Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 10-01-2006   #1
Ảnh thế thân của TEEN.CN
TEEN.CN
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-01-2006
Bài viết: 20
Điểm: 1
L$B: 14.674
TEEN.CN đang offline
 
Exclamation chủ nghĩa hậu hiện đại????

với những ai cần thông tin này mình hi vọng sẽ giúp ích được ai đó--ai có thêm thì giúp mình với ,mình đang muốn biết thêm mà.

Chủ nghĩa Hậu Hiện đại
POSTMODERNISM


Người dịch: Vũ Liên Phương
Ngày đăng:10.06.2000


Chủ nghĩa Hậu hiện đại là một khái niệm phức tạp, hay là toàn bộ các ý tưởng được pha trộn và chỉ trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu từ những năm giữa thập kỷ 80. Rất khó để đưa ra định nghĩa về Chủ nghĩa Hậu hiện đại bởi vì đó là khái niệm xuất hiện trong hàng loạt các môn hay các lính vực nghiên cứu, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, phim, văn học, xã hội học, truyền bá thông tin, fashion, và công nghệ. Rất khó xác định tính thời điểm hay tính lịch sử vì vẫn chưa xác định rõ thời điểm khi mà Chủ nghĩa Hậu hiện đại bắt đầu.

Cõ lẽ cách dễ nhất để bắt đầu suy nghĩ về CN Hậu hiện đại là việc tìm hiểu về CN Hiện đại, có vẻ từ đó, CH Hậu hiện đại được phát triển lên hay hoà trộn. CN Hiện đại có 2 khía cạnh, hay 2 cách định nghĩa, cả hai đều liên quan chặt chẽ đến việc tìm hiểu CN Hậu Hiện đại.

Khía cạnh hay định nghĩa đầu tiên về CN Hiện đại bắt đầu từ sự phát triển mỹ học được gắn mác "CN Hiện đại". Sự phát triển này đại thể có cùng một nghĩa với các ý tưởng của Phương Tây về nghệ thuật trong thế kỷ 20 (mặc dù các dấu hiệu của nó có thể tìm thấy từ thế kỷ 19). CN Hiện đại, như đã biết, là sự phát triển của Nghệ thuật thị giác, âm nhạc, văn học, kịch nghệ loại trừ các tiêu chuẩn cũ kỹ của thời Victoria về Nghệ thuật phải được làm ra hay thưởng thức như thế nào và nó phải có ý nghĩa gì. Trong thời kỳ đỉnh cao của CN Hiện đại từ khoảng năm 1910 đến 1930, những nhân vật chính của văn học theo CN Hiện đại đã giúp xác định lại một cách cơ bản những gì thơ và truyện viễn tưởng có thể là: những nhân vật như Woolf, Joyce, Eliot, Pound, Stevens, Proust, Mallarme, Kafka, và Rilke là những người được coi là đặt nền móng cho CN Hiện đại thế kỷ 20.

Từ viễn cảnh văn học, đặc tính cơ bản của CN Hiện đại bao gồm:

1. Sự nhấn mạnh vào CN ấn tượng và tính khách quan trong văn viết (và trong Nghệ thuật thị giác cũng vậy); sự nhấn mạnh vào Nhìn thấy Như Thế Nào (hoặc đọc hay tự nhận thức) hơn là Cái Gì được lĩnh hội. Ví dụ là văn học theo dòng của nhận thức.

2. Sự rời xa tính khách quan hiển nhiên cung cấp bởi người kể thứ ba thông suốt mọi sự, quan điểm kể chuyện không thay đổi, và vị trí tinh thần rõ ràng. Những câu chuyện do nhiều người kể của Faulkner là một ví dụ cho khía cạnh này của CH Hiện đại.

3. Sự xoá nhoà sự phân biệt giữa các thể loại, do vậy, thơ có vẻ giống văn xuôi (như trong T.S. Eliot hay Ee Cummings) và văn xuôi lại giàu chất thơ (như trong Woolf hay Joyce).

4. Sự nhấn mạnh về sự phá vỡ các hình thức thể hiện, cách thức kể chuyện không liên tục, và nghệ thuật cán dán nhiều vật liệu khác nhau có vẻ cẩu thả.

5. Khuynh hướng phản thân, hay sự tự nhận thức, về quá trình sáng tạo nghệ thuật, do đó, mỗi tác phẩm gợi sự chú ý đến tình trạng của riêng nó như là một sản phẩm có cấu trúc và được tiêu thụ theo một cách riêng biệt.

6. Sự huỷ bỏ các tiêu chuẩn mỹ học phức tạp cũ kỹ để đề cao sự sáng tạo tối thiểu (như trong thơ của William Carlos Williams) và sự huỷ bỏ, trong phần lớn, các lý thuyết mỹ học, để đề cao tính tự sinh và khám phá trong sáng tạo.

7. Sự loại bỏ sự phân biệt giữa "cao" và "thấp" hay văn hóa quần chúng cả trong sự lựa chọn vật liệu để sáng tạo nghệ thuật và trong phương pháp trình bày, phân phối và tiêu dùng nghệ thuật.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:18
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,03672 seconds with 15 queries