Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 21-02-2010   #1
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 36.625
sao_phu08 đang offline
 
Người Việt Bây Giờ Dùng Khổng Như Thế Nào ?

Thấy có rất nhiều hảo hán ở Lương Sơn rrất hứng thú với chủ đề Khổng Phu Tử , lại thấy tư tưởng tán dương và bài xích có vẻ hơi căng thẳng . Tại hạ dại dột viết một tiểu lạm bàn để thử xem ngày nay , người Việt chúng ta " dùng " đạo lý của Khổng như thế nào ? Chỉ mong được khách quan cho tiền hiền ngày trước một chút . Có gì ngông cuồng ngạo mạng hay tự tiện quy kết , xin lượng thứ trước .

Tất cả các quốc gia ở đông á từng bị sự đô hộ hay ảnh hưởng của đế quốc Trung Hoa cổ đều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng Khổng Phu Tử . Nước Việt ta cũng không ngoại lệ . Thời phong kiến tầm quan trọng của tư tưởng Khổng thì miễn bàn cãi , vậy bây giờ đang trong một thể chế xã hội mới , dân ta " dùng " Khổng như thế nào đây ? Tư tưởng Khổng có lỗi thời không ? . .

Nhắc đến Khổng kẻ có chút tìm tòi sẽ nhớ ngay đến Chính Danh và Tam Cương Ngũ Thường ( cho nam ) Tam Tòng Tứ Đức ( cho nữ ) . Chỉ xin dùng ba luận lý trên của Khổng mà xem thử ngày nay người Việt ta " dùng " nó thế nào .Trước hết để tránh lê thê các học thuyết cao sâu , xin ngu muội đơn giản hóa ba luận lý trên cho dễ hiểu , chỉ là tinh không giảm . Chính Danh , có nghĩa là đích danh làm cho đúng với danh nghĩa, cư xử, hành động đúng với cương vị mỗi người trong xã hội .Tam Cươngchỉ 3 mối quan hệ lớn giữa người với người trong xã hội, làm nền tảng cho trật tự phong kiến: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ . Ngũ Thường là năm khái niệm đạo đức Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín một người nam nên có . Tam Tòngchỉ ba điều người nữ phải theo , ở nhà theo cha , lấy chồng theo chồng , chồng mất theo con . Tứ Đứclà bốn đức tốt của phụ nữ , Công Dung Ngôn Hạnh

Khi chúng ta còn nhỏ , có phải hay được ông bà cha mẹ ta dạy : phải biết kính trọng người lớn , gặp người lớn tuổi phải biết chào hỏi , nói chuyện với người lớn tuổi phải biết thưa dạ . Ông bà cha mẹ đang muốn ta " học " gì vậy ? Chẵng phải họ đang chỉ dạy ta " Lễ " đó sao ? Chẵng phải họ đang dạy ta phép tắc cư xử đó sao ? . cha mẹ ông bà ta còn dạy phải biết trung hậu , thành thật không được nói dối , không được trộm cắp , không được bao che có lỗi phải biết nhận lỗi . Đó không phải là đang dạy ta Nhân , Nghĩa Tín đó sao ?Khi chúng ta đi học cũng được cha mẹ ông bà khuyên phải biết khính trọng thầy cô , Lễ , phải siêng năng học hành không được ỷ y chểnh mảng , không được tự phụ , kiêu ngạo . Đó không phải đang dạy ta " trí " đó sao ? Người lớn vần thường đem những " tấm gương " chỉ cho ta noi theo , đại khái như : " thằng đó thật ngoan hiền , con ông A thật chăm chỉ siêng năng ..." là muốn chúng ta phải hiểu cách làm người , kính trọng , trung hậu , thành thật , biết nhường nhịn , hiếu thảo . Vậy ngũ thường của Khổng vẫn còn đó chứ , có mai một lạc hậu đâu ?

NgườiViệt Nam vốn chuộng lễ nghĩa , tư tưởng của Khổng nền tảng cũng là lễ nghĩa , phải chăng vì chúng ta thấy " thiểu số " dùng lễ nghĩa sáo rỗng quá mức nên quy chụp cho Ngũ Thường của Khổng " lạc hậu " . Chúng ta hiếu kính cha mẹ , yêu thương anh em , quý mến mọi người , không phải là " Lễ " đó sao ? Ngũ Thường không chỉ là đức tính nên có thời xưa , thời nào cũng có , thiếu một thì không được . Chúng ta hay lên án nhưng kẻ mạnh hiếp yếu ( có Dũng không có Nhân Lễ Nghĩa ) . Chúng ta căm ghét những kẻ ỷ tài kiêu ngạo xem thường mọi người ( có Trí Dũng nhưng thiếu Nhân Lễ Nghĩa ) . Chúng ta mắng mỏ kẻ giết người làm ác ( thiếu Nhân ) ; rồi chúng ta răn dạy em của mình , con cháu của mình không nên sống như vậy . Không phải chúng ta đang lấy Ngũ Thường làm nền tảng dạy mình dạy người đó sao ? Ngũ Thường đâu có lạc hậu ? đâu có thoái trào ?

