Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 21-04-2007   #1
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Trấn yểm bùa trên Sông Tô Lịch

Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa. Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.


Phần I



Cty liên doanh XD VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước HN. Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá dọc bờ sông Tô Lịch. Tác giả bài viết này là ông Nguyễn Hùng Cường đội trưởng đội XD số 12 trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, P Nghĩa Đô, Q Cầu Giấy. Và mọi việc kỳ bí và đáng sợ bắt đầu từ đây. Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là chuyện tâm linh chúng ta chưa giải thích được.

Trước khi thi công, với tư cách chỉ huy công trường tôi có mời ông Phạm Ngọc Anh kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên khi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi Đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi Đền Quán Đời có từ thời Lý. Ông Anh nói luôn: "cậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm". Rất ân hận, tôi đã không nghe theo lời khuyên này.

Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đời, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khơi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa, cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đe bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sự, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn rất nhiều xương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại.

Không biết làm cách nào, nghe bạn bè mách, tôi phóng xe đi Hải Phòng mời 1 thầy pháp nổi tiếng về trừ tà. Vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt: "Này, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được". Năn nỉ mãi thầy mới đi về HN mà cũng chỉ dám làm lễ cầu an ở bờ sông và ngay đêm đó về HP.

Mấy ngày sau, Bảo tàng HN tổ chức 1 hội thảo khoa học, hội tụ rất nhiều các nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh... Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chất nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX. GS cũng đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn tôi phảỉ cẩn thận kẻo ảnh hướng đến sức khoẻ và tính mạng công nhân.

Tôi cùng anh em công nhân thu nhặt hết tất cả xương người liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được. Cứ đắp đê lên, lại vỡ. Anh em công nhân ở công trường thì luôn luôn mơ thấy ma quỷ và thường gặp tai nạn lao động. Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy xương người, có khi cả đầu lâu. Chúng tôi liệm hết vào tiểu đêm chôn gần đó.

Một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tôi vẫn tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thương quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy 1 bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói "Đây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống". Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.

Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường thầy đã ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm 1 lúc thầy đứng lên nói. Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người, "mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ. Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ", Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành viên tịch. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch.

Nhưng công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước xói từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm ngỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm kiếm biện pháp thi công mới tôi thuê 1 dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Dàn khoan dựng ở giữa sông, đội khoan hạ mũi khoan. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống 1 đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng. Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch mãu lão. Sau khi thầy Thích Viên Thành làm lễ hoá giải yểm trừ, anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhẩy xuống lòng sông vét bùn. Vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi, một đứa cháu rất thân với anh đột nhiên chết.

Các công nhân sợ hãi nghỉ việc cả. Chiều chiều đứng bên bờ sông hoang vắng lòng tôi bỗng chua xót. Tôi có tội gì đâu mà thánh thần hại tôi đến nỗi này....


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 21-04-2007   #2
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Phần II



Thấm thoắt đã cuối năm, trời trở rét, chỉ còn anh em thân thiết với tôi là ở lại làm. Tôi cho đóng cọc thép sâu tới 4m rồi làm cữ thép chấm nước: Lạ thay, cứ bơm sạch nước thì cữ lại vỡ. Lúc này một số báo chí đã nói tới những sự kỳ là xung quanh công trình sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú này. Bảo tàng Hà Nội, rồi Viện tâm lý, các nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình. Kết luận cuối cùng là... không giải thích được. Phía các nhà sử học, khảo cổ học thì giải thích đây là di tích nằm trong quần thể chính của Tây thành Đại La, ( có thể là Ngọ Môn ), nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này, phía các nhà tâm linh, dịch học thì nói đây là một trận đồ trấn yểm tà ma, không cho xâm phạm kinh thành, vì là trận đồ cho nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn yểm. Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ, phá huỷ nó, giải thoát cho bao nhiêu tà mà nên nó ám vào làm hại những người có mặt lúc đó, mặt khác Thánh, Thần cũng oán giận việc làm của chúng tôi nên ra tay trừng phạt. Chuyện Thánh, Thần, Ma, Quỷ thì không ai nhìn thấy, nhưng những rủi ro mà chúng tôi phải chịu đựng thì quả đáng sợ.

Có một hôm đóng cữ mới, bơm nước cạn chuẩn bị đào để chuẩn bị kè bờ thì phát hiện có thêm một cọc gỗ. Dùng máy xúc nhổ mãi không được, tôi giao nhiệm vụ cho anh Thuý ( người Ninh Bình ) xuống chặt cụt đi để lấy chỗ làm. Ngay đêm hôm đó anh bị cảm nặng sốt cao, phải đưa vào viện. Nhưng kinh khủng hơn, sáng hôm sau điện thoại từ gia đình anh điện lên Mẹ anh bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Đến chiều thì tin lên đứa con anh đang học lớp 7 bước từ trên hè xuốgn sân ngã gãy xương đùi, mặc dù từ hè và sân chỉ chênh nhau 30cm. Đến sáng hôm sau thì Mẹ anh bị đứt mạch máu não. Đang sốt hừ hừ anh Thuý cũng phải vùng dậy chạy vào Đền làm lễ mới bỏ về. Sau này tôi mới biết nhà anh còn gặp nhiều chuyện không may nữa, phải cũng lễ rất nhiều anh mới sống sót được.

