ký", cũng chính là cô Tiểu Thanh mà chúng ta đang bàn đây, chỉ là nhân vật văn học mà thôi: chữ Tiểu ghép với chữ Thanh thành ra chữ Tình, đó chính là ngụ ý của truyên. Tuy chưa biết đúng hay sai, nhưng hãy cứ kể ra để tham khảo... Hơn nữa, bài thơ "Độc Tiểu Thanh Ký" thuộc về Thanh Hiên thi tập, gồm những bài thơ được sáng tác trong khoảng 1786 - 1804, làm sao có thể được làm chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1813 của Nguyễn Du, như thông tin trong link nói, cho được? Nghĩa là "Độc Tiểu Thanh ký" được làm khi nhà thơ chưa đến Hàng Châu. Nếu nó được sáng tác trong chuyến đi sứ năm 1813, thì lẽ ra phải thuộc về tập Bắc hành tạp lục mới phải... Trong Bắc hành tạp lục không có bài thơ náo nói về Tiểu Thanh cả. Ngay tựa đề bài thơ cũng chỉ nói đến việc nhà thơ đọc truyện "Tiểu Thanh ký" mà thôi, chứ ko phải là nhà thơ trực tiếp đến Hàng Châu.

Tài sản của Yến Thanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-04-2005   #8
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.841
Lý Thám Hoa đang offline
 
Trích dẫn:
Cái gì khác với lẽ cư xử bình thuờng của con người, đồng thời có hại cho sức khỏe, thì tại hạ cho đó là bệnh hoạn ...
............
... Đó thật là một cuộc đời đáng sống, có bao kẻ chỉ muốn chết già ở đó, như Lâm Hòa Tĩnh, Lâm Bình Chi ...
Đồng ý với câu đầu, và câu kế chính là ví dụ sống động ... Ha ha


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-04-2005   #9
Ảnh thế thân của Yến Thanh
Yến Thanh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 10-05-2003
Bài viết: 55
Điểm: 95
L$B: 8.653
Yến Thanh đang offline
 
Lý huynh sao lại nói thế? Tại hạ dùng chữ "đồng thời" cơ mà... Có nghĩa là hai đặc điểm này:
- Khác với lẽ thuờng
- Có hại cho sức khỏe
phải đồng thời xuất hiện mới tính chứ...

Lâm Hòa Tĩnh, Lâm Bình Chi tuy thái độ và đời sống khác với lẽ thuờng của con người trong chốn nhân gian, nhưng sự khác biệt đó không gây hại cho sức khoẻ của họ. Ví dụ như Lâm Hòa Tĩnh (967-1028) lấy mai là vợ hạc là con, sống giữa môi trường thiên nhiên trong lành cách biệt với nhân thế mà lại không xa nguồn tiếp tế nhu yếu phẩm (Hàng Châu) có thể nói là một hoàn cảnh lý tưởng, thế mà chỉ hưởng thọ 62 tuổi, có thể nói là hơi yểu mệnh... Nếu như ông ta lấy vợ nữa thì ắt là thiên địa hoả hợp, thái âm bổ dương, cộng với môi trường sống trong lành nữa thì hẳn là sẽ đại thọ.

Còn chết già thì mấy ai không muốn? Không lẽ lại muốn chết trẻ?

Tài sản của Yến Thanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 23:46
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08543 seconds with 15 queries