Lại nói khi chúng ta đi học vẫn được hỏi : " ước mơ của em sao này lớn lên làm gì ? " . Cha mẹ hay khuyên con nên học giỏi để sau này làm ông A bà B chẵng hạn . Chính Danh đó chứ ? . Nhiều khi chúng ta bị trách phạt : " mày làm anh như vậy sao nói em út nghe lời được ..mày như vậy nói ai nghe ..." . Chính Danh đó chứ ? . Hay , còn học sinh thì phải lo học , đi làm phải siêng năng làm lụng ... Đó là Chính Danh , là cư xữ hành động đúng với cương vị mỗi người trong xã hội ,phải không ?

Các cô gái từ nhỏ vẫn được người lớn dạy dỗ phải nhu mì , ngoan hiền , biết náu ăn , dọn dẹp nhà cữa . ...chính là uốn nắn Tứ Đức đó phải không ?

Như vậy ngày nay những điều hay trong tư tưởng của KHổng vẫn còn được người Việt ta kết hợp với truyền thống vốn có dùng để dạy dổ con cháu hay tự hoàn thiện mình . Cái hay dù cũ nhưng biết vận dụng tốt vẫn luôn là hữu dụng . Tuy nhiên có một số tư tưởng của Khổng do hoàn cảnh sống đã khác xưa nên không hợp nữa . Nhưng không thể vì vậy mà phủ quyết hết Khổng đã lổi thời ! Phải vậy không ?

Thời gian thường là vị giám khảo công bằng nhất cho việc thẩm định giá trị . Những gì đã tồn tại đã quá lâu mà đến hôm nay vẫn còn " sống sót " cho chúng ta bàn luận , dù ca tụng hay mỉa mai bài xích , chứng tỏ nó vẫn có một giá trị nào đó . Phải vậy chăng ? Đúng là có nhiều bất cập về thuyết xưa , có nhiều điều đã không hợp thời , nhưng nếu là do " người " làm xấu không phải do " bản chất " xấu thì chúng ta cũng nên tâm tư một chút đó chứ ?Những nước tiên tiến phương Tây bây giờ vẫn có nhiều giáo sư tiến sỹ nghiên cứu tư tưởng Khổng Mạnh để tìm kiếm thêm điều hay đưa vào giáo dục , không phải chúng ta nên tâm tư lại đó sao ? nên chăng ?

Đã quá dài dòng , xin đừng chê trách . Mong góp chút ý mọn ! Nếu có chủ quan lở lời cũng xin đại xá cho .

Đa tạ !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
Long Phi Vũ (30-12-2010), quyvuongcuasontrai (21-02-2010)
Cũ 21-02-2010   #2
Ảnh thế thân của LSB-Truy Vân
LSB-Truy Vân
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
..Impossible Leave You..
Gia nhập: 29-07-2009
Bài viết: 587
Điểm: 208
L$B: 193.556
Tâm trạng:
LSB-Truy Vân đang offline
 
Bàn về tư tưởng Khổng ở VN là hơi xa xôi. Bởi dân tình VN nói đến Khổng thì hầu hết ai cũng biết nhưng nói đến tư tưởng của Khổng gia chắc chắn rất ít người biết. Cội rể của lể nghĩa Việt Nam là truyền thống của cha ông để lại, là nét văn hóa người Việt chứ không kế thừa từ Khổng gia.

Lể nghĩa là nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, không thể đánh đồng văn hóa truyền thống với tư tưởng nho gia. Tết VN có tục xông đất, tảo mộ..... nó là nét văn hóa đặc trưng xuất phát từ lể nghĩa....

Vậy, TV nghĩ ở đâu cũng có nét lể nghĩa riêng, như vậy ta không thể nói ở đó có tư tưởng Khổng gia .... Chúng ta nên giới hạn trên lý thuyết chứ ngoài xã hội thì khó mà phân trình nổi tư tưởng Khổng đang chiếm vị thế gì ở VN....Tức dù không có nó lễ nghĩa Vn vẫn tồn tại....




Chữ ký của LSB-Truy Vân
Sống là phải có phong cách...

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Truy Vân vì bài viết hữu ích này:
phieu_dieu_khach (21-02-2010), sao_phu08 (22-02-2010), Độc Băng Long Nhi (11-11-2010)
Cũ 22-02-2010   #3
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 36.625
sao_phu08 đang offline
 
Tại hạ cũng không " phủi sạch trơn " truyền thống của cha ông ta . tại hạ có viết rõ ràng ở trên đó thôi : ngày nay những điều hay trong tư tưởng của KHổng vẫn còn được người Việt ta kết hợp với truyền thống vốn có dùng để dạy dổ con cháu hay tự hoàn thiện mình

Việt Nam ta hay các nước từng bị ảnh hưởng của Trung Hoa cổ cũng đều có giá trị văn hóa riêng về tư tưởng ,. KHi Khổng Gia du nhập vào đều theo thời gian mà biến đổi cho phù hợp . Khổng chuộng lễ , các dân tộc nào yêu chuộng lễ sẽ dễ dàng " đồng cảm " với Khổng , hãy cứ bình tâm xem những giá trị gì còn tồn tại đến ngày nay đều khá tương đồng nhau . Chẵng qua có sự " quyền biến " một chút để phù hợp hơn tại mỗi quốc gia , dân tộc .

Không nên phủ nhận sạch trơn cũng không nên quy kết hết thảy . Bởi vì trên đời này chuyện gì cũn chỉ mang tính " tương đối " . Nếu đã tương đối thì khi bài xích cũng nên có chút tâm tư mà đấnh giá lại cho công tâm hơn .

Nên chăng ?


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 10:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05145 seconds with 14 queries