Nhưng bỏ không làm nữa cũng không được, đã đổ hết vốn liếng vào đây rồi bỏ đi thì không chỉ chết một mình tôi mà còn chết cả nhà, cả họ. Xin nhắc là công ty VIC trúng thầu nhưng làm từng đoạn, các đội nhận khoán lại, phải tự bỏ tiền ra làm rồi thanh toán sau. Mặc dù tôi đã báo cáo lãnh đạo công ty nhiều lần, báo chí cũng đã nói đến chuyện này, nhưng ông Nguyễn Quang Hưng - Giám đốc công ty vẫn không quan tâm giúp đỡ, ngược lại ông còn nhạo báng chê trách chúng tôi không biết làm việc. Vì vốn liếng, vì sĩ diện của một kỹ sư xây dựng, tôi bàn với anh em thân tín quyết tâm làm đến cùng. May tha có ông Nguyễn Trường Tiểu - Chủ tịch hội đồng quản trị VIC ủng hộ tôi rất nhiều trong công việc ( hiên nay ông Tiểu đang làm phó Tổng Giám đốc công ty xây dựng Hà Nội ). Được sự giúp đỡ của ông, tôi đã mời được thầy Mão và cuối cùng đên 6/2002 ông Mão nhận lời lập đàn tràng giải trận đồ bát quái cho tôi. Đàn lớn lắm, có đủ cờ phướn hương án, lễ mặn, hoa quả có đủ. Trong danh sách chủ lễ có toàn bộ Ban Giám đốc công ty VIC, nhưng ông Hưng không đến dự. Cúng lễ hai ngày, hai đêm, hàng trăm người đến xem ầm ĩ một khúc sông. Cúng xong ông Mão nói với tôi: " Cậu đào khúc sông này là cậu khổ rồi. Bây giừo cậu có thể làm xong việc, nhưng nhà cậu sẽ gặp nhiều tai vạ lớn, cậu sẽ mất tất cả những gì quý giá nhất, anh em cậu sẽ tan gia, bại sản, gặp nhiều sự oan khuất. Tôi làm lễ cho cậu tôi cũng sẽ bị trả giá. Mặc dù tôi không chết nhưng e rằng khó được như trước".

Ngay sau khi ông Mão lễ xong, chúng tôi cùng về đến nhà thì ông Mão ngất đi. Từ lúc đó trong gần nửa tháng người nhà ông Mão đưa ông đi khắp các bệnh viện, không bác sĩ nào biết ông mắc bệnh gì, còn ông Mão thì lúc mê lúc tỉnh, lúc kêu khó chịu trong người, lúc thì kêu đau đầu... Cứ vậy, mãi sau ông mới khỏi, nhưng từ đó sức khoẻ yếu hẳn đi. Trước đây tôi không tin là là thầy Thích Viên Thành chết vì tai hoạ sông Tô Lịch, nhưng từ khi chứng kiến ông Mão ốm thì tôi tin rằng thầy Thích Viên Thành chết vì ma tà sông Tô Lịch thật. Nhưng lạ nhất là từ lúc lập đàn tràng lần thứ 2 do ông Mão chủ lễ công việc có vẻ suôn sẻ hơn. Cữ dựng lên không bị phá vỡ nữa, kè đập cũng không bị sụt lở, chúgn tôi đã làm được gần 150m dài, quá 1/3 đoạn sông tôi nhận. Đến đay thì tôi kiệt sức, vốn liếng vay mượn khắp nơi rồi không thể vay thêm được nữa. Tôi quyết định dừng công việc tại đây. Nhưng tai hoạ thì không dừng lại, vào đúng ngày tôi hết sạch tiền, định cho anh em nghỉ việc thì tự nhiên một anh công nhân lên cơn động kinh ngay tại công trường, miệng sùi bọt mép, mất hoàn toàn ý thức. Lúc tan cơn co giật, anh vân mê sảng mồm lảm nhảm: Trả tao đây, trả tao đây. Ngay hôm sau tôi được tiếp một người quen mới từ Lào về. Đó là anh Tuấn một cán bộ ở Uỷ ban dân tộc Trung Ương. Năm trước, trong lúc chúng tôi đào trong trận bát quái anh có đến thăm và chọn trong số các đồ cổ xúc dưới sông lên xin một cái bát hoa cúc đời Lý. Anh mang về bày ở trong nhà. Từ ngày ấy gia đình lúc đục, làm ăn thất bại. Vừa rồi anh có đi công tác sang Lào, có một ông thày cũng vừa nhìn thấy anh đã hốt hoảng: " Anh có cầm vật gì của người âm không ?" Anh trả lời: "không có ạ". Ông thầy cúng lắc đầu: " anh phải nhớ lại thật kỹ đi, tôi thấy sau lưng anh có rất nhiều người âm đang đòi anh cái gì đấy, hình như là bát ăn cơm thì phải. Anh lấy của họ ở dưới sông, làm họ không có bát ăn cơm. Anh phải trả họ ngay không thì gay go đấy."

Anh Tuấn nhớ lại chuyện cái bát sợ quá phải bỏ dở chuyến công tác, quay về Hà Nội sắm lễ vật làm lễ tạ tội và trả cái bát vào lòng sông đúng chỗ tôi đã múc lên. Hôm đó là ngay 24/7/2002.

Chuyện còn rất dài, tai hoạ còn rất nhiều, ba ngày sau đó Bố đẻ tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện nữa đã sảy ra, tôi sẽ kể chi tiết sau. Bởi ngay đến hôm nay, gia đình tôi hãy còn chịu nhiều oan khuất. Em gái tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp, Bán bảo hiểm cho PJICO chỉ bán bảo hiểm cho công ty Việt Thái Phong, không tham ô tham nhũng đồng nào, chỉ vì các Giám đốc, phó Giám đốc tham ô tiền tỷ mà phải ra toà. Ai biết chuyện cũng thương mà không giúp gì được. Dự kiến phiên toà sẽ bắt đầu vào ngày 10/4/2007. Tôi lo em tôi sẽ bị tù oan. Thế là em đi tù là tại tôi, tại tôi ngu ngốc đã nhận thi công đoạn sông ấy, đã đụng chạm vào trận đồ bát quái ghê gớm ấy. Đã có quá nhiều người chết, quá nhiều người bị tai nạn, bị thương tật. Tôi cầu mong Thần Thánh mười phương, cầu mong các vị quan toà anh minh cứu giúp em tôi, cứu giúp gia đình tôi.


(Nguyễn Hùng Cường)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 21-04-2007   #3
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Phần III




Như số báo trước đã kể, thầy tứ phủ Phạm Văn Mão sau khi lập đàn tràng đã hóa giải được trận đồ bát quái công trình kè sông Tô Lịch, đoạn qua đền Quán Đôi, nhưng đổi lại gia đình tôi và cả anh em tôi sẽ bị trận đại nạn mất tất cả. Đúng như vậy, ngay sau đó công việc trên đoạn sông này bỗng nhiên thuận lợi, chẳng mấy chốc tôi đã làm xong khoảng 150m chiều dài kè sông. Đến lúc xảy ra sự kiện anh Tuấn bị người âm đuổi theo, trả lại cái bát hoa cúc xuống lòng sông. Bố để tôi ở quê là một người đàn ông trẻ khỏe hơn tuổi 70 của mình, ông vẫn làm việc và lao động như mọi tráng niên. Sau khi anh Tuấn trả cái bát về lòng sông đúng 3 hôm, ngày 27/7/2002, bố tôi đi chơi về đang ngồi uống nước ở nhà đột nhiên đứt mạch máu não và chết ngay sau 6 tiếng đồng hồ cấp cứu. Đây là mất mát lớn nhất của cuộc đời tôi. Biết là mọi sự nguy hiểm đang rình rập, ngay sau khi đám hiếu bố tôi kết thúc, tôi ra ngay công trình, đào toàn bộ 8 hài cốt moi từ dưới sông đang chôn tạm dọc bờ sông lên, rửa ráy sạch sẽ, xếp vào tiểu đẹp và làm lễ trọng, đưa toàn bộ lên nghĩa trang Bát Bạt an táng, cho mát mẻ vong linh người chết. Trong đau khổ và mất mát cha, trước đàn lễ tôi vừa khóc vừa khấn rất to nhiều người nghe thấy: “Tín chủ xin các vong hồn tha thứ cho sự xúc phạm vào nơi yên nghỉ của các vong, nhưng tín chủ cũng chỉ là người làm thuê, thừa lệnh cấp trên mà làm, nay con đã sức cùng, lực kiệt, người thì chết, người thì ốm, tiền thì hết, nếu các vong có bắt tội thì bắt tội ông Nguyễn Quang Hưng, Giám đốc công ty VIC và ông Nguyễn Trọng Doanh, Giám đốc dự án. Xin các vong nhẹ đỡ trừng phạt con”. Tôi cũng nói thêm, trong suốt thời gian xảy ra chuyện ở đoạn sông Tô Lịch này, hai ông Hưng và Doanh lúc nào cũng tỏ vẻ không tin và không hề có sự hỗ trợ nào, thậm chí còn nhạo báng và gây thêm khó khăn cho công việc thi công của tôi.

Và cũng thật đáng sợ, chỉ 2 ngày sau khi tôi an táng toàn bộ 8 bộ hài cốt ở nghĩa trang Bát Bạt, trong chuyến công tác ở Quảng Binh xe ô tô chở ông Nguyễn Quang Hưng cùng một số cán bộ công ty đã bị tai nạ. Chiếc xe Toyota bị phá hủy hoàn toàn, Ông Nguyễn Quang Hưng bị chấn thương nặng, gãy 3 chiếc xương sườn nhiều cán bộ cũng bị vạ lây. Vẫn chưa hết sau đó khoảng 1 tháng, văn phòng ban quản lý do ông Nguyễn Trọng Doanh trực tiếp phụ trách đặt tại Yên Sở, Hà nội bỗng bốc cháy dữ dội. Ngôi nhà 2 tầng đặt văn phòng dự án và văn phòng một số công ty tham gia thi công dự án bị thiêu rụi hoàn toàn.

Sau khi làm xong 150m trên chiều dài 360m tôi nhận thi công, do các sự việc nghê ghớm xảy ra và cũng do sức cùng lực kiệt, tiền vốn không còn, tôi xin thanh lý hợp đồng. Lạnh lùng không có chút nhân đạo, không thương xót, Công ty VIC thanh lý hợp đồng mà không hỗ trợ lấy một xu nhỏ. Tôi bị lỗ 500 triệu đồng vì công trình này. Quay trở về Nghệ An tôi đi cầu khấn ở mọi nơi, nơi nào cũng báo cho tôi biết tôi đang bị nạn.

Cũng nói thêm, khi thi công công trình ngoài số cổ vật moi ở trong trận đồ bát quái tôi đã nộp cho Bảo tàng Hà Nội, các công nhân có moi được lên nhiều bát đĩa, cốc chén cổ. Tôi có giữ lại mấy cái lành lặn. Trong đó có một chiếc tước màu đen mà nói như GS Trần Quốc Vượng, đó là một đồ cổ rất quý hiếm. Khi về đến Nghệ An, do hết tiền, tôi định bán chiếc tước đó. Khách mua từ Hà nội vào, sau một ngày trả giá đã thỏa thuận mua chiếc tước ấy với giá 10.000USD. Thỏa thuận xong, khách quay lại khách sạn lấy tiền để trả tôi, trong lúc đó chiếc tước vẫn để trên mặt bàn. Khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật là kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho hết ông. GS Trần Quốc Vượng lúc đó vừa mới lấy vợ mới, đang rất vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi làm cho gốm bở ra rất dễ vỡ, nhấc lên nhấc xuống nhiều nó sẽ tự nứt vỡ. Chuyện cái tước không có gì liên quan đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không giám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông có xin mấy món đồ.

Từ đó đã 4 năm qua. Tôi từ một tỷ phú trước khi làm công trình kè sông đã trở nên một kẻ tay trắng, phải phiêu dạt lên biên cương, sang cả Lào để kiếm ăn. Có lúc tưởng như không còn mái nhà, không còn gia đình để về. Ông anh trai thứ hai của tôi, người tham gia công trình cùng tôi, gặp những sự trớ trêu, cay đắng trong hạnh phúc gia đình đến mức đôi lúc ông đã có những ý định tiêu cực. Đến năm 2006 vừa qua, ông ấy gây tai nạn giao thông làm chết người và vướng vào vòng lao lý. Ông anh thứ ba, người đã cho tôi vay tiền để làm kè sông Tô Lịch cũng là người làm ăn phát tài, sau đó gặp nhiều sự rủi ro, phá sản toàn bộ. Cô em gái út của tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp công tác tại Sài Gòn thì đang vướng phải một sự oan khuất. Chỉ vì lòng tận tâm tận lực với công ty PJICO mà đang phải ra tòa và lúc tôi viết những dòng này, tòa đã tuyên tạm hoãn xử lần thứ 2. Lạ nhất cô em gái tôi đi xem lễ nhiều nơi, các thầy đều nói hạn của em tôi bẵt đầu từ đại hạn của gia đình tôi từ năm Tân Tỵ 2001 là năm tôi phạm phải trận đồ trấn yểm Đại La trên sông Tô Lịch.

Còn nhiều chuyện nhỏ nữa cũng đều đáng sợ, nhưng nếu kể nữa e rằng chỉ làm bạn đọc bận tâm. Tôi xin dừng bài viết ở đây. Cũng có thể toàn bộ chuyện này chỉ là ngẫu nhiên mà rơi xuống số phận tôi, hoàn toàn không có yếu tố tâm linh, chỉ biết rằng theo GS Trần Quốc Vượng địa điểm mà tôi thi công là điểm giao hòa của 3 con sông cổ: Sông Tô Lịch, sông Thiên Phú và sông Nhuệ. Do vậy, cấu tạo địa chất rất phức tạp và hình thành những vực sâu và rồi những vực sâu cũng được bồi lấp bởi mọi thứ đã từng trôi nổi trên ba dòng chảy của con sông chính, vì vậy việc thi công rất khó khăn. Nhưng cũng có thầy địa lý đã nói: đây là điểm giao và là một huyệt phong thủy rất quan trọng. Vì vậy, một thế lực nào đó đã lập trận đồ trấn yểm để huyệt này không phát được. Mọi việc tôi không biết rõ, nhưng chuyện của và gia đình thì quá đau khổ. Tôi cầu mong mọi sự chia sẽ của bạn đọc.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 21-04-2007   #4
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Phát hiện những di vật kỳ lạ giữa lòng sông Tô Lịch



Đã hơn 10 ngày nay, Đội 12 thuộc Công ty liên doanh Xây dựng (VIC) ngừng thi công kè bờ sông Tô Lịch, đoạn thuộc phường Nghĩa Đô, Hà Nội, sau khi phát hiện những vật lạ giữa lòng sông. Trong đống bùn đất mà máy xúc vét lên, có 3 cọc gỗ lớn dài hơn 3 mét, nhiều xương răng động vật (của voi, ngựa, trâu?) với số lượng lớn. Đặc biệt, có 3 hộp sọ người.

Những chiếc liễn tìm thấy.

Ngoài ra, còn có hơn 10 cái liễn lớn nhỏ bằng sành và một bộ dụng cụ sinh hoạt như dao, liềm, móc bằng kim loại sắt đã sét rỉ gần hết, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ, đồng tiền hình tròn có lỗ vuông… Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá.

Hiện trường nay vẫn đang được giữ nguyên vẹn. Chỉ có điều răng, xương động vật và nhiều đồ tuỳ táng khác như dụng cụ sinh hoạt thì vẫn nằm phơi trên đất, chờ đến lượt được “phán xét”.

Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc bảo tàng Hà Nội cho biết, thật sự khó hiểu khi phát hiện cả bộ hài cốt cũng được chôn với xương động vật, đồ sinh hoạt, có cọc gỗ cắm xung quanh và nằm sâu giữa lòng sông Tô Lịch. Một số mảnh gốm men ngọc rõ ràng là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, nhưng để có kết luận cụ thể thì còn phải chờ các nhà khoa học vào cuộc.


(Theo Tiền Phong)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 21-04-2007   #5
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Theo báo Bảo vệ Pháp luật cuối tháng, GS Vượng chỉ vì lấy mấy thứ đồ cổ ở dưới sông Tô Lịch do đội trưởng đội 12 đưa cho, sau đúng 1 tháng thì ông chết.


Di tích ở sông Tô Lịch có thể là cửa Tây La Thành


Các đồ gốm thời Trần - Lê


Sau phát hiện hồi tháng 9/2001 về 8 bộ hài cốt và nhiều di vật khác tại khúc sông Tô Lịch, nơi đội 12 Công ty xây dựng VIC đang thi công, các nhà khảo cổ nhận định rằng, vị trí đào được có thể là cửa phía Tây của La Thành (thành Đại La). Nếu đúng, thì đây là một di tích rất quý, cần được giữ gìn, tôn tạo.

Giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết, theo kinh nghiệm của ông, vị trí này nằm trong phạm vi cửa Tây La Thành, được xây dựng từ trước đời Lý - Trần - Lê (thế kỷ 9-14). Điều đó còn được khẳng định dựa trên hai bằng chứng sau: 1- vị trí nơi đây thuộc thôn Đoài Môn (Cửa Tây); 2 - hiện trường di tích chồng chất rất nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời Lê. Như vậy, có thể thấy đây chính là chiếc Ủng Môn duy nhất còn sót lại của toàn bộ Đại La Thành.

Mặt khác, cũng theo giáo sư Vượng, trước đây, thường thì ở cổng Hoàng thành, ngoài lính canh, còn có thần trấn giữ 4 cửa và có yểm bùa, làm lễ hiến sinh người và các động vật khác như trâu, bò, lợn, chó mèo… Như vậy, các di vật được phát hiện trên sông Tô Lịch như bát đĩa, gốm sứ cổ, tiền đồng, xương răng động vật, di cốt người… có thể là một bằng chứng nữa chứng tỏ đây là cổng Tây La Thành.

PGS-TS Đỗ Văn Ninh (Viện Sử học) thì cho biết thêm, những phát hiện ở đoạn sông Tô Lịch gần cửa Đoài là do máy xúc lên chứ không phải bóc lớp di vật theo phương pháp khai quật khảo cổ học, nên không thể xác định được niên đại. Ngoài ra, ở mỗi cửa thành, người xưa thường hay trấn yểm bằng một ngôi mộ động vật, nhưng không có ngôi mộ nào trấn yểm bằng người. Vậy mà di tích này lại có lẫn xương người, do đó chắc không thể là mộ trấn yểm ma quỷ. Người dân xã Đoài Môn cũ (đã di chuyển đi nơi khác) ngày nay vẫn về khu vực này để di chuyển mồ mả. Như vậy, rất có khả năng đây là xương cốt của ngôi mộ vô thừa nhận nào đó lở xuống sông Tô Lịch.

Về hiện tượng thân nhân của các công nhân ở đội 12 gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp trong thời gian qua, khiến cả đội hoang mang, Tiến sĩ Ninh nhận định: “Là người làm khảo cổ, đã từng tham gia đào hàng trăm ngôi mộ các loại, các thời, nhưng tôi và đồng nghiệp chưa ai bị ốm đau vì lý do khai quật mộ táng cả. Cho nên những trường hợp ốm đau, kể cả bị chết của công nhân và người nhà của họ ở công trường này, không nên tìm nguyên nhân ở những hài cốt tìm thấy dưới sông Tô Lịch”. Về vấn đề này, quan điểm của Giáo sư Vượng là nên có những tìm hiểu, suy nghĩ thêm và đưa ra lời giải thích hợp lý.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các công nhân xây dựng, cho đến nay, họ vẫn không nhận được một sự hồi âm hay quan tâm nào từ phía các cơ quan chuyên môn, chính quyền thành phố. Vì thế, theo kiến nghị của đội thi công 12, chính quyền và các cơ quan chuyên môn nên tổ chức một cuộc khai quật mở rộng, đánh giá khoa học và cụ thể về di chỉ này. Giáo sư Nguyễn Quốc Vượng còn đề nghị tiến hành khai quật cả ở khu vực 42 Trần Phú và trong Hoàng thành (ngay sát Trường Lang phía Tây của Hoàng Thành và thành Hà Nội cũ), là những nơi cũng tìm thấy các di vật tương tự.


(Theo Văn Hóa, Tiền Phong)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 21-04-2007   #6
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
TÌM HIỂU VỀ SÔNG TÔ LỊCH



Điều đáng nói là tên sông và tên làng này lại có nguồn gốc từ tên của một con người: ông Tô Lịch, người sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ III đầu thế kỷ thứ IV, sau được tôn làm thần và được phong tới hàm Quốc đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương (vị Đại Vương là Thành Hoàng của kinh đô nước nhà là Thăng Long).

Sách Việt Điện u linh tập chép về Tô Lịch Đại Vương như sau:“Vương họ Tô, huý là Lịch, sinh thời từng làm quan ở Long Đỗ, tiên tổ cư ngụ ở đó đã lâu đời, dựng làng bên bờ một con sông nhỏ. Gia đình của Vương lấy sự thanh bạch và hoà thuận, hiếu thảo làm trọng, ba đời cùng nhân nhượng mà ở chung với nhau, không chút riêng biệt.

Thời nhà Tấn đô hộ, triều đình xét những nhà có hiếu, gia đình Vương được khen. Gặp năm mất mùa đói kém, nhà Vương sẵn lòng cho dân vay thóc, triều đình lại ban khen, nhân đó, cho lấy hai chữ Tô Lịch làm tên làng.

Đời vua Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh năm thứ ba (tức là năm 823), Lý Nguyên Gia được sai sang làm quan đô hộ nước ta. Lý Nguyên Gia thấy phía Bắc thành Thăng Long có dòng nước chạy ngược, địa thế rất xinh đẹp, bèn cắm đất xây thành, dời phủ trị đến đó. Thành có nhiều cửa, phía trong có nhiều dinh thự. Phủ trị này dựng trên nền nhà cũ của Vương. Lý Nguyên Gia sai giết trâu bò, mở tiệc mời các bậc kì lão trong làng tới dự, nhân đó, hỏi chuyện về Vương, có ý muốn thờ Vương làm Thành hoàng. Mọi người thuận theo, cùng nhau xây dựng một ngôi đền rất tráng lệ. Lễ khánh thành được tổ chức nhộn nhịp khác thường. Đêm hôm đó, Lý Nguyên Gia nằm nghỉ, chợt thấy có trận gió mát thổi vào, bức mành lay động, có một người cưỡi con hươu trắng từ trên không xuống, râu tóc bạc phơ, áo quần lịch sự, bước đến nói với Lý Nguyên Gia rằng:



- Cám ơn sứ quân đã tôn tôi làm Thành hoàng đất này. Nhân đây, tôi xin khuyên sứ quân rằng: nếu ngài hết lòng dạy dỗ cho dân cư trong thành thì mới là người xứng chức và có lòng nhân chính.

Lý Nguyên Gia chắp tay vái tạ và xin vâng rồi dò hỏi họ tên nhưng cụ già không đáp. Lý Nguyên Gia giật mình thức giấc và mới biết đó là mộng. Sau, đến thời Cao Biền đắp thành Đại La, cũng nghe tiếng anh linh của Vương, bèn sắm sửa lễ vật tới tế, tôn vương làm Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân.

Vua Lý Thái Tổ dời kinh đô ra thành Đại La, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua thường nằm mơ thấy một cụ già đầu bạc, đứng trước bệ rồng mà tung hô vạn tuế. Nhà vua gạn hỏi họ tên, Vương mới thực lòng tâu lên. Nhà vua cười nói:


- Tôn thần muốn giữ hương khói mãi mãi hay sao?

Vương đáp:

- Chỉ mong thánh thọ bền lâu, cơ đồ vững chắc, trong ngoài yên vui. Đó chính là hương khói đời đời rồi vậy.

Vua tỉnh dậy, sai quan đến tế, phong Vương làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Từ đó, dân cư trong vùng đến cầu đảo hoặc thề nguyền, hết thảy đều linh ứng. Năm Trùng Hưng thứ nhất (tức năm 1285), nhà vua Trần Nhân Tông gia phong hai chữ Bảo Quốc, đến năm Trùng Hưng thứ tư (tức là năm 1288), gia phong hai chữ Hiển Linh và sau, đến năm Hưng Long thứ hai mươi mốt (tức năm 1313), vua Trần Anh Tông lại gia phong thêm hai chữ Định Bang nữa”.

Lời bàn: Trong trường hợp đại loại như thế này, hiểu được lai lịch tên làng và tên sông, không phải chỉ đơn giản là hiểu thêm được một tên gọi thân thương nào đó. Tên sông và tên làng ấy là biểu tượng của lòng nhân ái và nghĩa khí ở đời, kính cẩn tôn thờ là chí phải.

Tiếng nói nửa như nhắc nhở, nửa như cảnh cáo của cụ già trong giấc mơ của Lý Nguyên Gia, nào có khác gì tiếng nói của trăm họ bị trị đương thời? Sau Lý Nguyên Gia, đến cả những quan đô hộ khét tiếng như Cao Biền cũng phải sắm sửa lễ vật và thân hành tới tế.

Hư thực ra sao khoan bàn, chỉ biết dân mong như vậy và... bắt chuyện này phải kể như vậy.

Các vị đế vương của nước nhà thời độc lập và tự chủ, nối nhau tôn vinh và gia phong cho thần Tô Lịch, ấy cũng là sự thường.



(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục)


to be continued


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 21-04-2007   #7
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
SỰ TÍCH SÔNG TÔ LỊCH


Miếu thờ ông Dầu bà Dầu hàng năm dân vùng Bưởi vẫn mang lễ vật theo sở thích của hai vợ chồng đến cúng lễ vào ngày ba mươi tháng mười một.

Ngày xưa về đời nhà Lý có một ông vua bị bệnh đau mắt. Mấy ông thầy thuốc chuyên môn chữa mắt ở trong kinh thành cũng như ngoài nội thành đều được mời vào cung chạy chữa, trong số đó cũng có những lương y nổi tiếng, nhưng tất cả mọi cố gắng đều vô hiệu. Cặp mắt của vua cứ sưng húp lên, đêm ngày nhức nhối rất khó chịu. Ðã gần tròn hai tháng vua không thể ra điện Kinh Thiện coi chầu được. Triều đình vì việc vua đau mắt mà rối rít cả lên. Những cung giám chạy khắp nơi tìm thầy thuốc, và lễ bái các chùa đền, nhưng mắt của thiên tử vẫn không thấy bớt.

Một hôm có hai tên lính hầu đưa vào cung một thầy bói từ núi Vân Mộng về. Ông thầy chuyên bói dịch nổi tiếng trong một vùng. Sau khi gieo đốt mấy cỏ thi, ông thầy đoán:


- Tâu bệ hạ, quẻ này có tượng vua rất linh nghiệm. Quả là bệ hạ bị "thuỷ phương càn tuất" xuyên vào mắt cho nên bệ hạ không thể bớt được, trừ phi trấn áp nó đi thì không việc gì.

Vua bèn sai hai viên quan trong thành. Thuở ấy ở phía Tây bắc thành Thăng Long có hai con sông nhỏ: Tô Lịch và Thiên Phù đều hợp với nhau để thông ra sông Cái ở chỗ cứ như bây giờ là bến Giang Tân. Họ tới ngã ba sông dựng đàn cúng Hà Bá để cầu thần về bệnh của hoàng đế. Ðêm hôm đó, một viên quan ăn chay sẵn nằm trước đàn cầu mộng. Thần cho biết: "đến sáng tinh sương ngày ba mươi cho người đến đứng ở bên kia bến đò, ai đến đó trước tiên lập tức bắt quẳng xuống sông phong cho làm thần thì trấn áp được"

Nghe hai viên quan tâu, vua lập tức sai mấy tên nội giám chuẩn bị làm công việc đó. Một viên đại thần nghe tin ấy, khuyên vua không làm việc thất đức, nhưng vua nhất định không nghe. Con mắt của hoàng đế là rất trọng mà mạng của một vài tên dần thì có đáng kể gì. Hơn nữa sắp sửa năm hết tết đến, việc đau mắt của vua sẽ ảnh hưởng nhiều đến nghi lễ long trọng và quan hệ của triều đình.

Ở làng Cảo thuộc về tả ngạn sông Tô hồi ấy có hai vợ chồng làm nghề bán dầu rong, người ta vẫn quen gọi là ông Dầu bà Dầu. Hàng ngày hai vợ chồng buổi sáng đưa dầu vào thành bán, buổi chiều trở ra: vợ nấu ăn chồng đi cất hàng.

Hôm đó là ngày ba mươi tháng một, hai vợ chồng định bụng bán mẻ dầu cho một số chùa chiền. Vào khoảng cuối năm, người ta cần dùng nhiều dầu để thắp Tết. Họ dậy thật sớm, chồng gánh chảo, vợ vác gáo cùng tiến bước đến ngã ba Tô Lịch- Thiên Phù. Ðến đây họ vào nghỉ chân trong lò canh đợi đò. Ðường vắng tanh chưa có ai qua lại. Nhưng ở trong chòi thì vẫn có hai tên lính đứng gác. Vừa thấy có người, chúng xông ra làm cho hai vợ chồng giật mình. Họ không ngờ hôm ấy lại có quân cấm vệ đứng ở đây. Tuy thấy mặt mũi chúng hung ác, nhưng họ yên tâm khi nghe câu hỏi của chúng:


- Hai người đi đâu sớm thế này?

Họ cứ sự thật trả lời. Họ có ý phân bua việc bán dầu hàng ngày của mình chỉ vừa đủ nuôi miệng. Chúng cứ lân la hỏi chuyện mãi. Chúng nói:

- À ra hai người khổ cực như thế đó. Vậy nếu có tiền thừa thãi thì hai người sẽ thích món gì nào. Nói đi! Nói đi, rồi chúng tôi sẽ kiếm cách giúp cho.

Thấy câu chuyện lại xoay ra như thế, ông Dầu bà Dầu có vẻ ngạc nhiên. Nhưng trước những lời hỏi dồn của chúng, họ cũng phải làm bộ tươi cười trả lời cho qua chuyện:

- Tôi ấy à? Người chồng đáp. Tôi thì thấy một đĩa cơm nếp và một con mái ghẹ là đã tuyệt phẩm.

Người vợ cũng cùng ý như chồng nhưng có thêm vào một đĩa bánh rán là món bà thèm nhất.

Thấy chưa có đò, hai vợ chồng lấy làm sốt ruột. Nói chuyện bài bây mãi biết bao giờ mới vào thành bán mẻ dầu đầu tiên cho chùa Vạn Thọ. Hai người bước ra nhìn xuống sông. Hai tên lính từ nãy đã rình họ, bấy giờ mới bịt mắt họ và lôi đi sềnh sệch. Họ cùng van lên:


- Lạy ông, ông tha cho chúng cháu, chúng cháu chẳng có gì.

Nhưng hai tên lính chẳng nói chẳng rằng, cứ cột tay họ lại và dẫn đến bờ sông. Chúng nhấc bổng họ lên và cùng một lúc ném mạnh xuống nước. Bọt tung sóng vỗ. Và hai cái xác chìm nghỉm. Rồi chúng cắm cổ chạy.

Lại nói chuyện mắt vua sáng một tháng chạp tự nhiên khỏi hẳn như chưa từng có việc gì. Nhưng ông Dầu bà Dầu thì căm thù vô hạn. Qua hôm sau hai tên cấm vệ giết người không biết vì sao tự treo cổ gốc đa trong hoàng thành. Rồi giữa hôm mồng một Tết, lão chủ quán ở bên kia Giang Tân phụ đồng lên giữa chùa Vạn Thọ nói toàn những câu phạm thượng. Hắn nói những câu đứt khúc, nhưng người ta đều hiểu cả, đại lược là:


- Chúng ta là ông Dầu bà Dầu đây... Chúng mày là quân tàn ác dã man, chúng mày là quân giết người lương thiện... Chúng mày sẽ chết tuyệt diệt... Họ Lý chúng mày sẽ không còn một mống nào để mà nối dõi... Chúng tao sẽ thu hẹp hai con sông Tô Lịch và Thiên Phù lại... Chừng nào bắt đầu thì chúng mày đừng hòng trốn thoát...

Những tin ấy bay về đến tai vua làm cho nhà vua vô cùng lo sợ. Vua sai lập một đền thờ ở trên ngã ba Giang Tân và phong cho hai người là phúc thần. Mỗi năm cứ đến ba mươi tháng một là có những viên quan bộ Lễ được phái đến đây cúng ông Dầu bà Dầu với những món ăn mà họ ưa thích.

Những ngôi báu nhà Lý quả nhiên chẳng bao lâu lọt về tay nhà Trần. Dòng họ Lý quả nhiên chết tuyệt diệt, đến nỗi chỉ người nào đổi qua họ Nguyễn mới hòng trốn thoát.

Sông Thiên Phù quả nhiên cứ bị lấp dần, lấp dần cho mãi đến ngày nay chỉ còn một lạch nước nhỏ ở phía Nhật Tân. Sông Tô Lịch cũng thế :ngày nay chỉ là rãnh nước bẩn đen ngòm. Duy có miếu thờ ông Dầu bà Dầu thì hàng năm dân vùng Bưởi vẫn mang lễ vật theo sở thích của hai vợ chồng đến cúng lễ vào ngày ba mươi tháng mười một.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 21-04-2007   #8
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Tiếp theo mới chư vị huynh muội THAM KHẢO THÊM TẠI ĐÂY (post #8 - post #11 của VTTT)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 21-04-2007   #9
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 15.488
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Từ lâu, nhiều người luôn luôn đặt ra: Tại sao người Tàu thích chiếm Việt Nam như thế? Tại sao người Tàu thích đánh Việt Nam đến như vậy? Trong khi đó nếu ta quan sát sự liên hệ lịch sử Việt Nam với Tàu và các quốc gia lân bang, thì người Tàu đối với các quốc gia phía Bắc là Mông Cổ, Mãn Châu, Hung Nô thì Tàu chỉ xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn chận Hung Nô mà thôi. Nhưng riêng với Việt Nam, thì bất cứ một vua chúa nào của Tàu đều muốn xâm lăng Việt Nam, theo cảm tưởng của tôi thì người Tàu dường như họ mắc phải một lời nguyền nào đó: Nếu họ không thị uy được với Việt Nam thì sự lãnh đạo của vua chúa người Tàu dường như không được chính danh cho lắm! Và chỉ trong một thời gian ngắn khi lên cầm quyền thì việc đầu tiên vua chuá Tàu suy nghĩ đến là: "Phải thôn tính Việt Nam". Nhưng lần thôn tính nào của người Tàu cũng đều gặp phải một sự kháng cự rất mãnh liệt từ phía dân tộc Việt Nam và lần nào cũng thế người Tàu đều phải thua cuộc!

Thật ra lịch sử cũng có lý do tiềm ẩn để cho người Tàu hành động như thế. Lý do tiềm ẩn đó có thể bao gồm những điều sau: Trước hết nền văn minh Trung Quốc cũng đã có đóng góp công sức vào việc làm thăng tiến thêm cái trí tuệ nền văn minh Bách Việt, cũng giống như các học giả Trung Ðông, Ai Cập, Hy Lạp đã đóng góp vào việc mở rộng thêm, phong phú thêm nền văn minh Thiên Chúa Giáo của phương Tây mà chúng tôi đã từng nêu ra. Nhưng, có lẽ người Tàu bị một mặc cảm tự ti là ăn cướp văn hóa Bách Việt, và mặc cảm của kẻ ăn cướp là luôn luôn muốn diệt người chủ sở hữu cái tài sản văn hóa đó. Ðó là lý do thứ nhất mà tôi nghĩ đến. Cho nên tôi mới nói "Người Tàu bị một thứ bệnh mà họ không thể nào từ bỏ được, đó là: Nếu họ không xâm chiếm được Việt Nam thì quyền uy "chính danh" của họ bị thách đố". Vì nó chứng tỏ là họ vẫn chưa thống nhất được nước Trung Hoa. Cho nên, sự kiện nước Việt Nam hiện tại là quốc gia "độc lập” nằm bên ngoài Trung Nguyên của nước Tàu là một cái gai nhức nhối đối với lãnh đạo Tàu.

Nói về phương diện địa lý phong thủy thì khi nhìn bản đồ Á Châu, đặt biệt là bản đồ Trung Hoa kéo dài đến Việt Nam, thì quí vị sẽ thấy các "vân đất” chạy dọc theo từ Hy Mã Lạp Sơn trải dài đến miền trung thổ của nước Tàu, tức là vùng sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và trải dài xuống đến vùng Đông Nam Á dọc theo sông Cửu Long, thì có một điều rất kỳ thú là tất cả những vân đất đó đều hướng về châu thổ Bắc Việt. Người Tàu cũng hiểu rõ về phong thủy về địa lý, cho nên lý do thứ hai khiến cho họ thấy rằng về phương diện phong thủy địa lý, thì cái thế mạnh của vùng châu thổ Bắc Việt có thể mang tính chất "trấn áp", hoặc nó ngang ngửa với vùng sông Dương Tử của Tàu. Vì vậy người Tàu bằng mọi giá phải chiếm Việt Nam để chiếm lấy thế thượng phong hay là "trấn yểm phong thủy" của Bắc Việt, có như thế thì người Tàu mới yên lòng.

Ngoài ra còn những yếu tố khác như những yếu tố được phát hiện từ thời nhà Minh, như việc Hoàng Phúc và Trương Phụ đã cho quân Minh đào xới phần mộ tổ tiên của Vua Lê Lợi, để phá thế Ðế Vương của nhà Lê trước khi triều đình nhà Minh bị Lê Lợi đánh bại. Hoàng Phúc bị bắt, nhưng được Nguyễn Trãi hết lòng can gián vì "ân tình" (trước đây chính Hoàng Phúc cũng đã bao che cho Nguyễn Trãi thoát chết khỏi bàn tay tàn ác của Trương Phụ, vì Hoàng Phúc thấy ông thông minh và có biệt tài về địa lý. Vì vậy Nguyễn Trãi chỉ bị giam lỏng trong thành Đông Quan), cho nên Vua Lê Lợi đã tha tội chết cho Hoàng Phúc (ngoài ra những tướng tài của nhà Minh bị chém đầu như Thượng Thư Trần hạp bị chém trong trận Tuy Động, Chinh lự phó tướng quân An Viễn Hầu Liễu Thăng bị chém đầu tại núi Mã Yên, Chi Lăng, Binh Bộ Thượng Thư Lý Khánh biết không thể thoát nên cũng tự sát trong đám loạn quân tại chi lăng v.v.v. và còn vài chục tướng khác bị bắt cũng như bị giết không thể kể hết ra đây)

Nhưng cũng có những chuyện liên quan đến “cách thức” thuộc về thời tiết khí hậu (đây cũng là một cuốc chiến tranh về mặt khác nữa, nhưng thời điểm này chúng tôi không tiện tiết lộ). Đối với người Tàu, họ không thể tràn lên phương Bắc vì quá lạnh, cho nên họ phải lấn xuống phong thổ phía Nam, đó cũng là lý do bào chữa cho sự tàn bạo của nhà Minh (Minh Thành Tổ, tức Yên Vương Lệ). "Nhưng đặc biệt đối với người Bách Việt (Hoa Nam và người Việt) thì không ai có nhẫn tâm hay là có cái tâm tàn ác như nhà Minh cả". Tất cả các vua chúa nhà Minh họ bắt chước theo nhà Nguyên cho nên họ đã áp dụng những đường lối cai trị hà khắc, nhất là đối với các dân tộc lân bang, đặc biệt là vùng Hoa Nam và vùng Bắc Việt trong 20 năm, khi nhà Minh thôn tính Việt Nam, để sau đó nhà Minh bị nhà Lê đánh bại và thống nhất sơn hà. Sự tàn bạo của nhà Minh cho chúng ta thấy một việc quan trọng đó là chính sách "thiên di" ("thiên di-di dân" là một cách xâm lăng có hệ thống chặt chẽ của người Tàu. Họ dung số người đông đi xâm thực kinh tế và phá hỏng nên kinh tế của đối phương bằng phương thức đầu cơ tích trữ, hoặc dùng tiền bạc, hay mỹ nhân mua chuộc và làm lũng đoạn đối phương. "Thiên di" còn có một lợi điểm nữa là: Họ pha loãng giòng máu Bách Việt của những người Hoa Nam và hình thành một nước Tàu hải ngoại như hiện nay.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:22
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,13092 seconds with 15 queries